Quyển Thứ Năm

29/04/201012:00 SA(Xem: 14971)
Quyển Thứ Năm
KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT
Hán dịch: Pháp Sư Cưu-Ma-La-Thập - Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Viện Phật Học Phổ Hiền Xuất Bản PL. 2530 DL 1986 (Trọn bộ 3 tập)
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn hành P.L 2539 DL. 1995 (Trọn bộ 3 tập)


 QUYỂN THỨ NĂM

 PHẨM TRANG NGHIÊM
 THỨ MƯỜI BẢY


 Bấy giờ Ngài Tu Bồ Đề bạch đức Phật: "Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát đại trang nghiêm.

 Những gì là đại trang nghiêm?

 Bực Bồ Tát nào có thể đại trang nghiêm?"

 Đức Phật nói: "Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát Đại thừa đại trang nghiêm. Chính là Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật trang nghiêm. Tứ niệm xứ đến bát thánh đạo phần trang nghiêm. Nội không đến vô pháp hữu không trang nghiêm. Thập lực đến pháp bất cộng và nhứt thiết chủng trí trang nghiêm.

 Biến thân như Phật trang nghiêm, quang minh chiếu khắp tam thiên Đại Thiên quốc độ, cũng chiếu khắp mười, mỗi phương đều hằng sa quốc độ. Làm chấn động Đại Thiên quốc, cũng chấn động hằng sa quốc độ trong mười phương.

 Bồ Tát nầy an trụ trong Đàn na ba la mật Đại thừa đại trang nghiêm. Đại Thiên quốc độ nầy biến thành cõi lưu ly. Bồ Tát nầy hóa thành Chuyển Luân Thánh Vương, chúng sanh cần dùnh thứ gì thời đều cung cấp đầy đủ thứ ấy, cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, cần mặc cho y phục, cần chỗ ở cho nhà phòng giường nệm, cần ánh sáng cho đèn đuốc, cần lành bệnh cho thuốc men, cần trang điển cho chuổi ngọc châu báu cùng các loại hoa hương. Cấp cho xong rồi lại thuyết pháp cho họ tu hành pháp Đại thừa. Chúng sanh nghe xong, trọn chẳng rời sáu ba la mật nhẫn đến Vô thượng Bồ đề.

 Đây gọi là đại Bồ Tát Đại thừa đại trang nghiêm.

 Nầy Tu Bồ Đề! Ví như nhà ảo thuật giỏi, ở giữa ngã tư đường hóa làm đại chúng, rồi cung cấp đồ ăn uống, nhà phòng, thuốc men, hoa hương cho đại chúng ấy. Tu Bồ Đề nghĩa thế nào? Đối với nhà ảo thuật nầy thiệt có đại chúng cho chăng?"

 Bạch đức Thế Tôn! Không có thiệt.

 Nầy Tu Bồ Đề! Cũng vậy, đại Bồ Tát hóa làm Chuyển Luân Thánh Vương cung cấp nhu cầu đầy đủ cho tất cả chúng sanh, mặc dù có làm mà thiệt thời không chỗ cho. Tại sao vậy? Vì pháp tướng như ảo vậy.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát an trụ Thi la ba la mật hiện sanh vào nhà Chuyển Luân Thánh Vương, đem thập thiện đạo giáo hóa chúng sanh. Có vị đem tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng giáo hóa chúng sanh. Chúng sanh nghe pháp tin hiểu thọ trì mãi đến thành Vô thượng Bồ đề trọn không rời pháp ấy.

 Ví như nhà ảo thuật giỏi, ở giữa ngã tư đường hóa làm đại chúng rồi đem pháp thập thiện đạo giáo hóa, cũng đem tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng để giáo hóa khiến thật hành. Tu Bồ Đề nghĩ thế nào? Có chúng sanh thiệt được nhà ảo thuật giáo hóa chăng?

 Bạch đức Thế Tôn! Không có thiệt.

 Cũng vậy, nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát giáo hóa chúng sanh thật hành thập thiện đạo đến mười tám pháp bất cộng, nhưng thiệt không có chúng sanh thật hành thập thiện đạo đến pháp bất cộng. Tại sao vậy? Vì pháp tướng như ảo vậy.

 Đây gọi là đại Bồ Tát đại trang nghiêm.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát an trụ Sằn đề ba la mật, giáo hóa chúng sanh làm cho họ thật hành Sằn đề ba la mật. An trụ và giáo hóa thế nào? Đại Bồ Tát từ lúc sơ phát tâm đến nay, dầu bị tất cả chúng sanh mắng nhiếc, đánh đập, chém giết vẫn không móng khởi một niệm động tâm và cũng dạy tất cả chúng sanh thật hành nhẫn nhục nầy, nhưng thiệt không có chúng sanh thọ giáo và thật hành nhẫn nhục. Tại sao vậy? Vì pháp tướng như ảo vậy. Ví như nhà ảo thuật giỏi, hóa hiện đại chúng rồi dạy thật hành nhẫn nhục.

 Đây gọi là đại Bồ Tát đại trang nghiêm.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát an trụ Tỳ lê gia ba la mật, giáo hóa tất cả chúng sanh thật hành Tỳ lê gia ba la mật. An trụ và giáo hóa thế nào? Đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, thân tâm tinh tấn giáo hóa chúng sanh. Nhưng thật khôngchúng sanh thọ giáo. Tại sao vậy? Vì pháp tướng như ảo vậy. Ví như nhà ảo thuật giỏi.

 Đây gọi là đại Bồ Tát đại trang nghiêm.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát an trụ Thiền na ba la mật, giáo hóa tất cả chúng sanh thật hành Thiền na ba la. An trụ và giáo hóa thế nào? Đại Bồ Tát an trụ trong pháp bất động, chẳng thấy có loạn, chẳng thấy có định, giáo hóa tất cả chúng sanh thật hành Thiền na ba la mật, nhẫn đến Vô thượng Bồ đề trọn chẳng rời Thiền na ba la mật. Nhưng thiệt không có chúng sanh thọ giáo thật hành Thiền na ba la mật. Tại sao vậy? Vì pháp tướng như ảo vậy. Ví như nhà ảo thuật giỏi.

 Đây gọi là đại Bồ Tát đại trang nghiêm.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát an trụ Bát nhã ba la mật, giáo hóa tất cả chúng sanh thật hành Bát nhã ba la mật. An trụ và giáo hóa thế nào? Đại Bồ Tát lúc an trụ trong Bát nhã ba la mật, không có pháp được thử ngạn bỉ ngạn, giáo hóa tất cả chúng sanh thật hành Bát nhã ba la mật, nhẫn đến Vô thượng Bồ đề trọn chẳng rời Bát nhã ba la mật. Nhưng thiệt không có chúng sanh thật hành Bát nhã ba la mật. Tại sao vậy? Vì pháp tướng như ảo vậy. Ví như nhà ảo thuật giỏi.

 Đây gọi là đại Bồ Tát đại trang nghiêm.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Tùy theo chỗ đáng được độ của chúng sanh trong hằng sa quốc độmười phương, đại Bồ Tát tự biến thân hình an trụ Đàn na ba la mật nhẫn đến Bát nhã ba la mật, cũng giáo hóa chúng sanh thật hành sáu ba la mật. Chúng sanh tuân hành pháp nầy đến Vô thượng Bồ đề trọn chẳng rời pháp nầy. Nhưng thiệt không có chúng sanh tuân hành. tại sao vậy? Vì pháp tướng như ảo vậy. Ví như nhà ảo thuật giỏi.

 Đây là đại Bồ Tát đại trang nghiêm.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát đại trang nghiêm đúng với tâm nhứt thiết trí, chẳng nghĩ rằng tôi dạy bao nhiêu người nầy an trụ sáu ba la mật mà chẳng dạy những người kia.

 Cũng chẳng nghĩ rằng tôi dạy bao nhiêu người nầy an trụ tứ niệm xứ đến bất cộng pháp mà chẳng dạy bao nhiêu người kia.

 Cũng chẳng nghĩ rằng tôi dạy bao nhiêu người nầy cho họ được quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật, nhứt thiết chủng trí mà chẳng dạy bao nhiêu người kia.

 Đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, nghĩ rằng tôi sẽ làm cho vô lượng vô biên vô số tất cả chúng sanh an trụ sáu ba la mật. Tôi sẽ đặt tất cả chúng sanh nơi tứ niệm xứ nhẫn đến mười tám pháp bất cộng. Tôi sẽ làm cho tất cả chúng sanh được quả Tu Đà Hoàn đến nhứt thiết chủng trí. Nhưng thiệt không có chúng sanh an trụ sáu ba la mật nhẫn đến được nhứt thiết chủng trí. Tại sao vậy? Vì pháp tướng như ảo vậy. Ví như nhà ảo thuật giỏi.

 Đây gọi là đại Bồ Tát đại trang nghiêm”.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Theo ý nghĩa mà con được nghe nơi đức Phật dạy, thời đại Bồ Tát không đại trang nghiêmđại trang nghiêm. Vì các pháp tự tánh rỗng không vậy.

 Nghĩa là sắc tự tướng rỗng không nhẫn đến thức tự tướng rỗng không, nhãn tự tướng rỗng không nhẫn đến ý tự tướng rỗng không, sắc tự tướng rỗng không nhẫn đến pháp tự tướng rỗng không, nhãn thức tự tướng rỗng không nhẫn đến ý thức tự tướng rỗng không, nhãn xúc tự tướng rỗng không nhẫn đến ý xúc tự tướng rỗng không, nhãn xúc nhân duyên, sanh thọ tự tướng rỗng không nhẫn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ tự tướng rỗng không, Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật tự tướng rỗng không, nội không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không tự tướng rỗng không, tứ niệm xứ nhẫn đến mười tám pháp bất cộng tự tướng rỗng không, Bồ Tát tự tướng rỗng không.

 Do duyên cớ trên đây mà biết rằng đại Bồ Tát không đại trang nghiêm là đại trang nghiêm”.

 Đức Phật nói: "Phải lắm, đúng như lời ông nói. Nầy Tu Bồ Đề! Nhứt thiết trí chẳng chẳng phải là tác pháp, chúng sanh cũng chẳng phải là tác pháp. Đại Bồ Tátchúng sanh nầy mà đại trang nghiêm.

 Tại sao vậy? Vì tác giả bất khả đắc vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nhứt thiết trí chẳng phải là pháp làm ra, sanh ra, chúng sanh nầy cũng chẳng phải pháp làm ra, sanh ra.

 Tại sao vậy? Vì sắc chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, ngã nhơn nhẫn đến tri giả, kiến giả chẳng phải? Làm ra chẳng phải chẳng làm ra.

 Tại sao vậy? Vì các pháp rốt ráo bất khả đắc vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Mộng nhẫn đến biến hóa chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, vì rồt ráo bất khả đắc vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Nội không nhẫn đến vô pháp hữu hữu pháp không chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, vì rốt ráp bất khả đắc vậy. Tứ niệm xứ nhẫn đến mười tám pháp bất cộng chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, vì rốt ráo bất khả đắc vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Pháp như, pháp tướng, pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, thiệt tế chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, vì rốt ráo bất khả đắc vậy. Bồ Tát chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, vì rốt ráo bất khả đắc vậy. Nhứt thiết trí và nhứt thiết chủng trí chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, vì rốt ráo bất khả đắc vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Do duyên cớ nầy nên nhứt thiết trí chẳng phải pháp làm ra, sanh ra, chúng sanh nầy cũng chẳng phải pháp làm ra sanh ra. Đại Bồ Tátchúng sanh nầy mà đại trang nghiêm”.

 Ngài thưa Tu Bồ Đề: "Bạch đức Thế Tôn! như con quán sát nghĩa của đức Phật nói thời sắc không phược, không thoát, thọ, tưởng, hành, thức không phược, không thoát”.

 Ngài Phú Lâu Na hỏi Ngài Tu Bồ Đề: "những sắc gì không phược, không thoát, những thọ, tưởng, hành, thức gì không phược, không thoát?"

 Ngài Tu Bồ Đề nói: "Sắc như mộng và thọ, tưởng, hành, thức như mộng không phược, không thoát. Sắc như ảnh, như hưởng, như ảo, như diệm, như hóa và thọ, tưởng, hành, thức như ảnh, như hưởng, như ảo, như diệm, như hóa không phược, không thoát.

 Nầy Ngài Phú Lâu Na! Sắc, thọ, tưởng, hành, thức quá khứ, không phược, không thoát. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức vị lai không phược, không thoát. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức hiện tại, không phược, không thoát.

 Tại sao không phược, không thoát?

 Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức đây là vô sở hữu nên không phược, không thoát.

 Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức đây là ly, là tịch diệt, là bất sanh nên không phược, không thoát.

 Nầy Ngài Phú Lâu Na! Thiện và bất thiện cùng vô ký, sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng không phược, không thoát.

 Thế gian, xuất thế gianhữu lậu cùng vô lậu, sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng không phược, không thoát.

 Tại sao vậy? Vì là vô sở hữu, là ly, là tịch diệt, là bất sanh nên không phược, không phước

 Tất cả pháp cũng không phược, không thoát. Tại sao vậy? Vì là vô sở hữu, là ly, là tịch diệt, là bất sanh nên không phược, không thoát.

 Nầy Ngài Phú Lâu Na! Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật không phược, không thoát. Vì là vô sở hữu, là ly, là tịch diệt, là bất sanh nên không phược, không thoát.

 Nầy Ngài Phú Lâu Na! Nội không đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng, Vô thượng Bồ đề, nhứt thiết trí, nhứt thiết chủng trí, Bồ Tát và Phật cũng đều không phược, không thoát.

 Nầy Ngài Phú Lâu Na! Pháp như, pháp tướng, pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, thiệt tế, vô vi pháp cũng đều không phược, không thoát. Vì là vô sở hữu, là ly, là tịch diệt, là vô sanh nên không phược, không phước.

 Nầy Ngài Phú Lâu Na! Đây gọi là đại Bồ Tát Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật không phược, không thoát, tứ niệm xứ đến nhứt thiết chủng trí không phược, không thoát.

 Đại Bồ Tát an trụ trong sáu ba la mật không phược, không thoát, nhẫn đến an trụ nhứt thiết chủng trí không phược, không thoát để thực hiện không phược, không thoát thành tựu chúng sanh, không phược, không thoát thành tịnh Phật độ, không phược, không thoát cúng dường chư Phật, không phược, không thoát nghe chánh pháp, không phược, không thoát trọn chẳng rời chư Phật, không phược, không thoát trọn chẳng rời các thần thông, không phược, không thoát trọn chẳng rời ngũ nhãn, không phược, không thoát trọn chẳng rời các môn đà la ni, không phược, không thoát trọn chẳng rời các môn tam muội, không phược, không thoát sẽ sanh đạo chủng trí, không phược, không thoát sẽ được nhứt thiết chủng trí, không phược, không thoát chuyển pháp luân, không phược, không thoát an lập chúng sanh nơi Tam thừa.

 Nầy Ngài Phú Lâu Na! Đại Bồ Tát thật hành không phược, không thoát sáu ba la mật, phải biết tất cả pháp đều không phược, không thoát, vì là vô sở hữu, là ly, là tịch diệt, là bất sanh nên không phược, không thoát.

 Đây gọi là đại Bồ Tát không phược, không thoát đại trang nghiêm”.

 PHẨM VẤN THỪA
 THỨ MƯỜI TÁM

 Ngài Tu Bồ Đề bạch đức Phật: "Bạch đức Thế Tôn! Những gì là đại Bồ Tát Đại thừa? Thế nào sẽ biết là đại Bồ Tát phát xu Đại thừa? Thừa ấy pháp từ đâu? Thừa ấy đến chỗ nào? Sẽ an trụ chỗ nào? Ai sẽ ngồi nơi thừa ấy để ra?"

 Đức Phật nói: "Nầy Tu Bồ Đề! Sáu ba la mậtđại Bồ Tát Đại thừa.

 Đây là sáu ba la mật: Đàn na ba la mật, Thi la ba la mật, Sằn đề ba la mật, Tỳ lê gia ba la mật, Thiền na ba la mậtBát nhã ba la mật.

 Thế nào gọi là Đàn na ba la mật?

 Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát dùng tâm đúng với nhứt thiết trí để bố thí những sở hữu trong thân ngoài thân, cùng chung tất cả chúng sanh hướng về Vô thượng Bồ đề, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Đây gọi là đại Bồ Tát Đàn na ba la mật.

 Thế nào gọi là Thi la ba la mật?

 Nâỳ Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát dùng tâm đúng với nhứt thiết trí, để tự thật hành thập thiện đạo và cũng dạy người khác thật hành, vì vô sở đắc vậy. Đây gọi là Bồ Tát Thi la ba la mật.

 Thế nào gọi là Sằn đề ba la mậ ?

 Nâỳ Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát dùng tâm đúng với nhứt thiết trí, tự đầy đủ nhẫn nhụcvà cũng dạy người khác thật hành nhẫn nhục, vì vô sở đắc vậy. Đây gọi là đại Bồ Tát Sằn đề ba la mật.

 Thế nào gọi là Tỳ lê gia ba la mật?

 Nâỳ Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát dùng tâm đúng với nhứt thiết trí, thật hành năm ba la mật kia, siêng tu không thôi nghĩ, cũng an lập chúng sanh nơi năm ba la mật, vì vô sở đắc vậy. Đây gọi là đại Bồ Tát Tỳ lê gia ba la mật.

 Thế nào gọi là Thiền na ba la mật?

 Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát dùng tâm đúng với nhứt thiết trí, tự dùng phương tiện nhập các thiền chẳng thọ sanh theo thiền và cũng dạy người khác nhập các thiền, vì vô sở đắc vậy. Đây gọi là đại Bồ Tát Thiền na ba la mật.

 Thế nào gọi là Bát nhã ba la mật?

 Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát dùng tâm đúng với nhứt thiết trí, chẳng chấp trước tất cả các pháp và quán pháp tánh vì vô sở đắc vậy. Cũng dạy người khác chẳng chấp trước tất cả các pháp và quán pháp tánh vì vô sở đắc vậy. Đây gọi là đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật.

 Nầy Tu Bồ Đề! Đây là đại Bồ Tát Đại thừa.

 Đại Bồ Tát lại có Đại thừa. Những là nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, đệ nhứt nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô thỉ không, tán không, tánh không, tự tướng không, chư pháp không, bất khả đắc không, vô pháp không hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không.

 Những gì là nội không?

 Nội pháp là nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân và ý. Xét về nhãn thời nhãn rỗng không, nhẫn đến xét về ý thời ý rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tự tánh như vậy. Đây gọi là nội không.

 Những gì là ngoại không?

 Ngoại pháp là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Xét về sắc thời sắc rỗng không, nhẫn đến xét về pháp thời pháp rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Đây gọi là ngoại không.

 Những gì là nội ngoại không?

 Nội ngoại phápthập nhị nhập : nội lục nhập tức là sáu căn và ngoại lục nhập tức là sáu trần.

 Xét về nội pháp thời nội pháp rỗng không, xét về ngoại pháp thời ngoại pháp rỗng không, vì đều chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Đây gọi là nội ngoại không.

 Những gì là không không?

 Không là tất cả pháp rỗng không. Không nầy cũng là rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tự tánh như vậy. Đây gọi là không không.

 Những gì là đại không?

 Đại là nói mười phương. Xét về Đông phương thời Đông phương rỗng không, nhẫn đến Hạ phương thời Hạ phương rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Đây gọi là đại không.

 Những gì là đệ nhứt nghĩa không?

 Đệ nhứt nghĩa là nói Niết Bàn. Xét về về Niết Bàn thời Niết Bàn rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Đây là đệ nhứt nghĩa không.

 Những gì là hữu vi không?

 Hữu vi pháp là nói tam giới: Dục giới, Sắc giớiVô sắc giới. Xét về Dục giới thời Dục giới rỗng không. Sắc giới thời Sắc giới rỗng không, Vô sắc giới thời Vô sắc giới rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Đây gọi là hữu vi không.

 Những gì là vô vi không?

 Vô vi pháp là nói không tướng sanh, không tướng trụ, không tướng diệt. Xét về vô vi pháp thời vô vi pháp rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Đây gọi là vô vi không.

 Những gì là tất cánh không?

 Tất cánh là nói các pháp rốt ráo bất khả đắc, tức là tất cánh rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Đây gọi là tất cánh không.

 Những gì là vô thỉ không?

 Xét về chỗ khởi đầu đến các pháp thời bất khả đắc, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Đây gọi là vô thỉ không.

 Những gì là tán không?

 Tán là nói các pháp không diệt. Không diệt nầy cũng rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Đây gọi là tán không.

 Những gì là tánh không?

 Hoặc hữu vi pháp tánh hoặc vô vi pháp tánh, tánh nầy chẳng phải Thanh Văn, Bích Chi Phật làm ra, chẳng phải Phật làm ra, cũng chẳng phải người khác làm ra. Xét về tánh nầy, thời tánh nầy rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Đây gọi là tánh không.

 Những gì là tự tướng không?

 Tự tướng là nói sắc thời tướng biến hoại, thọ thời tướng lãnh thọ, tưởng thời tướng lấy tướng dạng, hành thời tướng tạo tác, thức thời tướng rõ biết. Tự tướng của những pháp hữu vi, pháp vô vi đều rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? ? Vì tánh tự như vậy. Đây gọi là tự tướng không.

 Những gì là chư pháp không?

 Chư pháp là nói ngũ ấm, thập nhi nhập, thập bát giới. Xét về chư pháp nầy thời chư pháp nầy rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tự tánh như vậy. Đây gọi là chư pháp không.

 Những gì là bất khả đắc không?

 Tìm cầu các pháp bất khả đắc đây là bất khả đắc không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Đây gọi là bất khả đắc không.

 Những gì là vô pháp không?

 Nếu pháp không có thời cũng rỗng không, vì chẳng thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Đây gọi là vô pháp không.

 Những gì là hữu pháp không?

 Hữu pháp là nói trong các pháp hòa hiệp có tự tánh tướng. Hữu pháp nầy rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Đây gọi là hữu pháp không.
 Những gì là vô pháp hữu pháp không?

 Vô pháp trong các pháp và hữu pháp trong các pháp đều rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Đây gọi là vô pháp hữu pháp không.

 Nầy Tu Bồ Đề! Lại còn pháp pháp tướng không, vô pháp vô pháp tướng không, tự pháp? tự pháp tướng không, tha pháp tha pháp tướng không.

 Những gì gọi là pháp pháp tướng không?

 Pháp nơi đây là nói ngũ ấm. Ngũ ấm rỗng không. Đây gọi là pháp pháp tướng không.


 Những gì gọi là vô pháp vô pháp tướng không?

 Vô pháp nơi đây là nói vô vi pháp. Đây gọi là vô pháp vô pháp tướng không.

 Những gì gọi là tự pháp tự pháp tướng không?

 Xét về các pháp thời tự pháp rỗng không. Rỗng không nầy chẳng phải do biết cũng chẳng phải do thấy. Đây gọi là tự pháp tự pháp tướng không.

 Những gì gọi là tha pháp tha pháp tướng không?

 Hoặc Phật xuất thế hoặc Phật chưa xuất thế, pháp trụ, pháp tướng, pháp vị, pháp tánh, như thiệt tế vượt quá những pháp không nầy. Đây gọi là tha pháp tha pháp tướng không.

 Đây gọi là đại Bồ Tát Đại thừa.

 Nầy Tu Bồ Đề! Lại có đại Bồ Tát Đại thừa. Chính là thủ lăng nghiêm tam muội, bữu ấn tam muội, sư tử du hí tam muội, diệu nguyệt tam muội, nguyệt tràng tướng tam muội, xuất chư pháp tam muội, quán đảnh tam muội, tất pháp tánh tam muội, tất tràng tướng tam muội, kim cang tam muội, nhập pháp ấn tam muội, tam muội vương an lập tam muội, phóng quang tam muội, lực tấn tam muội, cao xuất tam muội, tất nhập biện tài tam muội, thích danh tự tam muội, quán phương tam muội, đà la ni ấn tam muội, vô cuống tam muội, nhiếp chư pháp hải tam muội, biến phú hư không tam muội, kim cang luân tam muội, bửu đoạn tam muội, năng chiếu tam muội, bất cầu tam muội, vô trụ tam muội, vô tâm tam muội, tịnh đăng tam muội, vô biên minh tam muội, năng tác minh tam muội, phổ chiếu minh tam muội, kiên tịnh chư tam muội tam muội, vô cấu minh tam muội, hoan hỉ tam muội, điển quang tam muội, vô tận tam muội. oai đức tam muội, ly tận tam muội, bất động tam muội, bất thối tam muội, nhựt đăng tam muội, nguyệt tịnh tam muội, tịnh minh tam muội, năng tác minh tam muội, tác hành tam muội, tri tướng tam muội, như kim cang tam muội, tâm trụ tam muội, phổ minh tam muội, an lập tam muội, bửu tụ tam muội, diệu pháp ấn tam muội, , pháp đẳng tam muội, đoạn hỉ tam muội, đáo pháp đảnh tam muội, năng tán tam muội, phân biệt chư pháptam muội, tự đẳng tướng tam muội, ly tự tam muội, đoạn duyên tam muội, bất hoại tam muội, vô chủng tướng tam muội, vô xứ hành tam muội, ly mông muội tam muội, vô khứ tam muội, bất biến dị tam muội, độ duyên tam muội, tập chư công đức tam muội, trụ vô tâm tam muội, tịnh diệu hoa tam muội, giác ý tam muội, vô lượng biện tam muội, vô đẳng đẳng tam muội, độ chư pháp tam muội, phân biệt chư pháp tam muội, tán nghi tam muội, vô xứ tam muội, nhứt trang nghiêm tam muội, sanh hành tam muội, nhứt hành tam muội, bất nhứt hành tam muội, diệu hành tam muội, đạt nhứt thiết hữu để tán tam tam muội, nhập danh ngữ tam muội, ly âm thanh tự ngữ tam muội, nhiên cự tam muội, tịnh tướng tam muội, phá tướng tam muội, nhứt thiết chủng diệu túc tam muội, bất hỉ khổ lạc tam muội, vô tận tướng tam muội, đà la ni tam muội, nhiếp chư tà chánh tướng tam muội, diệt tắng ái tam muội, nghịch thuận tam muội, tịnh quang tam muội, kiên cố tam muội, mãn nguyệt tịnh quang tam muội, đại trang nghiêm tam muội, năng chiếu nhứt thiết thế tam muội, tam muội đẳng tam muội, nhiếp nhứt thiết hữu tránh vô tránh tam muội, bất lạc nhứt thiết trụ xứ tam muội, như trụ định tam muội, hoại thân suy tam muội, hoại ngữ như hư không tam muội, ly trước như hư không bất nhiễm tam muội.

 Thế nào gọi là thủ lăng nghiêm tam muội?

 Biết chỗ hành xứ của các tam muội, đây gọi là thủ lăng nghiêm tam muội.

 Thế nào gọi là bửu ấn tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể ấn các tam muội, đây gọi là bửu ấn tam muội.

 Thế nào gọi là sử tử du hí tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể du hí trong các tam muội như sư tử, đây gọi là sư tử du hí tam muội.

 Thế nào gọi là diệu nguyệt tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể soi sáng các tam muội như mặc nguyệt sáng, đây gọi là diệu nguyệt tam muội.

 Thế nào gọi là nguyệt tràng tướng tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể nắm giữ tướng của các tam muội, đây gọi là nguyệt tràng tướng tam muội.

 Thế nào gọi là xuất chư pháp tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể xuất sanh các tam muội, đây gọi là xuất chư pháp tam muội.

 Thế nào gọi là quán đảnh tam muội?
 

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể xem thấy tột đảnh của các tam muội, đây gọi là quán đảnh tam muội.

 Thế nào gọi là tất pháp tánh tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời quyết định biết pháp tánh, đây gọi là tất pháp tánh tam muội.

 Thế nào gọi là tất tràng tướng tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể nắm giữ bảo tràng của các tam muội.

 Thế nào gọi là kim cang tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể phá các tam muội, đây gọi là kim cang tam muội.

 Thế nào gọi là nhập pháp ấn tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời nhập vào các pháp ấn, đây gọi là nhập pháp ấn tam muội.

 Thế nào gọi là tam muội vương an lập tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời an trụ vững vàng trong tất cả tam muội như đế vương, đây gọi là tam muội vương an lập tam muội.

 Thế nào gọi là phóng quang tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể phóng quang chiếu các tam muội, đây gọi là phóng quang tam muội.

 Thế nào gọi là lực tấn tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể làm thế lực đối với các tam muội, đây gọi là lực tấn tam muội.

 Thế nào gọi là cao xuất tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể tăng trưởng các tam muội, đây gọi là cao xuất tam muội.

 Thế nào gọi là tất nhập biện tài tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể biện thuyết các tam muội, đây gọi là tất nhập biện tài tam muội.

 Thế nào gọi là thích danh tự tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể giải thích danh tự của các tam muội, đây gọi là thích danh tự tam muội.

 Thế nào gọi là quán phương tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể quán sát phương hướng các tam muội, đây gọi là quán phương tam muội.

 Thế nào gọi là đà la ni ấn tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể nắm giữ các tam muội ấn, đây gọi là đà la ni ấn tam muội.

 Thế nào gọi là vô cuống tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời không khi dối đối với các tam muội, đây gọi là vô cuống tam muội.

 Thế nào gọi là nhiếp chư pháp hải tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể nhiếp lấy các tam muội như nước đại hải, đây gọi là nhiếp chư pháp hải tam muội.

 Thế nào gọi là biến phú hư không tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời che trùm các tam muội như hư không, đây gọi là biến phú hư không tam muội.

 Thế nào gọi là kim cang luân tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể nắm giữ các tam muội phần, đây gọi là kim cang luân tam muội.

 Thế nào gọi là bửu đoạn tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể dứt trừ phiền não cấu của các tam muội, đây gọi là bửu đoạn tam muội.

 Thế nào gọi là năng chiếu tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể dùng quang minh chiếu rõ các tam muội, đây gọ褐là năng chiếu tam muội.

 Thế nào gọi là bất cầu tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời không có pháp để cầu, đây gọi là bất cầu tam muội.

 Thế nào gọi là vô trụ tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy tất cả pháp trụ, đây gọi là vô trụ tam muội.

 Thế nào gọi là vô tâm tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời tâm và tâm sở chẳng hiện hành, đây gọi là vô tâm tam muội.

 Thế nào gọi là tịnh đăng tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời đối với các tam muội chiếu sáng như đèn sáng, đây gọi là tịnh đăng tam muội.

 Thế nào gọi là vô biên minh tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời làm ánh sáng vô biên cho các tam muội đây gọi là vô biên minh tam muội.

 Thế nào gọi là năng tác minh tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời liền có thể làm sáng cho các tam muội, đây gọi là năng tác minh tam muội.

 Thế nào gọi là phổ chiếu minh tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể chiếu các tam muội môn, đây gọi là phổ chiếu minh tam muội.

 Thế nào gọi là kiên tịnh chư tam muội tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể làm cho tướng của các tam muội bền chắc trong sạch, đây gọi là kiên tịnh chư tam muội tam muội.

 Thế nào gọi là vô cấu minh tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể trừ cấu nhơ của các tam muội, đây gọi là vô cấu minh tam muội.

 Thế nào gọi là hoan hỉ tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời lãnh thọ sự hoan hỉ của các tam muội, đây gọi là hoan hỉ tam muội.

 Thế nào gọi là điển quang tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chiếu suốt các tam muội như điển quang, đây gọi là điển quanq tam muội.

 Thế nào gọi là vô tận tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời đối với các tam muội chẳng thấy cùng tận, đây gọi là vô tận tam muội.

 Thế nào gọi là oai đức tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có oai đức chiếu rõ đối với các tam muội, đây gọi là oai đức tam muội.

 Thế nào gọi là ly tận tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các tam muội cùng tận, đây gọi là ly tận tam muội

 Thế nào gọi là bất động tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời làm cho các tam muội chẳng động, chẳng lay, đây gọi là bất động tam muội.

 Thế nào gọi là bất thối tam muội?

 An trụ torng tam muội nầy thời có thể chẳng thấy các tam muội bất thất, đây gọi là bất thối tam muội.

 Thế nào gọi là nhựt đăng tam muội.

 An trụ trong tam muội nầy thời phóng quang chiếu các tam muội môn, đây gọi là nhựt đăng tam muội.

 Thế nào gọi là nguyệt tịnh tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể trừ sự tối tăm của các tam muội, đây gọi là nguyệt tịnh tam muội.

 Thế nào gọi là tịnh minh tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy nơi các tam muội được tứ vô ngại trí, đây gọi là tịnh minh tam muội.

 Thế nào gọi là năng tác minh tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời nơi các tam muội môn có thể làm sáng, đây gọi là năng tác minh tam muội.

 Thế nào gọi là tác hành tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể làm cho các tam muội có chỗ tạo tác.

 Thế nào gọi là tri tướng tam muội?

 An trụ trong các tam muội nầy thời thấy các tam muội liền biết tướng của các tam muội, đây gọi là tri tướng tam muội.

 Thế nào gọi là như kim cang tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể quán xuyến thấu suốt các pháp, nhưng cũng chẳng thấy có thấu suốt, đây gọi là như kim cang tam muội.

 Thế nào gọi là tâm trụ tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời tâm chẳng động, chẳng chuyển, chẳng não, cũng chẳng nghĩ nhớ có tâm nầy, đây gọi là tâm trụ tam muội.

 Thế nào gọi là phổ minh tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời thời thấy khắp quang minh của các tam muội, đây gọi là phổ minh am muội.

 Thế nào gọi là an lập tam muội?

 An trụ ở trong tam muội nầy thời ở nơi các tam muội an lập chẳng động, đây gọi là an lập tam muội.

 Thế nào gọi là bửu tụ tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời thấy khắp các tam muội như thấy đống châu báu, đây gọi là bửu tụ tam muội.

 Thế nào gọi là diệu pháp ấn tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể ấn khả các tam muội, vì dùng vô ấn để ấn vậy, đây gọi là diệu pháp ấn tam muội.

 Thế nào gọi là pháp đẳng tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời quán sát các pháp bình đẳng, không pháp nào chẳng bình đẳng, đây gọi là pháp đẳng tam muội.

 Thế nào gọi là đoạn hỉ tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời dứt sự hỉ trong tất cả pháp, đây gọi là đoạn hỉ tam muội.

 Thế nào gọi là đáo pháp đảnh tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời diệt các pháp ám, cũng là ở trên các tam muội, đây gọi là đáo pháp đảnh tam muội.

 Thế nào gọi là năng tán tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể phá tan các pháp, đây gọi là năng tán tam muội.

 Thế nào gọi là phân biệt chư pháp cú tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời phân biệt các pháp cú của các tam muội, đây gọi là phân biệt chư pháptam muội.

 Thế nào gọi là tự đẳng tướng tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời được tự đẳng của các tam muội, đây gọi là tự đẳng tướng tam muội.

 Thế nào gọi là ly tự tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời nơi các tam muội nhẫn đến không thấy một chữ, đây gọi là ly tự tam muội.

 Thế nào gọi là đoạn duyên tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời dứt duyên của các tam muội, đây gọi là đoạn duyên tam muội

 Thế nào gọi là bất hoại tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các pháp biến dị, đây gọi là bất hoại tam muội.

 Thế nào gọi là vô chủng tướng tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các pháp có nhiều thứ loại, đây gọi là vô chủng tướng tam muội?

 Thế nào gọi là vô xứ hành tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy xứ hành của các tam muội, đây gọi là vô xứ hành ta muội.

 Thế nào gọi là ly mông muội tam muội?

 An trụ torng tam muội nầy thời lìa rời sự tối tăm vi tế của các tam muội, đây gọi là ly mông muội tam muội.

 Thế nào gọi là vô khứ tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy tướng đi của tất cả tam muội, đây gọi là vô khứ tam muội.

 Thế nào gọi là bất biến dị tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy tướng biến dị của các tam muội, đây gọi là bất biến dị tam muội.

 Thế nào gọi là độ duyên tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời vượt qua cảnh giới của các tam muội duyên, đây gọi là dộ duyên tam muội.

 Thế nào gọi là tập chư công đức tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chứa nhóm công đức của các tam muội, đây gọi là tập chư công đức tam muội.

 Thế nào gọi là trụ vô tâm tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời đối với các tam muội tâm vô sở nhập, đây gọi là trụ vô tâm tam muội.

 Thế nào gọi là tịnh diệu hoa tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời làm cho các tam muội tịnh diệu như hoa xinh đẹp sạnh thơm, đây gọi là tịnh diệu hoa tam muội.

 Thế nào gọi là giác ý tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời được thất giác phần ở trong các tam muội, đây gọi là giác ý tam muội.

 Thế nào gọi là vô lượng biện tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời ở trong các pháp được vô lượng biện, đây gọi là vô lượng biện tam muội.

 Thế nào gọi là vô đẳng đẳng tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời được tướng vô đẳng đẳng nơi các tam muội, đây gọi là vô đẳng đẳng tam muội.

 Thế nào gọi là độ chư pháp tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời vượt qua tất cả tam giới, đây gọi là độ chư pháp tam muội.

 Thế nào gọi là phân biệt chư pháp tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời phân biệt thấy các tam muội và các pháp, đây gọi là phân biệt chư pháp tam muội.

 Thế nào gọi là tán nghi ta muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời được tiêu tan sự nghi đối với các pháp, đây gọi là tán nghi tam muội.

 Thế nào gọi là vô trụ xứ tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy chỗ trụ xứ của các pháp, đây gọi là vô trụ xứ tam muội.

 Thế nào gọi là nhứt trang nghiêm tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời trọn chẳng thấy các pháp có hai tướng, đây gọi là nhứt thiết trang nghiêm tam muội.

 Thế nào gọi là sanh hành tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các hành sanh khởi, đây gọi là sanh hành tam muội.

 Thế nào gọi là nhứt hành tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các tam muội thử ngạn, bỉ ngạn, đây gọi là nhứt hành tam muội.

 Thế nào gọi là bất nhứt hành ta muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các tam muội một tướng, đây gọi là bậc nhứt hành tam muội.

 Thế nào gọi là diệu hành tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các tam muội hai tướng, đây gọi là diệu hành tam muội.

 Thế nào gọi là đạt nhứt thiết hữu để tán tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời nhập vào tất cả cõi, tất cả tam muội, trí huệ thông đạt cùng không chỗ thông đạt, đây gọi là đạt nhứt thiết hữu để tán tam muội.

 Thế nào gọi là nhập danh ngữ tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời nhập vào danh ngữ của tất cả tam muội, đây gọi là nhập danh ngữ tam muội.

 Thế nào gọi là ly âm thanh tự ngữ tam muội?

 An trũ trong tam muội nầy thời chẳng thấy âm thanh tự ngữ của các tam muội, đây gọi là ly âm thanh tự ngữ của các tam muội.

 Thế nào gọi là nhiên cự tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời oai đức chiếu sánh như ngọn đuốc, đây gọi là nhiên cự tam muội.

 Thế nào gọi là tịnh tướng tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời sạch tướng của các tam muội, đây gọi là tịnh tướng tam muội

 Thế nào gọi là phá tướng tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy tướng của các tam muội, đây gọi là phá tướng tam muội.

 Thế nào gọi là nhứt thiết chủng diệu túc tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời tất cả tam muội chủng đều đầy đủ, đây gọi là nhứt thiết chủng diệu túc tam muội.

 Thế nào gọi là bất hỉ khổ lạc tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các tam muội khổ lạc, đây gọi là bất hỉ khổ lạc tam muội.

 Thế nào gọi là vô tận tướng tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các tam muội chung tận, đây gọi là vô tận tướng tam muội.

 Thế nào gọi là đà la ni tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể chấp trì các tam muội, đây gọi là đà la ni tam muội.

 Thế nào gọi là nhiếp chư tà chánh tướng tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời nơi các tam muội chẳng thấy tướng tà chánh, đây gọi là nhiếp chư tà chánh tướng tam muội.

 Thế nào gọi là diệt tắng ái tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời không thấy sự ưa ghét của các tam muội, đây gọi là diệt tắng ái tam muội.

 Thế nào gọi là nghịch thuận tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy sự nghịch thuận của các pháp, của các tam muội, đây gọi là nghịch thuận tam muội.

 Thế nào gọi là tịnh quang tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy sự cấu nhơ nơi quang minh của các tam muội, đây gọi là tịnh quang tam muội.

 Thế nào gọi là kiên cố tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các tam muội chẳng kiên cố, đây gọi là kiên cố tam muội.

 Thế nào gọi là mãn nguyệt tịnh quang tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời các tam muội đầy đủ như mặt nguyệt đêm rằm, đây gọi là mãn nguyệt tịnh quang tam muội.

 Thế nào gọi là đại trang nghiêm tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời đại trang nghiêm thành tựu các tam muội, đây gọi là đại trang nghiêm tam muội.

 Thế nào gọi là năng chiếu nhứt thiết thế tam muội?

 An trụ trog tam muội nầy thời có thể chiếu các tam muội và tất cả pháp, đây gọi là năng chiếu nhứt thiết thế tam muội.

 Thế nào gọi là tam muội đẳng tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời nơi các tam muội chẳng thấy tướng định, tướng loạn, đây gọi là tam muội đẳng tam muội.

 Thế nào gọi là nhiếp nhứt thiết hữu tránh vô tránh tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời có thể làm cho các tam muội chẳng phân biệt có kia đây, không kia đây, đây gọi là nhiếp nhứt thiết hữu tránh vô tránh tam muội.

 Thế nào gọi là bất lạc nhứt thiết trụ xứ tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy chỗ y tựa của các tam muội, đây gọi là bất lạc nhứt thiết trụ xứ tam muội.

 Thế nào gọi là như trụ định tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng vượt quá tướng như của các tam muội, đây gọi là như trụ định tam muội.

 Thế nào gọi là hoại thân suy tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy thân tướng, đây gọi là hoại thân suy tam muội.

 ?Thế nào gọi là hoại ngữ như hư không tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy ngữ nghiệp của các tam muội như hư không, đây gọi là hoại ngữ như hư không tam muội.

 Thế nào gọi là ly trước như hư không bất nhiễm tam muội?

 An trụ trong tam muội nầy thời thấy các tam muội như hư không vô ngại, cũng chẳng nhiễm tam muội nầy, đây gọi là ly trước như hư không bất nhiễm tam muội.

 Nầy Tu Bồ Đề! Đây gọi là đại Bồ Tát Đại thừa”.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/04/2010(Xem: 131710)
14/05/2010(Xem: 443740)
23/04/2023(Xem: 33227)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?