KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG
Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) tuyển soạn
Nguyên Giác dịch và ghi nhận
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation
CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐỜI 14
VIẾT CHO SÁCH
THE TIBETAN DHAMMAPADA
TRONG BẢN ANH DỊCH CỦA GARETH SPARHAM.
Pháp tu để an tâm và tăng thượng tâm do Đức Phật dạy từ hơn 2500 năm qua là một trong những phương pháp thành công để đạt được nội tâm an bình. Đó là một kho báu vô giá của nhân loại. Hiện nay, nhiều người mới bắt đầu tìm thấy trong lời Đức Phật dạy một giải thích về hoàn cảnh con ngườiphù hợp với nhận thức riêng của họ về thực tại. Từ đó họ bắt đầu nương tựa vào Phật pháp để có nội tâm bình an mà họ muốn. Đã thấy rõ với họ rằng các thành đạt bên ngoài không mang tới hạnh phúc lâu dài, và rằng chính tham, sân và si trong tâm họ đang đứng ngăn cách giữa họ với hạnh phúc họ tìm kiếm – từ đó tăng thêm trong tâm họ sự tôn kính đối với sự thích nghi và chiều sâu của Phật pháp.
Tuyển tập Udanavarga mới dịch nơi đây nguyên nằm trong 108 nhóm Kinh Phật được dịch sang tiếng Tây Tạng, gọi là Ched.du.brjod.pai.ts’oms. Các bài kệ này được người Tây Tạng biết tới qua vẻ đẹp của chất thơ và tính phổ quát của lời dạy. Bất kỳ Phật tử nào cũng thấy lời dạy trong sách này gắn liền vớihọ. Vô thường, những khổ đau của luân hồi, nỗi nguy hại của bất thiện tâm, và pháp hành và pháp tăngthượng tâm với giới, định và huệ là lời dạy chung cho tất cả các tông phái Phật giáo.
Tôi hy vọng rằng trong tương lai, tất cả những ai ước muốn, đều có thể đọc được lời Đức Phật dạy trong ngôn ngữ riêng của họ, và tự họ sẽ nhận ra bình an và hạnh phúc mà họ tìm kiếm.
Ngày 15 tháng 5/1982
Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14