Thư Viện Hoa Sen

Kinh Chuyển Hóa Bạo ĐộngSợ Hãi

23/07/20162:46 CH(Xem: 8884)
Kinh Chuyển Hóa Bạo Động Và Sợ Hãi
KINH CHUYỂN HÓA BẠO ĐỘNGSỢ HÃI
(Duy Lâu Lạc Vương Kinh)

Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ 16, Đại Tạng Tân Tu 198
tương đương với Attadanda Sutta, Sutta-Nipàta 935-9544

 

kinh chuyển hoá bạo động và sợ hãiBối Cảnh

Đây là kinh Duy Lâu Lặc Vương. Duy Lâu Lặc Vương là tên của vua Tỳ Lưu Ly (Virudhaka), người kế vị vua Ba Tư Nặc. Khung cảnh dựng lên: Vua Tỳ Lưu Ly đem quân đánh Ca Tỳ La Vệ và tàn sát dòng họ Thích Cahận thù. Ngày xưa vua Ba Tư Nặc đã rước một tỳ nữ xinh đẹp của vua Mahanam, người kế vị vua Tịnh Phạn, về làm cung phi. Vị này thuộc giai cấp thấp của xã hội. Hồi còn trẻ, Thái tử Tỳ Lưu Ly đã được gửi qua Ca Tỳ La để học về nghệ thuật bắn cung. Lúc ấy dòng họ Thích mới xây dựng được một hội trường rất đẹp để mỗi lần Bụt tới thì đón tiếp và giảng dạy ở đấy. Luật lệ đặt ra là Bụt và chư vị xuất sĩ được rước vào trước, sau đó mới tới giới chức chính quyền và các tầng lớp dân chúng. Tỳ Lưu Ly tự ý đi vào đấy với các bạn và không tôn trọng luật lệ kia. Sau khi Tỳ Lưu Ly về nước, dân chúng làm lễ tẩy tịnh hội trường cho hội trường thanh tịnh trở lại, vì nghĩ rằng Tỳ Lưu Ly, dòng dõi của một nữ tỳ, đã làm ô uế chỗ linh thiêng. Sau này Tỳ Lưu Ly biết được chuyện ấy, rất căm phẫn, nuôi ý một ngày đem quân tới trả thù.

Cuộc tàn sát đẫm máu của Vua Tỳ Lưu Ly đã gây bao nhiêu tang tóc và thảm thương. Bụt đã tìm mọi cách để ngăn cản nhưng cuối cùng cũng không ngăn cản được. Bụt nói kinh này về hận thù, bạo độngsợ hãi.

1. Hãy lắng nghe và quán sát để thấy tại sao mà từ trạng thái an lành người ta đã đưa xã hội tới tình trạng đầy khủng bố bạo động như hiện nay? Các thế hệ vừa qua đã hành xử như thế nào để tình trạng trở thành như thế? Tôi muốn nói với các vị về chuyện đau thương này và kể cho quý vị nghe làm thế nào mà tôi đã buông bỏ được tâm trạng sợ hãi của tôi.

2. Người đời trải nghiệm từ cái khổ này đến cái khổ khác, như con cá sống trong một nơi mà ở đó càng ngày nước càng khô cạn. Trong hoàn cảnh khổ đau, ý tưởng bạo động dễ nẩy sinh và con ngườiu mê cứ đi tìm sự bớt khổ bằng những phương tiện khủng bốtrừng phạt.

3. Cả thế giới đều đang bốc cháy vì bạo lực, mười phương loạn lạc cả mười phương, không có nơi nào thực sự còn an ổn. Ai cũng cho mình là hơn người, ít ai biết buông bỏ cái đam mê của mình. Vì không thấy được sự thực ấy, cho nên con người cứ ấp ủ mãi cái tri giác sai lầm của mình.

4. Tự trói buộc mình bằng những tri giác sai lầm ấy, người ta chỉ đem lại thêm cho mình nhiều tối tămthống khổ. Tôi đã nhìn sâu vào trong tâm ý của những người không có hạnh phúc và tôi đã thấy một mũi dao nhọn được che giấu dưới những niềm thống khổ của họ. Vì chính họ không trông thấy mũi dao nhọn ấy trong tâm, cho nên họ khó có khả năng chịu đựng được niềm đau.

5. Cái niềm đau gây ra do mũi dao nhọn ấy kéo dài, không thay đổi, và vì cứ tiếp tục ôm lấy mũi dao nhọn ấy mà đi cho nên họ đã làm cho niềm đau trong họ tràn ngập thế giới. Chỉ khi nào có cơ hội nhận diện được nó và lấy nó ra khỏi trái tim thì khổ đau mới không còn và mình mới có cơ hội dừng lại.

6. Trong số những hệ lụy của cuộc đời, mình đừng để cho tự thân vương vấn vào bất cứ một hệ lụy nào. Những gốc rễ của tà loạn phải biết cắt đứt. Phải buông bỏ đừng nương vào chúng nữa. Nếu buông bỏ được tà dục thì ta có thể vượt qua mọi khổ nạn. Kẻ hành giả phải vượt ra khỏi cái vòng khổ nạn thì mới thành tựu được sự nghiệp giải thoát cho chính mình.

7. Kẻ hành giả chân chính phải có tâm dạ chí thành, đừng tự hành động dựa trên vọng tưởng, cứ đường thẳng mà đi, không nói lưỡi hai chiều. Phải biết cách dập tắt ngọn lửa của sự hờn giận, phải biết cách làm tan vỡ khối tham vọng của mình. Nếu biết cởi bỏ được những ràng buộc của phiền não thì mình có thể bắt đầu thấy được bến bờ giải thoát.

8. Nên buông bỏ sự tự hào, đừng ham ngủ, đừng để chìm vào trạng thái hôn trầm. Biết sống và làm việc cho có chừng mực, đừng đánh mất mình trong đám đông. Đừng vướng vào những cái bề ngoài hào nhoáng. Phải biết từ khước chúng. Phải quán chiếu thường xuyên tự tánh không của vạn pháp để đạt tới Niết Bàn tĩnh lặng.

9. Đừng nhục mạ ai, cũng đừng để mình bị níu kéo và vướng mắc vào những hình sắc dối gạt bên ngoài. Đừng dấn mình trong những cuộc vui mà quên đi mục đích của sự hành trìgiải cứu khổ nạn.

10. Những gì thuộc về quá khứ, đừng nghĩ tới chúng nữa. Những gì thuộc về tương lai, đừng vọng tưởng đến chúng. Những gì đang xảy ra trong hiện tại phải được nhận diện để đừng bị vương vấn vào. Cứ như thế thênh thang bước một mình khắp năm châu bốn biển mà không còn bị ai ganh ghét.

11. Tôi nói rằng tham dục là mãnh lực gây ra tàn hại nhiều nhất. Đó là cơn lũ lụt làm tràn ngập cả thế gian. Thấy được điều đó thì mới chế phục được mọi nghi ngờ. Cần để tâm quán chiếu về lý duyên khởi. Phải thấy được rằng nếu không thoát ra được cái ô nhiễm của tham dục thì ta khó mà chấm dứt được khổ đau.

12. Trong đám đông, số người có năng lực buông bỏ tham dục rất ít, thời đại nào cũng thế. Nhưng một khi đã buông bỏ được rồi thì kẻ hành giả lại không cảm thấy mất mát gì, cũng không có nhu yếu di chuyển tới một nơi nào khác: cơn lũ lụt kia tự nó sẽ cáo chung và không có gì còn ràng buộc được ta nữa.

13. Nương vào sức mạnh của tuệ giác làm cỗ xe, vị mâu ni vượt tới bờ bên kia. Nhờ có tuệ giác, vị ấy không còn lo lắng và thấy mình đang được bảo hộ. Sinh tử, tai ách và sự ganh ghét không còn xâm phạm tới vị ấy được. Do sức mạnh của tinh tiến, vị ấy đạt được bình an thật sự.

14. Đã xa lìa được (tham dục) thì khổ đau không còn tồn tại, người hành giả quán chiếu về tự tánh không của vạn pháp, không còn vướng bận vào bất cứ một pháp nào. Đã trực tiếp thấy được con đường lớn đưa tới an bình rồi, người ấy không còn vướng vào bất cứ một quan điểm nào của thế gian nữa.

15. Khi hành giả không còn chấp rằng thân này là mình, thấy được tính cách không thể nắm bắt và không thật sự tồn tại của một cái ngã thì vị ấy không còn gì để lo lắng nữa.

16. Khi gốc rễ của si mê đã được nhổ lên và khi những cây non của si mê mới mọc lên cũng đã bị nhổ sạch không còn có cơ hội lớn lên, thì trong hoàn cảnh hiện tại, người hành giả không còn nắm bắt một cái gì nữa và không còn có nhu yếu phân biệt ai là đồng minh ai là kẻ thù.

17. Khi đã không còn bị kẹt vào các khái niệm tâm và vật (như những gì tồn tại ngoài nhau), khi đã không còn bị kẹt vào các ý niệm, khi đã không thấy có gì có thể nắm bắt, khi đã thấy được rằng không gian và vật thể là không, thì không có gì trong thế gian còn có thể làm cho vị ấy oán than buồn giận nữa.

18. Đã vượt được hoàn toàn cái ý niệm về tất cả trong đó có ý niệm về vật thể thì trong tất cả các pháp hành, không pháp nào mà mình không đạt được. Đã được học hỏi, thực tậpthuyết giảng thông thạo được giáo lý vô dục thì dù có bị bất cứ ai đến chất vấn, vị ấy cũng không còn cảm thấy e ngại trong việc ứng đối.

19. Đã đạt được tuệ giác rồi, vị ấy không cần lệ thuộc vào ai nữa cả. Vì không còn mong cầu gì nữa và cũng không còn ghét bỏ gì nữa cho nên vị ấy đạt được sự bình an trong tâm hồnthực chứng được Niết Bàn tịch tĩnh.

20. Nhìn xuống không thấy hãnh diện, nhìn lên không thấy sợ hãi, vị Mâu ni an trú nơi tự tính bình đẳng, không còn bị vướng vào một kiến chấp nào. Bấy giờ tất cả mọi tranh chấp đều đã được ngưng lại, oán thù và tật đố không còn có mặt, vị ấy tuy đứng trên tuệ giác mà chẳng thấy mảy may tự hào.

Một loạt những vụ đánh bom đã giết chết hơn 100 người ở hai thành phố ven biển thường yên tĩnh của Syria hôm thứ Hai, thĐại Ý

Kinh này cung cấp những câu trả lời thiết thực cho tình trạng thế giới hiện tại, đầy hận thù, bạo động, sợ hãikhủng bố. Kinh này rất có tính cách hiện đại. Chúng ta sống trong một thời đại có quá nhiều bạo lực và hận thù, không gian thảnh thơi an lành càng ngày càng bị thu hẹp, giống như tình trạng của một con cá càng lúc càng thiếu nước. Đó là hình ảnh đưa ra trong bài thi kệ thứ hai. Bụt đã nói kinh này từ kinh nghiệm bản thân của Ngài. Ngài nói ra sự thật muôn đời mà bây giờ ai cũng thấy: trong hoàn cảnh khổ đau bức xúc, ý tưởng bạo động dễ nẩy sinh, và con người u mê cứ đi tìm sự bớt khổ bằng những phương tiện khủng bố trừng phạt.

“Cả thế giới đang bốc cháy vì bạo lực, mười phương loạn lạc cả mười phương, không có nơi nào thực sự còn an ổn.” Bài kệ thứ ba nói tới hận thù, đam mêvô minh như những yếu tố căn bản làm phát sinh bạo động.

Cái ham muốn và cái sợ hãi đi đôi với nhau. Ngay từ lúc lọt lòng mẹ ta đã có sự sợ hãi về cái ham muốn ấy: sợ chết, sợ bỏ rơi, sợ không ai chăm sóc, và ham sống, ham có người để nương tựa, ham có đủ những phương tiện để sống còn, để khỏi chết. Tất cả những ham muốnsợ hãi sau này đều đã phát sinh trên cái ham muốnsợ hãi nguyên thủy ấy. Tham vọng, hận thùsợ hãi là con dao nhọn trong tâm người. Chừng nào chưa lấy được con dao nhọn ấy ra thì chừng đó con người còn lo sợ, còn khổ đau và làm cho thế giới tràn ngập khổ đau. Hình ảnh lưỡi dao nhọn trong trái tim cất giấu dưới những lớp khổ đau và tham vọnghình ảnh nổi bật nhất trong kinh. Hình ảnh ấy nằm ở bài thi kệ thứ tư và thứ năm.

Các bài thi kệ thứ tám và thứ chín nhấn mạnh về sự thực tập đừng lên án ai, đừng nhục mạ ai và khi bị lên án hay nhục mạ thì phải quán chiếu để đừng bị tổn thương. Bị tổn thương thì lập tức con dao nhọn sẽ phát sinh trong tâm, đưa đến hành động hận thù và trách phạt.

Muốn lấy con dao nhọn trong tâm ra, ta phải thực tập nhìn sâu. Bài thi kệ thứ mười lăm nói đến tuệ giác vô ngã như yếu tố căn bản đưa tới buông bỏ lo lắnghận thù: Tri giác sai lầm (vô minh) là gốc rễ của mọi hiềm hận. Chứng được vô ngã thì buông bỏ được mọi mặc cảm, mọi tư kiến, do đó mọi hiềm hận sẽ bị tiêu tan. Những kẻ khủng bố không sợ chết, sẵn sàng chết là vì hai lý do: thứ nhất là họ cho họ có chân lý, và chết vì chân lý là một cái chết đẹp, thứ hai là họ rất muốn trừng phạt những kẻ đã kỳ thị họ, đã xem thường họ, những kẻ này đã làm tổn thương tự ái của họ. Buông bỏ tư kiến và tự hào là sự thực tập căn bản của kinh này, giúp ta lấy đi con dao nhọn trong trái tim ta.

Tự độ xong rồi, mình mới có thể giúp được kẻ khác. Sau khi mình đã lấy được con dao nhọn trong trái tim của mình ra rồi thì mình mới có khả năng giúp kẻ khác làm như thế. Có tuệ giác, có tình thương ta mới làm được việc này. Mà khi ta đã có tuệ giáctình thương, ta sẽ áp dụng các pháp môn ái ngữ và lắng nghe để giúp cho kẻ kia điều chỉnh những tri giác sai lầm trong họ, để họ hết bị tổn thươngtự ái, để họ không còn ý chí muốn trừng phạt, để họ lấy ra được con dao nhọn trong tâm của họ. Diệt trừ khủng bố ta không thể sử dụng đe dọa, trừng phạtbạo động. Còn sử dụng những phương tiện ấy thì ta còn làm cho hận thùbạo động tăng trưởng, và thế giới càng ngày càng trở nên khó sống như con cá càng ngày càng thiếu nước. Chỉ với các phương tiện ái ngữ và lắng nghe bằng tâm từ bi ta mới có thể giải trừ hận thùbạo động.

Kinh này là một pháp bảo vô giá cần được phổ biến và đem ra thực tập trong môi trường gia đình, học đường, sở làm và trên lĩnh vực ngoại giao quốc tế.

 

Bài kệ 1
Tùng vô ai trí khủng bố 從 無 哀 致 恐 怖
Nhân thế thế tùng hiệt thính 人 世 世 從 黠 聽
Kim dục thuyết nghĩa khả thương 今 欲 說 義 可 傷
Ngã sở tùng xả uý bố 我 所 從 捨 畏 怖
Bài kệ 2
Triển chuyển khổ giai thế nhân 展 轉 苦 皆 世 人
Như càn thủy đoạn lưu ngư 如 乾 水 斷 流 魚
Tại khổ sinh dục hại ý 在 苦 生 欲 害 意
Đại bỉ khủng si minh lạc 代 彼 恐 癡 冥 樂
Bài kệ 3
Nhất thiết thế tất nhiên thiêu 一 切 世 悉 然 燒
Tất thập phương loạn vô an 悉 十 方 亂 無 安
Tự cống cao bất xả ái 自 貢 高 不 捨 愛
Bất kiến cố trì si ý 不 見 故 持 癡 意
Bài kệ 4
Mạc tác phược cầu minh khổ 莫 作 縛 求 冥 苦
Ngã tất quán ý bất lạc 我 悉 觀 意 不 樂
Bỉ trí khổ thống kiến thích 彼 致 苦 痛 見 刺
Dĩ chỉ kiến nan khả nhẫn 以 止 見 難 可 忍
Bài kệ 5
Tùng thích thống kiên bất di 從 刺 痛 堅 不 遺
Hoài thích tẩu tất biến thế 懷 刺 走 悉 遍 世
Tôn thích kiến bạt thống thích 尊 適 見 拔 痛 刺
Khổ bất niệm bất phục tẩu 苦 不 念 不 復 走
Bài kệ 6
Thế diệc hữu tất mạc thọ 世 亦 有 悉 莫 受
Tà loạn bổn xả mạc y 邪 亂 本 捨 莫 依
Dục khả yểm nhất thiết độ 欲 可 厭 一 切 度
Học tị khổ việt tự thành 學 避 苦 越 自 成
Bài kệ 7
Trú chí thành mạc vọng cử 住 至 誠 莫 妄 舉
Trì trực hành không lưỡng thiệt 持 直 行 空 兩 舌
Diệt nhuế hỏa hoại tán tham 滅 恚 火 壞 散 貪
Xả não giải hiệt kiến độ 捨 惱 解 黠 見 度
Bài kệ 8
Xả mông mông mạc thùy ngọa 捨 瞢 瞢 莫 睡 臥
Viễn vô độ mạc dữ câu 遠 無 度 莫 與 俱
Kỷ khả ố mạc thủ trú 奇 可 惡 莫 取 住
Trước không niệm đương tận diệt 著 空 念 當 盡 滅
Bài kệ 9
Mạc vi khi khả khiên vãn 莫 為 欺 可 牽 挽
Kiến sắc đối mạc vi phục 見 色 對 莫 為 服
Bỉ ỷ thân tri mạc trước 彼 綺 身 知 莫 著
Hí trước âm cầu giải nạn 戲 著 陰 求 解 難
Bài kệ 10
Cửu cố niệm xả mạc tư 久 故 念 捨 莫 思
Diệc vô vọng đương lai thân 亦 無 望 當 來 親
Kiến tại vong bất trước ưu 見 在 亡 不 著 憂
Ly tứ hải tật sự tẩu 離 四 海 疾 事 走 
Bài kệ 11
Ngã thuyết tham đại mãnh tệ 我 說 貪 大 猛 弊
Kiến lưu nhập nãi chế nghi 見 流 入 乃 制 疑
Tùng nhân duyên ý niệm hệ 從 因 緣 意 念 繫
Dục nhiễm hoại nạn đắc ly 欲 染 壞 難 得 離 
Bài kệ 12 
Xả dục lực kỳ bối quả 捨 欲 力 其 輩 寡
Tất sổ thế kỳ chung thiểu 悉 數 世 其 終 少
Xả bất một diệc bất tẩu 捨 不 沒 亦 不 走
Lưu dĩ đoạn vô phược kết 流 已 斷 無 縛 結
Bài kệ 13
Thừa đế lực hiệt dĩ giá 乘 諦 力 黠 已 駕
Lập đáo bỉ tuệ vô ưu 立 到 彼 慧 無 憂
Thị thai nguy tật sự hộ 是 胎 危 疾 事 護
Cần lực thủ khả chí an 勤 力 守 可 至 安
Bài kệ 14
Dĩ kế viễn thị thống khứ 已 計 遠 是 痛 去
Quán không pháp vô sở trước 觀 空 法 無 所 著
Tùng trực kiến quảng bình đạo 從 直 見 廣 平 道
Tất bất trước thế sở kiến 悉 不 著 世 所 見
Bài kệ 15 
Tự bất kế kiến thiểu thân 自 不 計 見 少 身
Bỉ vô hữu đương hà kế 彼 無 有 當 何 計
Dĩ bất khả diệc bất tại 以 不 可 亦 不 在
Phi ngã hữu đương hà ưu 非 我 有 當 何 憂
Bài kệ 16 
Bổn si căn bạt vi tịnh 本 癡 根 拔 為 淨
Hậu tải chí diệc vô dưỡng 後 栽 至 亦 無 養
Dĩ tại trung tất mạc thủ 已 在 中 悉 莫 取
Bất tu bạn dĩ khí cừu 不 須 伴 以 棄 仇
Bài kệ 17
Nhất thiết dĩ khí danh sắc 一 切 已 棄 名 色
Bất trước niệm hữu sở thâu 不 著 念 有 所 收
vô hữu diệc vô xứ 已 無 有 亦 無 處
Nhất thiết thế vô dữ oán 一 切 世 無 與 怨
Bài kệ 18 
Tất dĩ đoạn vô tưởng sắc 悉 已 斷 無 想 色
Nhất thiết thiện tất dữ đẳng 一 切 善 悉 與 等
Dĩ tùng học thuyết kỳ giáo 已 從 學 說 其 教
Sở lai vấn bất khủng đối 所 來 問 不 恐 對
Bài kệ 19 
Bất tùng nhất trí thị tuệ 不 從 一 致 是 慧
Sở cầu thị vô khả học 所 求 是 無 可 學
Dĩ yếm xả vô nhân duyên 已 厭 捨 無 因 緣
An ổn chí kiến diệt tận 安 隱 至 見 滅 盡
Bài kệ 20 
Thượng bất kiêu hạ bất cụ 上 不 憍 下 不 懼
Trụ tại bình vô sở kiến 住 在 平 無 所 見
Chỉ tịnh xứ vô oán tật 止 淨 處 無 怨 嫉
Tuy thừa kiến cố bất kiêu 雖 乘 見 故 不 憍



Trích từ sách:
dao but nguyen chat - bia

























Tạo bài viết
14/05/2010(Xem: 473792)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: