Phẩm 13 Danh Vọng

23/07/20193:18 CH(Xem: 3848)
Phẩm 13 Danh Vọng

KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG
Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) tuyển soạn

 Nguyên Giác dịch và ghi nhận
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

Phẩm 13

DANH VỌNG

 _______________________________________

 

Ghi nhận: Nhan đề phẩm này các bản Iyer và Rockhill dịch là “Honours” (bản Sparham viết theo tiếng Anh ở Hoa Kỳ: “Honors”) – nghĩa là, danh dự, vinh dự, danh vọng, được ngợi ca, kiêu hãnh… Ngắn gọn, thấy có một “cái tôi” được xã hội ngợi ca nhờ có tài năng, tài sản, quyền lực, hảo tướng... Kể cả trong giới tu sĩ (bài kệ số 3-7), cũng có vị muốn ghế cao, quyền lực, danh tiếng, được cúng dường nhiều. Đức Phật dạy rằng nên sống cô tịch, ẩn tu (bài kệ 5, 9-10). Bài kệ 15 ca ngợi hạnh du tăng.

Đặc biệt, chớ nên coi thường những người học kém (bài kệ 11-12), vì có nhiều người học kém nhưng trì giới và sống theo chánh pháp đã đắc được Tam Minh (the three uncontaminated knowledges).

 

 

 

1 Như con la cái chết khi đẻ con, như cỏ tranh và cây chuối hư hoại khi ra trái, kẻ ngu bị hủy diệtdanh tiếng.

 

2 (72) Kẻ ngu cứ mãi háo danh, bất kể bao lâu hy sinh; vận may kẻ ngu tổn hại, sầu khổ sẽ chụp lên đầu.

 

3 (73) Kẻ ngu ưa tài sản, ưa quyền cao hơn tỳ khưu, ưa chỉ huy nơi tịnh xá, để được người khác kính lễ.

 

4 (74) “Cả tu sĩ, cư sĩ phải hình dung rằng chính ta đã làm thế; bất kể việc xong hay không, họ phải phục tùng ta” – kẻ ngu nghĩ thế, lòng tham tăng hoài.

 

5 (75) Này là đường tới giàu sang, đường kia là tới Niết bàn; nếu tu sĩ, học trò Thế Tôn, hiểu thế, thì chớ tìm vui trong danh tiếng, hãy tìm nơi cô tịch tuyệt hảo.

 

6 Chớ say đắm bất cứ gì; chớ gạt bất kỳ ai; hãy bỏ tất cả mọi nghề; theo đường đạo, chớ dính tới thương mại.

 

7 Hãy dùng những gì được cúng dường, chớ ganh tỵ kẻ khác; tu sĩ ganh tỵ kẻ khác sẽ không tìm thấy an định.

 

8 Nếu ngươi muốn sống hạnh phúc, hãy mặc áo tu sĩ, thọ nhận cúng dường thức ănthức uống.

 

9 Nếu ngươi muốn sống hạnh phúc, hãy cư trú nơi tự viện, như loài bò sát ẩn trong hang chuột.

 

10 Nếu người muốn sống hạnh phúc, hãy biết đủ với cảnh an bần, và chỉ nghĩ tới pháp tối thắng.

 

11 Dù học ít, nếu khéo trì giới, sống đạo theo hiểu biết, sẽ được khen, “người này không phóng dật.”   

 

12 Kẻ ngu nghĩ là người kia chẳng biết gì, coi thường, có thể sẽ không ngờ người kia đã đắc tam minh (Túc mệnh minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh).

 

13 Kẻ ngu sẽ ca ngợi những người sống trong sầu khổtội lỗi, nếu họ có thực phẩmtài sản.

 

14 Kẻ ngu thấy kẻ thù lớn nhất là: người cạo đầu, mặc áo cà sa, chỉ tìm thức ăn, thức uống, y phục, nơi ngủ.

 

15 Do vậy, khi biết những gì là tội, biết nguy hiểm của danh tiếng, với chỉ vài vật dụng nhu yếu, và rời bỏ tất cả dao động của tâm, tỳ khưu tự quán chiếu, đi lang thang nơi này và nơi kia.

 

16 Vì cần ăn để giữ mạng sống, người thiếu ăn có thể tâm sẽ khó an tĩnh; do vậy, biết rằng cần ăn để giữ thân này, tu sĩ sẽ đi khất thực.

 

17 Đây là điều người trí tôn kínhca ngợi: gỡ bỏ tất cả sầu khổ, đó là việc khó, và người ta ca ngợi vị tu sĩ biết kiên nhẫnchịu đựng; do vậy, hãy học để nhận thấy vũng lầy (và để xa lìa nó).

 

 

Hết Phẩm 13, về Danh Vọng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/05/2010(Xem: 144024)
16/05/2010(Xem: 92333)
13/03/2017(Xem: 8294)
19/03/2016(Xem: 20690)
13/05/2010(Xem: 170527)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.