Phẩm 19 Ngựa

23/07/20193:20 CH(Xem: 3580)
Phẩm 19 Ngựa

KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG
Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) tuyển soạn

 Nguyên Giác dịch và ghi nhận
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Phẩm 19

NGỰA

 ___________________________________________

 

Ghi nhận: Trong phẩm này, một số bài kệ lập lại cùng ý, chỉ khác vài chữ, nhằm nhấn mạnh lời dạy rằng người tu phải tự điều phục, không thể nhờ cỗ xe nào khác chở giùm tới Niết bàn. Đức Phật nơi đây sách tấn rằng hãy tự điều phục, là nói cần có tín, giới, định, nhẫn, hỷ, phòng hộ các căn. Nghĩa là, lấy chánh pháp tự điều phục chính mình. Kinh Hải Đảo Tự Thân (Kinh 639 Tạp A Hàm) cũng ghi lời Đức Phật nói mỗi người phải tự nương tựa chính họ, tự nương tựa hải đảo chánh pháp chứ không nương tựa ai hết. Kinh MN 131 còn gọi đó là người biết sống một mình.

 

 

1 (144) Khi ngựa giỏi chạm roi, sẽ phóng chạy toàn lực; tương tự, người có tín, giới, định, không vướng gì đời thường, khéo giữ gìn các căn, kiên nhẫnhoan hỷ, được phòng hộ đi tới, lìa xa cõi này phía sau.

 

2 Khi ngựa giỏi chạm roi, sẽ phóng chạy toàn lực; tương tự, người có tín, giới, định, không vướng gì đời thường, có tri kiếngiới hạnh, được phòng hộ đi tới, đoạn tận vô lượng khổ.

 

3 (143) Như ngựa dạy đã  thuần, người khéo biết tự chế, phòng hộ các căn, xa lìa sân hận, sẽ đoạn tận sầu khổ, sớm được chư thiên đón mừng.

 

4 Người thanh tịnh không giao du với kẻ phóng dật, người siêng phòng hộ không gần kẻ lười; như ngựa giỏi đi riêng, xa lìa đàn ngựa hoang.

 

5 Người tri túchiểu biết như ngựa giỏi dè chừng roi; người tịch lặng với trí tuệ, tự thanh tịnh mọi tội lỗi

 

6 (321) Ngựa luyện, dự hội; Ngựa luyện, vua cưỡi; Người luyện, bậc tối thượng, chịu đựng mọi phỉ báng.

 

7 (322) Hơn cả loài voi lớn, hơn cả ngựa giỏi Sindhu, hơn cả loài la thuần – là người biết tự điều phục.

 

8 (323) Người biết tự điều phục sẽ đạt Niết bàn; không nhờ các phương tiện chuyên chở nào tới được.

 

9 Hơn cả loài voi lớn, hơn cả ngựa giỏi Sindhu, hơn cả loài la thuần – thực sự, là người tự điều phục chính họ.

10 Người tự điều phục có thể đoạn tận sầu khổ, nhưng các phương tiện khác không thể đưa tới như thế.

 

11 Hơn cả loài voi lớn, hơn cả ngựa giỏi Sindhu, hơn cả loài la thuần – là người tự điều phục chính họ.

 

12 Người tự điều phục có thể thoát được sinh tử, nhưng các phương tiện khác không thể đưa tới như thế.

 

13 Hơn cả loài voi lớn, hơn cả ngựa giỏi Sindhu, hơn cả loài la thuần – là người tự điều phục bản thân.

 

14 Người khéo tự điều phục sẽ qua bờ, rời trói buộc, nhưng các phương tiện khác không thể đưa tới như thế.

 

15 Người muốn điều phục như ngựa giỏi phải tự điều phục; khi đã tự điều phục, sẽ đoạn tận vô lượng khổ.

 

16 Tự mình là chủ của mình; tự mình là nơi y cứ của mình; do vậy, hãy tự điều phục như dạy ngựa giỏi.

 

 

Hết Phẩm 19, về Ngựa

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/04/2010(Xem: 131430)
14/05/2010(Xem: 441433)
23/04/2023(Xem: 33122)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.