Phẩm 4 Thanh Tịnh

23/07/20193:15 CH(Xem: 3584)
Phẩm 4 Thanh Tịnh

KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG
Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) tuyển soạn

 Nguyên Giác dịch và ghi nhận
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

Phẩm 4 
THANH TỊNH

 _________________________________________


Ghi nhận
: Hai bản Anh dịch của Rockhill và Iyer dịch phẩm này là Purity (Thanh tịnh), trong khi bản Sparham dịch là Caution (Sống không phóng dật). Về ký số, bản Sparham có 34 bài kệ, hai bản kia có 35 bài kệ; thực sự không dị biệt nhiều, vì bài kệ 31 trong bản Sparham là gộp hai bài kệ lại. Nơi đây, sẽ dịch là Thanh Tịnh, và ký số theo Rockhill và Iyer.

Trong phẩm này, bài kệ số 4 có nói về “cõi chư thiên” (the abode of gods), là chỉ về cõi tịnh cư của các vị Bất Lai, tức là thánh quả thứ ba, chỉ sau A La Hán. Bài kệ số 7, theo luận thư, giới định huệ là nền tảng bậc Mâu Ni (Muni), tức là A La Hán. Bài kệ 19 nói rằng cần hiểu bản chất của thân (nature of the body), là cách nói xưa cổ về Niệm Thân. Nhiều bài kệ trong phẩm này (Kệ 21-23) nhấn mạnh giữ giới là đủ hiểu pháp, cần hơn thuộc kinh, và thuộc vài câu nhưng hành trì, ly tham sân si mới thực là hạnh tu.

Bài kệ 33 nói về giữ giớiniệm tâm (trong Tứ niệm xứ).

 

 

Phẩm Thanh Tịnh như sau.

 

1 (21) Người thanh tịnh sẽ bất tử; bất tịnh là bạn với chết. Người thanh tịnh sẽ không chết; bất tịnh, sẽ chết mãi. 

 

2 (22) Hiểu như thế, người trí sống vui trong đơn sơthanh tịnh; họ vui niềm vui của bậc đại sĩ.

 

3 (23) Luôn luôn giữ tâm như thế, và quyết tâm vượt tới bờ bên kia, họ rồi sẽ vào Niết bàn, an lạc tối thượng.

 

4 (28) Khi người trí tinh tấn, vượt thắng phóng dật, nhờ trí tuệ sẽ vào nơi chư thiên tịnh cư, và rồi xa lìa sầu khổ, họ từ đỉnh núi nhìn xuống những người bất trí còn ở mặt đất.

 

5 (25) Người trí nhờ tinh tấn, giữ giới, và thanh tịnh sẽ tự biến thành hòn đảo, không trận lụt nào làm chìm được.

 

6 Người tinh tấn được ca ngợicẩn trọng, tự xét mình, thanh tịnh, giữ giới, việc làm chính đáng, trọn đời đúng pháp.

 

7 Hãy tự tu học để đạt trí tuệ tối thượng và nền tảng của bậc Mâu Ni. Người giữ được tâm tịch lặng liên tục sẽ dứt được khổ.

 

8 Không dính vào lý thuyết sai lầm, cũng không hề phóng dật; người không dính mắc vọng thuyết sẽ lìa được cõi này.

 

9 Người suy nghĩ đúng đắn về thế giới này sẽ đạt được bậc cao đó, dù có qua thêm cả ngàn kiếp, cũng không rơi vào ác đạo.

 

10 Người phóng dật sẽ có tâm hư hỏng; người trí phải cẩn trọng, như người trưởng đoàn xe canh gác châu báu của mình.

 

11 Người không phóng dật, không tìm vui dục lạc, với tâm luôn luôn tỉnh thức chăm chú, sẽ chấm dứt sầu khổ.

 

12 Người đã dứt khổ, cũng không để phóng dật trong cõi này, không còn bị tổn thương nữa bởi phóng dật, như sư tử không thể bị hươu nai làm hại.

 

13 (309) Người vô tàm, muốn vợ người, sẽ gặp bốn nạn: bị tiếng xấu, ngủ không yên, bị coi thường, vào địa ngục.

 

14 (310) Người bất thiện như thế, dù rơi vào ái dục khoảnh khắc, sẽ nhận quả nặng nề, đốt cháy trong địa ngục.

 

15 Người muốn tìm an lạc, hãy giữ giới cẩn trọng; người kiên tâm không để chút lơ đãng như kẻ bất trí lái xe ngựa.

 

16 Khi kẻ bất trí lái xe rời đường chính, và đã vào đường gập ghềnh, họ sẽ ân hận vô cùnglỗi lầm đó.

 

17 Tương tự, kẻ bất trí rời bỏ chánh pháp để theo phi pháp, sẽ rơi vào tay thần chết; cũng bị hủy diệt vì mất đường sáng.

 

18 Người không làm điều nên làm, và người làm điều không nên làm, người làm với phóng dật, sẽ chỉ tăng nạn dữ, tăng sầu khổ, và rất xa đường tịch diệt.

 

19 Người hiểu bản chất của thân, quán sát thân liên tục, sẽ không làm điều không nên làm, và sẽ làm điều nên làm.

 

20 Do vậy, người với ký ức và hiểu biết sẽ kết thúc sầu khổ, và khi hết sầu khổ sẽ tìm thấy an lạc.

 

21 Trước pháp hội này, ta nói rằng hễ ai giữ được giới luật là đã hiểu pháp, bất kể là mới nghe chẳng bao nhiêu về pháp. Người thuận theo pháp là thực sự hiểu được pháp.

 

22 (19) Dù tụng nhiều kinh, nếu không hành trì, ưa phóng dật, như đếm bò người khác, không phải sa môn hạnh.

 

23 (20) Dù thuộc chỉ vài câu, nhưng hành trì chánh pháp, từ bỏ tham sân si, mới dự phần sa môn hạnh.

 

24 Ai ca ngợi sự tinh tấnchỉ trích sự phóng dật, sẽ ở vị trí cao trong cõi chư thiên, hơn là người có trăm lần cúng dường.

 

25 Khi ca ngợi sự tinh tấn, bậc trí biết biện biệt đúng và sai; bậc trí luôn tinh tấn vì 2 lý do: phước đức trong kiếp này và kiếp sau; người tinh tấn biết như thế mới là bậc trí tuệ.

 

26 (327) Tỳ khưu vui trong thanh tịnh, biết kinh sợ   bất tịnh, sẽ tự thoát đường ác, như voi tự thoát vũng lầy.

 

27 Tỳ khưu vui trong thanh tịnh, biết kinh sợ bất tịnh, phủi rớt hết tội lỗi y hệt trận gió tước sạch lá trên cây.

 

28 Tỳ khưu vui trong thanh tịnh, biết kinh sợ bất tịnh, xa lìa mọi dính mắc, và từ từ đạt tới niềm vui an lạc.

 

29 Tỳ khưu vui trong thanh tịnh, biết kinh sợ bất tịnh, sẽ đạt tới sự tròn đầy tịch lặng, hoàn toàn bình angiải thoát.

 

30 Tỳ khưu vui trong thanh tịnh, biết kinh sợ bất tịnh, là đã tới gần Niết bàn, và chắc chắc sẽ thành tựu Niết bàn.

 

31 Người giữ giớitinh tấn, sống y pháp hành, khi thuận theo pháp sẽ tìm thấy hạnh phúc trong cõi này và cõi sau. 

 

32 Các ngươi, với nhiệt tâm học và tìm bình an, hãy tinh tấn ra sức hành trì, hãy nhìn kỹ xem đời những kẻ phóng dật, không phòng hộ, không tự quán xét, và hãy xem đời những kẻ lười biếng đã rời đường học, và chớ có nghe kẻ phóng dật đó.

 

33  Thầy Tỳ khưu nào giới hạnh chân thực và vui trong tinh tấn sẽ kiểm soát được tất cả các niệm, và tâm sẽ thấy an toàn.

 

34 Hãy khởi dậy, bắt đầu đời sống mới, hướng theo Phật pháp, đạp bẹp quân lính Ác Ma, như voi đạp bẹp ngôi nhà bùn.

 

35  Bất kỳ ai sống thuận theo giới hạnh, dịu dàng, và thanh tịnh, sẽ rời được vòng sinh tử, sẽ lìa được hoàn toàn khổ.

 

Hết Phẩm 4, về Thanh Tịnh

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/05/2010(Xem: 145266)
16/05/2010(Xem: 92452)
13/03/2017(Xem: 8539)
19/03/2016(Xem: 21155)
13/05/2010(Xem: 170907)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :