118. Kinh Long Tượng[1]

31/05/201112:00 SA(Xem: 40512)
118. Kinh Long Tượng[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, ở tại Đông viên giảng đường Lộc mẫu[2].

Bấy giờ vào lúc xế trưa, Đức Thế Tôn từ chỗ tĩnh tọa đứng dậy, bước ra khỏi tịnh thất và nói:

“Ô-đà-di[3], Ta và ngươi hãy đi đến Đông hà để tắm[4].”

Tôn giả Ô-đà-di đáp:

“Kính vâng.”

Khi ấy, Đức Thế Tôn cùng với Tôn giả Ô-đà-di đi đến Đông hà, cởi bỏ y phục trên bờ sông rồi xuống nước tắm. Tắm xong, lên bờ lau mình và mặc y phục vào.

Bấy giờ vua Ba-tư-nặc có một con voi chúa tên là Niệm[5], đang lội ngang qua Đông hà với tất cả các loại kỹ nhạc được tấu lên. Dân chúng trông thấy nói rằng:

“Đây phải chăng là rồng trong loài rồng, là Đại long vương hay là con gì vậy?[6]”

Tôn giả Ô-đà-di chắp tay hướng về Đức Phật bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, con voi thân hình to lớn cho nên dân chúng trông thấy nói rằng: ‘Đây phải chăng là rồng trong loài rồng, là Đại long vương hay là con gì vậy?’ 

Đức Thế Tôn nói:

“Đúng vậy, Ô-đà-di! Đúng vậy, Ô-đà-di, con voi có thân hình to lớn nên dân chúng trông thấy nói rằng: ‘Đây phải chăng là rồng trong loài rồng, là Đại long vương hay là con gì vậy?’

“Này Ô-đà-di, ngựa, lạc đà, trâu, lừa, rắn[7], người, cây cối... nếu có thân hình to lớn, này Ô-đà-di, dân chúng trông thấy cũng nói rằng: ‘Đây phải chăng là rồng trong loài rồng, là Đại long vương hay là con gì vậy?’

“Ô-đà-di, nếu Trời, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí (hay bất cứ ai) từø người cho đến trời ở trên đời này mà không làm hại bằng thân, miệng, ý, Ta nói vị ấy chính là rồng[8]. 

“Ô-đà-di, Như Lai ở trong thế gian này bao gồm Trời, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí (hay bất cứ ai) từ người cho đến trời đều không dùng thân, miệng, ý để làm hại, cho nên Ta được gọi là rồng.”

Khi ấy, Tôn giả Ô-đà-di chắp tay hướng về Đức Phật mà bạch:

“Bạch Thế Tôn, mong Đức Thế Tôn gia trì cho con thêm uy lực. Mong Đức Thiện Thệ gia trì cho con thêm uy lực để con được ở trước Phật, bằng bài tụng liên hệ đến rồng[9] mà tán thán Đức Thế Tôn.”

Đức Thế Tôn nói:

“Tùy ý ngươi muốn.”

Khi ấy Tôn giả Ô-đà-di ở trước Đức Phật, dùng bài tụng liên hệ đến rồng tán thán Đức Thế Tôn rằng:Chánh giác sanh nhân gian,

Tự chế ngự, đắc định.

Phạm hạnh bước vững vàng,

Bình an, tâm ý tĩnh.

Nhân loại đều xưng tôn;

Vượt ngoài tất cả pháp.

Chư Thiên đều kính ngưỡng;

Chí Chân, Bậc Vô Trước.

Từ rừng, bỏ rừng đi; 

Siêu việt toàn kết sử;

Xả dục, sống vô dục,

Vàng ròng trong khối đá.

Mặt trời trên hư không,

Tối thượng giữa loài rồng,

Vang lừng danh Chánh Giác,

Hy-mã điệp muôn trùng.

Tuyệt đối không não hại,

Đại long, thật Đại long;

Chắc thật, đây tối thượng,

Rồng thiêng giữa loài rồng!

Ôn nhuần và vô hại,

Hai chân rồng là đây.

Khổ hạnhphạm hạnh,

Là bước đi của rồng.

Rồng thiêng, tay là tín;

Hai đức, xả là ngà;

Tuệ đầu và niệm cổ;

Phân biệt pháp, tư duy;

Bụng lớn, chứa muôn pháp;

Độc cư: đôi cánh tay;

Rồng tu quán hơi thở;

Nội tĩnh, tâm tinh chuyên;

Chánh định, đi hay đứngï;

Nằm thiền, ngồi cũng thiền;

Định ý, hằng định ý; 

pháp thường của long.

Thọ thực nhà thanh tịnh;

Nhà bất tịnh không ăn;

Ác bất tịnh, không thọ,

Quay đi như Sư tử

Sở đắc những cúng dường

Từ tâm nên nạp thọ.

Long thực, do tín thí;

Vừa đủ, không đắm say.

Đoạn trừ mọi kết sử,

Giải thoát mọi đường dây.

Tâm không, không trói buộc,

Vạn nẻo bước du hành.

Chẳng khác loài sen trắng,

Nước sanh, nước nuôi lớn;

Bùn lầy không nhiễm trước;

Tuyệt sắc, hương ngào ngạt.

Cũng vậy, tối thượng giác,

Sanh thành trong thế gian;

Tịnh diệu, dục không vương,

Như hoa không nhiễm nước.

Ví như ngọn lửa hừng;

Bớt củi, ngọn tắt dần.

Củi hết rồi lửa tắt;

Như vậy lửa diệt tàn.

Kẻ trí nói dụ này,

Nghĩa ấy mong thấu triệt;

Là điều long sở tri,

Long tụng, long sở thuyết.

Triệt đoạn dâm dục, sân,

Trừ si, vô lậu tịnh;

Long xả bỏ hậu thân,

Đó là long diệt tận. Phật thuyết như vậy. Tôn giả Ô-đà-di sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

 

Chú thích

[1]Tham chiếu Pāli: A. Vi.43 Nāga; Thag. 689-704.

[2]Đông viên Lộc tử mẫu giảng đường 東園鹿子母講堂. Pāli: Pubbārama Migāgamātu-pāsāda, giảng đường đượcc xây dựng bởi bà Visakhā, mẹ của Miga.

[3]Ô-đà-di 烏陀夷. Pāli: Udāyi, cũng gọi là Mahā-udāyi, hay Pandita-udāyi, con của một người Bà-la-môn ở Kapilavatthu.

[4]Đông hà 東河. Pāli: Pubbakotthaka. Bản Pāli nói: Phật gọi ngài A-nan đi tắm.

[5]Long tượng danh viết Niệm 龍象名曰念. Pāli: Seto nāma nāgo (Seta, bản Hán đọc là Sati). 

[6]Long trung long, vi đại long vương, vi thị thùy 龍中龍為大龍王為是誰. Pāli: Nāgo vata, bho, nāgo. “Rồng kìa, các ngài, rồng kìa!”

[7]Nguyên Hán: hung hành胸行, đi bằng bụng, Pāli: Uragam, loài bò sát hay con rắn.

[8]Bất dĩ thân khẩu ý hại (...) thị long不以身口意害是龍. Pāli nói: Āgum na kāgoti kāyena vācāya manasā, tam ahaṃ nāgo ti brūmi, ai không làm ác bằng thân, miệng, ý; Ta nói người đó là nāga.

[9]Long tương ưng tụng龍相應頌.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2014(Xem: 28395)
05/08/2010(Xem: 97545)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.