Kinh Chiêm Sát Nghiệp Báo Thiện Ác

13/11/20234:14 SA(Xem: 1536)
Kinh Chiêm Sát Nghiệp Báo Thiện Ác
KINH CHIÊM SÁT
NGHIỆP BÁO THIỆN ÁC

Đời Tùy Tam Tạng Pháp Sư: BỒ ĐỀ ĐĂNG
Người nước Ấn Độ dịch Phạn Văn ra Hán Văn.
Việt dịch: THÍCH THIỆN THÔNG
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 
Kinh Chiêm Sát Nghiệp Báo Thiện Ác - HT. Thiện Thông dịch
PDF icon (4)
Kinh Chiêm Sát Nghiệp Báo Thiện Ác - HT. Thiện Thông dịch

LỜI TỰA

Kinh Chiêm Sát Nghiệp Báo Thiện Ác, còn gọi là Kinh Địa Tạng Bồ Tát Nghiệp Báo, gồm hai quyển, do Ngài Bồ Đề Đăng người nước Ấn Độ dịch ra Hoa ngữ vào đời nhà Tùy, được thâu vào tập thứ 17 trong Đại Tạng Đại Chánh Tân Tu của Nhật Bản.

Kinh này do Đức Bồ Tát Địa Tạng, vì chúng sinh đời Mạt Pháp, cầu học Pháp lành, ứng với lời dạy của Phật mà nói ra. Quyển thượng nói rõ cách “chiêm quẻ” để xem xét nghiệp báo thiện ác, quyển hạ thuật rành nghĩa chân thật của Đại thừa.

Chiêm sát tức là dùng tướng mộc luân (những mảnh gỗ) gieo quẻ để biết nghiệp thiện, nghiệp ác, cùng quả báo khổ vui, lành dữ đời trước và đời này cho một người nào đó. Cách làm mộc luân là: Đem mười điều thiệnmười điều ác phân biệt ra và khắc chữ ở trên mười mảnh gỗ nhỏ thành nhóm thứ nhất. Viết ba chữ Thân, Khẩu, Ý trên ba mảnh gỗ khác, có khắc nét dài, ngắn, sâu, cạn, lớn nhỏ thành nhóm thứ hai. Viết chữ số từ 1 đến 18 trên sáu mảnh gỗ khác nữa (mỗi mảnh gỗ chỉ ba mặt còn chừa một mặt trống) thành nhóm thứ ba. Đem gieo từng nhóm trên vật sạch, do những mộc luân đó hiện ra những chữ có số gì, rồi theo đó mà xem xét việc lành dữ tốt xấu, hoặc nhân quả đời trước, đời này v.v… đó là nội dung quyển thượng. Tuy về hình thức là chiêm bói, nhưng thực chất lại khác xa muôn trùng đối với những việc chiêm bói của thế gian. Tại sao vậy? Bởi vì, cách chiêm bói này đòi hỏi người thực hành phải là đệ tử của Phật, thuộc thành phần xuất gia, tại gia, có quy y thọ giới hẳn hoi, và trước khi muốn chiêm sát, phải biết cúng dường Tam Bảo, sám hối, phát nguyện, tùy hỷ, hồi hướng v.v… Có được đức tin thuần túy thanh tịnh rồi, thì sự chiêm sát thiện ác mới tương ưng với bi nguyện chỉ dẫn của chư Phật, Bồ Tát và Ngài Địa Tạng, khi đó những điều cần cầu mới ứng nghiệm và chính xác. Không đủ những yếu tố này, việc chiêm sát sẽ không tương ưng. Lại nữa, khi thực hành đúng theo lời dạy của Đức Địa Tạng Bồ Tát và việc mình muốn xem xét, được hiện ra kết quả rõ ràng, phải biết đó là duy tâm sở hiện, cũng chính là một phần mảnh mún nơi Thể, Tướng, Dụng của chân tâm chúng ta.

Quyển Hạ Kinh này chỉ dạy về Pháp quán như thế nào để đúng với nghĩa thật của Đại thừa. Nghĩa là, người muốn hướng về Đại thừa để tu học, trước tiên cần phải biết hạnh căn bản ban sơ, đó là cảnh giới của Nhất thật tướng. Nhất thật tướng này được tóm nêu bằng hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là Tâm chân như. Nghĩa thứ hai là Thức A lại da. Tâm chân như là cái thể bất sinh bất diệt của tất cả các Pháp. Thức A lại da là nghĩa sinh diệt của tất cả các Pháp. Học tập quán này, có hai đường lối quán sát, ấy là Pháp quán duy tâm thức và Pháp quán thật tướng trung đạo của chân như. Người nào nương vào một trong hai Pháp quán này mà tiến tới, tức có thể trực nhận ra Nhất thật tướng, được mệnh danh là tu đúng Pháp Đại thừa, sẽ dự vào chủng tính Bồ Tát. Vị nào không kham nổi việc tu tập hai Pháp quán nói trên, hãy niệm danh hiệu Đại Bồ Tát Địa Tạng, cầu sinh về Tịnh độ của chư Phật ở các phương khác, hoặc tùy một Đức Phật ở phương nào, xoay về hướng ấy mà niệm danh hiệu của Ngài, đến khi được nhất tâm, sẽ tùy nguyện sinh cõi Phật đó, rốt ráo sẽ không rơi vào các đường ác, tám chỗ nạn, sẽ thành tựu đức tin về Đại thừa mau được bất thoái chuyển.

Như trên là nội dung tóm tắt hai quyển của bộ Kinh Chiêm Sát Nghiệp Báo Thiện Ác. Đức Đại Bồ Tát Địa Tạng, vì thương xót chúng sinh đời Mạt Pháp, mà đã thay Phật chỉ dạy rành rẽ mọi điều.

* * *

 Ở Trung Hoa, từ đời nhà Tùy trở lại đây, những người căn cứ theo bản Kinh này để thực hành Pháp sám tội, số ấy rất nhiều, đủ cho thấy tập tục dân gian của Trung Quốc với tư tưởng Phật giáo một mực kết hợp với nhau. Có điều là, từ đời Tùy đến trước đời Đường, Kinh này bị một số học giả xem là ngụy tạo, vì cho rằng xuất xứ của Kinh không được rõ ràng. Đến đời Đường, niên hiệu Đại Châu, những nhà Sư định mục lục các Kinh Phật, với bộ Khai Nguyên Thích Giáo Lục, mới xem Kinh này là chân Kinh, và thâu vào mục lục các Kinh trong Đại Tạng, sự truyền bá có hơi rộng rãi kể từ đó.

Đến đời Minh, có Ngài Trí Húc Đại Sư trước tác một quyển tựa đề là “Huyền Nghĩa Kinh Chiêm Sát”, hai quyển “Chiêm Sát Nghĩa Sớ” và một quyển “Chiêm Sát Hành Pháp” (Cách thực hành việc chiêm sát). Bốn quyển trên đều là chú sớ bộ Kinh này (theo tài liệu Lịch Đại Tam Bảo Ký quyển 12). Cận đại đây cũng có Ngài Luật Sư Hoằng Nhất, trong khi viết quyển Địa Tạng Bồ Tát Thánh Đức Đại Quan. (Nhìn chung về Thánh đức của Bồ Tát Địa Tạng), đã trích dẫn Kinh Chiêm Sát này rất nhiều, và đề cao bi nguyện độ sinh của Đức Địa Tạng Đại Bồ Tát, đối với chúng sinhcõi Ta Bà.

Ngày nay hàng ngũ xuất gia tại gia như chúng ta, đang ở vào thời kỳ Mạt Pháp, tức thời kỳ giáo Pháp của đức Phật đang suy vi, tà pháp đang lừng lẫy, điều đó rất hiển nhiên, không thể phủ nhận. Tuy rất nhiều vị phát tâm trỗi vượt, cầu Vô thượng Bồ Đề, và tu theo các môn thiền định của Phật giáo, nhưng số người đạt được thành quả không phải là đa số, mà hầu như rất hiếm hoi; Phải chăng đều do túc thế thiện căn còn mong manh yếu ớt, mà nghiệp chướng và tội nặng hiện tạiquá khứ lại sâu dày, cho nên thường bị nhiều điều chướng nạn, hoặc bị sự nhiễu loạn bởi các thứ quỷ thần của 95 phái tà sư ngoại đạo khiến cho lui mất căn lành, hoặc trở lại cầu phước báu nhỏ mọn ở thế gian, như Đức Bồ Tát Địa Tạng đã dạy trong Kinh này.

Cũng vì những nguyên nhân đó, đức Đại Bồ Tát khởi lòng đại bi vô tận, chỉ dạy cách chiêm sát nghiệp báo thiện ác, để người tu hành tự biết túc căn của mình, sau đó chọn lựa Pháp tu cho hợp với căn cơ trình độ, ngõ hầu thoát khỏi sự phá hoại của các thứ ma tà. Thế nên, những đệ tử Phật, khi xem đến, hoặc nghe nói đến việc chiêm bói, chớ vội khinh thường, cho rằng Phật Pháp pha trộn với hình thức bói quẻ của thế gian.

Với hình thức một bộ mộc luân gồm 19 mảnh gỗ, chia làm ba nhóm, nhóm đầu gồm 10 cái, thâu nhiếp tất cả thập thiện thập ác. Nhóm giữa ba mảnh thâu nhiếp nghiệp thiện ác sâu cạn riêng biệt thuộc Thân, Khẩu, Ý , nhóm sau 6 mảnh thâu nhiếp sáu căn, sáu trần, sáu thức thuộc 18 giới, với 189 hiện tượng của phàm Thánh thế gianxuất thế gian; Như vậy đủ thấy Kinh Chiêm Sát Nghiệp Báo Thiện Ác này thật bất khả tư nghì, không một loại bói khoa nào có thể sánh kịp. Riêng về thật nghĩa của Đại thừa thì cũng được Bồ Tát Địa Tạng giảng giải một cách tinh vi sâu thẳm nơi quyển hạ. Nếu đem luận Đại Thừa Khởi Tín của Bồ Tát Mã Minh đã tạo để so sánh, ta sẽ thấy rằng, những nghĩa căn bản của Luận Khởi Tín, phần lớn đều ở trong Kinh này, thế thì Kinh này đã tóm tắt dạy về ý nghĩa trọng yếu của đạo lý nhất thừa vậy.

* * *

nhân duyên nào chúng tôi dịch Kinh này ?

Xin thành thật thưa rằng: Từ trước đến nay, các bản Kinh Hoa ngữ lưu hànhViệt Nam rất nhiều, nhưng bộ Kinh Chiêm Sát này chưa thấy lưu thông, lại cũng ít khi được nghe nói đến. Nay tình cờ một nhân duyên nào đó thúc đẩy, khiến cho một Phật tử người Đài Loan, khi qua làm ăn ở Việt Nam, đầu năm Bính Tý 1996, đã đem theo bộ Kinh này, với hộp mộc luân được khắc chạm mạ vàng rất tinh xảo công phu, có cả bản chỉ dẫn phương pháp sử dụng 19 mộc luân để chiêm sát. Cư sĩ muốn tìm người dịch ra Kinh này để lợi ích cho hàng Phật tử Việt Nam. Sau một thời gian mấy tháng tìm không được người, ông thổ lộ với một Phật tử Việt Nam rằng: “Muốn đem bộ Kinh và hộp mộc luân này về Đài Loan” Người Phật tử kia giới thiệu đến chúng tôi, ông vui lòng trao lại bản Kinh và hộp mộc luân, với hy vọng tôi có thể dịch bộ Kinh này.

Sau khi nhận bản Kinh, đầu tháng tư năm nay 1996, tôi khởi sự dịch hằng ngày, mặc dù trong mùa Phật đảnan cư kiết hạ, với nhiều bận rộn, tôi cũng cố gắng hết sức mình, đến cuối tháng tư thì xong hai quyển, với phần chú thích những từ ngữ khó, và bản chỉ dẫn phương pháp sử dụng mộc luân, để những vị tu sĩ, cư sĩ Phật tử Việt Nam bớt khó hiểu trong khi sử dụng đến.

Sau khi bản thảo hoàn thành, tôi gửi đến vị cưĐài Loan nọ để ông xem thử, Cư sĩ rất vui mừngphát biểu rằng: “Bản dịch của chúng tôi không trái với nội dung của Kinh”, như thế, nguyện vọng của ông đã thỏa mãn. Phải chăng đây đều do thần lực của đức Bồ Tát Địa Tạng gia bị hộ trì, khiến cho tôi làm được việc này. Tôi thầm tin tưởng như vậy, xin ghi lại nơi đây, để gửi đến chư vị có nhân duyên đọc và sử dụng Kinh Chiêm Sát Nghiệp Báo Thiện Ác này.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Tháng Trong Hạ, mùa An cư năm Bính Tý 1996.

 Dịch giả kính ghi.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/04/2010(Xem: 131890)
14/05/2010(Xem: 445139)
23/04/2023(Xem: 33313)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.