Kinh Thanh Tịnh Tâm

18/07/201212:00 SA(Xem: 34751)
Kinh Thanh Tịnh Tâm

KINH THANH TỊNH TÂM

Việt Dịch: Thích Thiện Trì

(Bản chữ Hán của ngài Thi Hộ)

Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà (*) ở nước Xá Vệ. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng:

“Các ông lắng nghe, nếu các hàng Thanh văn tu tập chánh hạnh muốn được tâm thanh tịnh thì nên dứt trừ năm pháp và tu tập bảy pháp được đầy đủ. Năm pháp ấy là: Tham dục, giận hờn,hôn trầm, trạo hốinghi ngờ. Năm thứ này hay ngăn che làm chướng ngại, nên phải dứt trừ.

Và bảy pháp nên tu tập ấy là:

- Trạch pháp giác chi.

- Niệm giác chi.

- Tinh tấn giác chi.

- Hỷ giác chi.

- Khinh an giác chi.

- Định giác chi.

- Xả giác chi.

Bảy pháp đó các ông phải tu tập.

Này các Tỳ kheo, nói đến tâm thanh tịnh tức là từ ngữ khác của tâm giải thoát. Do sự nhiễm ô bởi Tham, tâm không được thanh tịnh. Do sự nhiễm ô bởi vô minh (si), huệ không được thanh tịnh. Nếu các Tỳ kheo đoạn trừ được tham nhiễm, tức được tâm giải thoát ; đoạn trừ được vô minh , tức được huệ giải thoát.

Lại nữa, các Tỳ kheo, lìa sự nhiễm ô bởi tham, được tâm giải thoát gọi là tâm tác chứng; đoạn trừ vô minh được giải thoát gọi là vô học, vĩnh viễn xa lìa tham ái, biết rõ được chánh trí chân thật, hiện tiền được chứng quả, dứt hết cảnh khổ.

Này các Tỳ kheo, những điều nói trên các ông cần nên tu học.”

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/05/2010(Xem: 143783)
16/05/2010(Xem: 92303)
13/03/2017(Xem: 8245)
19/03/2016(Xem: 20610)
13/05/2010(Xem: 170406)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.