Chương 4 Kinh Phổ Diệu (Lalitavistara)

02/12/20154:13 CH(Xem: 7436)
Chương 4 Kinh Phổ Diệu (Lalitavistara)
LỊCH SỬ VĂN HỌC PHẬT GIÁO TIẾNG SANSKRIT 
LITERARY HISTORY OF SANSKRIT BUDDHISM
J. K. NARIMAN
Thích Nhuận Châu dịch

CHƯƠNG IV 
KINH PHỔ DIỆU (LALITAVISTARA)

 

Đại sự tự mô tả như là một tác phẩm thuộc Tiểu thừa, dù nó đã đồng hoá một số khía cạnh Đại thừaKinh Phổ Diệu thì ngược lại, được xem như là một trong những kinh Đại thừa thiêng liêng nhất, như là một bộ Kinh Phương Đẳng.[32] Đó là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, thường được chỉ cho kinh điển Đại thừa. Thế nên, khởi đầu tác phẩm thường thể hiện  mô tả về cuộc đời Đức Phật, vì Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivadi) gắn liền với Tiểu thừa.

Kinh Phổ Diệu do S. Lefmann biên tập, là người đầu tiên đưa ra bản dịch chương đầu kinh này tại Berlin năm 1875. Học giả vĩ đại người Bengali là Bajendralal Mitra đã chuẩn bị một bản dịch tiếng Anh cho bộ sưu tập Bibliotheca Indicagồm ba quyển đã được ra đời. (Calcutta, 1881 đến 1886. Ông ta cũng đã đưa ra một bản chưa hoàn chỉnh. Một bản dịch bằng tiếng Pháp của Foucaux xuất hiện ở Paris trong Annals du Musee Guimet, vol, vi, xix, (Paris, 1887-1892.). Truyền thống Trung Hoa như trong Kinh Phổ Diệu, cuộc đời Đức Phật đại biểu cho Nhất thiết hữu bộ.[33] Tác phẩm Romantic Legend của Beal là một bản dịch rút ngắn từ bản tiếng Hán kinh Abhinish-Kramana Sutra vốn không có trong bản gốc tiếng Sanskri, nhưng nó được dịch sang tiếng Hán rất sớm từ năm 587 stl. Đó dường như là lịch sử Đức Phật đại biểu cho Pháp mật bộ/Đàm-vô-đức (Dharmaguptas).

 

Vậy nên ý niệm Đại thừa đã tương ứng với nhan đề của kinh nầy, có nghĩa là ‘chuyện kể về sự kỳ diệu vô cùng của Đức Phật.’ Như vậy cuộc đời của Đức Phật trên trần gian được mô tả như là điều vi diệu của một con người siêu xuất thế gian.[34]

Trong chương mở đầu, Đức Phật xuất hiện như là một thiên thần tối thắng, dù được mở đầu bằng hình thức cổ điển như trong kinh tạng Pāli với dòng chữ ‘Như vậy tôi nghe, một thời Phật tại thành Xá-vệ, trong tinh xá Kỳ hoàn, vườn ông Cấp Cô Độc. ’

 

Hình tượng quá độ

 

Nhưng lúc đó, trong tạng Pāli, Đức Phật được giới thiệu với lối mở đầu rập khuôn tương tự với cách diễn đạt và có một số đệ tử chung quanh, hay ít nhất có đầy đủ đại chúng ‘500 tỷ-khưu,’ và tức thì pháp hội giảng kinh chính thức bắt đầu. Trong Kinh Phổ Diệu, cũng như trong Kinh Phương đẳng là một quang cảnh long trọng, bao phủ bởi hào quang thiêng liêng. Ngài được bao quanh bởi đại chúng gồm 12.000 vị tỷ-khưu và không dưới 32.000 Bồ-tát, ‘tất cả đều là nhất sanh sở hệ Bồ-tát, tất cả đều xuất sinh với sự viên mãn của một Bồ-tát, tất cả đều có được trí huệ của một Bồ-tát, tất cả đều có được các thứ thần thông vi diệu...’ Trong khi trở dậy từ định, trên đỉnh đầu ngài phóng ra luồng hào quang xuyên suốt các cõi trờichấn động cả chư thiên. Lát sau, lập tức phát ra khúc hát tán thán Đức Phật tối thắng và ngay sau đó, Iśvara (Thiên chủ) xuất hiện cùng chư thiên đến trước Đức Phật, quỳ dưới chân Phậtcầu thỉnh ngài giảng nói Kinh Phương Quảng thù thắng có tên là Phổ Diệu để cứu độhạnh phúc cho thế gian. Trong khi họ tán thán bằng những lời lẽ tối tôn, điểm nổi bật của kinh thể hiện ở chỗ này, và ngay cả các chư Phật thời quá khứ, Đức Phật hiện đời cũng biểu hiện sự tán thán của các ngài bằng sự im lặng. Chính sau những giới thiệu chi tiết nầy, trọn một chương mở đầu tiểu sử của chính Đức Phật vốn tạo nên nội dung tác phẩm. Và bản kinh được bắt đầu ngay từ phần Nidanakatha của tạng Pāli, nơi chương thứ 2 (avidurenidana) bắt đầu.

  

Ý niệm Đản sinh của Đức Phật

 

Bồ-tát an trụ trên cung trời Đâu-suất[35] trong một cung điện nguy nga tráng lệ. Bồ-tát được dâng tặng hơn cả trăm danh hiệu cao quý, và thiên cung để ngài cư ngụ có đến hơn cả tá. Dưới âm thanh của dàn nhạc trời gồm 8 vạn bốn ngàn chiếc trống cầu thỉnh ngài thị hiệnthế gian để khởi đầu ý nguyện cứu độ chúng sinh. ‘Sau thời gian dài tìm hiểu trong số đông những gia đình ưu tú, nghèo hèn, vương tộc đều được xem xét cẩn thận, và sau cùng Bồ-tát quyết định thọ sanh vào gia đình Vua Tịnh Phạn, trong bào thai Hoàng hậu Maya. Hoàng hậu riêng mình có đủ phẩm tính thân mẫu của một Đức Phật. Sắc đẹp hoàn hảo của bà được mô tả đến từng chi tiết, đó là đức hạnh và trinh khiết. Bên cạnh đó, trong tất cả các phụ nữ Ấn Độ, bà là người duy nhất trong được chọn để nhập thai Đức Phật tương lai vì trong bà có sự hoà hợp sức mạnh của cả vạn con voi. Ý niệm nầy được phát triển với sự hộ trì của chư thiên sau khi Bồ-tát đã quyết định nhập vào thai mẹ bằng hình tướng của một con voi. Chư thiên chuẩn bị không những một trụ xứ như thiên đường cho Hoàng hậu Maya trong thời giancư ngụ lúc mang thai, mà còn kiến trúc một cung điện bằng ngọc quý ngay trong bụng của bà để Bồ-tát có thể không bị vấy bẩn trong suốt 10 tháng trụ thai. Trong bảo điện, Bồ-tát ngồi một cách nhu nhuyến dịu dàng. Nhưng thân ngài phát ra ánh sáng huy hoàng rực rỡ, và chính luồng ánh sáng đó lan rộng ra hằng dặm từ bào thai của mẹ ngài. Một cơn đau đến với Hoàng hậu Maya và được điều phục ngay sau khi bà đưa tay  lên đầu. Và bất kỳ khi nào bà nhìn phía bên phải của mình, bà đều thấy Bồ-tát trong bào thai mình như là một người trông thấy khuôn mặt chính mình trong gương. Thế rồi Bồ-tát trong thai mẹ làm cho chư thiên vui thích bằng những bài giảng phápPhạm thiên đều tuân theo mọi gợi ý của ngài.

 

Phần nầy có trong 2 đến chương 6. Phần đầu của chương 6 đã được Windisch dịch trong tác phẩm nhan đề Buddha's Geburi, p. 162 ff.

 

Ý niệm về việc sinh hạ của Bồ-tát cũng như vậy. Nó được diễn ra cùng với những điều thần diệu và những điềm lành. Trong vườn Lâm-tì-ni, Bồ-tát hạ sanh theo cách như chúng ta đã biết qua vô số mẫu dạng kiến trúc, dù không giống như một con người bình thường mà một Đấng Tối Thắng (Exalted Being), một Mahapurusha, "The Great Spirit,". Hoa sen đỡ dưới mỗi bước chân của hoàng tử sơ sanh báo cho mọi người biết sự cao quý của ngài khi bước đi bảy bước về phía sáu hướng chính[36]

Đấng tạo vật chủ Prajapati được mô tả là Purusha và MahaPurusha trong đạo Bà-la-môn và Áo nghĩa thư (Upaniṣad), và sau đó là Phạm thiên (Brahma) và Viṣṇu. Bảy bước của Đức Phật sơ sinh còn được giải thích trong huyền thoại về cuộc hành quân của thần Viṣṇu.

 

Tội bất tín

 

Ở đây câu chuyện bị cắt ngang bởi cuộc đối thoại giữa A-nan và Đức Phật, trong đó sự say đắm được thể hiện qua những người không tin và sự xác thật huyền nhiệm về đản sanh của Đức Phật (chương vii, p. 87 – 9). Niềm tin vào Đức Phật, được dạy là một thành phần cốt yếu của tín ngưỡng. Và gợi cho chúng ta nhớ đến Krishna trong Chí Tôn Ca(Bhagavad Gita) khi Đức Phật nói rằng:

‘Đối với tất cả những ai tin vào Như Lai, Như Lai đều đem điều tốt lành đến cho họ. Như những người bạn, họ đến với Như Lai để tìm sự trú ẩn. Và có nhiều người bạn mà Như Lai đã làm như vậy. Và đối với những người bạn ấy Như Lai chỉ nói sự thật, không hư vọng... Để tin, A-nan nên gắng hết sức của ông, đây là điều Như Lai phó thác cho ông.’ 

Tại sao cuộc đối thoại nầy xuất hiện ngay đây chắc hẳn là không do ngẫu nhiên, nhưng nó dựa trên thực tế chính là có liên quan với truyện kể về ý niệm đản sanh của Đức Phật mà Kinh Phổ Diệu đã tách  ra, rất đáng chú ý từ những trường phái Phật giáo khác trong tính quá độ như đối với tính chất huyền diệu mà không quá lâu trong chiều hướng tương lai của câu chuyện. Thực vậy, ở đây thường có sự hài hòa rất cao đối với những mô tả cổ xưa nhất trong tạng Pāli, có nghĩa là, trong Mahavagga của Luật tạng (Vinayapiṭaka), dù có lẽ nó được ghi chú một cách tình cờ rằng các kệ tụng trong Kinh Phổ Diệu xuất hiện lâu đời hơn phần kệ có trong tạng Pāli (Đối chiếu Kinh Phổ Diệu trong truyền thống Pāli do Oldenberg thực hiện trong OC, V, 1882, vol. 2, p. 1017 to 122 và Windisch trong tác phẩm Mara and Buddha' and Buddha's Birth cũng như do Kern trong SBE, vol. 21, p. xi ff.) 

 

Tạng Pāli và Sanskrit

khi trở lùi lại một nguồn gốc xưa cũ hơn

 

Hai bản văn ở hai tạng trong mỗi trường hợp đều không tuỳ thuộc lẫn nhau; nhưng cả hai đều trở lùi lại chung một truyền thống cổ xưa hơn. Mà thậm chí ở đây Kinh Phổ Diệu có nhiều điều không có trong bản cổ xưa. Hai tình tiết cá biệt là không đáng để ý. Một tình tiết trong những chỗ nầy (chương 8) lại kể rất tỉ mỉ khi Bồ-tát còn nhỏ, ngài được nuôi dưỡng bởi người mẹ kế, kể về các ngôi đền và các hình tượng chư thiên sùng bái, đặt ngài lên trên bệ để đảnh lễ ngay dưới chân ngài như thế nào. Chương khác (chapter 10) kể lại lần đầu tiên Đức Phật đến trường học.

 

Đức Phật đến trường học

 

Với một đoàn tuỳ tùng gồm 10 ngàn cậu bé với những phô bày rất thiện hảo, với sự tham dự của chư thiên–8000 thiên nữ cùng lúc rải hoa trước ngài–vị Bồ-tát thiếu niên chào mừng lễ được nhận vào trường học. Thầy hiệu trưởng không chịu đựng nổi niềm vinh quang của một thiên thần hoá sanh và ông ta liền bất tỉnh ngã lăn xuống đất. Một thiên thần đỡ ông ta dậy và hồi tỉnh cho ông với sự giải thích rằng các vị Bồ-tát đều là những bậc Tối thắng và không cần phải học nữa, nhưng các ngài đến trường chỉ vì tuỳ thuận tiến trình thế gian. Rồi Bồ-tát làm sửng sốt viên hiệu trưởng với câu hỏi về 64 mẫu tự[37] mà ông ta sẽ dạy cho ngài. Và ngài kể tất cả lần lượt 64 mẫu tự, trong đó gồm cả những nét của tiếng Hán và củaHuns–những mẫu tự thậm chí thầy giáo cũng không biết cả tên gọi. Sau cùng, với một vạn cậu bé, ngài bắt đầu buổi học với những mẫu tự. Cùng với mỗi mẫu tự, ngài đều nói ra mỗi câu châm ngôn thông tuệ.  

Theo Gurupuja Kaumudi (p. 116 f.) của E. Kuhn, hai truyền thuyết về thời thiếu niên của Đức Phật nầy có lẽ phù hợp với Kinh nguỵ tạo (Gospels Apocrypha), kể chuyện tương tự về thời thiếu niên của chúa Jesus. Chương 12 và 13 còn có những tình tiết vốn thiếu sót trong tiểu sử Đức Phật. (Winternitz, WZKM 1912, p. 237 f.)

 

Công hạnh của Đức Phật

 

 Về mặt khác, trong tiến trình xa hơn của chuyện kể trong Kinh Phổ Diệu (chương 14-26), lệch hướng không chỉ chút ít từ truyền thuyếtchúng ta biết từ các nguồn khác; sự kiện chính trong cuộc đời Đức Phật là bốn sự tiếp xúc mà qua đó, Bồ-tát học được về sinh, lão, bệnh, tử; sự bay thoát ra khỏi hoàng cung, cuộc gặp gỡ với Vua Tần-bà-sa-la.[38] Những năm tháng học hỏi của sa-môn Cồ-đàm (Gautama) và việc tu tập khổ hạnh vô ích; cuộc chiến đấu với ma vương; và sự giác ngộ cuối cùng và giảng dạy giáo pháp cho toàn thể chúng sinhthế gian theo lời thỉnh cầu của Phạm thiên (Brahma). Nhưng dù ở đây Kinh Phổ Diệu là đáng để ý vì sự phóng đại, chẳng hạn, trong khi sa-môn Cồ-đàm trải qua bốn tuần sau khi ngài đã chứng ngộ, trong hầu hết mọi mô tả xưa cổ, là ở dưới cội cây khác nhau (Mahavagga, 1, 1-4, Dutoit Life of the Buddha, p. 66), trong Kinh Phổ Diệu, (p. 377), vào tuần thứ hai, ngài đi dạo khá lâu qua hàng ngàn thế giới và trong tuần thứ tư, ngài chỉ có một cuộc đi dạo ngắn, chỉ từ bờ biển phía đông sang phía tây. Tuy nhiên, chương cuối cùng (chương 27) một lần nữa, lại theo mô thức của kinh Đại thừa, sự tự ca ngợi Kinh Phổ Diệu, và dành trọn cho sự liệt kê các đức hạnhlợi lạc mà một người đạt được qua sự truyền bátôn trọng kinh nầy.

 

Những thành tố của Kinh Phổ Diệu

 

Từ những điều nầy, rất có thể Kinh Phổ Diệu là một chuẩn bị của một bản kinh cổ xưa hơn thuộc Tiểu thừa, được mở rộngthêm thắt với ý nghĩa của Đại thừa–tiểu sử Đức Phật đặc trưng của Nhất thiết hữu bộ. Giả định nầy cũng giải thích bản chất kinh văn vốn không thể nào là một bản văn đơn độc của một tác giả, mà là một sưu tập ẩn danh trong đó mỗi đoạn rất cổ và mới đều được đặt kề cận nhau. Lại nữa bản kinh còn có, theo thể dạng của nó, các chương không đồng đều nhau, chuyện kể liên tục bằng văn xuôi tiếng Sanskrit và vô số, thường là rất dài, những đoạn thi kệ có vần điệu bằng loại Sanskrit hỗn chủng. Những phần thi kệ nầy rất hiếm tạo nên một phần của chuyện kể. Như một thông lệ, nó tóm tắt phần chuyên kể trong văn xuôi bằng một dạng vắn tắtđơn giản, đôi khi có ít nhiều  sai lệch. Phần nhiều những đoạn thi kệ nầy là các bài tán ca cổ điển diễm lệ vốn có cùng nguồn gốc cổ xưa như kệ tụng trong Kinh Tập (Suttanipata) thuộc tạng Pāli như đã nói ở trên. Những ví dụ như truyền thuyết về đản sanh và tình tiết về Đạo sĩ  A-tư-đà (Asita) trong chương VII, lịch sử vua Tần-bà-sa-la (Bimbisāra) trong chương XVI, cuộc đối thoại với ma vương trong chương XVIII. Chúng thuộc về thi ca tôn giáo thế kỷ thứ nhất sau thời Đức Phật. Nhưng cũng có vài đoạn văn kinh, giống như bài giảng ở thành Ba-la-nại (Benares)[39]trong chương thứ XXVI, có thể gọi là mức độ cổ xưa nhất trong truyền thống đạo Phật. Mặt khác, những thành phần nội dung mới lại được tìm thấy không những trong văn xuôi mà còn cả trong phần kệ (gatha), trong đó nhiều đoạn được biên soạn bằng thể thơ mang tính nghệ thuật rất cao. Đó là Vasantatilaka và Shardulavikridita vốn thường là khá hay (xem chú dẫn về vần luật trong ấn bản Lefmann's VII, p. 227 f, và Dẫn nhập, p. 19 ff).

 

Dịch sang tiếng Hán và Tây Tạng

 

Chúng ta không biết được bản được biên soạn sau cùng của Kinh Phổ Diệu ra đời là khi nào. Trước đó, một khẳng định sai lầmtác phẩm đã có ở Trung Hoa là được dịch từ kỷ nguyên Tây lịch đầu tiên. Vì một vấn đề thực tếchúng ta không biết gì cả về tiểu sử của Đức Phật có tên là Phuyau-king được ấn hành vào khoảng năm 300 stl., điều được viện dẫn là ‘bản dịch thứ hai của Kinh Phổ Diệu,’ thực ra là bản dịch kinh văn mà chúng ta đang sử dụng (Winternitz, "WZKM 1912, p. 241 f.). Một bản dịch chính xác từ tiếng Sanskrit là thuộc tạng kinh tiếng Tây Tạng, đến thế kỷ thứ 5 mới được ra đời. Bản nầy đã được biên tập và do Foucaux dịch sang tiếng Pháp.  Điều chắc chắn có thể xảy ra là  có một bản dịch ít nhiều khác với bản Kinh Phổ Diệu chúng ta đang được biết là nổi tiếng với chừng 850-900 bức tranh được các nghệ sĩ trang trí ở ngôi chùa trứ danh Boro-Budur ở Java. Vì những bản kinh tráng lệ nầy trình bày các quang cảnh trong truyền thuyết về Đức Phật theo phong cách như thể các nghệ sĩ đang sáng tạo với bản kinh Kinh Phổ Diệu trên tay. Và Pleyte đơn giản tóm tắt lại toàn bộ nội dung Kinh Phổ Diệu như là một giải thích của các bản điêu khắc (The Buddha legend in the sculpture in the temple of Boro-Budur, Amsterdam, 1901. Xem thêm La Museon 1903, p. 124 ff, của Speyer).

 

Liên hệ với Mỹ thuật Phật giáo

 

Nhưng các nghệ sĩ đã trang hoàng cho các tượng đài đạo Phật mang phong cách Hy lạp (Greco-Buddhistic) ở miền Bắc Ấn với những hoạt cảnh về cuộc đời Đức Phật cũng đã quen thuộc với truyền thuyết Đức Phật được kể trong Kinh Phổ Diệu. Họ đã  sáng tạo các tượng đó chắc chắn là không theo kinh văn, mà phù hợp với lối truyền miệng sinh động. Tuy nhiên, sự hài hoà giữa điêu khắc và kinh văn tiếng Sanskrit không hiếm thấy như một đặc điểmchúng ta phải giả địnhtruyền thống văn học lúc đó bị ảnh hưởng bởi mỹ thuật. Mỹ thuật và văn chương thường có ảnh hưởng hỗ tương.  

Những thẩm quyền có thể được tham khảo ở đây là L’art Greco-bouddhique du Gandhara, part I, 324 f. 666 ff; Grunwendel Buddhist art in India, p. 94, 04; f-t 134; Senart OC XIV, 1905, p21 ff ; và Bloch ZDMG 62, p. 370 ff.

 

Không có hình tượng trong Phật giáo nguyên thuỷ

 

Trong khi mỹ thuật Phật giáo cổ điển vào thời đại A-dục (Aśoka) tranh chạm nổi của Bharhut, Sanchi, v.v... đã biết không có hình tượng Đức Phật, mà chỉ có biểu tượng (có nghĩa là bánh xe pháp luân) cho nhân cách của người sáng lập tôn giáo. Một biểu tượng cuả nghệ thuật Gandhara. Có thể nào không có mối liên hệ với điều nầy trong những thế kỷ khi Đức Phật trở thành một đối tượng sùng bái (bhakti) và việc tôn thờ Đức Phật đã tạo thành điểm trung tâm của tín ngưỡng? Thế nên có sự chứng thực hiện thời về kỷ nguyên của nghệ thuật Gandhara, từ thuở bình sinh (floruit) vốn suy tàn vào thế kỷ thứ II stl., cũng là thời kỳ của kinh điển Đại thừa đề cập đến truyền thuyết Đức Phật.

 

‘Trên nền tảng phong cách xuất phát từ trường hợp đầu tiên của nền nghệ thuật Greco-Roman chỉ có thể là thời kỳ từ thế kỷ đầu cho đến thế kỷ thứ IV.’ Grunwendel Buddhist Art',in India, p. 31 Theo Foucher trong tác phẩm L'art Greco-bouddhique du Gandhara, part 1. p. 40 ff., thời kỳ hưng thịnh của nghệ thuật Gandhara trùng hợp với hậu bán thế kỷ thứ hai stl.

 

Đánh giá chung về Kinh Phổ Diệu

 

Tuy vậy, rất tự nhiên khi có lẽ chúng ta đã lưu giữ trong Kinh Phổ Diệu cả hai truyền thống rất cổ xưa và những mô tả rất mới mẻ qua hằng thế kỷ về truyền thuyết Đức Phật. Một nguồn rất quan trọng về đạo Phật cổ xưa chính là ở đây, nơi có sự trùng hợp với kinh văn Pāli và các kinh khác bằng tiếng Sanskrit như Đại sự. Nhưng sẽ sai lầm khi nhìn Kinh Phổ Diệu trên phương diện tổng thể như là một nguồn gốc cổ xưa và đúng đắn về kiến thức Phật học, như Senart đã có trong tác phẩm khéo léo mà không thành công của ông nhan đề Essai sur la legends du Buddha, (p. 31 f., 456 f.). Cũng chẳng phải Kinh Phổ Diệu đã cho chúng ta một manh mối cho ‘đạo Phật bình dân–popular Buddhism’ vào thời cổ xưa như Valleé Poussin đã tuyên bố. Đúng hơn đó là điều then chốt của sự phát triển các truyền thuyềt Đức Phật trong giai đoạn sớm nhất, trong đó chỉ có những sự kiện chính của cuộc đời vị sáng lập tôn giáo vĩ đại được tô điểm bằng nhiều điều kỳ diệu, cho đến sau cùng sự sùng bái thần tượng bậc Đạo sư, trong đó bắt đầu hoàn thành công hạnh của ngài dường như rất giống công hạnh của vị thần trên tất cả các vị thần khác. Nhưng từ quan điểm lịch sử văn học, Kinh Phổ Diệu là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong văn học Phật giáo. Quả thực như vậy, không những cuộc đời Đức Phật là thiên anh hùng ca, mà còn tiêu biểu như viên ngọc quý duy nhất. Chính từ những bài tán ca và những tình tiết đã được bảo trì trong từng chi tiết cổ xưa nhất của Kinh Phổ Diệu, không nói có lẽ chính từ Kinh Phổ Diệu, mà đại thi hào Phật giáo là ngài Mã Minh (Aśvaghosa) đã sáng tạo nên thiên sử thi tráng lệ là Phật sở hành tán (Buddha-caritakāvya), ca ngợi công hạnh Đức Phật

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/04/2010(Xem: 131403)
14/05/2010(Xem: 441279)
23/04/2023(Xem: 33119)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.