KINH KIM QUANG
MINH
(KINH ÁNH SÁNG HOÀNG KIM)
Hoà Thượng Thích Trí Quang Dịch Giải
Bản Hoa Dịch của Ngài Nghĩa Tịnh
Ghi chú
Ghi Chú
(1)
Tên kinh này gọi
đủ là Kim quang minh tối thắngvương. Kim quang minh: ánh sáng hoàng kim. Tối
thắng vương: chúa tể tối thượng.
Ghi Chú (2)
Chính văn là độc,
tụng, thọ, trì, thư tả.
Ghi Chú (3)
Diệu tràng, Phạn:
Ruciraketu. Bản ngài Đàm mô sấm dịch là Tín tướng.
Ghi Chú (4)
Chính văn là
kiếp.
Ghi Chú (5)
Chính văn là ngã
kiến, nhân kiến, chúng sinh, thọ giả, dưỡng dục, tà kiến, ngã ngã sở kiến, đoạn
thường kiến.
Ghi Chú (6)
Hiến cúng (cúng
dường = cung dưỡng) có 3: một là lợi hiến cúng: hiến dâng cúng phẩm; hai là
kính hiến cúng: kính trọng đủ cách; ba là tu hiến cúng: thực hành thiện căn
(luận Đại trang nghiêm, Chính 39/198).
Ghi Chú (7)
Chính văn là căn
tánh ý lạc và thắng giải.
Ghi Chú (8)
Chính văn là thị
giáo lợi hỷ.
Ghi Chú (9)
Chính văn là thập
nhị phần giáo.
Ghi Chú (10)
Chính văn ở đây là
khí lượng: dung lượng của đồ chứa. Trình độ của chúng sinh là như khí lượng:
tùy khả năng mà tiếp nhận Phật pháp khác nhau.
Ghi Chú (11)
Cảnh trí: tâm trí
như gương. Không phải chỉ là đại viên cảnh trí, mà ở đây chỉ cho vô phân biệt
trí.
Ghi Chú (12)
Như như: như nhau
như nhau. Chính nghĩa là vô phân biệt.
Ghi Chú (13)
Chính văn là tự
tha, chính xác thì nên dịch là chủ thể khách thể.
Ghi Chú (14)
Những định không
còn tư tưởng và cảm giác, như vô tưởng định, diệt tận định.
Ghi Chú (15)
Không ảnh là hình
ảnh có ra là có trong không gian, nhờ không gian; nếu không có khoảng trống thì
chẳng hình ảnh nào có được.
Ghi Chú (16)
Cũng nên nói bất
trụ sinh tử nữa (Chính 39/217).
Ghi Chú (17)
Chính văn là hành
pháp: cái pháp có tính cách chuyển biến (tức hữu vi).
Ghi Chú (18)
Thật ra nên nói cả
10 địa nữa, vì đây là tha thọ dụng thân.
Ghi Chú (19)
Chính văn là tướng
cập tướng xứ, Chính 39/222 nói là nhân ngã pháp ngã. Tôi nghĩ hơi khác; tướng
là ngã pháp, tướng xứ là y tha phần nhiễm. Do vậy, đáng lẽ tướng cập tướng xứ
nên dịch là ảo giác và căn cứ của ảo giác.
Ghi Chú (20)
Niết bàn và đường
đến niết bàn.
Ghi Chú (21)
Thân này là thân
này đây, thân chúng ta đây, mà nói chính xác là cái "thắng thân"
(thân hơn bình thường), cái thân "đạo khí" (đồ chứa đựng Phật pháp)
mà ghi chú 22 nói. Coi thêm ghi chú ấy.
Ghi Chú (22)
Chính văn là thị
thân nhân duyên cảnh giới xứ sở quả y ư bản. Theo Chính 39/223, thân (bản thân)
là quả báo được cái thắng thân làm đồ chứa đựng chánh pháp, và đó là dị thục quả.
Nhân duyên (yếu tố) là thắng thiện đã tu trong đời trước, và đó là tăng thượng
quả. Cảnh giới (đối cảnh) là bồ đề và niết bàn, sở duyên của đẳng lưu quả. Xứ sở
(đối tượng) là đại bồ đề mà sĩ dụng quả nguyện cầu. Quả y ư bản (kết quả; nhưng
4 chữ liền lại thành 1 từ ngữ thì phải dịch là căn bản) là ly hệ quả không rời
như như lý. Nhưng cách chấm câu như vậy tôi không đồng ý, nên đã chấm câu và
dịch như đã dịch.
Ghi Chú (23)
Chính văn là đại
thừa, Như lai tánh, Như lai tạng.
Ghi Chú (24)
Tự tại là ngã. Ngã
trong 4 đức niết bàn của Phật không phải là nghĩa chủ tể (khái niệm về ngã của
ngã chấp).
Ghi Chú (25)
Là 32 tướng tốt,
80 tướng phụ, 18 bất cọng, 10 lực, 4 vô úy, đai bi, 3 niệm, 32 độc đắc. Tham
chiếu Chính 39/224-226.
Ghi Chú (26)
Chính văn ở đây là
tướng.
Ghi Chú (27)
Ở đây nghĩa là phi
nhị biên.
Ghi Chú (28)
Là pháp thân, đại
định, đại trí.
Ghi Chú (29)
Chính văn là thế
thiện, nói đủ là thế gian thiện căn, đối lại với xuất thế thiện căn.
Ghi Chú (30)
Có 5 sự: sợ không
đủ sống, sợ chết, sợ đường dữ, sợ tiếng dữ, sợ công chúng.
Ghi Chú (31)
Là trung tính,
không thiện, không ác, tản mạn, không kiểm soát.
Ghi Chú (32)
Dịch đủ là mộng
thấy trống vàng ròng phát ra âm thanh diễn đạt diệu pháp sám hối.
Ghi Chú (33)
Tám nơi là địa
ngục, ngạ quỉ, súc sinh (khổ quá) bắc câu lô (vui quá) cõi trời trường thọ (yên
ổn quá) điếc mù câm ngọng, thế trí biện thông (thông minh rất đời) sinh trước
hay sau Phật (mà không còn Phật pháp). Đây là 8 nơi gọi là nạn (khó cho sự thấy
Phật nghe Pháp) là không rảnh (không có sự tu tập xen vào).
Ghi Chú (34)
Chính văn là hữu
hải, chỉ cho 3 cõi mà tổng kê có 25. Có, hữu, là hiện hữu sinh tử, không phải
niết bàn (như ngoại chấp không dưới 3 trong số 25 hữu ấy).
Ghi Chú (35)
Nói ở phẩm 7 cuốn
5.
Ghi Chú (36)
Coi ghi chú
38.
Ghi Chú (37)
Chính văn là nhân
duyên.
Ghi Chú (38)
Từ ghi chú số 36
đến đây dịch theo sự sớ giải của Chính 39/245-246.
Ghi Chú (39)
Đối chiếu văn
chỉnh cú (coi ghi chú 40 ) thì câu này có nghĩa coi các vị bồ tát mới tu cũng
như bậc Nhất thế trí (để thân gần, phụng sự, tu học).
Ghi Chú (40)
Nghĩ, chính văn là
tưởng. Phải đổi, vì tưởng đặt ở đây, ngữ khí sẽ có nghĩa ngỡ là, không đúng ý ở
đây.
Ghi Chú (41)
Tướng là người
cho, người nhận, vật cho, là mục đích và quả báo. Trú tướng thì chấp có, xả
tướng thì chấp không, hồi hướng bố thí mà như vậy thì không chính xác đối với
tâm lý và mục đích của sự hồi hướng bố thí.
Ghi Chú (42)
Chính 39/250 nói,
không thể sánh bằng là vì kinh này năng lực làm cho những thắng hạnh ấy được
thực hành, nên nói không thể sánh bằng. Không phải những thắng hạnh ấy không
thể sánh bằng. Xin thêm rằng đây chỉ là cách đề cao kinh này. Có 11 thắng hạnh
không thể sánh bằng. Nhưng câu kết, dịch "thì không thể sánh bằng"
khác hẳn nếu dịch "cũng không thể sánh bằng".
Chữ của chính văn,
nhưng không chắc hoàn toàn có nghĩa như ngày nay hiểu.
Ghi Chú (43)
Tu hành: pháp được
tu, không phải tu hành: pháp phải diệt; ở đây 2 thứ này là của tâm bồ đề (Chính
39/253).
Ghi Chú (44)
Đúng ra nên nói là
phục tạng: Kho tàng ngầm dưới mặt đất mặt nước.
Ghi Chú (45)
Các hành ở đây là
12 duyên khởi.
Ghi Chú (46)
Năm chướng nạn là
ác thú, ác quỉ, giặc thù, tai họa nước lửa, ba loại khổ não. Mười địa giống
nhau.
Ghi Chú (47)
Ghi chú này có 2
điều Một, văn trước minh chú đổi thứ tự một chút cho thích hợp hơn. Hai, minh
chú không chép phiên âm của Hoa văn, vì nhiều chữ tra không ra cách đọc, tra có
ra cũng đọc rất khó. Nên ở đây dịch âm từ Phạn tự, và sao lục cả Phạn tự ấy.
Phạn tự sao lục từ ghi chú của Chính 16/420-450, còn dịch âm là do Hòa thượng
Thích Minh Châu (lưu ý: chữ có R ở giữa thì đọc như chữ Pháp, thí dụ: tra là
tr-a, sri là sr-i, v/v) Kinh này có 35 bài minh chú tất cả, và đều làm như
vậy.
Ghi Chú (48)
Dịch đủ là sự ca
tụng Phật là công đức ví như hoa sen.
Ghi Chú (49)
Dịch đúng chính
văn là phòng tối (ám thất).
Ghi Chú (50)
Thức ăn tịnh hắc
là thế nào thì không biết, chỉ biết Chính 39/272 nói nhuộm cho đen cũng được.
Nhưng tại sao phải là thức ăn màu đen, và tại sao phải ăn lúc mặt trời chưa mọc,
thì không thấy xuất xứ trên giải thích.
Ghi Chú (51)
Thiện phương tiện:
phương cách khéo léo. Thắng nhân duyên: yếu tố ưu việt.
Ghi Chú (52)
Tri giả: chủ thể
tri thức. Tác giả: chủ thể hành động.
Ghi Chú (53)
Tức là điểu
táng.
Ghi Chú (54)
Tật dịch là bịnh
dịch, bịnh thời khí, nói chung là bịnh truyền nhiễm.
Ghi Chú (55)
Đoạn nhỏ này có
lược mấy câu.
Ghi Chú (56)
Chúng sinh có liên
hệ với mình, chính văn là hữu duyên chúng sinh.
Ghi Chú (57)
Tức như nói mất
chủ quyền, độc lập.
Ghi Chú (58)
Tức như nói nhiệt
độ gấp đôi.
Ghi Chú (59)
Chính văn là tịnh
thất.
Ghi Chú (60)
Tịnh thất: cái
phòng sạch sẽ.
Ghi Chú (61)
Cù ma (gomaya) là
ngưu phấn. Coi ghi chú 69 .
Ghi Chú (62)