96. Kinh Vô[1]

31/05/201112:00 SA(Xem: 39878)
96. Kinh Vô[1]
Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử nói với các thầy Tỳ-kheo:

“Này chư Hiền, nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni không được nghe pháp chưa từng nghe; pháp đã nghe thì lại quên mất. Giả sử có pháp mà vị ấy trước kia đã tu hành, đã phát triển, đã tụng và đã được hiểu bởi tuệ, nhưng vị ấy không nhớ lại và không thấu hiểu. Này chư Hiền, đó gọi là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni suy thoái tịnh pháp.

“Này chư Hiền, nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni pháp chưa nghe thì được nghe; pháp đã nghe thì không quên mất. Giả sử có pháp mà vị ấy trước kia đã tu hành, đã phát triển, đã tụng và đã được hiểu bởi tuệ, rồi vị ấy thường ghi nhớ và thấu hiểu, thì đó gọi là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni tăng trưởng tịnh pháp.

“Này chư Hiền, Tỳ-kheo phải quán như vầy, ‘Ta có tham lam hay là không có tham lam? Ta có tâm sân nhuế hay không có tâm sân nhuế? Ta có thùy miên triền hay không có thùy miên triền? Ta có trạo cử, cống cao hay không có trạo cử, cống cao? Ta có nghi hoặc hay không có nghi hoặc? Ta có thân tránh hay không có thân tránh? Ta có tâm ô uế hay không có tâm ô uế? Ta có tín hay không có tín? Ta có tấn hay không có tấn? Ta có niệm hay không có niệm? Ta có định hay không có định? Ta có tuệ hay không có tuệ?’ 

“Này chư Hiền, nếu khi Tỳ-kheo quán mà biết mìnhtham lam, có tâm sân nhuế, có thùy miên triền, có trạo cử, cống cao, có nghi hoặc, có thân tránh, có tâm ô uế, không tín, không tấn, không niệm, không định, có ác tuệ, thì này chư Hiền, vì muốn diệt trừ các pháp ác bất thiện này cho nên vị Tỳ-kheo ấy gấp rút cầu phương tiện học, hết sức tinh cần, chánh niệm, chánh trí, nhẫn, không để thoái lui.

“Này chư Hiền, như người bị lửa cháy đầu, cháy áo, gấp rút tìm cách cứu đầu, cứu áo. Này chư Hiền, cũng như thế, vị Tỳ-kheo vì muốn diệt trừ các pháp ác bất thiện này nên gấp rút cầu phương tiện học, hết sức tinh cần, chánh niệm, chánh trí, nhẫn, không để thoái lui.

“Này chư Hiền, nếu khi Tỳ-kheo quán mà biết mình không có tham lam, không có tâm sân nhuế, không thùy miên triền, không trạo cử, cống cao, không có nghi hoặc, không có thân tránh, không có tâm ô uế; có tín, có tấn, có niệm, có định, không ác tuệ, thì Tỳ-kheo ấy vì muốn an trụ nơi pháp thiện này, không quên mất, không thoái lui, tu hành phát triển, nên gấp rút cầu phương tiện học, hết sức tinh cần, chánh niệm, chánh trí, nhẫn, không để thoái lui.

“Này chư Hiền, như người bị lửa cháy đầu, cháy áo, gấp rút tìm cách cứu đầu, cứu áo. Này chư Hiền, cũng như thế, Tỳ-kheo muốn an trụ nơi pháp thiện này, không quên mất, không thoái lui, tu hành phát triển, nên gấp rút cầu phương tiện học, hết sức tinh tấn, chánh niệm, chánh trí, nhẫn, không để thoái lui”.

Tôn giả Xá-lê Tử thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Tôn giả thuyết, hoan hỷ phụng hành
 

Chú thích

[1] Không thấy Pāli tương đương. Nội dung giống như kinh số 95 ở trước.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2014(Xem: 28209)
05/08/2010(Xem: 97408)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.