Thư Viện Hoa Sen

Quyển Thứ Tư

29/04/201012:00 SA(Xem: 15929)
Quyển Thứ Tư
KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT
Hán dịch: Pháp Sư Cưu-Ma-La-Thập - Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Viện Phật Học Phổ Hiền Xuất Bản PL. 2530 DL 1986 (Trọn bộ 3 tập)
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn hành P.L 2539 DL. 1995 (Trọn bộ 3 tập)

 QUYỂN THỨ TƯ

 PHẨM ẢO HỌC
 THỨ MƯỜI MỘT


 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu sẽ có người hỏi rằng: Ảo nhơn học Bát nhã ba la mật nhẫn đến Đàn na ba la mật, ảo nhơn học tứ niệm xứ nhẫn đến mười tám pháp bất cộng có được nhứt thiết chủng trí chăng? Thời con sẽ phải giải đáp thế nào?"

 Đức Phật nói: "nầy Tu Bồ Đề! Phật hỏi lại ông, tùy ý ông đáp lời Phật.

 Nầy Tu Bồ Đề! Sắc với ảo có khác nhau chăng? Thọ, tưởng, hàng, thức với ảo có khác nhau chăng?"

 Bạch đức Thế Tôn! Không khác.
 Nầy Tu Bồ Đề! Nhãn đến ý, sắc đến pháp, nhãn giới đến ý thức giới củng cới ảo có khác nhau chăng?

 Bạch đức Thế Tôn! Không khác.

 Nầy Tu Bồ Đề! Sáu ba la mật, tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng với ảo có khác nhau chăng?

 Bạch đức Thế Tôn! Không khác nhau.

 Nầy Tu Bồ Đề! Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác với ảo có khác nhau chăng?

 Bạch đức Thế Tôn! Không khác. Tại sao vậy? Vì sắc chẳng khác ảo, ảo chẳng khác sắc, sắc tức là ảo, ảo tức là sắc. Nhẫn đến vì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chẳng khác ảo ảo chẳng khác Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tức là ảo, ảo tức là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

 Nầy Tu Bồ Đề! Ảo có cấu, có tịnh chăng?

 Bạch đức Thế Tôn! Không vậy.

 Ngày Tu Bồ Đề! Ảo có sanh, có diệt chăng?

 Bạch đức Thế Tôn! Không vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nếu ảo chẳng sanh, chẳng diệt, ảo nầy có thể học Bát nhã ba la mật sẽ được nhứt thiết chủng trí chăng?

 Bạch đức Thế Tôn! Không vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Ngũ ấm giả danh có sanh, diệt, cấu, tịnh chăng?

 Bạch đức Thế Tôn! Phải.

 Nầy Tu Bồ Đề! Ngũ ấm giả danh có sanh, diệt, cấu, tịnh chăng?

 Bạch đức Thế Tôn! Không vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nếu những pháp chỉdanh tự, chẳng phải thân, ngữ, ý, chẳng phải thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp, chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng cấu, chẳng tịnh, thời có thể học Bát nhã ba la mật được nhứt thiết chủng trí chăng?

 Bạch đức Thế Tôn! Không vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát có thể học Bát nhã ba la mật như vậy thời sẽ được nhứt thiết chủng trí. Tại sao vậy? Vì vô sở đắc vậy.

 Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát phải như vậy mà học Bát nhã ba la mật được Vô thượng Bồ đề như ảo nhơn học. Tại sao vậy? Nên biết rằng ngũ ấm tức là ảo nhơn, ảo nhơn tức là ngũ ấm.

 Nầy Tu Bồ Đề! Ngũ ấm ấy học Bát nhã ba la mật được nhứt thiết củng trí chăng?

 Bạch đức Thế Tôn! Không vậy. Vì ngũ ấm nầy tánh vô sở hữu. Tánh vô sở hữu cũng là bất khả đắc.

 Nầy Tu Bồ Đề! Ngũ ấm như mộng, như ảnh, như hưởng, như dương diệm, như biến hoá, học Bát nhã ba la mật sẽ được nhứt thiết chủng trí chăng?

 Bạch đức Thế Tôn! Không vậy. Vì mộng tánh nhẫn đến biến hóa tánh vô sở hữu. Tánh vô sở hữu cũng là bất khả đắc.

 Lục tình cũng như vậy. Ngũ ấm tức là lục tình, lục tình tức là ngũ ấm.

 Vì những pháp ấy tức là nội không, nhẫn đến vô pháp hữu pháp không nên bất khả đắc.

 Bạch đức Thế Tôn! Bồ Tát mới phát tâm nghe nói Bát nhã ba la mật có kinh sợ rụt rè chăng?

 Nầy Tu Bồ Đề! Bồ Tát mới phát tâm đối với Bát nhã ba la mật, nếu không phương tiện cũng chẳng gặp được bực thiện tri thức, hoặc có kinh sợ, hoặc rụt rè .

 Bạch đức Thế Tôn! Gì là phương tiệnBồ Tát thật hành theo đó được chẳng kinh sợ, rụt rè đối với Bát nhã ba la mật?

 Nầy Tu Bồ Đề! Có Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật đúng với tâm nhứt thiết chủng trí, quán tướng vô thường của? ngũ uẩn cũng bất khả đắc. Đây gọi là có phương tiện.

 Quán tướng khổ, tướng vô ngã tướng vô tác của ngũ uẩn cũng bất khả đắc. Đây gọi là có phương tiện.

 Quán tướng ly, tướng tịch diệt của ngũ uẩn cũng bất khả đắc. Đây gọi là đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mậtphương tiện.

 Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật quán tướng vô thường của ngũ uẩn cũng là bất khả đắc, quán tướng khổ, tướng vô ngã, tướng vô tướng, tướng vô tác, tướng ly, tướng tịch diệt của ngũ uẩn cũng là bất khả đắc. Bấy giờ đại Bồ Tát nghĩ rằng tôi nên vì tất cả chúng sanhgiảng thuyết tướng vô thường cũng là bất khả đắc, tướng khổ, tướng vô ngã nhẫn đến tướng tịch diệt cũng là bất khả đắc. Đây gọi là đại Bồ Tát Đàn na ba la mật.

 Lại nữa, nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát chẳng dùng tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật để quán ngũ uẩn, vô thường cũng bất khả đắc, nhẫn đến chẳng dùng tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật để quán ngũ uẩn, tịch diệt cũng bất khả đắc. Đây gọi là đại Bồ Tát Thi ba la mật.

 Lại nữa, nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật nhẫn thọ ưa thích nơi tướng vô thường, nhẫn đến tướng tịch diệt của các pháp cũng là bất khả đắc. Đây gọi là đại Bồ Tát Sằn đề ba la mật.

 Lại nữa, nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật đúng với tâm nhứt thiết chủng trí, quán tướng vô thường nhẫn đến tướng tịch diệt của ngũ uẩn cũng bất khả đắc, chẳng rời bỏ, chẳng thôi nghĩ. Đây gọi là đại Bồ Tát Tỳ lê gia ba la mật.

 Lại nữa, nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật chẳng móng khởi tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật cùng những tâm bất thiện ác. Đây gọi là đại Bồ Tát Thiền na ba la mật.

 Lại nữa, nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật suy nghĩ như vầy: Chẳng do không sắc nên sắc là không, mà sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức? nhẫn đến ý thức giới cũng như vậy, chẳng phải do không ý thức giới nên ý thức giới là không, mà ý thức giới tức là không, không tức là ý thức giới. Tứ niệm xứ nhẫn đến mười tám pháp bất cộng cũng như vậy, chẳng phải do không pháp bất cộng nên pháp bất cộng là không, mà pháp bất cộng tức là không, không tức là pháp bất cộng. Đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật như vậy không có kinh sợ, rựt rè”.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát được bực thiện trí thức hộ trì nên chẳng kinh sợ rụt rè ?"

 Đức Phật nói: "Nầy Tu Bồ Đề! Có thiện tri thức giảng thuyết sắc nhẫn đến ý thức giới, vô thường, khổ, vô ngã nhẫn đến tịch diệt cũng đều bất khả đắc, gìn giữ thiện căn nầy chẳng hướng về Thanh Văn, Bích Chi Phật đạo mà chỉ hướng về nhứt thiết chủng trí, đây gọi là bậc thiện tri thức của đại Bồ Tát.

 Nầy Tu Bồ Đề! Có thiện tri thức giảng thuyết tu tứ niệm xứ nhẫn đến tu mười tám pháp bất cộng cũng là bất khả đắc, giữ gìn thiện căn nầy chẳng hướng về Thanh Văn, Bích Chi Phật đạo, chỉ hướng về nhứt thiết chủng trí, đây gọi là bực thiện tri thức của đại Bồ Tát”.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là Bồ Tát vì không phương tiện và theo ác tri thức nên kinh sợ, rụt rè khi nghe nói Bát nhã ba la mật nầy”.

 Đức Phật nói: "nầy Tu Bồ Đề! Bồ Tát rời tâm nhứt thiết trí, mà tu Bát nhã ba la mật nên được và nhớ Bát nhã ba la mật nầy, cũng được và nhớ Thiền na ba la mật, Tỳ lê gia ba la mật, Sằn đề ba la mật, Thi la ba la mật, Đàn na ba la mật.

 Bồ Tát rời tâm nhứt thiết trí mà quán các pháp ngũ uẩn, thập nhị xứ, thập bát giới, nội không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không, nơi pháp không đây có nhớ, có được.

 Bồ Tát rời tâm nhứt thiết trí mà tu tứ niệm xứ nhẫn đến tu mười tám pháp bất cộng cũng nhớ, cũng được.

 Như trên đây là vì không phương tiện nên có kinh sợ, rụt rè khi nghe Bát nhã ba la mật nầy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Có ác tri thức bảo Bồ Tát xa rời sáu ba la mật, hoặc chẳng giảng nói ma sự, chẳng giảng nói ma tội, chẳng nói rằng ác ma hiện hình Phật đến bảo Bồ Tát xa rời sáu ba la mật mà nói rằng: "Nầy thiện nam tử, cần gì tu sáu ba la mật làm chi! Nầy Tu Bồ Đề! Phải biết đây là ác tri thức của Bồ Tát.

 Lại có ác ma hiện hình Phật đến chỗ Bồ Tátgiảng thuyết kinh pháp Thanh văn, hoặc trường hàng nhẫn đến luận nghị. Chẳng vì Bồ Tát mà nói ma sự ma tội nầy phải biết đây là ác tri thứ của Bồ Tát.

 Cũng chẳng vì Bồ Tát mà nói ma sự ma tội nầy: Ác ma hiện hình Phật đến bảo Bồ Tát: Nầy thiện nam tử! Ngươi không có tâm thiệt Bồ Tát, ngươi chẳng phải bực bất thối chuyển, ngươi cũng chẳng thể được Vô thượng Bồ đề. Nầy Tu Bồ Đề! Phải biết đây là ác tri thức của Bồ Tát.

 Cũng chẳng giảng, chẳng dạy ma sự, ma tội như vậy: Ác ma hiện hình Phật đến bảo Bồ Tát rằng sắc không nhẫn đến pháp bất cộng không, Bát nhã ba la mật không nhẫn đến Đàn na ba la mật không, vậy ngươi cầu Vô thượng Bồ đề để làm gì !

 Nầy Tu Bồ Đề! Phải biết đây là ác tri thức của Bồ Tát.

 Cũng chẳng giảng, chẳng dạy ma sự ma tội như vậy: Ác ma hiện hình Bích Chi Phật đến bảo Bồ Tát rằng mười phương đều rỗng không, trong đó chẳng có Phật, Bồ TátThanh văn. Nầy Tu Bồ Đề! Phải biết đây là ác tri thức của Bồ Tát.

 Cũng chẳng giảng dạy ma sự, ma tội như vầy: Ác ma hiện hình Hòa Thượng A Xà Lê đến bảo Bồ Tát bỏ nhứt thiết chủng trí, bỏ Bồ Tát đạo, bảo Bồ Tát bỏ tứ niệm xứ nhẫn đến mười tám pháp bất cộng, bảo Bồ Tát nhập không, vô tướng, vô tác để chứng quả Thanh Văn, cần gì Vô thượng Bồ đề. Nầy Xá Lợi Phất! Phải biết đây là ác tri thức của Bồ Tát.

 Cũng chẳng giảng dạy ma sự, ma tội như vầy: Ác ma hiện hình cha mẹ đến bảo Bồ Tát tinh tấn cầu chứng quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến quả A La Hán, cần gì phải cầu Vô thượng Bồ đề. Nếu cầu Vô thượng Bồ đề sẽ phải thọ sanh tử trong vô lượng vô số kiếp, phải bị chặt tay, chặt chân đau khổ. Nầy Xá Lợi Phất! Phải biết đây là ác tri thức của Bồ Tát.

 Có tri thức chẳng giảng? chẳng dạy ma sự ma tội như vầy: Ác ma hiện hình Tỳ Kheo đến bảo Bồ Tát các pháp nhãn sắc nhãn đến ý vô thường, khổ, vô ngã, không, vô tướng, vô tác, ly, tịch diệt đều là pháp bất khả đắc. Cũng dùng pháp khả đắc để nói tứ niệm xứ nhẫn đến pháp bất cộng. Nầy Tu Bồ Đề! Phải biết đây là ác tri thức của Bồ Tát. Đã biết rồi thời phải lánh xa hạng ác tri thức nầy”.

 PHẨM CÚ NGHĨA
 THỨ MƯỜI HAI

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là Bồ Tát cú nghĩa?"

 Đức Phật nói: "Nầy Tu Bồ Đề! Không cú nghĩaBồ Tát cú nghĩa.

 Tại sao vậy? Vì? Vô thượng Bồ đề không có nghĩa xứ cũng không có ngã, thế nên không cú nghĩaBồ Tát cú nghĩa.

 Ví như chim bay trong hư không chẳng có dấu tích, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

 Ví như những sự thấy trong giấc mộng không chỗ có, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy

 Ví như ảo thuật, dương diệm, ảnh hưởng, biến hóa đều không có thiệt nghĩa, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

 Ví như pháp như, pháp tánh, pháp tướng, pháp vị và thiệt tế không có nghĩa, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

 Ví như sắc, thọ, tưởng, hành, thức của ảo nhơn không có nghĩa, đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

 Ví như lục căn, lục trần, lục thức của ảo nhơn không có nghĩa, ví như nhãn xúc, nhơn duyên, sanh thọ nhẫn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ của ảo nhơn không có nghĩa, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

 Như lúc ảo nhơn thật hành nội không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không chẳng có nghĩa, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

 Như lúc ảo nhơn thật hành tứ niệm xứ nhẫn đến pháp bất cộng không có nghĩa, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

 Như Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, sắc, thọ, tưởng, hành, thức không có nghĩa vì ngũ uẩn đây không có vậy, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

 Như đức Phật, nhãn đến ý, sắc đến pháp, nhãn xúc đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ đều không xứ sở , đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

 Như đức Phật, nội không đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến pháp bất cộng đều không xứ sở , Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

 Như trong tánh hữu vi không, tánh nghĩa vô vi, trong tánh vô vi không, tánh nghĩa hữu vi, đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

 Như bất sanh, bất diệt không xứ sở như bất tác, bất xuất, bất đắc, bất cấu, bất tịnh đều không xứ sở , Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy”.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Vì pháp gì bất sanh, bất diệt nên không xứ sở ? Vì pháp gì bất tác, bất xuất, bất đắc, bất cấu, bất tịnh nên không xứ sở ?"

 Đức Phật nói: "Nầy Tu Bồ Đề! Vì ngũ uẩn, thập nhị xứ, thập bát giới đều bất sanh, bất diệt nhẫn đến bất cấu, bất tịnh nên không xứ sở. Vì tứ niệm xứ đến pháp bất cộng đều bất sanh, bất diệt nhẫn đến bất cấu, bất tịnh nên không xứ sở.

 Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Như nơi tứ niệm xứ đến pháp bất cộng, tịnh nghĩa rốt ráo bất khả đắc, đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

 Như trong tịnh, ngã nhẫn đến tri giả, kiến giả đều bất khả đắc, vì ngã đến kiến giả đều không chỗ có vậy. Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Ví như lúc mặt nhựt mọc lên thời không có tối tăm. Đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

 Như thời kỳ kiếp thiêu không có tất cả vật. Đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

 Như trong Phật giới không có phá giới. Đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

 Như trong Phật định không có loại tâm, trong Phật huệ không có ngu si, trong Phật giải thoát không có chẳng giải thoát, trong Phật giải thoát tri kiến không có chẳng giải thoát tri kiến. Đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

 Như trong Phật quang thời nguyệt quang, nhựt quang không hiện, như trong Phật quang thời quang minh của chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc đều không hiện. Đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

 Tại sao vậy? Vì Vô thượng Bồ đề cùng Bồ TátBồ Tát cú nghĩa, tất cả pháp đây đều chẳng hiệp, chẳng tan, không sắc, không hình, không đối là nhứt tướng, chính là vô tướng.

 Nầy Tu Bồ Đề! Vô ngại tướng trong tất cả pháp đây, đại Bồ Tát phải nên học, cũng phải nên biết”.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Những gì là tất cả pháp? Thế nào là vô ngại tướng trong tất cả pháp mà phải học? , phải biết?"

 Đức Phật nói: "Nầy Tu Bồ Đề! Tất cả pháp là pháp thiện, pháp bất thiện, pháp hữu ký, pháp vô ký, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp cộng? , pháp bất cộng. Đây gọi là tất cả pháp, trong tất cả pháp vô ngại tướng đây, đại Bồ Tát phải học? , phải biết”.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Những gì là pháp thiện thế gian nhẫn đến những gì là pháp bất cộng?"

 Đức Phật nói: "Nầy Tu Bồ Đề! Pháp thiện thế gianhiếu thuận với cha mẹ , cúng dường Sa Môn, Bà La Môn, cúng thờ bậc tôn trưởng? , chỗ phước bố thí, chỗ phước trì giới, chỗ phước tu thiền định? , chỗ phước khuyến đạo, phương tiện sanh phước đức, thập thiện đạo thế gian, quán tưởng chín tướng bất tịnh : tướng xanh, tướng sình, tướng máu, tướng nứt, tướng nhũn bấy, tướng bị ăn, tướng tan rã, tướng xương, tướng thiêu, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng niệm giới, niệm xả, niệm Thiên, niệm thiện, niệm hơi thở , niệm thân thể? , niệm chết. Đây gọi là pháp thiện thế gian.

 Nầy Tu Bồ Đề! Những gì là pháp bất thiện? Sát sanh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, tham lẫn, não hại, tà kiến, thập bát thiện đạo nầy gọi là pháp bất thiện.

 Nầy Tu Bồ Đề! những gì là pháp hữu ký? Pháp thiện hoặc pháp bất thiện gọi là pháp hữu

 Nầy Tu Bồ Đề! Những gì là pháp vô ký? Vô ký thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, vô ký tứ đại, vô ký ngũ ấm, thập nhị nhập, thập bát giới, vô ký báo, đây gọi là pháp vô ký.

 Nầy Tu Bồ Đề! Những gì là pháp thế gian? Ngũ ấm, thập nhị nhập, thập bát giới, thập thiện đạo, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, đây gọi là pháp thế gian.

 Nầy Tu Bồ Đề! Những gì là pháp xuất thế gian? Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ vô ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần, không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô tác giải thoát môn, vị tri dục tri căn, tri căn dĩ tri căn, hữu giác hữu quán tam muội, vô giác hữu quán tam muội, vô giác vô quán tam muội, bát bội xả, nội không đến vô pháp hữu pháp không, thập lực, tứ vô sở úy, tứ vô ngại trí, mười tám pháp bất cộng, nhứt thiết trí, đây gọi là pháp xuất thế gian.

 Nầy Tu Bồ Đề! Những gì là pháp hữu lậu? Ngũ ấm, thập nhị nhập, thập bát giới, lục chủng, lục xúc, lục thọ, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, đây gọi là pháp hữu lậu.

 Nầy Tu Bồ Đề! Những gì là pháp vô lậu? Tứ niệm xứ nhẫn đến bất cộng phápnhứt thiết trí, đây gọi là pháp vô lậu.

 Nầy Tu Bồ Đề! Những gì là pháp hữu vi? Nếu là pháp có sanh, có trụ, có diệt, Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, ngũ ấm nhẫn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ, tứ niệm xứ nhẫn đến pháp bất cộngnhứt thiết trí, đây gọi là pháp hữu vi.

 Nầy Tu Bồ Đề! Những gì là pháp vô vi? Nếu là pháp bất sanh, bất trụ, bất diệt, sạch tham, sân, si, pháp như, pháp tánh, pháp tướng, pháp vị, thiệt tế, đây gọi là pháp vô vi.

 Nầy Tu Bồ Đề! Những gì là cộng pháp? Tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, đây gọi là cộng pháp.

 Nầy Tu Bồ Đề! Những gì là bất cộng pháp? Tứ niệm xứ nhẫn đến mười tám pháp bất cộng, đây gọi là bất cộng pháp.

 Nầy Tu Bồ Đề! Ở trong những pháp tứ tướng không đây, đại Bồ Tát chẳng nên chấp trước, vì bất động vậy. Đại Bồ Tát cũng phải biết tất cả pháp chẳng có hai tướng, vì bất động vậy.

 Đây gọi là Bồ Tát nghĩa”.

 PHẨM KIM CANG
 THỨ MƯỜI BA

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Do cớ gì mà Bồ Tát được gọi là đại Bồ Tát?"

 Đức Phật nói: "Nầy Tu Bồ Đề! Ở trong quyết định chúng, Bồ Tát nầy là bực thượng thủ nên gọi là đại Bồ Tát.

 Đây là quyết định chúng: tánh địa nhơn, bát nhơn, Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật, sơ phát tâm Bồ Tát nhẫn đến bất thối chuyển địa Bồ Tát.

 Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát phát đại tâm chẳng hư hoại như kim cang, thời sẽ là bực thượng thủ trong quyết định chúng”.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa "Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát phát tâm thế nào mà gọi là phát đại tâm như kim cang chẳng hư hoại?"

 Đức Phật nói: "Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát phát sanh tâm như vầy:

 Ở trong vô lượng đời sanh tử, tôi sẽ đại thệ trang nghiêm, tôi sẽ bỏ tất cả sở hữu, tôi sẽ đối với tất cả chúng sanh bằng tâm bình đẳng, tôi sẽ phải đem Tam thừa độ thoát tất cả chúng sanh, làm cho họ nhập vô dư Niết Bàn, tôi độ tất cả chúng sanh xong rồi nhẫn đến không có một người nhập Niết Bàn, tôi sẽ phải hiểu rõ tướng bất sanh của tất cả pháp, tôi sẽ thuần dùng tâm nhứt thiết chủng trí để thật hành sáu ba la mật, tôi sẽ phải học trí huệ tỏ thấu tất cả pháp, tôi sẽ phải tỏ thấu chư pháp nhứt tướng trí môn, tôi sẽ phải tỏ thấu nhẫn đến chư pháp vô lượng tướng trí môn.

 Đây gọi là đại Bồ Tát phát sanh đại tâm chẳng hư hoại như kim cang.An trụ trong đại tâm nâỳ , đại Bồ Tát là bực thượng thủ trong quyết định chúng. Vì pháp dụng đây vô sở đắc vậy.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát phát tâm như vầy:

 Tôi sẽ thay thế cho tất cả chúng sanh trong mười phương mà chịu những sự đau khổ, hoặc chúng sanh Địa ngục, hoặc chúng sanh các loài Súc sanh hoặc chúng sanh Ngạ quỷ , nhẫn đến thay thế chịu khổ nhọc cho mỗi một chúng sanh trong vô lượng trăm ngàn ức kiếp đến khi nào chúng sanh ấy đã được nhập vô dư Niết Bàn, sau đó tôi tự vun trồng thiện căn trong vô lượng trăm ngàn ức vô số kiếp sẽ được Vô thượng Bồ đề.

 Đây là đại tâm như kim cang chẳng hư hoại. An trụ trong đại tâm nầy, đại Bồ Tát là bực thượng thủ trong quyết định chúng.

 Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát lại phát sanh đại khoái tâm. Từ lúc sơ phát tâm nhẫn đến khi thành Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát chẳng sanh tâm tham nhiễm, sân khuể, ngu si, kiêu mạn, cũng chẳng sanh tâm Thanh Văn, tâm Bích Chi Phật.

 Đây là đại khoái tâm. An trụ trong đại khoái tâm nầy, đại Bồ Tát là bực thượng thủ trong quyết định chúng. Đại Bồ Tát cũng chẳng nghĩ nhớ có đại khoái tâm nầy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát lại phải phát sanh bất động tâm, chính là tâm thường nghĩ nhớ nhứt thiết chủng trí, cũng chẳng nghĩ nhớ là mình có tâm bất động nầy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát lại phải phát sanh tâm lợi ích an lạc cho tất cả chúng sanh, chính là cứu tế tất cả chúng sanh và chẳng rời bỏ tất cả chúng sanh, cũng chẳng nghĩ nhớ có tâm lợi ích an lạc nầy.

 Do đây nên đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật là bậc thượng thủ trong quyết định chúng

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát phải phát sanh tâm dục pháp, hỉ pháp, lạc pháp.

 Gì là pháp? Chính là thiệt tướng của các pháp. Nơi pháp nầy mà tin chịu và lãnh thọ thời gọi là dục pháp và hỉ pháp. Còn thường tu hành pháp nầy thời gọi là lạc pháp.

 Do đây nên đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật có thể làm bực thượng thủ trong quyết định chúng. Vì pháp dụng đây vô sở đắc vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát an trụ nội không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không, thời có thể làm thượng thủ trong quyết định chúng. Vì pháp dụng đây vô sở đắc vậy.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát an trụ trong tứ niệm xứ nhẫn đến trong mười tám pháp bất cộng, thời có thể làm thượng thủ trong quyết định chúng. Vì pháp dụng đây vô sở đắc vậy.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát an trụ trong như kim cang tam muội nhẫn đến an trụ trong ly chấp trước như hư không bất nhiễm tam muội, thời là bực thượng thủ trong quyết định chúng. Vì pháp dụng đây vô sở đắc vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát an trụ trong các pháp như vậy thời có thể làm thượng thủ trong quyết định chúng. Do duyên cớ gì mà Bồ Tát được gọi là đại Bồ Tát”.

 PHẨM ĐOẠN CHƯ KIẾN
 THỨ MƯỜI BỐN

 Ngài Xá Lợi Phất thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Con cũng muốn nói sở dĩ Bồ Tát được gọi là đại Bồ Tát”.

 Đức Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất: "Ông cứ nói"

 Ngài Xá Lợi Phất nói: "Ngã kiến, thọ kiến, mạng kiến, chúng sanh kiến, sanh kiến, dưỡng dục kiến, chúng số kiến, nhơn kiến, tác kiến, sử tác kiến, khởi kiến, sử khởi kiến, thọ kiến, sử thọ kiến, tri giả kiến, kiến giả kiến, đoạn kiến, thường kiến, hữu kiến, vô kiến, ấm kiến, nhập kiến, hữu kiến, giới kiến, đế kiến, nhơn duyên kiến, niệm xứ kiến, nhẫn đến bất cộng pháp kiến, Phật đạo kiến, thành tựu chúng sanh kiến, tịnh Phật quốc độ kiến, Phật kiến, chuyển pháp luân kiến.

 Vì dứt trừ những kiến chấp trên đây mà vì mọi người thuyết pháp nên Bồ Tát được gọi là đại Bồ Tát”.

 Ngài Tu Bồ Đề hỏi: "Duyên cớ gì mà sắc kiến là vọng kiến? Duyên cớ gì thọ, tưởng, hành, thức kiến nhẫn đến chuyển pháp luân kiến là vọng kiến?"

 Ngài Xá Lợi Phất nói: "Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, vì không phương tiện nên Bồ Tát ở nơi sắc sanh kiến chấp, ở nơi thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến chuyển pháp luân sanh kiến chấp, vì pháp dung hữu sở đắc vậy.

 Nơi đây đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật dùng sức phương tiện mà vì họ thuyết pháp để dứt trừ những vọng kiến, vì pháp dụng vô sở đắc vậy"

 Ngài Tu Bồ Đề bạch đức Phật: "Bạch đức Thế Tôn! Con cũng muốn nói sở dĩBồ Tát được gọi là đại Bồ Tát”.

 Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: "Ông cứ nói”.

 Ngài Tu Bồ Đề nói: "Tâm Vô thượng Bồ đề, tâm vô đẳng đây chẳng cùng chung với tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật. Tại sao vậy? Vì đây là tâm nhứt thiết trí vô lậu chẳng hệ phược. Cũng chẳng chấp trước trong tâm nhứt thiết trí vô lậu chẳng hệ phược đây. Do duyên cớ nầy mà Bồ Tát được gọi là đại Bồ Tát”.

 Ngài Xá Lợi Phất hỏi: "Những gì là tâm vô đẳng đẳng của đại Bồ Tát chẳng cùng chung với tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật?"

 Ngài Tu Bồ Đề nói: "Đại Bồ Tát từ lúc sơ phát tâm trở đi trọn không thấy một pháp nào có sanh, có diệt, có cấu, có tịnh, có tăng, có giảm. Nếu đã là pháp chẳng sanh, chẳng diệt chẳng cấu, chẳng tịnh, chẳng tăng, chẳng giảm, thời trong đó không tâm Thanh Văn, không tâm Bích Chi Phật, không tâm Vô thượng Bồ đề, không Phật tâm. Đây gọi là tâm vô đẳng đẳng của đại Bồ Tát chẳng cùng chung với tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật”.

 Ngài Xá Lợi Phất nói: "Như lời Ngài Tu Bồ Đề nói, trong tâm nhứt thiết trí vô lậu chẳng hệ phược đây cũng chẳng chấp trước.

 Nầy Ngài Tu Bồ Đề! Sắc cũng chẳng chấp trước, thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng chấp trước, tứ niệm xứ nhẫn đến bất cộng pháp cũng chẳng chấp trước. Sao Ngài chỉ nói tâm đây chẳng chấp trước?"

 Ngài Tu Bồ Đề nói: "Phải lắm! Sắc nhẫn đến pháp bất cộng cũng chẳng chấp trước”.

 Ngài Xá Lợi Phất nói: "Tâm phàm phu cũng là vô lậu chẳng hệ phược, vì tánh rỗng không vậy. Tâm Thanh Văn, tâm Bích Chi Phật, tâm chư Phật cũng là vô lậu chẳng hệ phược, vì tánh rỗng không vậy”.

 Ngài Tu Bồ Đề nói: "Phải lắm!"

 Ngài Xá Lợi Phất nói: "Sắc cũng là vô lậu chẳng hệ phược, vì tánh không vậy. Thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ cũng là vô lậu chẳng hệ phược, vì tánh không vậy. Tứ niệm xứ nhân đến mười tám pháp bất cộng cũng là vô lậu chẳng hệ phược, vì tánh không vậy”.

 Ngài Tu Bồ Đề nói: "Vâng ! Như lời Ngài Xá Lợi Phất đã nói, tâm phàm phu nhẫn đến pháp bất cộng cũng là vô lậu chẳng hệ phược, vì tánh không vậy”.

 Ngài Xá Lợi Phất nói: "Như lời Ngài Tu Bồ Đề đã nói, vì tâm là không nên chấp trước tâm.

 Nầy Tu Bồ Đề! Vì sắc là không nên chẳng chấp trước sắc. Vì thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến ý xúc, sanh thọ là không nên chấp trước, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến chẳng chấp trước ý xúc, sanh thọ. Vì tứ niệm xứkhông nhẫn đến bất cộng pháp là không nên chẳng chấp trước tứ niệm xứ, nhẫn đến chẳng chấp trước bất cộng pháp”.

 Ngài Tu Bồ Đề nói: "Vâng, vì sắc là không nên trong sắc chẳng chấp trước. Nhẫn đến vì bất cộng pháp là không nên trong bất cộng pháp chẳng chấp trước.

 Đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật dùng tâm Vô thượng Bồ đề, tâm vô đẳng đẳng chẳng cùng chung với tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật, cũng chẳng nghĩ nhớ có tâm vô đẳng đẳng nầy, vì pháp dụng vô hữu vậy. Do duyên cớ nầy mà Bồ Tát được gọi là đại Bồ Tát”.

 PHẨM PHÚ LÂU NA
 THỨ MƯỜI LĂM

 Ngài Phú Lâu Na Đa La Ni Tử bạch đức Phật: "Bạch đức Thế Tôn! Con cũng thích nói sở dĩBồ Tát được gọi là đại Bồ Tát”.

 Đức Phật bảo Ngài Phú Lâu Na: "Ông cứ nói”.

 Ngài Phú Lâu Na nói: "Bồ Tát nầy đại thệ trang nghiêm, Bồ Tát nầy phát xu Đại thừa, Bồ Tát nầy ngồi nơi Đại thừa, nên Bồ Tát nầy được gọi là đại Bồ Tát”.

 Ngài Xá Lợi Phất hỏi: "Thế nào gọi là đại thệ trang nghiêm?"
 

 Ngài Phú Lâu Na nói: "Đại Bồ Tát chẳng phân biệt là vì bao nhiêu người mà an trụ Đàn na ba la mật và thật hành Đàn na ba la mật. Mà chính là vì tất cả chúng sanhđại Bồ Tát an trụ Đàn na ba la mật và thật hành Đàn na ba la mật.

 Như Đàn na ba la mật, về Thi la, Sằn đề, Tỳ lê gia, Thiền naBát nhã ba la mật cũng vậy. Chẳng phải vì bao nhiêu người, mà chính là vì tất cả chúng sanhđại Bồ Tát an trụ Bát nhã ba la mật và thật hành Bát nhã ba la mật.

 Đại Bồ Tát đại thệ trang nghiêm, chẳng hạn cuộc trong một số chúng sanh. Chẳng nghĩ rằng tôi sẽ cứu độ những người nầy mà chẳng độ các người kia. Cũng chẳng nói rằng tôi sẽ làm cho những người nầy đến Vô thượng Bồ đề còn những người kia thời không. Đại Bồ Tát vì tất cả chúng sanhđại thệ trang nghiêm.

 Đại Bồ Tát lại nghĩ rằng tôi sẽ tự đầy đủ Đàn na ba la mật nhẫn đến tự đầy đủ Bát nhã ba la mật, cũng làm cho tất cả chúng thật hành sáu ba la mật.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Đàn na ba la mật, đại Bồ Tátbố thí bao nhiêu đều đúng với tâm nhứt thiết trí, cùng chung với tất cả chúng sanh hướng về Vô thượng Bồ đề. Đây là Đàn na ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc đại Bồ Tát thật hành Đàn na ba la mật.

 Lúc thật hành Đàn na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết tríbố thí, chẳng hướng đến quả Thanh Văn, Bích Chi Phật. Đây gọi là Thi la ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Đàn na ba la mật.

 Lúc thật hành Đàn na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết tríbố thí. Tin chịu ưa thích nơi pháp bố thí nầy. Đây gọi là Sằn đề ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Đàn na ba la mật.

 Lúc thật hành Đàn na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết tríbố thí. Luôn siêng năng bố thí như vậy không thôi nghĩ. Đây gọi là Tỳ lê gia ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Đàn na ba la mật.

 Lúc thật hành Đàn na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết tríbố thí. Thường nhiếp tâm chẳng để móng tâm thanh Văn, Bích Chi Phật. Đây gọi là Thiền na ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Đàn na ba la mật.

 Lúc thật hành Đàn na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết tríbố thí. Quán các pháp như ảo. Chẳng thấy có người thí, chẳng thấy có vật cho, chẳng thấy có người thọ. Đây gọi là Bát nhã ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc đại Bồ Tát thật hành Đàn na ba la mật.

 Đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, chẳng lấy, chẳng được những tướng của ba la mật, phải biết đó là đại Bồ Tát đại thệ trang nghiêm.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Thi la ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết tríbố thí, cùng chung với tất cả chúng sanh hướng về Vô thượng Bồ đề. Đây gọi là đại Bồ Tát Đàn na ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Thi la ba la mật.

 Lúc thật hành? Thi la ba la mật, đối với các pháp nầy, đại Bồ Tát tin chịu ưa thích. Đây gọi là Sằn đề ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành thi la ba la mật.

 Lúc thật hành Thi la ba la mật, đại Bồ Tát siêng tu chẳng nghĩ. Đây gọi là Tỳ lê gia ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Thi la ba la mật.

 Lúc thật hành Thi la ba la mật đại Bồ Tát chẳng nhiếp thọ tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật. Đây gọi là Thiền na ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Thi la ba la mật.

 Lúc thật hành Thi la ba la mật, đại Bồ Tát quán tất cả pháp như ảo, cũng chẳng nghĩ nhớ có giới luật nầy, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Đây gọi là Bát nhã ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành thi la ba la mật.

 Đại Bồ Tát lúc thật hành Thi la ba la mật, nhiếp cả năm ba la mật kia nên gọi là đại thệ trang nghiêm.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Sằn đề ba la mật, đại Bồ Tát cùng chung với tất cả chúng sanh hướng về vô thượng Bồ đề. Đây gọi là Đàn na ba la mật lúc thật hành Sằn đề ba la mật.

 Lúc thật hành? Sằn đề ba la mật, đại Bồ Tát chỉ thọ tâm nhứt thiết trí mà chẳng thọ tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật. Đây gọi là Thi la ba la mật lúc thật hành Sằn đề ba la mật.

 Lúc thật hành Sằn đề ba la mật, đại Bồ Tát thân tâm tinh tấn chẳng thôi nghĩ đúng với tâm nhứt thiết trí. Đây gọi là Tỳ lê gia ba la mật lúc thật hành Sằn đề ba la mật.

 Lúc thật hành Sằn đề ba la mật, đại Bồ Tát nhiếp tâm một chỗ, dầu có bị đau khổ cũng chẳng tán loạn. Đây gọi là Thiền na ba la mật lúc thật hành Sằn đề ba la mật.

 Lúc thật hành Sằn đề ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, quán các pháp rỗng không, chẳng có tác giả, chẳng có thọ giả, dầu bị người mắng nhiếc, chém đâm, tâm Bồ Tát như ảo, như mộng. Đây gọi là Bát nhã ba la mật lúc thật hành Sằn đề ba la mật.

 Đại Bồ Tát lúc thật hành Sằn đề ba la mật nhiếp cả các môn ba la mật kia nên gọi là đại thệ trang nghiêm.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết tríbố thí, chẳng để thân tâm giải đãi. Đây gọi là Đàn na ba la mật lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật.

 Lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật, đại Bồ Tát thỉ chung vẫn trì giới thanh tịnh đầy đủ. Đây gọi là Thi la ba la mật lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật.

 Lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trítu hành nhẫn nhục. Đây gọi là Sằn đề ba la mật lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật.

 Lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trínhiếp tâm ly dục nhập các môn thiền định. Đây gọi là Thiền na ba la mật lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật.

 Lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, chẳng chấp lấy tướng của các pháp, nơi tướng chẳng chấp lấy nầy cũng chẳng chấp trước. Đây gọi là Bát nhã ba la mật lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật.

 Đại Bồ Tát lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật nhiếp cả các môn ba la mật kia nên gọi là đại thệ trang nghiêm.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Thiền na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết tríbố thí. Tâm vẫn ở trong định không xao động. Đây gọi là Đàn na ba la mật lúc thật hành Thiền na ba la mật.

 Lúc thật hành Thiền na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trítrì giới, do sức thiền định nên các pháp phá giới không xen vào được. Đây gọi là Thi la ba la mật lúc thật hành Thiền na ba la mật.

 Lúc thật hành Thiền na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, vì sức từ bi tam muội nên nhẫn chịu tất cả khổ hại. Đây gọi là Sằn đề ba la mật lúc thật hành Thiền na ba la mật.

 Lúc thật hành Thiền na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, nơi thiền định chẳng ham, chẳng chấp, thường cầu tăng tiến từ một thiền đến một thiền. Đây gọi là Tỳ lê gia ba la mật lúc thật hành Thiền na ba la mật.

 Lúc thật hành Thiền na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết, không y chỉ nơi tất cả pháp, cũng chẳng thọ sanh theo thiền. Đây gọi là Bát nhã ba la mật lúc thật hành Thiền na ba la mật.

 Đại Bồ Tát lúc thật hành Thiền na ba la mật, nhiếp cả các môn ba la mật kia nên gọi là đại thệ trang nghiêm.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết tríbố thí, không lẫn tiếc những sở hữu trong thân, ngoài thân, chẳng thấy người cho, kẻ thọ và tài vật. Đây gọi là Đàn na ba la mật lúc thật hành Bát nhã ba la mật.

 Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí nên không thấy có hai sự trì giớiphá giới. Đây gọi là Thi la ba la mật lúc thật hành Bát nhã ba la mật.

 Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, chẳng thấy kẻ mắng nhiếc, kẻ đánh đập, kẻ giết hại, cũng chẳng thấy dùng pháp không nầy để nhẫn nhục. Đây gọi là Sằn đề ba la mật lúc thật hành Bát nhã ba la mật.

 Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, quán các pháp rốt ráo không cho tâm đại bitinh cần thật hành các pháp hạnh. Đây gọi là Tỳ lê gia ba la mật.

 Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà nhập thiền định, quán các thiền định ly tướng, tướng không, tướng vô tướng, tướng vô tác. Đây gọi là Thiền na ba la mật lúc thật hành Bát nhã ba la mật.

 Đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, nhiếp cả năm môn ba la mật kia nên gọi là đai thệ trang nghiêm

 Bồ Tát đại thệ trang nghiêm nầy được chư Phật nười phương hoan hỉ xưng danh giữa đại chúng để ca ngợi rằng cõi nước đó có đại Bồ Tát đó đại thệ trang nghiêm, thành tựu chúng? sanh, thành tựu Phật quốc”.

 Ngài Xá Lợi Phất hỏi: "Thế nào là đại Bồ Tát phát xu đại thừa?"

 Ngài Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử nói: "Lúc thật hành sáu ba la mật, đại Bồ Tát xa lìa ái dục cùng những pháp ác bất thiện, ly sanh hỉ lạc hữu giác hữu quán nhập sơ thiền, nhẫn đến xả niệm thanh tịnh nhập tứ thiền, dùng tâm từ bi hỉ xả quảng đại vô nhị vô lượng khắp cùng một phương nhẫn đến mười phương tất cả thế gian. Lúc nhập thiền, xuất thiền, Bồ Tát nầy đem các thiền, các vô lượng tâm cùng chung với tất cả chúng sanh hướng đến nhứt thiết trí. Đây gọi là đại Bồ Tát Thiền na ba la mật phát xu Đại thừa.

 Bồ Tát nầy an trụ trong thiền vô lượng tâm nghĩ rằng tôi sẽ được nhứt thiết chủng trí vì dứt sạch phiền não cho tất cả chúng sanh nên sẽ vì họ mà thuyết pháp. Đây gọi là Đàn na ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành Thiền na ba la mật.

 Nếu đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà tu tứ thiền? Và trụ trong tứ thiền chẳng nạp thọ tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật. Đây gọi là Thi la ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành Thiền na ba la mật.

 Nếu đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí nhập các thiền mà nghĩ rằng tôi vì dứt phiền não cho tất cả chúng sanh nên sẽ thuyết pháp, nơi đây nhẫn thọ ưa thích. Đây gọi là Sằn đề ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành Thiền na ba la mật.

 Nếu đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí nhập các thiền, bao nhiêu thiện căn đều hướng về nhứt thiết trí, siêng tu không thôi nghỉ. Đây gọi là Tỳ lê gia ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành Thiền na ba la mật.

 Nếu đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí nhập tứ thiền, quán tướng vô thường, tướng khổ, tướng vô ngã, tướng không? , tướng vô tướng, tướng vô tác, cùng chung với tất cả chúng sanh hướng về nhứt thiết trí. Đây gọi là Bát nhã ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành Thiền na ba la mật.

 Đây gọi là đại Bồ Tát phát xu Đại thừa vậy.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát phát xu Đại thừa thật hành từ tâm nghĩ rằng tôi sẽ làm cho tất cả chúng sanh được an lạc. Nhập bi tâm nghĩ rằng tôi sẽ cứu tế tất cả chúng sanh. Nhập hỉ tâm nghĩ rằng tôi sẽ độ tất cả chúnh sanh. Nhập xã tâm nghĩ rằng tôi sẽ làm cho tất cả chúng sanh được lậu tận. Đây gọi là Đàn na ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm.

 Đại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm tam muội nầy chỉ hướng về nhứt thiết trí mà chẳng hướng đến Thanh Văn, Bích Chi Phật. Đây gọi là Thi la ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm.

 Đại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm chẳng ham quả Thanh Văn, Bích Chi Phật, chỉ nhẫn thọ ưa thích nhất thiết trí. Đây gọi là Sằn đề ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm.

 Đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà thật hành tứ vô lượng tâm chỉ thật hiện hạnh thanh tịnh. Đây gọi là Tỳ lê gia ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm.

 Đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí nhập vô lượng tâm tam muội, cũng chẳng thọ sanh theo thiền vô lượng tâm. Đây gọi là phương tiện Bát nhã ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm.

 Đây gọi là đại Bồ Tát phát xu Đại thừa vậy.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà tu tứ niệm xứ đến bát thánh đạo phần, đúng với tâm nhứt thiết trí mà tu ba môn giải thoát đến mười tám pháp bất cộng. Đây gọi là đại Bồ Tát phát xu Đại thừa.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát trí huệ trong nội không, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Nhẫn đến trí huệ trong vô pháp hữu pháp không, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Đây gọi là đại Bồ Tát phát xu Đại Thừa.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! trong tất cả pháp, đại Bồ Tát trí huệ chẳng loạn, chẳng định. Đây gọi là đại Bồ Tát phát xu Đại thừa.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát trí huệ chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, trí huệ chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải thiệt, chẳng phải không hư, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã. Đây gọi là đại Bồ Tát phát xu Đại thừa, vì pháp dụng vô sở đắc vậy.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát trí huệ chẳng đi trong ba thời gian quá khứ, hiện tại, vị lai, cũng chẳng phải là chẳng biết rõ ba thời gian. Đây gọi là đại Bồ Tát phát xu Đại thừa, vì pháp dụng vô sở đắc vậy.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát trí huệ chẳng đi trong ba cõi Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, cũng chẳng phải là chẳng biết rõ ba cõi, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Đây gọi là đại Bồ Tát phát xu Đại thừa.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát trí huệ chẳng đi trong pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, cũng chẳng phải là chẳng biết rõ tất cả pháp, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Đây gọi là đại Bồ Tát phát xu Đại thừa”.
 

 PHẨM THỪA ĐẠI THỪA
 THỨ MƯỜI SÁU

 Ngài Xá Lợi Phất hỏi: "Thế nào là đại Bồ Tát ngồi Đại thừa?"

 Ngài Phú Lâu Na nói: "Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát ngồi Đàn na ba la mật nhẫn đến ngồi Bát nhã ba la mật, cũng chẳng thấy có Đàn na nhẫn đến chẳng thấy có Bát nhã, cũng chẳng thấy có Bồ Tát, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Đây gọi là đại Bồ Tát ngồi sáu ba la mật, cũng gọi là ngồi Đại thừa.

 Lại nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát nhứt tâm đúng với nhứt thiết trí mà tu tứ niệm xứ nhẫn đến tu mười tám pháp bất cộng, vì pháp không, nên cũng bất khả đắc. Đây gọi là đại Bồ Tát ngồi Đại thừa.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát nghĩ rằng Bồ Tát chỉ có danh tựchúng sanh bất khả đắc vậy. Đây gọi là đại Bồ Tát ngồi Đại thừa.

 Đại Bồ Tát nghĩ rằng sắc đến thức nhãn đến ý, sắc đến chấp, nhãn giới đến ý thức giới đều chỉ có danh tự, vì đều bất khả đắc vậy. Lại nghĩ rằng tứ niệm xứ đến bát thánh đạo phần, nội không đến vô pháo hữu pháp không đến mười tám pháp bất cộng đều chỉ có danh tự vì đều bất khả đắc vậy. Lại nghĩ rằng pháp như, pháp tướng, pháp tánh, pháp vị, thiệt tế đều chỉ có danh tự vì đều bất khả đắc vậy. Lại nghĩ rằng Vô thượng Bồ đề và Phật chỉ có danh tựbất khả đắc vậy. Đây gọi là đại Bồ Tát ngồi Đại thừa.

 Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Từ khi sơ phát tâm, đại Bồ Tát đầy đủ thần thông thành tựu chúng sanh, từ một quốc độ đến một quốc độ, đại Bồ Tát cúng dường kính trọng tán thán chư Phật, nghe chư Phật dạy pháp Đại thừa. Đây gọi là đại Bồ Tát ngồi Đại thừa.

 Đại Bồ Tát từ một Phật quốc đến một Phật quốc để thanh tịnh quốc độ, thành tựu chúng sanh, trọn không có cảm tưởng Phật quốc, cũng không có cảm tưởng chúng sanh. Bồ Tát nầy an trụ trong pháp bất nhị, vì chúng sanh mà thọ thân, tùy chỗ đáng được độ mà tự hiện thân hình để thuyết pháp giáo hóa chúng sanh. Như vậy mãi đến nhứt thiết chủng trí vẫn không rời Đại thừa. Đây gọi là đại Bồ Tát ngồi đại thừa.

 Ngồi Đại thừa nầy, đại Bồ Tát được nhứt thiết chủng trí chuyển pháp luânThanh Văn, Bích Chi PhậtThiên Long bát bộ đến tất cả người thế gian không thể chuyển được. Bấy giờ chư Phật mười phương đều hoan hỉ xưng danh hiệu để ca ngợi rằng phương đó, quốc độ đó có đại Bồ Tát ngồi Đại thừa được nhứt thiết chủng trí chuyển pháp luân.

 Đây gọi là đại Bồ Tát ngồi Đại thừa”.
Tạo bài viết
14/05/2010(Xem: 473769)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: