Tập 5 (Quyển 101-113)

08/05/201012:00 SA(Xem: 26293)
Tập 5 (Quyển 101-113)

KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

TẬP 5 (Quyển 101-113)

XXIX. PHẨM NHIẾP THỌ

03

Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa thật hy hữu! Nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cõi hư không, cõi không thể nghĩ bàn; nếu có thọ nhiếp Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ năm loại mắt, sáu phép thần thông; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ Dự-lưu quả, Nhất-lai quả, Bất-hoàn quả, A-la-hán quả; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ quả vị Độc-giác; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột; nếu có nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì là nhiếp thọ tất cả thiện phápthế gian, xuất thế gian.

Lúc bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích: Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã nói, Bát-nhã-ba-la-mật-đa thật là hy hữu! Nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ chơn như pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ năm loại mắt, sáu phép thần thông; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ Dự-lưu quả, Nhất-lai quả, Bất-hoàn quả, A-la-hán quả; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ quả vị Độc-giác; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ mười địa Bồ-tát; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột; nếu đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa người có khả năng nhiếp thọ thì có khả năng nhiếp thọ tất cả thiện pháp thế gian, xuất thế gian.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối Bát-nhã-ba-la-mật-đa này thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi, thì hiện pháp và hậu pháp của thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy được công đức thù thắng. Ngươi nên lắng nghe, khởi lên thiện ý mạnh mẽ, Ta sẽ vì ngươi phân biệt giảng thuyết.

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Xin Ngài nói ngay lúc này, chúng con muốn được nghe.

Phật dạy: Kiều Thi Ca! Nếu có các hàng phạm chí ngoại đạo, hoặc có các ma và quyến thuộc của ma, hoặc kẻ bạo ác tăng thượng mạn khác, ở chỗ đại Bồ-tát ấy muốn gây gổ, lăng nhục làm hại, những kẻ ấy mới vừa khởi tâm, thì liền gặp tai họa, tự bị tiêu diệt, chẳng đạt được ý muốn. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy lấy tâm của trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, luôn luôn kiên trì tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy nguyện đại bi làm đầu.

Nếu các hữu tìnhxan tham mà mãi tranh đấu nhau, thì đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả sự kiện trong, ngoài đều bỏ hết, phương tiện làm cho họ an trụ bố thí Ba-la-mật-đa.

Nếu các hữu tình luôn luôn phá giới thì đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả sự kiện trong, ngoài đều bỏ hết, phương tiện làm cho họ an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Nếu các hữu tình luôn luôn sân giận thì đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả sự kiện trong, ngoài đều bỏ hết, phương tiện làm cho họ an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Nếu các hữu tình luôn luôn lười biếng thì đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả sự kiện trong, ngoài đều bỏ hết, phương tiện làm cho họ an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu các hữu tình luôn luôn loạn tâm thì đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả sự kiện trong, ngoài đều bỏ hết, phương tiện làm cho họ an trụ tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Nếu các hữu tình luôn luôn ngu si thì đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả sự kiện trong, ngoài đều bỏ hết, phương tiện làm cho họ an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu các hữu tình xoay vần trôi giạt trong sinh tử, luôn luôn bị các loại tùy miên, triền cấu của tham, sân, si v.v… làm nhiễu loạn, đại Bồ-tát ấy thường dùng các thứ phương tiện thiện xảo, làm cho họ đoạn diệt, vĩnh viễn xa lìa sanh tử, hoặc an lập họ, làm cho an trụ cái không nội; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; hoặc an lập họ, làm cho an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; hoặc an lập họ, làm cho an trụ Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; hoặc an lập họ, làm cho an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc an lập họ, làm cho an trụ tâm giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc an lập họ, làm cho an trụ bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc an lập họ, làm cho an trụ pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện; hoặc an lập họ, làm cho an trụ năm loại mắt, sáu phép thần thông; hoặc an lập họ, làm cho an trụ mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc an lập họ, làm cho an trụ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; hoặc an lập họ, làm cho an trụ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc an lập họ, làm cho an trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc an lập họ, làm cho an trụ Dự-lưu quả, Nhất-lai quả, Bất-hoàn quả, A-la-hán quả; hoặc an lập họ, làm cho an trụ quả vị Độc-giác; hoặc an lập họ, làm cho an trụ mười địa Bồ-tát; hoặc an lập họ, làm cho an trụ quả vị giác ngộ cao tột; hoặc an lập họ, làm cho an trụ thiện pháp thế gian, xuất thế gian.

Kiều Thi Ca! Như vậy gọi là thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đó là sự thu hoạch thắng lợi công đức hiện pháp của đại Bồ-tát.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi, vào đời sau, nhanh chóng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm màu, độ vô lượng chúng sanh, tùy theo sở nguyện an lập hữu tình, làm cho đối với ba thừa tu học rốt ráo cho đến chứng nhập Vô-dư-y Niết-bàn.

Kiều Thi Ca! Như vậy gọi là thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đó là sự thu hoạch thắng lợi công đức hậu pháp của đại Bồ-tát.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi, ở bất kỳ nơi nào, nếu có ác maquyến thuộc của ma, hoặc có các hàng phạm chí ngoại đạo và những kẻ bạo ác tăng thượng mạn khác ghét chê Bát-nhã-ba-la-mật-đa, muốn làm trở ngại vặn hỏi, chê bai, chống phá, khiến mau tiêu diệt, chẳng bao giờ thành đạt được. Vì những kẻ ấy nghe qua Bát-nhã, nên các ác dần dần tiêu diệt, công đức dần dần phát sanh, về sau nương vào ba thừa mà được hết khổ.

Kiều Thi Ca! Như có một loại thuốc hay tên là Mạc kỳ, công dụng cực mạnh của loại thuốc này, có thể tiêu trừ các thứ độc. Có một con rắn lớn đói đi tìm ăn, gặp loài sanh vật khác muốn mổ ăn, sanh vật ấy sợ chết chạy vào trong thuốc kia. Rắn nghe mùi thuốc liền chạy lui. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tác dụng cực mạnh của loại thuốc Mạc kỳ có thể chế phục các độc, có ích cho thân mạng. Nên biết công dụng to lớn đầy đủ của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng lại như vậy. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn thọ trì, đọc tụng kinh, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi, thì các loại ác ma ở chỗ đại Bồ-tát ấy muốn làm các việc ác, nhưng vì sức oai thần của Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên các việc ác ngay chỗ ấy tự nhiên tiêu diệt. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì sức oai thần to lớn đầy đủ của Bát nhã này có khả năng xua tan các việc ác, làm tăng trưởng các điều thiện.

Kiều Thi Ca! Thế nào là Bát-nhã-ba-la-mật-đa có khả năng diệt trừ các điều ác, làm tăng trưởng các điều thiện?

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng diệt trừ các tham dục, sân nhuế, ngu si và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, thuần là khổ uẩn lớn và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ tất cả sự chướng ngại, mê muội, ô uế, trói buộc và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ kiến chấp về ngã, kiến chấp về hữu tình, kiến chấp về dòng sinh mạng, kiến chấp về sự sanh, kiến chấp về sự dưỡng, kiến chấp về sự trưởng thành, kiến chấp về chủ thể luân hồi, kiến chấp về sự người do người sanh, kiến chấp về ngã tối thắng, kiến chấp về khả năng làm việc, kiến chấp về thọ quả báo, kiến chấp về cái biết, kiến chấp về cái thấy và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ tất cả thường kiến, đoạn kiến, hữu kiến, vô kiến cho đến con đường đưa đến các ác kiến khác và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ các loại xan tham, phá giới, sân hận, lười biếng, tán loạn, ngu si sẵn có và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ các vọng tưởng sẵn có về thường, lạc, ngã, tịnh và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ tất cả các hành tham, sân, si, mạn, nghi, kiến v.v… làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ chấp thủ sắc và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ thọ, tưởng, hành, thức và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ nhãn xứ và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ sắc xứ và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ nhãn giới và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ nhĩ giới và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ tỷ giới và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ thiệt giới và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ thân giới và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ ý giới và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ địa giới và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ thủy, hỏa, phong, không, thức giới và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Thánh đế khổ và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Thánh đế tập, diệt, đạo và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ vô minh và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh , lão, tử sầu than khổ ưu não và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ cái không nội và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ chơn như và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ bố thí Ba-la-mật-đa và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ bốn tịnh lự và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ bốn vô lượng, bốn định vô sắc và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ tám giải thoát và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ bốn niệm trụ và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ pháp môn giải thoát không và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ năm loại mắt và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ sáu phép thần thông và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ mười lực của Phật và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp phật bất cộng và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ pháp không quên mất và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ tánh luôn luôn xả và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ trí nhất thiết và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ tất cả pháp môn Đà-la-ni và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ tất cả pháp môn Tam-ma-địa và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Dự-lưu và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Độc-giác và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Độc-giác hướng, Độc-giác quả và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ đại Bồ-tát và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Tam-miệu-tam Phật-đà và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ pháp của đại Bồ-tát và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ quả vị giác ngộ cao tột và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Thanh-văn thừa và làm tăng trưởng sự đối trị ấy; có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế cho đến có khả năng diệt trừ sự chấp thủ Bát-niết-bàn và làm tăng trưởng sự đối trị ấy.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ sự chấp thủ tất cả pháp mà ma dựa vào và có khả năng sanh trưởng việc lành. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa có vô số lượng sức oai thần lớn.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi thì đại Bồ-tát ấy thường được bốn đại Thiên vươngtrời Đế Thích trong thế giới ba lần ngàn, vua trời Đại phạm, chủ thế giới Kham Nhẫn, trời Cực Quang Tịnh, trời Biến Tịnh, trời Quảng Quả, trời Tịnh Cư v.v... cùng các thiện thần đều cùng ủng hộ, chẳng để cho tất cả tai họa xâm phạm, não hại, những điều mong cầu như pháp đều được đầy đủ. Chư Phật hiện tại trong thế giới mười phương cũng thường hộ niệm. Bồ-tát như thế, làm cho ác pháp tiêu diệt, thiện pháp tăng trưởng, đó là:

Tăng trưởng bố thí Ba-la-mật-đa, khiến không tổn giảm; tăng trưởng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng cái không nội, khiến không tổn giảm; tăng trưởng cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng chơn như, khiến không tổn giảm; tăng trưởng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng Thánh đế khổ, khiến không tổn giảm; tăng trưởng Thánh đế tập, diệt, đạo, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng bốn tịnh lự, khiến không tổn giảm; tăng trưởng bốn vô lượng, bốn định vô sắc, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng tám giải thoát, khiến không tổn giảm; tăng trưởng tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng bốn niệm trụ, khiến không tổn giảm; tăng trưởng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, khiến không tổn giảm, Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng pháp môn giải thoát không, khiến không tổn giảm; tăng trưởng pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng năm loại mắt, khiến không tổn giảm; tăng trưởng sáu phép thần thông, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng mười lực của Phật, khiến không tổn giảm; tăng trưởng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng pháp không quên mất, khiến không tổn giảm; tăng trưởng tánh luôn luôn xả, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng trí nhất thiết, khiến không tổn giảm; tăng trưởng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Tăng trưởng tất cả pháp môn Đà-la-ni, khiến không tổn giảm; tăng trưởng tất cả pháp môn Tam-ma-địa, khiến không tổn giảm. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy nói năng nghiêm túc, người nghe đều kính thọ; khen ngợi, đàm luận ngôn từ không lầm lẫn, rối loạn, tri ân sâu đậm, bền bỉ giúp bạn, chẳng bị sân, tật phẩn hận phú não siểm cuống kiêu mạn v.v... làm mờ ám.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự xa lìa sự giết hại sinh mạng, dạy người khác xa lìa sự giết hại sanh mạng, khen ngợi sự xa lìa giết hại sanh mạng, vui vẻ khen ngợi người xa lìa sự giết hại sanh mạng. Tự xa lìa sự không cho mà lấy, dạy người khác xa lìa sự không cho mà lấy, khen ngợi sự xa lìa không cho mà lấy, vui vẻ khen ngợi người xa lìa sự không cho mà lấy. Tự xa lìa sự tà hành về dục, dạy người khác xa lìa sự tà hành về dục, khen ngợi sự xa lìa tà hành về dục, vui vẻ khen ngợi người xa lìa sự tà hành về dục. Tự xa lìa sự nói dối trá, dạy người khác xa lìa sự nói dối trá, khen ngợi sự xa lìa nói dối trá, vui vẻ khen ngợi người xa lìa sự nói dối trá. Tự xa lìa sự nói ly gián, dạy người khác xa lìa sự nói ly gián, khen ngợi sự xa lìa nói ly gián, vui vẻ khen ngợi người xa lìa sự nói ly gián. Tự xa lìa sự nói thô ác, dạy người khác xa lìa sự nói thô ác, khen ngợi sự xa lìa nói thô ác, vui vẻ khen ngợi người xa lìa sự nói thô ác. Tự xa lìa sự nói uế tạp, dạy người khác xa lìa sự nói uế tạp, khen ngợi sự xa lìa nói uế tạp, vui vẻ khen ngợi người xa lìa sự nói uế tạp. Tự xa lìa sự tham dục, dạy người khác xa lìa sự tham dục, khen ngợi sự xa lìa tham dục, vui vẻ khen ngợi người xa lìa sự tham dục. Tự xa lìa sự sân nhuế, dạy người khác xa lìa sự sân nhuế, khen ngợi sự xa lìa sân nhuế, vui vẻ khen ngợi người xa lìa sự sân nhuế. Tự xa lìa sự tà kiến, dạy người khác xa lìa sự tà kiến, khen ngợi sự xa lìa tà kiến, vui vẻ khen ngợi người xa lìa tà kiến.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu hành pháp bố thí Ba-la-mật-đa, dạy người khác tu hành pháp bố thí Ba-la-mật-đa, khen ngợi pháp bố thí Ba la mât đa, vui vẻ khen ngợi người tu hành pháp bố thí Ba-la-mật-đa. Tự tu hành pháp tịnh giới Ba-la-mật-đa, dạy người khác tu hành pháp tịnh giới Ba-la-mật-đa, khen ngợi pháp tịnh giới Ba-la-mật-đa, vui vẻ khen ngợi người tu hành pháp tịnh giới Ba-la-mật-đa. Tự tu hành pháp an nhẫn Ba-la-mật-đa, dạy người khác tu hành pháp an nhẫn Ba-la-mật-đa, khen ngợi pháp an nhẫn Ba-la-mật-đa, vui vẻ khen ngợi người tu hành pháp an nhẫn Ba-la-mật-đa. Tự tu hành pháp tinh tấn Ba-la-mật-đa, dạy người khác tu hành pháp tinh tấn Ba-la-mật-đa, khen ngợi pháp tinh tấn Ba-la-mật-đa, vui vẻ khen ngợi người tu hành pháp tinh tấn Ba-la-mật-đa. Tự tu hành pháp tịnh lự Ba-la-mật-đa, dạy người khác tu hành pháp tịnh lự Ba-la-mật-đa, khen ngợi pháp tịnh lự Ba-la-mật-đa, vui vẻ khen ngợi người tu hành pháp tịnh lự Ba-la-mật-đa. Tự tu hành pháp Bát-nhã-ba-la-mật-đa, dạy người khác tu hành pháp Bát-nhã-ba-la-mật-đa, khen ngợi pháp Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vui vẻ khen ngợi người tu hành pháp Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự an trụ pháp không nội, dạy người khác an trụ pháp không nội, khen ngợi pháp không nội, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không nội. Tự an trụ pháp không ngoại, dạy người khác an trụ pháp không ngoại, khen ngợi pháp không ngoại, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không ngoại. Tự an trụ pháp không nội ngoại, dạy người khác an trụ pháp không nội ngoại, khen ngợi pháp không nội ngoại, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không nội ngoại. Tự an trụ pháp không không, dạy người khác an trụ pháp không không, khen ngợi pháp không không, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không không. Tự an trụ pháp không lớn, dạy người khác an trụ pháp không lớn, khen ngợi pháp không lớn, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không lớn. Tự an trụ pháp không thắng nghĩa, dạy người khác an trụ pháp không thắng nghĩa, khen ngợi pháp không thắng nghĩa, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không thắng nghĩa. Tự an trụ pháp không hữu vi, dạy người khác an trụ pháp không hữu vi, khen ngợi pháp không hữu vi, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không hữu vi. Tự an trụ pháp không vô vi, dạy người khác an trụ pháp không vô vi, khen ngợi pháp không vô vi, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không vô vi. Tự an trụ pháp không rốt ráo, dạy người khác an trụ pháp không rốt ráo, khen ngợi pháp không rốt ráo, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không rốt ráo. Tự an trụ pháp không không biên giới, dạy người khác an trụ pháp không không biên giới, khen ngợi pháp không không biên giới, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không không biên giới. Tự an trụ pháp không tản mạn, dạy người khác an trụ pháp không tản mạn, khen ngợi pháp không tản mạn, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không tản mạn. Tự an trụ pháp không không đổi khác, dạy người khác an trụ pháp không không đổi khác, khen ngợi pháp không không đổi khác, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không không đổi khác. Tự an trụ pháp không bản tánh, dạy người khác an trụ pháp không bản tánh, khen ngợi pháp không bản tánh, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không bản tánh. Tự an trụ pháp không tự tướng, dạy người khác an trụ pháp không tự tướng, khen ngợi pháp không tự tướng, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không tự tướng. Tự an trụ pháp không cộng tướng, dạy người khác an trụ pháp không cộng tướng, khen ngợi pháp không cộng tướng, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không cộng tướng. Tự an trụ pháp không tất cả pháp, dạy người khác an trụ pháp không tất cả pháp, khen ngợi pháp không tất cả pháp, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không tất cả pháp. Tự an trụ pháp không chẳng thể nắm bắt được, dạy người khác an trụ pháp không chẳng thể nắm bắt được, khen ngợi pháp không chẳng thể nắm bắt được, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không chẳng thể nắm bắt được. Tự an trụ pháp không không tánh, dạy người khác an trụ pháp không không tánh, khen ngợi pháp không không tánh, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không không tánh. Tự an trụ pháp không tự tánh, dạy người khác an trụ pháp không tự tánh, khen ngợi pháp không tự tánh, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không tự tánh. Tự an trụ pháp không không tánh tự tánh, dạy người khác an trụ pháp không không tánh tự tánh, khen ngợi pháp không không tánh tự tánh, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp không không tánh tự tánh.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự an trụ pháp chơn như, dạy người khác an trụ pháp chơn như, khen ngợi pháp chơn như, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp chơn như. Tự an trụ pháp pháp giới, dạy người khác an trụ pháp pháp giới, khen ngợi pháp pháp giới, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp pháp giới. Tự an trụ pháp pháp tánh, dạy người khác an trụ pháp pháp tánh, khen ngợi pháp pháp tánh, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp pháp tánh. Tự an trụ pháp tánh chẳng hư vọng, dạy người khác an trụ pháp tánh chẳng hư vọng, khen ngợi pháp tánh chẳng hư vọng, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp tánh chẳng hư vọng. Tự an trụ pháp tánh chẳng đổi khác, dạy người khác an trụ pháp tánh chẳng đổi khác, khen ngợi pháp tánh chẳng đổi khác, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp tánh chẳng đổi khác. Tự an trụ pháp tánh bình đẳng, dạy người khác an trụ pháp tánh bình đẳng, khen ngợi pháp tánh bình đẳng, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp tánh bình đẳng. Tự an trụ pháp tánh ly sanh, dạy người khác an trụ pháp tánh ly sanh, khen ngợi pháp tánh ly sanh, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp tánh ly sanh. Tự an trụ pháp định pháp, dạy người khác an trụ pháp định pháp, khen ngợi pháp định pháp, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp định pháp. Tự an trụ pháp trụ pháp, dạy người khác an trụ pháp trụ pháp, khen ngợi pháp trụ pháp, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp trụ pháp. Tự an trụ pháp thật tế, dạy người khác an trụ pháp thật tế, khen ngợi pháp thật tế, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp thật tế. Tự an trụ pháp cảnh giới hư không, dạy người khác an trụ pháp cảnh giới hư không, khen ngợi pháp cảnh giới hư không, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp cảnh giới hư không. Tự an trụ pháp cảnh giới bất tư nghì, dạy người khác an trụ pháp cảnh giới bất tư nghì, khen ngợi pháp cảnh giới bất tư nghì, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp cảnh giới bất tư nghì.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự an trụ pháp Thánh đế khổ, dạy người khác an trụ pháp Thánh đế khổ, khen ngợi pháp Thánh đế khổ, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp Thánh đế khổ. Tự an trụ pháp Thánh đế tập, dạy người khác an trụ pháp Thánh đế tập, khen ngợi pháp Thánh đế tập, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp Thánh đế tập. Tự an trụ pháp Thánh đế diệt, dạy người khác an trụ pháp Thánh đế diệt, khen ngợi pháp Thánh đế diệt, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp Thánh đế diệt. Tự an trụ pháp Thánh đế đạo, dạy người khác an trụ pháp Thánh đế đạo, khen ngợi pháp Thánh đế đạo, vui vẻ khen ngợi người an trụ pháp Thánh đế đạo.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháptịnh lự, dạy người khác tu pháptịnh lự, khen ngợi pháp sơ tịnh lự, vui vẻ khen ngợi người tu pháptịnh lự. Tự tu pháp đệ nhị tịnh lự, dạy người khác tu pháp đệ nhị tịnh lự, khen ngợi pháp đệ nhị tịnh lự, vui vẻ khen ngợi người tu pháp đệ nhị tịnh lự. Tự tu pháp đệ tam tịnh lự, dạy người khác tu pháp đệ tam tịnh lự, khen ngợi pháp đệ tam tịnh lự, vui vẻ khen ngợi người tu pháp đệ tam tịnh lự. Tự tu pháp đệ tứ tịnh lự, dạy người khác tu pháp đệ tứ tịnh lự, khen ngợi pháp đệ tứ tịnh lự, vui vẻ khen ngợi người tu pháp đệ tứ tịnh lự.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp từ vô lượng, dạy người khác tu pháp từ vô lượng, khen ngợi pháp từ vô lượng, vui vẻ khen ngợi người tu pháp từ vô lượng. Tự tu pháp bi vô lượng, dạy người khác tu pháp bi vô lượng, khen ngợi pháp bi vô lượng, vui vẻ khen ngợi người tu pháp bi vô lượng. Tự tu pháp hỷ vô lượng, dạy người khác tu pháp hỷ vô lượng, khen ngợi pháp hỷ vô lượng, vui vẻ khen ngợi người tu pháp hỷ vô lượng. Tự tu pháp xả vô lượng, dạy người khác tu pháp xả vô lượng, khen ngợi pháp xả vô lượng, vui vẻ khen ngợi người tu pháp xả vô lượng.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp định không vô biên xứ, dạy người khác tu pháp định không vô biên xứ, khen ngợi pháp định không vô biên xứ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp định không vô biên xứ. Tự tu pháp định thức vô biên xứ, dạy người khác tu pháp định thức vô biên xứ, khen ngợi pháp định thức vô biên xứ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp định thức vô biên xứ. Tự tu pháp định vô sở hữu xứ, dạy người khác tu pháp định vô sở hữu xứ, khen ngợi pháp định vô sở hữu xứ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp định vô sở hữu xứ. Tự tu pháp định phi tưởng phi phi tưởng xứ, dạy người khác tu pháp định phi tưởng phi phi tưởng xứ, khen ngợi pháp định phi tưởng phi phi tưởng xứ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp định phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp tám giải thoát, dạy người khác tu pháp tám giải thoát, khen ngợi pháp tám giải thoát, vui vẻ khen ngợi người tu pháp tám giải thoát. Tự tu pháp tám thắng xứ, dạy người khác tu pháp tám thắng xứ, khen ngợi pháp tám thắng xứ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp tám thắng xứ. Tự tu pháp chín định thứ đệ, dạy người khác tu pháp chín định thứ đệ, khen ngợi pháp chín định thứ đệ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp chín định thứ đệ. Tự tu pháp mười biến xứ, dạy người khác tu pháp mười biến xứ, khen ngợi pháp mười biến xứ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp mười biến xứ.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp bốn niệm trụ, dạy người khác tu pháp bốn niệm trụ, khen ngợi pháp bốn niệm trụ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp bốn niệm trụ. Tư tu bốn chánh đoạn, dạy người khác tu pháp bốn chánh đoạn, khen ngợi pháp bốn chánh đoạn, vui vẻ khen ngợi người tu pháp bốn chánh đoạn. Tự tu pháp bốn thần túc, dạy người khác tu pháp bốn thần túc, khen ngợi pháp bốn thần túc, vui vẻ khen ngợi người tu pháp bốn thần túc. Tự tu pháp năm căn, dạy người khác tu pháp năm căn, khen ngợi pháp năm căn, vui vẻ khen ngợi người tu pháp năm căn. Tự tu pháp năm lực, dạy người khác tu pháp năm lực, khen ngợi pháp năm lực, vui vẻ khen ngợi người tu pháp năm lực. Tự tu pháp bảy chi đẳng giác, dạy người khác tu pháp bảy chi đẳng giác, khen ngợi pháp bảy chi đẳng giác, vui vẻ khen ngợi người tu pháp bảy chi đẳng giác. Tự tu pháp tám chi thánh đạo, dạy người khác tu pháp tám chi thánh đạo, khen ngợi pháp tám chi thánh đạo, vui vẻ khen ngợi người tu pháp tám chi thánh đạo.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp pháp môn giải thoát không, dạy người khác tu pháp pháp môn giải thoát không, khen ngợi pháp pháp môn giải thoát không, vui vẻ khen ngợi người tu pháp pháp môn giải thoát không. Tự tu pháp pháp môn giải thoát vô tướng, dạy người khác tu pháp pháp môn giải thoát vô tướng, khen ngợi pháp pháp môn giải thoát vô tướng, vui vẻ khen ngợi người tu pháp pháp môn giải thoát vô tướng. Tự tu pháp pháp môn giải thoát vô nguyện, dạy người khác tu pháp pháp môn giải thoát vô nguyện, khen ngợi pháp pháp môn giải thoát vô nguyện, vui vẻ khen ngợi người tu pháp pháp môn giải thoát vô nguyện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp năm loại mắt, dạy người khác tu pháp năm loại mắt, khen ngợi pháp năm loại mắt, vui vẻ khen ngợi người tu pháp năm loại mắt. Tự tu pháp sáu phép thần thông, dạy người khác tu pháp sáu phép thần thông, khen ngợi pháp sáu phép thần thông, vui vẻ khen ngợi người tu pháp sáu phép thần thông.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp mười lực của Phật, dạy người khác tu pháp mười lực của Phật, khen ngợi pháp mười lực của Phật, vui vẻ khen ngợi người tu pháp mười lực của Phật. Tự tu pháp bốn điều không sợ, dạy người khác tu pháp bốn điều không sợ, khen ngợi pháp bốn điều không sợ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp bốn điều không sợ. Tự tu pháp bốn sự hiểu biết thông suốt, dạy người khác tu pháp bốn sự hiểu biết thông suốt, khen ngợi pháp bốn sự hiểu biết thông suốt, vui vẻ khen ngợi người tu pháp bốn sự hiểu biết thông suốt.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp đại từ, dạy người khác tu pháp đại từ, khen ngợi pháp đại từ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp đại từ. Tự tu pháp đại bi, dạy người khác tu pháp đại bi, khen ngợi pháp đại bi, vui vẻ khen ngợi người tu pháp đại bi. Tự tu pháp đại hỷ, dạy người khác tu pháp đại hỷ, khen ngợi pháp đại hỷ, vui vẻ khen ngợi người tu pháp đại hỷ. Tự tu pháp đại xả, dạy người khác tu pháp đại xả, khen ngợi pháp đại xả, vui vẻ khen ngợi người tu pháp đại xả.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp mười tám pháp Phật bất cộng, dạy người khác tu pháp mười tám pháp Phật bất cộng, khen ngợi pháp mười tám pháp Phật bất cộng, vui vẻ khen ngợi người tu pháp mười tám pháp Phật bất cộng.

Quyển Thứ 101
HẾT

04

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp không quên mất, dạy người khác tu pháp không quên mất, khen ngợi pháp không quên mất, vui vẻ khen ngợi người tu pháp không quên mất. Tự tu pháp tánh luôn luôn xả, dạy người khác tu pháp tánh luôn luôn xả, khen ngợi pháp tánh luôn luôn xả, vui vẻ khen ngợi người tu tánh luôn luôn xả.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu tất cả pháp môn Đà-la-ni, dạy người tu tất cả pháp môn Đà-la-ni, khen ngợi tất cả pháp môn Đà-la-ni, vui vẻ khen ngợi người tu tất cả pháp môn Đà-la-ni. Tự tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, dạy người khác tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, khen ngợi tất cả pháp môn Tam-ma-địa, vui vẻ khen ngợi người tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tự tu pháp trí nhất thiết, dạy người khác tu pháp trí nhất thiết, khen ngợi pháp trí nhất thiết, vui vẻ khen ngợi người tu pháp trí nhất thiết. Tự tu pháp trí đạo tướng, dạy người khác tu pháp trí đạo tướng, khen ngợi pháp trí đạo tướng, vui vẻ khen ngợi người tu pháp trí đạo tướng. Tự tu pháp trí nhất thiết tướng, dạy người khác tu pháp trí nhất thiết tướng, khen ngợi pháp trí nhất thiết tướng, vui vẻ khen ngợi người tu pháp trí nhất thiết tướng.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy tu hành sáu phép Ba-la-mật-đa, khi hành bố thí Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; khi giữ tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; khi tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; khi khởi tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; khi nhập tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; khi học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành sáu phép Ba-la-mật-đa, thường nghĩ thế này:

Nếu ta chẳng hành bố thí Ba-la-mật-đa thì sẽ sanh vào nhà bần cùng, không thế lực, lấy gì thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, huống là có khả năng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu ta chẳng bảo hộ tịnh giới Ba-la-mật-đa thì sẽ sanh các đường ác, còn chẳng thể được thân người hạ tiện, lấy gì thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, huống là có khả năng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu ta chẳng tu an nhẫn Ba-la-mật-đa thì sanh ra các căn sẽ tàn tật khiếm khuyết, dung mạo xấu xí, chẳng đầy đủ sắc thân viên mãn của Bồ-tát; nếu được sắc thân viên mãn của Bồ-tát, hành hạnh Bồ-tát, hữu tình nào thấy thì chắc chắn đạt được quả vị giác ngộ cao tột; nếu chẳng được sắc thân viên mãn này thì chẳng có thể thành thục tất cả hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, huống là có khả năng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu ta lười biếng, chẳng khởi tinh tấn Ba-la-mật-đa, thì đạo thù thắng của Bồ-tát còn chẳng có khả năng đạt được, lấy gì thành thục tất cả hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, huống là có khả năng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu ta loạn tâm, chẳng nhập tịnh lự Ba-la-mật-đa, thì định thù thắng của Bồ-tát còn chẳng thể khởi được, lấy gì thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, huống là có khả năng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu ta không có trí tuệ, chẳng học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì trí tuệ phương tiện thiện xảo còn chẳng thể đạt được, lấy gì vượt bậc Nhị thừa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, huống là có khả năng đắc trí nhất thiết trí.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy học sáu phép Ba-la-mật-đa, thường nghĩ thế này: Ta chẳng nên chạy theo thế lực xan tham, vì nếu chạy theo thế lực ấy, thì bố thí Ba-la-mật-đa của ta chẳng được viên mãn, mà việc bố thí Ba-la-mật-đa của ta chẳng được viên mãn, thì chẳng bao giờ có khả năng thành tựu trí nhất thiết trí.

Ta chẳng nên buông theo thế lực phá giới, vì nếu buông theo thế lực ấy thì tịnh giới Ba-la-mật-đa của ta chẳng được viên mãn, mà nếu tịnh giới Ba-la-mật-đa của ta chẳng được viên mãn thì chẳng bao giờ có khả năng thành tựu trí nhất thiết trí.

Ta chẳng nên buông theo thế lực phẫn nhuế, vì nếu buông theo thế lực ấy thì an nhẫn Ba-la-mật-đa của ta chẳng được viên mãn, mà nếu an nhẫn Ba-la-mật-đa của ta chẳng được viên mãn thì chẳng bao giờ có khả năng thành tựu trí nhất thiết trí.

Ta chẳng nên buông theo thế lực lười biếng, vì nếu buông theo thế lực ấy thì tinh tấn Ba-la-mật-đa của ta chẳng được viên mãn, mà nếu tinh tấn Ba-la-mật-đa của ta chẳng được viên mãn thì chẳng bao giờ có khả năng thành tựu trí nhất thiết trí.

Ta chẳng nên buông theo thế lực của tâm loạn, vì nếu buông theo thế lực ấy thì tịnh lự Ba-la-mật-đa của ta chẳng được viên mãn, mà nếu tịnh lự Ba-la-mật-đa của ta chẳng được viên mãn thì chẳng bao giờ có khả năng thành tựu trí nhất thiết trí.

Ta chẳng nên buông theo thế lực vô trí, vì nếu buông theo thế lực ấy thì Bát-nhã-ba-la-mật-đa của ta chẳng được viên mãn, mà nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa của ta chẳng được viên mãn thì chẳng bao giờ có khả năng thành tựu trí nhất thiết trí.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi, thì sẽ đạt được công đức thắng lợi như thế trong hiện tại và về sau.

Lúc bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thật là hy hữu, điều phục Bồ-tát, làm cho chẳng sanh tâm tự cao mà lại có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Phật dạy: Kiều Thi Ca! Thế nào là Bát-nhã-ba-la-mật-đa điều phục Bồ-tát làm cho chẳng sanh tâm tự cao mà lại có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa ở thế gian, nếu đối với Phật thực hành bố thí, mà nghĩ thế này: Ta có khả năng bố thí cho Phật; nếu đối với Bồ-tát, Độc-giác, Thanh-văn, những kẻ cô độc, bần cùng, già cả, bệnh tật, lỡ đường, xin ăn, hành bố thí, mà nghĩ: Ta có khả năng bố thí cho Bồ-tát, Độc-giác, Thanh-văn, những kẻ cô độc, bần cùng, già cả, bệnh tật, lỡ đường, xin ăn thì đại Bồ-tát ấy, vì không có phương tiện thiện xảo để hành bố thí, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa ở thế gian, liền nghĩ: Ta có khả năng tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, ta có khả năng viên mãn tịnh giới Ba-la-mật-đa, vì đại Bồ-tát ấy không có phương tiện thiện xảo tu hành tịnh giới, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa ở thế gian, bèn nghĩ: Ta có khả năng tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, ta có khả năng viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa, vì đại Bồ-tát ấy không có phương tiện thiện xảo tu hành an nhẫn, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa ở thế gian, liền nghĩ: Ta có khả năng tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, ta có khả năng viên mãn tinh tấn Ba-la-mật-đa, vì đại Bồ-tát ấy không có phương tiện thiện xảo tu hành tinh tấn, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa ở thế gian, liền nghĩ: Ta có khả năng tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, ta có khả năng viên mãn tịnh lự Ba-la-mật-đa, vì đại Bồ-tát ấy không có phương tiện thiện xảo tu hành tịnh lự, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa ở thế gian, liền nghĩ: Ta có khả năng tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, ta có khả năng viên mãn Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì đại Bồ-tát này không có phương tiện thiện xảo tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi an trụ cái không nội, nếu nghĩ: Ta có khả năng an trụ cái không nội thì đại Bồ-tát ấy bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự an trụ cái không nội, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát khi an trụ cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, nếu nghĩ: Ta có khả năng an trụ cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh thì đại Bồ-tát ấy, vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự an trụ cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi an trụ chơn như, nếu nghĩ: Ta có khả năng an trụ chơn như thì đại Bồ-tát ấy, vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự an trụ chơn như, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát khi an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, nếu nghĩ: Ta có khả năng an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thì đại Bồ-tát ấy vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi an trụ Thánh đế khổ, nếu nghĩ: Ta có khả năng an trụ Thánh đế khổ thì đại Bồ-tát ấy, vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự an trụ Thánh đế khổ, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát khi an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo, nếu nghĩ: Ta có khả năng an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo thì đại Bồ-tát ấy vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi tu hành bốn tịnh lự, nếu nghĩ: Ta có khả năng tu hành bốn tịnh lự thì đại Bồ-tát ấy vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự tu hành bốn tịnh lự, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát khi tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc, nếu nghĩ: Ta có khả năng tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc thì đại Bồ-tát ấy vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi tu hành tám giải thoát, nếu nghĩ: Ta có khả năng tu hành tám giải thoát thì đại Bồ-tát ấy, vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự tu hành tám giải thoát, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát khi tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, nếu nghĩ: Ta có khả năng tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thì đại Bồ-tát ấy vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi tu hành bốn niệm trụ, nếu nghĩ: Ta có khả năng tu hành bốn niệm trụ, đại Bồ-tát ấy vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự tu hành bốn niệm trụ, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát khi tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, nếu nghĩ: Ta có khả năng tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, thì đại Bồ-tát ấy vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đảng giác, tám chi thánh đạo, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi tu hành pháp môn giải thoát không, nếu nghĩ: Ta có khả năng tu hành pháp môn giải thoát không thì đại Bồ-tát ấy vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự tu hành pháp môn giải thoát không, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát khi tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, nếu nghĩ: Ta có khả năng tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thì đại Bồ-tát ấy vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi tu hành năm loại mắt, nếu nghĩ: Ta có khả năng tu hành năm loại mắt thì đại Bồ-tát ấy, vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự tu hành năm loại mắt, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát khi tu hành sáu phép thần thông, nếu nghĩ: Ta có khả năng tu hành sáu phép thần thông thì đại Bồ-tát ấy, vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự tu hành sáu phép thần thông, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi tu hành mười lực của Phật, nếu nghĩ: Ta có khả năng tu hành mười lực của Phật thì đại Bồ-tát ấy, vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự tu hành mười lực của Phật, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát khi tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nếu nghĩ: Ta có khả năng tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thì đại Bồ-tát ấy, vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp phật bất cộng, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi tu pháp không quên mất, nếu nghĩ: Ta có khả năng tu hành pháp không quên mất thì đại Bồ-tát ấy, vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự tu hành pháp không quên mất, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát khi tu hành tánh luôn luôn xả, nếu nghĩ: Ta có khả năng tu hành tánh luôn luôn xả thì đại Bồ-tát ấy, vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự tu hành tánh luôn luôn xả, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy khi tu tất cả pháp môn Đà-la-ni, nếu nghĩ: Ta có khả năng tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni thì đại Bồ-tát ấy, vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát khi tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, nếu nghĩ: Ta có khả năng tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa thì đại Bồ-tát ấy vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi tu hành trí nhất thiết, nếu nghĩ: Ta có khả năng tu hành trí nhất thiết thì đại Bồ-tát ấy vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự tu hành trí nhất thiết, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát khi tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nếu nghĩ: Ta có khả năng tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thì đại Bồ-tát ấy vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

BạchThế Tôn! Đại Bồ-tát khi thành thục hữu tình, nếu nghĩ: Ta có khả năng thành thục hữu tình thì đại Bồ-tát ấy, vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự thành thục hữu tình, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát khi nghiêm tịnh cõi Phật, nếu nghĩ: Ta có khả năng nghiêm tịnh cõi Phật thì đại Bồ-tát ấy, vì bị sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn sự nghiêm tịnh cõi Phật, liền khởi tâm tự cao, nên chẳng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát như vậy, là theo tâm thế gian mà tu các thiện pháp, vì không có phương tiện thiện xảo tu hành bố thí v.v... vì sự chấp ngãngã sở làm nhiễu loạn tâm, vì tuy tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà chưa đạt được, nên chẳng có khả năng như thật điều phục tâm tự cao, cũng chẳng có khả năng như thật hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa xuất thế gian, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa nên chẳng thấy có người bố thí, chẳng thấy có kẻ nhận, chẳng thấy có vật bố thí là vì đại Bồ-tát ấy y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà hành bố thí Ba-la-mật-đa, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa xuất thế gian, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có tịnh giới, chẳng thấy có người đầy đủ tịnh giới là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa xuất thế gian, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có an nhẫn, chẳng thấy có người đầy đủ an nhẫn; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Nếu đại Bồ-tát khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa xuất thế gian, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có tinh tấn, chẳng thấy có người có đầy đủ tinh tấn; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa xuất thế gian, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có tịnh lự, chẳng thấy có người đầy đủ tịnh lự; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa xuất thế gian, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có bát nhã, chẳng thấy có người đầy đủ bát nhã, cũng chẳng thấy có tất cả pháp; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát khi an trụ không nội, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có cái không nội, chẳng thấy có người an trụ không nội; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà an trụ không nội, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát khi an trụ không ngoại, không nội ngoại, không không không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh; vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh, chẳng thấy có người an trụ không ngoại cho đến không không tánh tự tánh; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà an trụ không ngoại cho đến không không tánh tự tánh, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát khi an trụ chơn như, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có chơn như, chẳng thấy có người an trụ chơn như; là vì đại Bồ-tát ấy y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà an trụ chơn như, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát khi an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, chẳng thấy có người an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát khi an trụ Thánh đế khổ vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có Thánh đế khổ, chẳng thấy có người an trụ Thánh đế khổ; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà an trụ Thánh đế khổ, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát khi an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có Thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng thấy có người an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khi tu hành bốn tịnh lự, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có bốn tịnh lự, chẳng thấy có người tu bốn tịnh lự; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà tu hành bốn tịnh lự, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Nếu đại Bồ-tát khi tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng thấy có người tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khi tu hành tám giải thoát, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có tám giải thoát, chẳng thấy có người tu tám giải thoát; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà tu hành tám giải thoát, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Nếu đại Bồ-tát khi tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chẳng thấy có người tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa, mà tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khi tu hành bốn niệm trụ, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có bốn niệm trụ, chẳng thấy có người tu bốn niệm trụ; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà tu hành bốn niệm trụ, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Nếu đại Bồ-tát khi tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng thấy có người tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khi tu hành pháp môn giải thoát không, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có pháp môn giải thoát không, chẳng thấy có người tu pháp môn giải thoát không; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà tu hành pháp môn giải thoát không, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Nếu đại Bồ-tát khi tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng thấy có người tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi tu hành năm loại mắt, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có năm loại mắt, chẳng thấy có người tu năm loại mắt; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà tu hành năm loại mắt, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Nếu Bồ-tát khi tu hành sáu phép thần thông, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có sáu phép thần thông, chẳng thấy có người tu sáu phép thần thông; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà tu hành sáu phép thần thông, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi tu hành mười lực của Phật, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có mười lực của Phật, chẳng thấy có người tu mười lực của Phật; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà tu hành mười lực của Phật, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Nếu đại Bồ-tát khi tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng thấy có người tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khi tu hành pháp không quên mất, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có pháp không quên mất, chẳng thấy có người tu pháp không quên mất; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà tu hành pháp không quên mất, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Nếu đại Bồ-tát khi tu hành tánh luôn luôn xả, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có tánh luôn luôn xả, chẳng thấy có người tu tánh luôn luôn xả; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà tu hành tánh luôn luôn xả, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khi tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng thấy có người tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Nếu đại Bồ-tát khi tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng thấy có người tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khi tu hành trí nhất thiết, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có trí nhất thiết, chẳng thấy có người tu trí nhất thiết; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà tu hành trí nhất thiết, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Nếu đại Bồ-tát khi tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng thấy có người tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khi thành thục hữu tình, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có sự thành thục hữu tình, chẳng thấy có người thành thục hữu tình; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà thành thục hữu tình, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Nếu đại Bồ-tát khi nghiêm tịnh cõi Phật, vì khéo tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thấy có sự nghiêm tịnh cõi Phật, chẳng thấy có người nghiêm tịnh cõi Phật; là vì đại Bồ-tát ấy đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà nghiêm tịnh cõi Phật, nên có khả năng điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát như thế, vì đã y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa xuất thế giantu thiện pháp nên có khả năng như thật điều phục tâm tự cao, cũng có khả năng như thật hồi hướng trí nhất thiết trí, vì vậy nên ta nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thật là hy hữu, điều phục Bồ-tát làm cho chẳng khởi tâm tự cao, có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Lúc bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích: Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn luôn luôn đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy thân thường an ổn, tâm thường vui vẻ, chẳng bị tất cả tai họa xâm phạm, não hại.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, thọ trì, đọc tụng, thân cận cúng dường, như lý tư duy, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nếu khi theo quân lính ra trận, mà chí tâm tụng niệm Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, thì chẳng bị đao trượng làm tổn hại, kẻ oán địch đều khởi từ tâm, dù sắp bị trúng thương tự nhiên tránh được, chẳng bao giờ có chuyện mất mạng ở chiến trường. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, luôn luôn tu tập sáu phép Ba-la-mật-đa, tự từ bỏ đao trượng tham dục, cũng có khả năng làm cho kẻ khác từ bỏ đao trượng tham dục, tự từ bỏ đao trượng sân nhuế, cũng có khả năng làm cho kẻ khác từ bỏ đao trượng sân nhuế, tự từ bỏ đao trượng ngu si, cũng có khả năng làm cho kẻ khác từ bỏ đao trượng ngu si, tự từ bỏ đao trượng ác kiến, cũng có khả năng làm cho kẻ khác từ bỏ đao trượng ác kiến, tự từ bỏ đao trượng triền cấu, cũng có khả năng làm cho kẻ khác từ bỏ đao trượng triền cấu, tự từ bỏ đao trượng tùy miên, cũng có khả năng làm cho kẻ khác từ bỏ đao trượng tùy miên, tự từ bỏ đao trượng ác nghiệp, cũng có khả năng làm cho kẻ khác từ bỏ đao trượng ác nghiệp.

Kiều Thi Ca! Do duyên cớ này nên thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy dù nhập quân trận, chẳng bị đao trượng làm tổn thương, kẻ đối địch đều khởi từ tâm, dù sắp bị trúng thương tự nhiên tránh được, chẳng bao giờ có chuyện bỏ mạng ở chiến trường.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, thường đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà chí tâm lắng nghe, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thọ trì, đọc tụng, như lý tư duy, tinh cần tu học, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy không bị tất cả thuốc độc, trùng độc, quỷ mị, trù yểm, chú thuật có thể làm tổn hại, không thể chìm trong nước, chẳng bị lửa làm cháy; đao trượng, ác thú, oán tặc, ác thần, các tà vọng lượng, chẳng thể làm hại được. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế là chú đại thần; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế là chú đại minh, Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế là chú vô thượng, Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế là chú vô thượng thượng, Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế là chú vô đẳng đẳng, Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế là vua của tất cả thần chú tối thượng, tối diệu, không gì có thể sánh bằng, đầy đủ oai lực lớn, có khả năng hàng phục tất cả, chẳng bị tất cả hàng phục. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy tinh cần tu học chú vương này, chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai. Vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, hiểu rõ tự và tha, cả hai đều chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có ngã, chẳng thấy có hữu tình, chẳng thấy có dòng sanh mạng, chẳng thấy có sự sanh, chẳng thấy có sự dưỡng, chẳng thấy có sự trưởng thành, chẳng thấy có chủ thể luân hồi, chẳng thấy có người do người sanh, chẳng thấy có ngã tối thắng, chẳng thấy có khả năng làm việc, chẳng thấy có sự tự thọ quả báo, chẳng thấy có cái biết, chẳng thấy có cái thấy. Do đối với ngã v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có sắc, chẳng thấy có thọ, tưởng, hành, thức; vì đối với sắc uẩn v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học chú đại vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có nhãn xứ, chẳng thấy có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; vì đối với nhãn xứ v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có sắc xứ, chẳng thấy có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; vì đối với sắc xứ v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có nhãn giới, chẳng thấy có sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; vì đối với nhãn giới v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có nhĩ giới, chẳng thấy có thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; vì đối với nhĩ giới v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có tỷ giới, chẳng thấy có hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; vì đối với tỷ giới v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có thiệt giới, chẳng thấy có vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; vì đối với thiệt giới v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có thân giới, chẳng thấy có xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; vì đối với thân giới v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có ý giới, chẳng thấy có pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; vì đối với ý giới v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có địa giới, chẳng thấy có thủy, hỏa, phong, không, thức giới; vì đối với địa giới v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có Thánh đế khổ, chẳng thấy có Thánh đế tập, diệt, đạo; vì đối với Thánh đế khổ v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có vô minh, chẳng thấy có hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; vì đối với vô minh v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có cái không nội, chẳng thấy có cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; vì đối với cái không nội v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có chơn như, chẳng thấy có pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; vì đối với chơn như v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Quyển Thứ 102
HẾT

 

05

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng thấy có tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa; vì đối với bố thí Ba-la-mật-đa v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có bốn tịnh lự, chẳng thấy có bốn vô lượng, bốn định vô sắc; vì đối với bốn tịnh lự v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có tám giải thoát, chẳng thấy có tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; vì đối với tám giải thoát v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có bốn niệm trụ, chẳng thấy có bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; vì đối với bốn niệm trụ v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng bị hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có pháp môn giải thoát không, chẳng thấy có pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; vì đối với pháp môn giải thoát không v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có năm loại mắt, chẳng thấy có sáu phép thần thông; vì đối với năm loại mắt v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có mười lực của Phật, chẳng thấy có bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì đối với mười lực của Phật v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có pháp không quên mất, chẳng thấy có tánh luôn luôn xả; vì đối với pháp không quên mất v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có trí nhất thiết, chẳng thấy có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; vì đối với trí nhất thiết v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng thấy có tất cả pháp môn Tam-ma-địa; vì đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có Dự-lưu, chẳng thấy có Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; vì đối với Dự-lưu v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; chẳng thấy có Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; vì đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có Độc-giác, chẳng thấy có Độc-giác hướng, Độc-giác quả; vì đối với Độc-giác v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có đại Bồ-tát, chẳng thấy có Tam-miệu-tam Phật-đà; vì đối với đại Bồ-tát v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy pháp của đại Bồ-tát, chẳng thấy có quả vị giác ngộ cao tột; vì đối với pháp của đại Bồ-tát v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có Thanh-văn thừa, chẳng thấy có Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; vì đối với Thanh-văn thừa v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, đối với ngã và pháp, tuy không sở đắc, mà chứng quả vị giác ngộ cao tột, quán chiếu tâm hành sai biệt của các hữu tình, tùy nghi chuyển pháp luân Vô thượng, khiến như thuyết tu hành, đều được ích lợi. Vì sao? Vì chúng đại Bồ-tát quá khứ, đối với đại thần chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tinh cần tu học, đã chứng quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh. Chúng đại Bồ-tát vị lai, đối với đại thần chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tinh cần tu học, sẽ chứng quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh. Chúng đại Bồ-tát hiện tại trong mười phương vô biên thế giới, đối với đại thần chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tinh cần tu học, hiện chứng quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi thì thiện nam tử thiện nữ nhơn v.v... ấy, ở bất kỳ thành ấp, quốc độ nào, chẳng bị tất cả tai họa, tật dịch của người, chẳng phải người làm tổn hại. Vì sao? Vì thiện nam tử thiện nữ nhơn v.v... ấy, ở bất cứ đâu cũng được chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả, trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh và các long thần, A-tố-lạc v.v... ở trong thế giới ba lần ngàn này và vô lượng, vô số, vô biên thế giới khác trong mười phương thường đến ủng hộ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, vì chẳng cho đại thần chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa bị trở ngại.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhơn v.v... sao chép đại thần chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tôn trí nơi thanh tịnh, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, tuy chẳng được nghe thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, cũng chẳng vì người khác mà chỉ bày dẫn giải, nhưng ngay nơi trú xứ quốc ấp vương đô này, người, chẳng phải người v.v... chẳng bị tất cả tai họa, tật dịch làm tổn hại. Vì sao? Vì đại thần chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy, ở bất cứ chỗ nào, đều được chúng trời Tứ-đại-vương cho đến trời Sắc-cứu-cánh cùng các long thần, A-tố-lạc v.v... trong thế giới ba lần ngàn này và vô lượng, vô số, vô biên thế giới khác trong mười phương thường đến ủng hộ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, vì chẳng để cho đại thần chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa bị trở ngại.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử thiện nữ nhơn v.v... ấy, chỉ sao chép đại thần chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa tôn trí nơi thanh tịnh, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, mà hiện tại còn được lợi ích như vậy, huống là thường lắng nghe thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy và vì người mà chỉ bày giảng giải. Nên biết công đức của người ấy vô biên, mau chứng quả giác ngộ, làm lợi lạc tất cả.

Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... sợ hãi oan gia, ác thú, tai họa, trù yếm, tật dịch, thuốc độc, chú thuật v.v... nên sao chép đại thần chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tùy theo số lượng nhiều ít, gói trong đẫy hương, đặt trong ống quí, thường mang theo thân, cung kính cúng dường, thì các sự sợ hãi đều được tiêu trừ, vì thiên long, quỷ thần thường ủng hộ.

Kiều Thi Ca! Thí như có người hoặc loài bàng sanh vào chỗ cây Bồ-đề hoặc đến bên cây ấy, người hoặc chẳng phải người chẳng thể làm hại được. Vì sao? Vì chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều ngồi nơi này mà chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; được giác ngộ rồi, ban bố cho các hữu tình điều không sợ hãi, thân tâm an lạc; an lập vô lượng, vô số hữu tình làm cho an trụ diệu hạnh, người trời tôn quý; an lập vô lượng, vô số hữu tình làm cho an trụ diệu hạnh, an lạc của ba thừa; an lập vô lượng, vô số hữu tình làm cho chứng đắc ngay hoặc Dự-lưu quả, hoặc Nhất-lai quả, hoặc Bất-hoàn quả, hoặc A-la-hán quả; an lập vô lượng, vô số hữu tình làm cho sẽ chứng đắc quả vị Độc-giác, hoặc chứng quả vị giác ngộ cao tột. Những việc thù thắng như vậy đều do sức oai thần của Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì vậy nên chốn này; trời, rồng, A-tố-lạc v.v... đều cùng thủ hộ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa có mặt ở chỗ nào, cũng lại như vậy, tất cả trời, rồng, A-tố-lạc v.v... thường đến thủ hộ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, vì chẳng để Bát-nhã-ba-la-mật-đa bị trở ngại. Nên biết chốn ấy tức là chơn Bảo tháp, tất cả hữu tình đều nên kính lễ, nên dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... thượng diệu; y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường.

 

XXX. PHẨM SO SÁNH CÔNG ĐỨC

01

Bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Hoặc thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... sao chép kinh điển Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, thiết bày đủ loại, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... thượng diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường. Hoặc thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v... sau khi Phật Niết-bàn xây dựng Bảo tháp trang nghiêm bằng bảy báu, chứa Xá-lợi Phật trong hòm báu, tôn trí trong ấy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... thượng diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường. Hai loại phước ấy, phước nào nhiều hơn?

Phật dạy, Kiều Thi Ca! Ta lại hỏi ngươi, nên tùy ý đáp. Theo ý ngươi thì sao? trí nhất thiết tríthân tướng tốt của Như Lai chứng đắc, do tu học những pháp nào mà được?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Trí nhất thiết tríthân tướng tốt của Như Lai đã chứng đắc là do tu học Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà được.

Phật bảo: Kiều Thi Ca! Đúng vậy! Đúng vậy! Như ngươi đã nói, Ta đã tu học Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà chứng đắc trí nhất thiết tríthân tướng tốt. Kiều Thi Ca! Nếu chẳng học Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột là điều không có.

Kiều Thi Ca! Chẳng vì được thân tướng tốt mà gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, mà chỉ vì chứng đắc trí nhất thiết trí mới gọi là Như lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Kiều Thi Ca! Trí nhất thiết tríNhư Lai chứng đắc là do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm làm nhơn. Cho nên thân tướng tốt của Phật phát khởi chỉ là y cứ nơi ấy. Nếu chẳng y cứ vào đó, thì thân tướng tốt của Phật và trí nhất thiết trí không do đâu mà chuyển hiện. Vì vậy Bát-nhã-ba-la-mật-đa chính là nhơn phát sanh trí nhất thiết trí; để làm cho trí này hiện tiền tương tục thì lại phải tu tập thân tướng tốt của Phật. Thân tướng tốt này, nếu chẳng phải là chỗ nương của biến trí thì tất cả trời, rồng, A-tố-lạc v.v... chẳng nên hết lòng cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Vì thân tướng tốt cùng biến trí của Phật là chỗ y cứ, cho nên các trời, rồng, A-tố-lạc v.v... cung kính cúng dường. Vì duyên cớ này, nên sau khi Ta nhập Niết-bàn các trời, rồng, thần, người, chẳng phải người cung kính cúng dường Xá-lợi của Ta.

Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... chỉ đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy đã cúng dường trí nhất thiết trí và đã y chỉ vào Thân tướng tốt của Phật, và Xá-lợi của Phật sau khi Niết-bàn. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì trí nhất thiết trí, thân tướng tốt và Xá-lợi đều lấy Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm căn bản.

Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... chỉ đối với Phật thân và Xá-lợi cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, chẳng phải cúng dường trí nhất thiết trí và Bát-nhã-ba-la-mật-đa này. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì di thể của thân Phật chẳng phải là Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cũng chẳng phải là căn bản của trí nhất thiết trí.

Kiều Thi Ca! Do duyên cớ này, nên các thiện nam tử thiện nữ nhơn v.v... muốn cúng dường Phật, hoặc tâm, hoặc thân, trước hết phải lắng nghe thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột thương diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường. Vì vậy cho nên, Kiều Thi Ca! Hoặc có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... sao chép, kinh điển thậm thâm Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, thiết bày đủ thứ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... thượng diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường.

Hoặc có thiện nam tử thiện nữ nhơn v.v... sau khi Phật nhập Niết-bàn, xây dựng bảo tháp trang trí bằng bảy báu, đặt Xá-lợi Phật trong hòm báu, tôn trí trong đó, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... thượng diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường. Hai loại phước này, loại phước trước nhiều hơn. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà sanh ra.

Kiều Thi Ca! Vì cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà hiện ra.

Kiều Thi Ca! Vì Chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà hiện ra.

Kiều Thi Ca! Vì Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo, đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất hiện.

Kiều Thi Ca! Vì bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Kiều Thi Ca! Vì tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Kiều Thi Ca! Vì bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Kiều Thi Ca! Vì pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Kiều Thi Ca! Vì năm loại mắt, sáu phép thần thông, đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Kiều Thi Ca! Vì mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Kiều Thi Ca! Vì pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Kiều Thi Ca! Vì trí nhất thiết trí, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Kiều Thi Ca! Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa, đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Kiều Thi Ca! Vì sự thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật của đại Bồ-tát đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Kiều Thi Ca! Vì dòng họ viên mãn, sắc lực viên mãn, của báu viên mãn, quyến thuộc viên mãn của đại Bồ-tát đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà ra vậy.

Kiều Thi Ca! Vì mười thiện nghiệp đạo, cúng dường Sa-môn, phụ mẫu, Sư trưởngvô lượng thiện pháp như là bố thí, trì giới tu tập v.v... trong thế gian đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Kiều Thi Ca! Vì dòng họ lớn Sát-đế-lợi, dòng họ lớn Bà-la-môn, dòng họ lớn Trưởng giả, dòng họ lớn Cư sĩ trong thế gian đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Kiều Thi Ca! Vì chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-ma, trời Đỗ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại ở trong thế gian đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Kiều Thi Ca! Vì trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả, trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh trong thế gian đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Kiều Thi Ca! Vì trời Không-vô-biên-xứ, trời Thức-vô-biên-xứ, trời Vô-sở-hữu-xứ, trời Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ trong thế gian đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự-lưu, Dự-lưu quả, Nhất-lai, Nhất-lai quả, Bất-hoàn, Bất-hoàn quả, A-la-hán, A-la-hán quả đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Kiều Thi Ca! Vì tất cả Độc-giác, quả vị Độc-giác đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Kiều Thi Ca! Vì tất cả đại Bồ-tát và pháp của đại Bồ-tát đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Kiều Thi Ca! Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Kiều Thi Ca! Vì trí nhất thiết trí chẳng thể nghĩ lường, chẳng thể tuyên nói, không gì cao hơn, không gì cao hơn nữa, không gì bằng, không gì vượt qua, đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.

Lúc bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Người ở châu Thiệm bộ, có người đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm chẳng biết cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, vì họ đâu biết cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm thì có được lợi ích đại công đức như thế!

Phật dạy: Kiều Thi Ca! Nay Ta hỏi ngươi, tùy theo ý ngươi mà trả lời. Theo ý ngươi thì sao, trong châu Thiệm bộ có bao nhiêu người thành tựu sự chứng tịnh của Phật, thành tựu sự chứng tịnh của Pháp, thành tựu sự chứng tịnh của Tăng? Có bao nhiêu người đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi? Có bao nhiêu người hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Trong châu Thiệm bộ có một số ít người thành tựu sự chứng tịnh của Phật, thành tựu sự chứng tịnh của Pháp, thành tựu sự chứng tịnh của Tăng. Có một số ít người đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi. Có một số ít người hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng.

Phật dạy: Kiều Thi Ca! Ta lại hỏi ngươi, tùy theo ý ngươi mà trả lời, này Kiều Thi Ca! Theo ý ngươi thì sao, trong châu Thiệm bộ có bao nhiêu người chứng đắc ba mươi bảy Pháp phần Bồ-đề? Có bao nhiêu người chứng đắc ba pháp môn giải thoát? Có bao nhiêu người chứng đắc tám giải thoát? Có bao nhiêu người chứng đắc chín định thứ đệ? Có bao nhiêu người chứng đắc bốn sự hiểu biết thông suốt? Có bao nhiêu người chứng đắc sáu phép thần thông? Có bao nhiêu người vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết đắc quả Dự-lưu? Có bao nhiêu người làm mỏng tham, sân, si đắc quả Nhất-lai? Có bao nhiêu người đoạn trừ năm kiết thuận hạ phần, đắc quả Bất-hoàn? Có bao nhiêu người đoạn trừ năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán? Có bao nhiêu người phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc-giác? Có bao nhiêu người phát tâm quyết định hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Trong châu Thiệm bộ có một số ít người chứng đắc ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề. Có một số ít người chứng đắc ba pháp môn giải thoát. Có một số ít người chứng đắc tám giải thoát. Có một số ít người chứng đắc chín định thứ đệ. Có một số ít người chứng đắc bốn sự hiểu biết thông suốt. Có một số ít người chứng đắc sáu phép thần thông. Có một số ít người vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết, đắc quả Dự-lưu. Có một số ít người làm mỏng tham, sân, si, đắc quả Nhất-lai. Có một số ít người đoạn trừ năm kiết thuận hạ phần, đắc quả Bất-hoàn. Có một số ít người đoạn trừ năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán. Có một số ít người phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc-giác. Có số ít người phát tâm quyết định hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Lúc bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích: Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ngươi nói. Này Kiều Thi Ca! Trong châu Thiệm bộ, rất ít người thành tựu sự chứng tịnh của Phật, thành tựu sự chứng tịnh của Pháp, thành tựu sự chứng tịnh của Tăng. Lại càng ít người đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi. Lại càng ít người hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng. Lại càng ít người chứng đắc ba mươi bảy Pháp phần Bồ-đề. Lại càng ít người chứng đắc ba pháp môn giải thoát. lại càng ít người chứng đắc tám giải thoát. Lại càng ít người chứng đắc chín định thứ đệ. Lại càng ít người chứng đắc bốn sự hiểu biết thông suốt. Lại càng ít người chứng đắc sáu phép thần thông.

Kiều Thi Ca! Trong châu Thiệm bộ rất ít người vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết, đắc quả Dự-lưu. Lại càng ít người làm mỏng tham, sân, si, đắc quả Nhất-lai. Lại càng ít người đoạn trừ năm kiết thuận hạ phần, đắc quả Bất-hoàn. Lại càng ít người đoạn trừ năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán. Lại càng ít người phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc-giác. Lại càng ít người phát tâm quyết định hướng đến quả vị giác ngộ cao tột. Lại càng ít người đã phát tâm rồi, tinh cần tu tập hướng đến hạnh Bồ-đề. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì các loài hữu tình trôi dạt sinh tử từ vô lượng kiếp đến nay, phần nhiều chẳng gặp Phật, chẳng nghe Chánh pháp, chẳng thân cận Tăng; chẳng hành bố thí, chẳng hộ tịnh giới, chẳng tu an nhẫn, chẳng khởi tinh tấn, chẳng tập tịnh lự, chẳng học Bát-nhã; chẳng nghe bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng nghe tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng tu tịnh giới Ba-la-mật-đa; chẳng nghe an nhẫn Ba-la-mật-đa,chẳng tu an nhẫn Ba-la-mật-đa; chẳng nghe tinh tấn Ba-la-mật-đa, chẳng tu tinh tấn Ba-la-mật-đa; chẳng nghe tịnh lự Ba-la-mật-đa, chẳng tu tịnh lự Ba-la-mật-đa; chẳng nghe Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng nghe cái không nội, chẳng tu cái không nội; chẳng nghe cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, chẳng tu cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; chẳng nghe chơn như, chẳng tu chơn như; chẳng nghe pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, chẳng tu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; chẳng nghe Thánh đế khổ, chẳng tu Thánh đế khổ; chẳng nghe Thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng nghe bốn tịnh lự, chẳng tu bốn tịnh lự, chẳng nghe bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng nghe tám giải thoát, chẳng tu tám giải thoát; chẳng nghe tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chẳng tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng nghe bốn niệm trụ, chẳng tu bốn niệm trụ; chẳng nghe bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; chẳng nghe pháp môn giải thoát không, chẳng tu pháp môn giải thoát không; chẳng nghe pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng nghe năm loại mắt, chẳng tu năm loại mắt; chẳng nghe sáu phép thần thông, chẳng tu sáu phép thần thông; chẳng nghe mười lực của Phật, chẳng tu mười lực của Phật; chẳng nghe bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng tu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng nghe pháp không quên mất, chẳng tu pháp không quên mất; chẳng nghe tánh luôn luôn xả, chẳng tu tánh luôn luôn xả; chẳng nghe tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng nghe tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng nghe trí nhất thiết, chẳng tu trí nhất thiết; chẳng nghe trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Kiều Thi Ca! Vì duyên cớ ấy, nên biết ở trong châu Thiệm bộ này, rất ít người thành tựu sự chứng tịnh của Phật, thành tựu sự chứng tịnh của Pháp, thành tựu sự chứng tịnh của Tăng. Lại càng ít người đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi. Lại càng ít người hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng. Lại càng ít người chứng đắc ba mươi bảy Pháp phần Bồ-đề. Lại càng ít người chứng đắc ba pháp môn giải thoát. Lại càng ít người chứng đắc tám giải thoát. Lại càng ít người chứng đắc chín định thứ đệ. Lại càng ít người chứng đắc bốn sự hiểu biết thông suốt. Lại càng ít người chứng đắc sáu phép thần thông.

Kiều Thi Ca! Nên biết, trong châu Thiệm bộ này, rất ít người vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết, đắc quả Dự-lưu. Lại càng ít người làm mỏng tham, sân, si, đắc quả Nhất-lai. Lại càng ít người đoạn trừ năm kiết thuận hạ phần, đắc quả Bất-hoàn. Lại càng ít người đoạn trừ năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán. Lại càng ít người phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc-giác. Lại càng ít người phát tâm quyết định hướng đến quả vị giác ngộ cao tột. Lại càng ít người đã phát tâm rồi tinh cần tu tập hướng đến hạnh Bồ-đề.

Lúc bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích: Ta nay hỏi ngươi, tùy theo ý ngươi mà trả lời. Kiều Thi Ca! Theo ý ngươi thì sao? Ngoài loài người ở châu Thiệm bộ ra, trong thế giới ba lần ngàn này? Có bao nhiêu chúng sanh cung kính cúng dường phụ mẫu, sư trưởng? Có bao nhiêu chúng sanh cung kính cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn? Có bao nhiêu chúng sanh hành bố thí, thọ trai, trì giới? Có bao nhiêu chúng sanh tu mười thiện nghiệp đạo? Có bao nhiêu chúng sanh đối với các dục trụ tưởng nhàm chán, tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nhàm ăn, tưởng tất cả thế gian chẳng vui? Có bao nhiêu chúng sanh tu bốn tịnh lự? Có bao nhiêu chúng sanh tu bốn vô lượng? Có bao nhiêu chúng sanh tu bốn định vô sắc? Có bao nhiêu chúng sanh tin Phật, tin Pháp, tin Tăng? Có bao nhiêu chúng sanh đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi? Có bao nhiêu chúng sanh hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng? Có bao nhiêu chúng sanh tu ba mươi bảy Pháp phần Bồ-đề? Có bao nhiêu chúng sanh tu ba pháp môn giải thoát? Có bao nhiêu chúng sanh tu tám giải thoát? Có bao nhiêu chúng sanh tu chín định thứ đệ? Có bao nhiêu chúng sanh tu bốn sự hiểu biết thông suốt? Có bao nhiêu chúng sanh tu sáu phép thần thông? Có bao nhiêu chúng sanh vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết, đắc quả Dự-lưu? Có bao nhiêu chúng sanh làm mỏng tham, sân, si, đắc quả Nhất-lai? Có bao nhiêu chúng sanh đoạn trừ năm kiết thuận hạ phần, đắc quả Bất-hoàn? Có bao nhiêu chúng sanh đoạn trừ năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán? Có bao nhiêu chúng sanh phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc-giác? Có bao nhiêu chúng sanh phát tâm quyết định hướng đến quả vị giác ngộ cao tột? Có bao nhiêu chúng sanh đã phát tâm rồi, tinh cần tu tập hướng đến hạnh Bồ-đề? Có bao nhiêu chúng sanh trau dồi trưởng dưỡng hướng đến tâm Bồ-đề? Có bao nhiêu chúng sanh phương tiện thiện xảo tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Có bao nhiêu chúng sanh được an trụ Bồ-tát bất thối chuyển? Có bao nhiêu chúng sanh mau chứng quả vị giác ngộ cao tột?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Ở trong thế giới ba lần ngàn này có ít chúng sanh cung kính cúng dường phụ mẫu, sư trưởng. Có ít chúng sanh cung kính cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn. Có ít chúng sanh hành bố thí, thọ trai, trì giới. Có ít chúng sanh tu mười thiện nghiệp đạo. Có ít chúng sanh đối với các dục, trụ tưởng nhàm chán, tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nhàm ăn, tưởng tất cả thế gian chẳng đáng vui. Có ít chúng sanh tu bốn tịnh lự. Có ít chúng sanh tu bốn vô lượng. Có ít chúng sanh tu bốn định vô sắc. Có ít chúng sanh tin Phật, tin Pháp, tin Tăng. Có ít chúng sanh đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi. Có ít chúng sanh hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng. Có ít chúng sanh tu ba mươi bảy Pháp phần Bồ-đề. Có ít chúng sanh tu ba pháp môn giải thoát. Có ít chúng sanh tu tám giải thoát. Có ít chúng sanh tu chín định thứ đệ. Có ít chúng sanh tu bốn sự hiểu biết thông suốt. Có ít chúng sanh tu sáu phép thần thông. Có ít chúng sanh vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết, đắc quả Dự-lưu. Có ít chúng sanh làm mỏng tham, sân, si, đắc quả Nhất-lai. Có ít chúng sanh đoạn trừ năm kiết thuận hạ phần, đắc quả Bất-hoàn. Có ít chúng sanh đoạn trừ năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán. Có ít chúng sanh phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc-giác. Có ít chúng sanh phát tâm quyết định hướng đến quả vị giác ngộ cao tột. Có ít chúng sanh đã phát tâm rồi, tinh tấn tu tập hướng đến hạnh Bồ-đề. Có ít chúng sanh trau dồi trưởng dưỡng hướng đến tâm Bồ-đề. Có ít chúng sanh phương tiện thiện xảo tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Có ít chúng sanh được an trụ bậc Bồ-tát Bất thối chuyển. Có ít chúng sanh mau chứng quả vị giác ngộ cao tột.

Lúc bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích: Đúng vậy! Đúng vậy! Như ngươi đã nói. Này Kiều Thi Ca! Ở trong thế giới ba lần ngàn này, rất ít chúng sanh cung kính cúng dường phụ mẫu, sư trưởng. Lại càng ít chúng sanh cung kính cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn. Lại càng ít chúng sanh hành bố thí, thọ trai, trì giới. Lại càng ít chúng sanh tu mười thiện nghiệp đạo. Lại càng ít chúng sanh đối với các dục trụ tưởng nhàm chán, tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nhàm ăn, tưởng tất cả thế gian chẳng vui. Lại càng ít chúng sanh tu bốn tịnh lự. Lại càng ít chúng sanh tu bốn vô lượng. Lại càng ít chúng sanh tu bốn định vô sắc. Lại càng ít chúng sanh tin Phật, tin Pháp, tin Tăng. Lại càng ít chúng sanh đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi. Lại càng ít chúng sanh hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng. Lại càng ít chúng sanh tu ba mươi bảy Pháp phần Bồ-đề. Lại càng ít chúng sanh tu ba pháp môn giải thoát. Lại càng ít chúng sanh tu tám giải thoát. Lại càng ít chúng sanh tu chín định thứ đệ. Lại càng ít chúng sanh tu bốn sự hiểu biết thông suốt. Lại càng ít chúng sanh tu sáu phép thần thông.

Kiều Thi Ca! Ở trong thế giới ba lần ngàn này, rất ít chúng sanh vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết, đắc quả Dự-lưu. Lại càng ít chúng sanh làm mỏng tham, sân, si, đắc quả Nhất-lai. Lại càng ít chúng sanh đoạn trừ năm kiết thuận hạ phần, đắc quả Bất-hoàn. Lại càng ít chúng sanh đoạn trừ năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán. Lại càng ít chúng sanh phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc-giác. Lại càng ít chúng sanh phát tâm quyết định hướng đến quả vị giác ngộ cao tột. Lại càng ít chúng sanh đã phát tâm rồi, tinh cần tu tập hướng đến hạnh Bồ-đề. Lại càng ít chúng sanh trau dồi trưởng dưỡng hướng đến tâm Bồ-đề. Lại càng ít chúng sanh phương tiện thiện xảo tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lại càng ít chúng sanh được an trụ bậc Bồ-tát Bất thối chuyển. Lại càng ít chúng sanh mau chứng quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Ta dùng Phật nhãn thanh tịnh vô ngại quán sát vô số thế giới trong mười phương, tuy thấy có vô lượng, vô số, vô biên hữu tình phát tâm quyết định hướng đến quả vị giác ngộ cao tột, tinh cần tu tập hướng đến hạnh Bồ-đề, nhưng vì xa lìa Phương tiện thiện xảo của Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm, nên chỉ hoặc một, hoặc hai, hoặc ba hữu tình được an trụ bậc Bồ-tát Bất thối chuyển, còn phần nhiều bị thối đọa vào các bậc Thanh-văn, Độc-giác hạ liệt. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì quả vị giác ngộ cao tột rất khó đạt được, nên những hạng ác tuệ, lười biếng, tinh tấn yếu kém, hiểu biết cạn cợt, hữu tình hèn kém chẳng có khả năng chứng đắc.

Kiều Thi Ca! Do duyên cớ này, nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... phát tâm quyết định hướng đến quả vị giác ngộ cao tột, tinh cần tu tập, hướng đến hạnh Bồ-đề, muốn an trụ bậc Bồ-tát Bất thối chuyển, mau chứng quả vị giác ngộ cao tột, không còn vướng mắc tai nạn, nên đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế luôn luôn lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu tập, như lý tư duy, ưa thưa hỏi thầy, thích giảng cho người khác, làm việc này rồi, lại còn phải sao chép, dùng các thứ vật báu để trang nghiêm cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... thượng diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường, thì này Kiều Thi Ca, thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với các thiện pháp tù thắng khác đã gồm thâu trong Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu, cũng phải lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu tập, như lý tư duy, ưa thưa hỏi thầy, thích giảng cho người khác.

Các thiện pháp thù thắng khác gồm thâu trong Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu là những pháp gì? Đó là bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự Ba-la-mật-đa; hoặc cái không nội, hoặc cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; hoặc chơn như, hoặc pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; hoặc Thánh đế khổ, hoặc Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc bốn tịnh lự, hoặc bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tám giải thoát, hoặc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc bốn niệm trụ, hoặc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc pháp môn giải thoát không, hoặc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc năm loại mắt, hoặc sáu phép thần thông; hoặc mười lực của Phật, hoặc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc pháp không quên mất, hoặc tánh luôn luôn xả; hoặc tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc trí nhất thiết, hoặc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc vô lượng, vô biên Phật pháp khác, đó gọi là các thiện pháp thù thắng thâu trong Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, đối với vô lượng pháp môn khác như uẩn, xứ, giới v.v... tùy thuận Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm, cũng phải lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, như lý tư duy, chẳng nên hủy báng, làm cho quả vị giác ngộ cao tột bị trở ngại.
Quyển Thứ 103
HẾT

02

Vì sao? Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, nên nghĩ: Xưa kia, đức Như Lai ở bậc Bồ-tát, vì thường cần tu học Bát-nhã-ba-la-mật-đa và tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai khi ở bậc Bồ-tát vì thường cần an trụ cái không nội và cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai ở bậc Bồ-tát vì thường cần an trụ chơn nhưpháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai ở bậc Bồ-tát vì thường cần an trụ Thánh đế khổ và Thánh đế tập, diệt, đạo, nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai ở bậc Bồ-tát, vì thường cần tu học bốn tịnh lự và bốn vô lượng, bốn định vô sắc, nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai ở bậc Bồ-tát, vì thường cần tu học tám giải thoáttám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai ở bậc Bồ-tát, vì thường cần tu học bốn niệm trụ và bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai ở bậc Bồ-tát, vì thường cần tu học pháp môn giải thoát không và pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai ở bậc Bồ-tát, vì thường cần tu học năm loại mắt và sáu phép thần thông, nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai ở bậc Bồ-tát, vì thường cần tu học mười lực của Phật và bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi , đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai ở bậc Bồ-tát, vì thường cần tu học pháp không quên mất và tánh luôn luôn xả, nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai ở bậc Bồ-tát, vì thường cần tu học tất cả pháp môn Đà-la-ni và tất cả pháp môn Tam-ma-địa, nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai ở bậc Bồ-tát, vì thường cần tu học trí nhất thiết và trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai ở bậc Bồ-tát, vì thường cần tu học vô lượng vô biên các Phật pháp khác, nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Xưa kia, khi Như Lai an trụ bậc Bồ-tát vì thường cần an trụ vô lượng pháp môn khác tùy thuận Bát-nhã-ba-la-mật-đa như uẩn, xứ, giới v.v... nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Nay đây, chúng ta vì cầu quả vị giác ngộ cao tột, nên đối với pháp Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, cũng phải theo Phật thường cần tinh tấn, tu học, an trụ. Pháp Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như thế, nhất định là bậc đại sư chơn thật của chúng ta, thường cần theo học thì sở nguyện đều viên mãn. Pháp Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu như thế, là pháp ấn chơn thật của các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, cũng là pháp ấn chơn thật của tất cả quả Độc-giác, A-la-hán, Bất-hoàn, Nhất-lai, Dự-lưu v.v.... Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với pháp Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, vì thường cần tu học, nên đã chứng quả vị giác ngộ cao tột, sẽ chứng quả vị giác ngộ cao tột, hiện chứng quả vị giác ngộ cao tột. Tất cả quả Độc-giác, A-la-hán, Bất-hoàn, Nhất-lai, Dự-lưu v.v… đối với pháp Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, vì thường cần tu học, nên đã đến bờ giác, sẽ đến bờ giác và hiện đến bờ giác.

Kiều Thi Ca! Vì duyên cớ ấy, nên các thiện nam tử, thiện nữ nhơn, hoặc lúc Phật trụ thế, hoặc sau khi Niết-bàn, cần phải y cứ vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thường cần tu học; cần phải y cứ vào tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, thường cần tu học. Vì sao? Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa v.v... như thế là chỗ y cứ an lạc lợi ích của tất cả Thanh-văn, Độc-giác, đại Bồ-tát và các trời, người, A-tố-lạc v.v...

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... hoặc khi Phật trụ thế, hoặc sau khi Niết-bàn, cần phải y cứ vào cái không nội, thường cần tu học; cần phải y cứ vào cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, mà thường cần tu học. Vì sao? Vì cái không nội v.v... như thế là chỗ y cứ an lạc lợi ích của tất cả Thanh-văn, Độc-giác, đại Bồ-tát và các trời, người, A-tố-lạc v.v....

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... hoặc khi Phật trụ thế, hoặc sau khi Niết-bàn, cần phải y cứ vào chơn như, mà thường cần tu học; cần phải y cứ vào pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, mà thường cần tu học. Vì sao? Vì chơn như v.v... như thế là chỗ y cứ an lạc lợi ích của tất cả Thanh-văn, Độc-giác, đại Bồ-tát và các trời, người, A-tố-lạc v.v....

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... hoặc khi Phật trụ thế, hoặc sau khi Niết-bàn, cần phải y cứ vào Thánh đế khổ, mà thường cần tu học; cần phải y cứ vào Thánh đế tập, diệt, đạo, mà thường cần tu học. Vì sao? Vì Thánh đế khổ v.v... như thế là nơi y cứ an lạc lợi ích của tất cả Thanh-văn, Độc-giác, đại Bồ-tát và các trời, người, A-tố-lạc v.v....

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... hoặc khi Phật trụ thế, hoặc sau khi Niết-bàn, cần phải y cứ vào bốn tịnh lự, mà thường cần tu học; cần phải y cứ vào bốn vô lượng, bốn định vô sắc, mà thường cần tu học. Vì sao? Vì bốn tịnh lự v.v... như thế là nơi y cứ an lạc lợi ích của tất cả Thanh-văn, Độc-giác, đại Bồ-tát và các trời, người, A-tố-lạc v.v....

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... hoặc khi Phật trụ thế, hoặc sau khi Niết-bàn, cần phải y cứ vào tám giải thoát, mà thường cần tu học; cần phải y cứ vào tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, mà thường cần tu học. Vì sao? Vì tám giải thoát v.v... như thế là nơi y cứ an lạc lợi ích của tất cả Thanh-văn, Độc-giác, đại Bồ-tát và các trời, người, A-tố-lạc v.v...

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... hoặc khi Phật còn trụ thế, hoặc sau khi Niết-bàn, cần phải y cứ vào bốn niệm trụ, mà thường cần tu học; cần phải y cứ vào bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, mà thường cần tu học. Vì sao? Vì bốn niệm trụ v.v... như thế là nơi y cứ lợi ích, an lạc của tất cả Thanh-văn, Độc-giác, đại Bồ-tát và các trời, người, A-tố-lạc v.v....

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... hoặc khi Phật còn trụ thế, hoặc sau khi Niết-bàn, cần phải y cứ vào pháp môn giải thoát không, mà thường cần tu học; cần phải y cứ vào pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, mà thường cần tu học. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không v.v... như thế là nơi y cứ lợi ích, an lạc của tất cả Thanh-văn, Độc-giác, đại Bồ-tát và các trời, người, A-tố-lạc v.v....

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... hoặc khi Phật còn trụ thế, hoặc sau khi Niết-bàn, cần phải y cứ vào năm loại mắt, mà thường cần tu học; cần phải y cứ vào sáu phép thần thông, mà thường cần tu học. Vì sao? Vì năm loại mắt v.v... như thế là nơi y cứ lợi ích, an lạc của tất cả Thanh-văn, Độc-giác, đại Bồ-tát và các trời, người, A-tố-lạc v.v....

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... hoặc khi Phật còn trụ thế, hoặc sau khi Niết-bàn, cần phải y cứ vào mười lực của Phật, mà thường cần tu học; cần phải y cứ vào bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, mà thường cần tu học. Vì sao? Vì mười lực của Phật v.v... như thế là nơi y cứ lợi ích, an lạc của tất cả Thanh-văn, Độc-giác, đại Bồ-tát và các trời, người, A-tố-lạc v.v....

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... hoặc khi Phật còn trụ thế, hoặc sau khi Niết-bàn, cần phải y cứ vào pháp không quên mất, mà thường cần tu học; cần phải y cứ vào tánh luôn luôn xả, mà thường cần tu học. Vì sao? Vì pháp không quên mất v.v... như thế là nơi y cứ lợi ích, an lạc của tất cả Thanh-văn, Độc-giác, đại Bồ-tát và các trời, người, A-tố-lạc v.v....

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... hoặc khi Phật còn trụ thế, hoặc sau khi Niết-bàn, cần phải y cứ vào tất cả pháp môn Đà-la-ni, mà thường cần tu học; cần phải y cứ vào tất cả pháp môn Tam-ma-địa, mà thường cần tu học. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... như thế là nơi y cứ lợi ích, an lạc của tất cả Thanh-văn, Độc-giác, đại Bồ-tát và các trời, người, A-tố-lạc v.v....

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... hoặc khi Phật còn trụ thế, hoặc sau khi Niết-bàn, cần phải y cứ vào trí nhất thiết, mà thường cần tu học; cần phải y cứ vào trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, mà thường cần tu học. Vì sao? Vì trí nhất thiết v.v... như thế là nơi y cứ lợi ích, an lạc của tất cả Thanh-văn, Độc-giác, đại Bồ-tát và các trời, người, A-tố-lạc v.v....

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... hoặc khi Phật còn trụ thế, hoặc sau khi Niết-bàn, cần phải y cứ vào vô lượng, vô biên Phật pháp khác, mà thường cần tu học. Vì sao? Vì vô lượng, vô biên Phật pháp khác như thế là nơi y cứ lợi ích an lạc của tất cả Thanh-văn, Độc-giác, đại Bồ-tát và các trời, người, A-tố-lạc v.v....

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... hoặc khi Phật còn trụ thế, hoặc sau khi Niết-bàn, cần phải y cứ vào vô lượng pháp môn tùy thuận Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như uẩn, giới, xứ v.v... mà thường cần tu học. Vì sao? Vì vô lượng pháp môn tùy thuận Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như uẩn, xứ, giới v.v... như thế là nơi y cứ lợi ích an lạc của tất cả Thanh-văn, Độc-giác, đại Bồ-tát và các trời, người, A-tố-lạc v.v....

Lúc bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì hữu tìnhtuyên thuyết, truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý lạ, kỹ nhạc, đèn sáng thượng diệu để cúng dường, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, do nhân duyên này, được bao nhiêu phước?

Phật dạy: Kiều Thi Ca! Ta lại hỏi ngươi, tùy theo ý người mà trả lời. Có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... sau khi Như Lai vào Niết-bàn, để cúng dường Xá-lợi Phật, nên dùng bảy thứ quí báu nhất xây dựng Bảo tháp, trang trí bằng đủ các loại ngọc báu, tháp cao lớn một do tuần, bề rộng bằng nửa chiều cao; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng v.v… tuyệt diệu của cõi trời suốt cả cuộc đời, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Theo ý ông thì sao, thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, do nhân duyên này, phước đức phát sanh có nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy: Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì hữu tìnhtuyên thuyết truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng tuyệt diệu để cúng dường, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, do nhân duyên này phước đức đã sanh ra, so với những người kia nhiều hơn vô lượng, vô biên.

Phật bảo: Kiều Thi Ca! Ngoài việc này ra, lại có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với các đức Như Lai sau khi nhập Niết-bàn, để cúng dường Xá-lợi Phật, đã dùng bảy thứ quí báu nhất để xây dựng Bảo tháp, trang trí bằng đủ các loại ngọc báu, tháp cao lớn một do tuần, bề rộng bằng nửa chiều cao xây khắp cả châu Nam Thiệm bộ, không còn chỗ trống; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng tuyệt diệu của cõi trời, suốt cả cuộc đời, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Theo ý ông thì sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, do nhân duyên này phước đức phát sanh có nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy: Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v..; chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tìnhtuyên thuyết truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng tuyệt diệu để cúng dường, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, do nhân duyên này phước đức đã sanh ra, so với những người kia nhiều hơn vô lượng, vô biên.

Phật bảo: Kiều Thi Ca! Kể cả châu Thiệm bộ, lại có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với các đức Như Lai sau khi nhập Niết-bàn, để cúng dường Xá-lợi Phật, đã dùng bảy thứ quý báu nhất, xây dựng Bảo tháp, và trang trí bằng đủ loại ngọc báu, tháp cao lớn một do tuần, bề rộng bằng nửa chiều cao xây đầy cả bốn châu, không còn chỗ trống; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng tuyệt diệu của cõi trời, suốt cả cuộc đời, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Theo ý ông thì sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, do nhân duyên này phước đức sanh ra có nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy: Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v..; chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tìnhtuyên thuyết, truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng tuyệt diệu để cúng dường, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, do nhân duyên này phước đức thu hoạch được, so với những người kia nhiều hơn vô lượng, vô biên.

Phật bảo: Kiều Thi Ca! Cả bốn châu giới, lại có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với các đức Như Lai sau khi nhập Niết-bàn, để cúng dường Xá-lợi Phật, đã dùng bảy thứ quý báu nhất xây dựng Bảo tháp và trang trí bằng các thứ ngọc quí, tháp cao lớn một do tuần, bề rộng bằng nửa chiều cao xây khắp cả Tiểu thiên thế giới, không còn chỗ trống; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng tuyệt diệu của cõi trời, suốt cả cuộc đời, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Theo ý ông thì sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, do nhân duyên này phước đức thu hoạch được có nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy: Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v.. chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tìnhtuyên thuyết, truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng tuyệt diệu để cúng dường, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, do nhân duyên này phước đức thu hoạch được, so với những người kia, nhiều hơn vô lượng, vô biên.

Phật bảo: Kiều Thi Ca! Kể cả Tiểu thiên thế giới, lại có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với các đức Như Lai sau khi nhập Niết-bàn, để cúng dường Xá-lợi Phật, đã dùng bảy thứ quý báu nhất xây dựng bảo tháp và trang trí bằng đủ các loại quí, tháp cao lớn một do tuần, bề rộng bằng nửa chiều cao xây khắp cả Trung thiên thế giới, không còn chỗ trống; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng tuyệt diệu của cõi trời, suốt cả cuộc đời, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Theo ý ông thì sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, do nhân duyên này phước đức thu hoạch được có nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy: Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v.. chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tìnhtuyên thuyết, truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng tuyệt diệu để cúng dường, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, do nhân duyên này phước đức đã thu hoạch được, so với những người kia nhiều hơn vô lượng, vô biên!

Phật bảo: Kiều Thi Ca! Kể cả Trung thiên thế giới, lại có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với các đức Như Lai sau khi nhập Niết-bàn, để cúng dường Xá-lợi Phật, đã dùng bảy thứ quý báu nhất xây dựng Bảo tháp và trang trí bằng các thứ ngọc quí, tháp cao lớn một do tuần, bề rộng bằng nửa chiều cao xây khắp cả thế giới ba lần ngàn, không còn chỗ trống; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng tuyệt diệu của cõi trời, suốt cả cuộc đời cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Theo ý ông thì sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, do nhân duyên này phước đức thu hoạch được, có nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy: Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình tuyên thuyết, truyền bá rộng rãi hoặc sao chép, rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng tuyệt diệu để cúng dường, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, do nhân duyên này phước đức có được, so với những người kia nhiều hơn vô lượng, vô biên.

Phật bảo: Kiều Thi Ca! Kể cả một thế giới ba lần ngàn, và giả sử các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn, đối với Như Lai sau khi nhập Niết-bàn, để cúng dường Xá-lợi Phật, dùng bảy thứ quý báu nhất, xây dựng Bảo tháp, trang trí bằng các thứ ngọc quí, tháp cao một do tuần, bề rộng bằng nửa chiều cao xây khắp cả thế giới ba lần ngàn, không còn chỗ trống; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng tuyệt diệu của cõi trời, suốt cả cuộc đời cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Theo ý ông thì sao? Các loại hữu tình trong thế giới ba lần ngàn như thế, do nhân duyên này phước đức có được nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy: Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình tuyên thuyết, truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng tuyệt diệu để cúng dường, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, do nhân duyên này phước đức có được, so với những người kia nhiều hơn vô lượng, vô biên.

Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã dạy. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, nên biết như thế tức là đã cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn quá khứ, vị lai, hiện tại. Giả sử tất cả các hữu tìnhvô số thế giới trong mười phương, đối với Như Lai sau khi nhập Niết-bàn, để cúng dường Xá-lợi Phật, dùng bảy thứ rất quý báu xây dựng Bảo tháp, trang trí bằng các thứ ngọc quí, tháp cao lớn một do tuần, bề rộng bằng nửa chiều cao, xây khắp cả thế giới ba lần ngàn, không còn chỗ trống; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng tuyệt diệu của cõi trời, hoặc trải qua một kiếp, hoặc hơn một kiếp, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Thế Tôn, thì các hữu tình ấy, do nhân duyên này phước đức đã có được nhiều chăng?

Phật dạy: Rất nhiều!

Trời Đế Thích bạch: Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình, tuyên thuyết, truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... y phuc, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng tuyệt diệu để cúng dường, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, do nhân duyên này phước đức có được, đối với những người kia, nhiều hơn vô lượng, vô biên, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể tính đếm. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, có thể bao gồm chứa nhóm tất cả thiện pháp. Đó là mười thiện nghiệp đạo, hoặc là bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc là tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc là bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc là pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện; hoặc là Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; hoặc là năm loại mắt, sáu phép thần thông; hoặc là bốn sự hiểu biết thông suốt; hoặc là bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới Ba-la-mật-đa, an nhẫn Ba-la-mật-đa, tinh tấn Ba-la-mật-đa, tịnh lự Ba-la-mật-đa, Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc là cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; hoặc là chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; hoặc là tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc là mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc là pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; hoặc là trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc là vô lượng, vô biên Phật pháp khác, đều nhiếp nhập trong Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế là pháp ấn chơn thật của các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, cũng là pháp ấn chơn thật của tất cả Thanh-văn, Độc-giác.

Bạch Thế Tôn! Tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, vì đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, đều thường cần tu học, nên đã chứng quả vị giác ngộ cao tột, sẽ chứng quả vị giác ngộ cao tột, hiện chứng quả vị giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn! Vì tất cả Thanh-văn, Độc-giác đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, đều thường cần tu học, nên đã đạt đến bờ giác, sẽ đạt đến bờ giác và hiện đạt đến bờ giác.

Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên này, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình, tuyên thuyết, truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng tuyệt diệu để cúng dường, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, do nhân duyên này phước đức có được, so với những người kia nhiều hơn vô lượng, vô biên, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể tính đếm.

Lúc bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói! Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình, tuyên thuyết, truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng tuyệt diệu để cúng dường, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, do nhân duyên này phước đức có được, so với những người kia, nhiều hơn vô lượng, vô biên, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể tính đếm. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được phát sanh.

Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà tất cả cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh được xuất hiện.

Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì được xuất hiện.

Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà tất cả Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo được xuất hiện.

Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc được phát sanh.

Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ được phát sanh.

Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo được phát sanh.

Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà tất cả pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện được phát sanh.

Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông được phát sanh.

Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà tất cả mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng được phát sanh.

Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả được phát sanh.

Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa được phát sanh.

Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng được phát sanh.

Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà tất cả đại Bồ-tát thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật được thành tựu.

Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà tất cả Thanh-văn thừa, Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa được phát sanh.

Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà tất cả Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả xuất hiện.

Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà tất cả Độc-giác hướng Độc-giác quả xuất hiện.

Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà công đức của tất cả các đại Bồ-tát từ sơ phát tâm cho đến định Kim-cang-dụ xuất hiện.

Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà quả vị giác ngộ cao tột và Đại Bát Niết-bàn của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiện.

Kiều Thi Ca! Do duyên cớ này, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình, tuyên thuyết, truyền bá rộng rãi, hoặc sao chép, rồi thiết bày lễ vật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng tuyệt diệu để cúng dường, phước đức đã tạo Bảo tháp trước kia, so với phước đức này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, ức phần chẳng bằng một, trăm ức phần chẳng bằng một, ngàn ức phần chẳng bằng một, trăm ngàn ức phần chẳng bằng một, trăm ngàn vô số phần chẳng bằng một, phần toán số, phần tính đếm, phần thí dụ cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong cõi người ở châu Thiệm bộ, thì Phật bảo, Pháp bảo, Bí sô Tăng bảo trong thế gian này đều trụ chẳng diệt.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có mười thiện nghiệp đạo và thí, giới, tu thiện, tri ơn, báo ơn, cúng dường Hiền thánh.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ .

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có dòng họ lớn Sát-đế-lợi, dòng họ lớn Bà-la-môn, dòng họ lớn Trường giả, dòng họ lớn Cư sĩ.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-ma, trời Đỗ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có trời Không-vô-biên-xứ, trời Thức-vô-biên-xứ, trời Vô-sở-hữu-xứ, trời Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có Thanh-văn thừa, Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có Độc-giác hướng, Độc-giác quả.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có đại Bồ-tát tu Bồ-tát hạnh, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật.

Kiều Thi Ca! Nếu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này trụ trong loài người ở châu Thiệm bộ thì thế gian thường có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh.

Quyển Thứ 104
HẾT

03

Lúc bấy giờ, ở trong thế giới ba lần ngàn này có chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-ma, trời Đỗ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả. Trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh, đồng thanh tâu với trời Đế Thích: Tâu Đại Tiên! Đại Tiên nên thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế! Đại Tiên nên trì Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế! Đại Tiên nên đọc Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế! Đại Tiên nên tụng Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế! Đại Tiên nên tinh cần tu học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế! Đại Tiên nên như lý tư duy Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế! Đại Tiên nên cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế. Vì sao? Tâu Đại Tiên! Vì nếu thường thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, thì khiến cho tất cả ác pháp tổn giảm, thiện pháp tăng trưởng.

Tâu Đại Tiên! Nếu thường thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, thì khiến cho tất cả thiên chúng tăng thêm, lượng A-tố-lạc giảm đi.

Tâu Đại Tiên! Nếu thường thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, thì khiến cho tất cả Phật nhãn bất diệt, Pháp nhãn bất diệt, Tăng nhãn bất diệt.

Tâu Đại Tiên! Nếu thường thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, thì khiến cho giống Phật bảo chẳng dứt, giống Pháp bảo chẳng dứt, giống Tăng bảo chẳng dứt. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt, nên có bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa xuất hiện ở đời. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt, nên có cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh xuất hiện ở đời. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt, nên có chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì xuất hiện ở đời. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt, nên có Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo xuất hiện ở đời. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt, nên có bốn tịnh lự, bốn định vô sắc xuất hiện ở đời. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt nên có tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ xuất hiện ở đời. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt, nên có bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo xuất hiện ở đời. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt, nên có pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện xuất hiện ở đời. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt, nên có năm loại mắt, sáu phép thần thông xuất hiện ở đời. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt, nên có mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng xuất hiện ở đời. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt, nên có pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả xuất hiện ở đời. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt, nên có tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa xuất hiện ở đời. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt, nên có trí nhất thiết trí, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng xuất hiện ở đời. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt, nên có Thanh-văn thừa, Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa xuất hiện ở đời. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt, nên có Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán xuất hiện ở đời. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt, nên có Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả xuất hiện ở đời. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt, nên có Độc-giác và Độc-giác hướng, Độc-giác quả xuất hiện ở đời. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt, nên có đại Bồ-tát, Tam-miệu-tam Phật-đà xuất hiện ở đời. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt, nên có đại Bồ-tát và pháp của mười bậc đại Bồ-tát v.v... xuất hiện ở đời. Tâu Đại Tiên! Nên biết, vì do ba giống báu chẳng đoạn tuyệt, nên có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giácquả vị giác ngộ cao tột xuất hiện ở đời. Vì vậy, Đại Tiên nên phải thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế.

Lúc bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích: Kiều Thi Ca! Ngươi nên thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên trì Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên đọc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên tụng Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên tinh cần tu học Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên như lý tư duy Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này. Vì sao? Kiều Thi Ca! Nếu đồ đảng A-tố-lạc hung hăng ngang ngược, khởi lên ác niệm thế này: Chúng ta sẽ cùng dàn trận đánh nhau với trời Ba-mươi-ba. Lúc bấy giờ, chư thiên quyến thuộc các ngươi, nên thành tâm tụng niệm Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế và cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì khi ấy ác tâm của đồ đảng A-tố-lạc hung hăng ngang ngược kia liền tiêu diệt, chẳng sanh lại.

Kiều Thi Ca! Nếu năm tướng suy giảm của các thiên tử, hoặc các thiên nữ hiện ra, tâm kinh hoàng, sợ đọa vào đường ác, lúc bấy giờ, chư thiênquyến thuộc các ngươi, nên ở ngay trước họ, chí tâm tụng niệm Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thì khi ấy các thiên tử hoặc các thiên nữ vì nhờ thiện căn nghe Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, nên đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này phát sanh lòng tin thanh tịnh, cho nên năm tướng suy biến mất, thân ý thư thái an nhiên, dù cho mạng chung, cũng sanh lại chỗ cũ, hưởng phú lạc cõi trời nhiều hơn trước. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì oai lực công đức nghe và tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa rất rộng lớn.

Kiều Thi Ca! Hoặc thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... hoặc các thiên tử và các thiên nữ, vì do thiện căn của một lần nghe qua Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mà quyết định sẽ chứng quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chư Phật và đệ tử quá khứ, tất cả đều học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đã chứng quả vị giác ngộ cao tột, nhập cảnh giới Vô-dư-y Niết-bàn. Chư Phật và đệ tử vị lai, tất cả đều học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, sẽ chứng quả vị giác ngộ cao tột, nhập cảnh giới Vô-dư-y Niết-bàn. Vô lượng Chư Phật và đệ tử hiện tại trong mười phương, tất cả đều học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, hiện chứng quả vị giác ngộ cao tột, nhập cảnh giới Vô-dư-y Niết-bàn. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, gồm thâu tất cả Pháp phần Bồ-đề, hoặc pháp Thanh-văn, hoặc pháp Độc-giác, hoặc pháp Bồ-tát, hoặc pháp Như Lai đều gồm thâu đầy đủ.

Lúc bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế là chú đại thần; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế là chú đại minh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế là chú vô thượng; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế là chú không gì sánh bằng; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế là vua của tất cả chú, tối thượng tối diệu, có khả năng hàng phục tất cả, chẳng bị tất cả hàng phục. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có khả năng diệt trừ tất cả pháp ác bất thiện, có khả năng nhiếp phục, sanh trưởng các thiện pháp.

Lúc bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích: Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã nói. Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế là chú đại thần, là chú đại minh, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, là vua của tất cả chú, tối thượng tối diệu, có khả năng hàng phục tất cả, chẳng bị tất cả hàng phục. Vì sao? Vì chư Phật quá khứ đều y cứ vào đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, đã chứng quả vị giác ngộ cao tột. Chư Phật vị lai đều y cứ vào đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, sẽ chứng quả vị giác ngộ cao tột. Vô lượng chư Phật hiện tại trong mười phương đều y cứ vào đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế hiện chứng quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế mà mười thiện nghiệp đạo xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, các pháp huệ thí, thọ trai, trì giới v.v… xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông v.v... xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà năm loại mắt, sáu phép thần thông xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp phật bất cộng xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà Độc-giác và quả vị Độc-giác xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà đại Bồ-tát và các hạnh của mười địa đại Bồ-tát xuất hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giácquả vị giác ngộ cao tột xuất hiệnthế gian.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà có đại Bồ-tát hiển hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà mười thiện nghiệp đạo hiển hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà các pháp huệ thí, thọ trai, trì giới v.v… hiển hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông v.v... hiển hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa hiển hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh hiện rõ ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hiện rõ ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo hiển hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hiển hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hiển hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện hiển hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà năm loại mắt, sáu phép thần thông hiển hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hiển hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả hiển hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa hiển hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hiển hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hiển hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hiển hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà Độc-giác và quả vị Độc-giác hiển hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà đại Bồ-tát và các hạnh của mười địa đại Bồ-tát hiển hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Vì y cứ vào cái nhân đại Bồ-tát mà Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giácquả vị giác ngộ cao tột hiển hiệnthế gian.

Kiều Thi Ca! Thí như vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy mà tất cả loại dược thảo, tinh tú, núi non biển cả, đều được thêm sáng; như thế, vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo mười thiện nghiệp đạo thế gian đều được thêm sáng; như thế, vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo, pháp huệ thí, thọ trai, trì giới v.v… ở thế gian đều được thêm sáng. Cũng như thế, vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông v.v... thế gian đều được thêm sáng. Cũng như thế, vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa ở thế gian đều được thêm sáng. Cũng như thế, vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánhthế gian đều được thêm sáng. Cũng như thế, vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì ở thế gian đều được thêm sáng. Cũng như thế, vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo ở thế gian đều được thêm sáng. Cũng như thế, vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứthế gian đều được thêm sáng. Cũng như thế, vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạothế gian đều được thêm sáng. Cũng như thế, vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyệnthế gian đều được thêm sáng. Cũng như thế, vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo năm loại mắt, sáu phép thần thông, ở thế gian đều được thêm sáng. Cũng như thế, vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộngthế gian đều được thêm sáng. Cũng như thế, vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả ở thế gian đều được thêm sáng. Cũng như thế, vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa ở thế gian đều được thêm sáng. Cũng như thế, vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng ở thế gian đều được thêm sáng. Cũng như thế, vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, Độc-giác hướng, Độc-giác quả ở thế gian đều được thêm sáng. Cũng như thế, vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy đại Bồ-tát mà tất cả loại dược thảo các hạnh của mười địa đại Bồ-tát và quả vị giác ngộ cao tột ở thế gian đều được thêm sáng. Cũng như thế, vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy đại Bồ-tát mà tất cả hình tượng tinh tú Thanh-văn, Độc-giác, hữu học,vô học, ở thế gian đều được thêm sáng. Cũng như thế, vì y cứ vào cái nhân vầng trăng tròn đầy đại Bồ-tát mà tất cả núi non biển cả đại Bồ-tát và Như Lai Ứng Chánh Đẳng giác, đều được thêm sáng.

Kiều Thi Ca! Nếu các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khi chưa xuất thế thì chỉ có đại Bồ-tát đầy đủ phương tiện thiện xảo, vì các hữu tình tuyên thuyết tất cả pháp thế gian, xuất thế gian không lẫn lộn. Vì sao? Kiều Thi Ca! Nên biết, vì đại Bồ-tát có khả năng làm phát sanh tất cả Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh-văn thừa, Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa.

Kiều Thi Ca! Phương tiện thiện xảo của đại Bồ-tát đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà được sanh trưởng.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát vì thành tựu sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, có khả năng tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát vì thành tựu sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng tu hành cái không nội, có khả năng tu hành cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát vì thành tựu sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng tu hành chơn như, có khả năng tu hành pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát vì thành tựu sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng tu hành Thánh đế khổ, có khả năng tu hành Thánh đế tập, diệt, đạo.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát vì thành tựu sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng tu hành bốn tịnh lự, có khả năng tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát vì thành tựu sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng tu hành tám giải thoát, có khả năng tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát vì thành tựu sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng tu hành bốn niệm trụ, có khả năng tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát vì thành tựu sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng tu hành pháp môn giải thoát không, có khả năng tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát vì thành tựu sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng chứng đắc năm loại mắt, có khả năng chứng đắc sáu phép thần thông.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát vì thành tựu sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng chứng đắc mười lực của Phật, có khả năng chứng đắc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát vì thành tựu sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng chứng đắc pháp không quên mất, có khả năng chứng đắc tánh luôn luôn xả.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát vì thành tựu sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng chứng đắc tất cả pháp môn Đà-la-ni, có khả năng chứng đắc tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát vì thành tựu sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng chứng đắc trí nhất thiết, có khả năng chứng đắc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát vì thành tựu sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng chứng đắc ba mươi hai tướng đại sĩ, có khả năng chứng đắc tám mươi vẻ đẹp kèm theo.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát vì thành tựu sức phương tiện thiện xảo, nên chẳng đọa vào bậc Thanh-văn, chẳng chứng bậc Độc-giác.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát vì thành tựu sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng thành thục hữu tình, có khả năng nghiêm tịnh cõi Phật.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát vì thành tựu sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng đạt được sự viên mãn của thọ mạng, có khả năng đạt được sự viên mãn của vật dụng, sự viên mãn của tịnh độ, sự viên mãn của chủng tánh, sự viên mãn của sắc lực, sự viên mãn của quyến thuộc.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát vì thành tựu sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng tu hành các hạnh của mười địa Bồ-tát, có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Kiều Thi Ca! Như thế, đại Bồ-tát và phương tiện thiện xảo của các Ngài, đều do Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà được thành tựu.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi, sẽ được thành tựu công đức thắng lợi trong hiện tại, vị lai.

Lúc bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi, thì vì sao sẽ được thành tựu công đức thắng lợi trong hiện tại?

Phật dạy: Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, hiện tại chẳng bị trúng thuốc độc, đao binh làm hại, lửa đốt cháy, nước nhận chìm cho đến chẳng bị bốn trăm lẻ bốn thứ bệnh làm chết yểu, ngoại trừ định nghiệp đời trước mà đời này phải chịu.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, nếu gặp nạn quan, giặc thù bức bách, chí tâm tụng niệm Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thì lâm vào hoàn cảnh ấy chẳng bao giờ bị khiển phạt gia hại. Vì sao? Vì thế lực oai đức của Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, nên được như vậy.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy, nếu có đi đến chỗ quốc vương, vương tử, đại thần v.v… chí tâm tụng niệm Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thì nhất định được vua v.v... hoan hỷ thăm hỏi, cung kính khen ngợi. Vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, đối với hữu tình chẳng lìa tâm từ bi hỷ xả.

Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi thì sẽ thành tựu các loại công đức thắng lợi hiện tại như thế.

Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi, thì sao sẽ được thành tựu các công đức thắng lợi trong vị lai?

Phật dạy: Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiên nữ nhơn v.v… đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, tùy nơi sanh ra, thường chẳng xa lìa mười thiện nghiệp đạo. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, tùy nơi sanh ra, thường chẳng xa lìa các pháp huệ thí, thọ trai, trì giới. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, tùy nơi sanh ra, thường chẳng xa lìa bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông v.v.... Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, tùy nơi sanh ra, thường chẳng xa lìa bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới Ba-la-mật-đa, an nhẫn Ba-la-mật-đa, tinh tấn Ba-la-mật-đa, tịnh lự Ba-la-mật-đa, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, tùy nơi sanh ra, thường chẳng xa lìa cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, tùy nơi sanh ra, thường chẳng xa lìa chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, tùy nơi sanh ra, thường chẳng xa lìa Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, tùy nơi sanh ra, thường chẳng xa lìa tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, tùy nơi sanh ra, thường chẳng xa lìa bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, tùy nơi sanh ra, thường chẳng xa lìa pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, sẽ được thành tựu năm loại mắt, sáu phép thần thông. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, sẽ được thành tựu mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, sẽ được thành tựu pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, sẽ được thành tựu tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, sẽ được thành tựu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, sẽ vĩnh viễn chẳng bị đọa lạc vào tất cả cảnh giới địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, trừ khi theo nguyện lực sanh vào cõi đó để thành thục hữu tình. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, tùy nơi sanh ra, thường đầy đủ các căn, không thiếu. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, vĩnh viễn chẳng sanh vào nhà bần cùng hạ tiện, thợ thuyền tạp nhạp. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, vĩnh viễn chẳng sanh vào nhà đồ tể, đánh cá, trộm cắp, giữ ngục, bọn xấu ác. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, thường sanh vào nhà giàu có, hoặc Sát-đế-lợi, hoặc Bà-la-môn, hoặc Trưởng giả, Cư sĩ v.v.., chẳng bao giờ sanh vào nhà làm ruộng. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, tùy nơi sanh ra, có được ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp kèm theo, trang nghiêm thân thể, tất cả hữu tình thấy đều hoan hỷ. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, nhiều đời vào cõi nghiêm tịnh gặp Phật được hóa sanh từ hoa sen, chẳng tạo ác nghiệp. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, thường chẳng xa lìa thần thông, nhanh chóng tùy theo ý muốn, dạo chơi các cõi Phật, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn, lắng nghe chánh pháp, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, dần dần chứng quả vị giác ngộ cao tột.

Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi thì sẽ được thành tựu các thứ công đức thắng lợi như thế trong vị lai. Vì vậy nên, này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... muốn được công đức thắng lợi trong hiện tạivị lai như thế, cho đến quả vị giác ngộ cao tột, thường chẳng xa lìa, thì nên lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi; lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng tuyệt diệu để cúng dường.

Lúc bấy giờ, có số đông Phạm chí ngoại đạo, vì muốn tìm cái dở của Phật nên đến chỗ Phật. Khi ấy, trời Đế Thích thấy rồi nghĩ: Nay đám đông Phạm chí ngoại đạo này đi đến pháp hội rình tìm sở đoản của Phật, phải chăng là để gậy trở ngại cho Bát-nhã ư? Ta nên tụng niệm Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm đã thọ giáo từ Phật, khiến cho bọn tà kia lui đi. Nghĩ rồi, liền tụng Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm. Ngay lúc đó, các Phạm chí ngoại đạo đang đi đến, từ xa hiện tướng cung kính, đi vòng bên phải đức Thế Tôn rồi lui về chỗ cũ.

Khi ấy, Xá Lợi Tử thấy rồi nghĩ: Bọn họ vì duyên cớ gì mà lui về?

Phật biết ý nghĩ ấy, liền bảo Xá Lợi Tử: Bọn ngoại đạo ấy, vì tìm cái dở ở nơi Ta, mới rủ nhau mà đến, nhưng do trời Đế Thích đã tụng niệm Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do sức của đại chú vương khiến bọn họ lui về.

Xá Lợi Tử! Ta hoàn toàn chẳng thấy bọn ngoại đạo ấy có một chút thiện pháp, mà chỉ mang tâm ác, vì muốn tìm điều dở của Ta, nên đến chỗ Ta.

Xá Lợi Tử! Ta hoàn toàn chẳng thấy Trời, hoặc Ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc ngoại đạo v.v… các loài hữu tìnhthế gian, dám mang ác ý đến cầu Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà có thể đạt được ý muốn. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì tất cả chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-ma, trời Đỗ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, tất cả trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng quả, trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh; tất cả Thanh-văn, tất cả Độc-giác, tất cả đại Bồ-tát, Ta và tất cả long thần, Dược-xoa, Kiền-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-đồ, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc già, người, chẳng phải người v.v... đầy đủ thế lực lớn ở trong thế giới ba lần ngàn đều cùng thủ hộ Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, chẳng để bọn ác gây trở ngại. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì chư thiên v.v... ấy đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà xuất sanh.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, tất cả Thanh-văn, tất cả Độc-giác, tất cả đại Bồ-tát và tất cả trời, long thần, Dược-xoa, Kiền-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-đồ, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, người, chẳng phải người v.v... ở vô số tgế giới chư Phật trong mười phương đều cùng thủ hộ Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, chẳng để bọn ác gậy trở ngại. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì chư Phật v.v... ấy đều từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà xuất sanh.

Lúc bấy giờ, ác ma nghĩ thế này: Nay Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giácbốn chúng vây quanh và các trời, người v.v… trong cõi Dục và cõi Sắc đều cùng tụ hội, tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa; trong ấy chắc chắn có đại Bồ-tát được thọ ký sẽ chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Ta phải đi đến để phá pháp nhãn ấy. Nghĩ rồi liền hóa bốn binh chủng tinh nhuệ rầm rộ kéo đến chỗ Phật.

Khi ấy, trời Đế Thích thấy rồi liền nghĩ: Chẳng lẽ ác ma hóa ra việc này, muốn đến làm não hại Phật và gậy trở ngại cho Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Vì sao? Vì bốn binh chủng trang sức đẹp lạ như thế, thì bốn binh chủng đẹp của đại vương Ảnh Kiên nước Ma-kiệt-đà, chẳng thể sánh kịp, bốn chủng đẹp của đại vương Thắng Quân nước Kiều-tát-la cũng chẳng sánh kịp, bốn binh chủng đẹp của dòng họ vua Thích Ca nước Kiếp-tỷ-la cũng chẳng thể sánh kịp, bốn binh chủng đẹp của dòng Lật-thiếp-tỳ nước Phệ-xá-lê cũng chẳng thể sánh kịp và bốn binh chủng đẹp của dòng vua Lực-sĩ nước Kiết-tường-mao cũng chẳng bì kịp.

Do quán sát bốn binh chủng như thế, nhất định là của ác ma biến hóa ra, ác ma luôn luôn rình tìm điều sơ hở của Phật, phá hoại thắng nghiệp đã tu của hữu tình, ta phải niệm tụng Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm đã thọ giáo nơi Phật, khiến cho đám ác ma ấy lui đi.

Khi ấy, trời Đế Thích nghĩ rồi, liền tụng Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm; ngay khi ấy đám ác ma lui về chỗ cũ, vì thần lực của đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm làm xoay chuyển chúng.
Quyển Thứ 105

HẾT

 

 

04

Lúc bấy giờ, trong hội có chúng trời Tứ-đại-vương cho đến trời Sắc-cứu-cánh, cùng lúc biến hóa ra các thứ hoa, y phục, anh lạc và hương vòng v.v… vui mừng ở giữa hư không, rải hoa cúng Phật, chấp tay cung kính cùng bạch Phật: Nguyện cho Bát-nhã-ba-la-mật-đa này tồn tại lâu dài trong cõi người châu Thiệm bộ. Vì sao? Vì nếu như Bát-nhã-ba-la-mật-đa được truyền bá rộng rãi trong cõi người châu Thiệm bộ, thì nên biết, chẳng những ở nơi này Phật bảo, Pháp bảo và Bí-sô Tăng bảo tồn tại lâu dài chẳng diệt mà đối với thế giới ba lần ngàn này cho đến vô lượng, vô số, vô biên cõi Phật trong mười phương cũng lại như vậy. Do đó, chúng đại Bồ-tát và hạnh thù thắng cũng có thể biết rõ.

Bạch Thế Tôn! Tùy theo địa phương có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đem lòng tin thanh tịnh sao chép, thọ trì Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, rồi cung kính, cúng dường, nên biết, xứ ấy có ánh sáng mầu nhiệm, trừ diệt mê mờ, sanh các điều lợi ích thù thắng.

Lúc bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích và các thiên chúng: Đúng vậy! Đúng vậy! Như các ông đã nói. Nếu như Bát-nhã-ba-la-mật-đa được truyền bá rộng rãi trong cõi người châu Thiệm bộ, thì nên biết, chẳng những ở nơi này Phật bảo, pháp bảo, Bí-sô Tăng bảo, tồn tại lâu dài, chẳng diệt mà đối với thế giới ba lần ngàn này cho đến vô lượng, vô số, vô biên cõi Phật trong mười phương cũng lại như vậy. Do đó, chúng đại Bồ-tát và hạnh thù thắng cũng có thể biết rõ. Địa phương nào có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đem lòng tin thanh tịnh, sao chép, thọ trì Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, rồi cung kính cúng dường, nên biết, ở nơi ấy có ánh sáng nhiệm mầu, trừ diệt mê mờ, sanh các điều lợi ích thù thắng.

Khi ấy, các chúng trời lại biến hóa ra các thứ hoa, y phục, anh lạc và hương vòng tuyệt diệu của cõi trời để rải cúng Phật, rồi lại bạch Phật: Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì loài hữu tình, tuyên thuyết, truyền bá rộng rãi thì thiện nam tử, thiên nữ nhơn v.v… ấy, chẳng bị ma và quyến thuộc của ma dễ dàng làm hại. Chư thiên chúng con thường đi theo thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, hết lòng ủng hộ khiến không tổn hại. Vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, chư thiên chúng con cung kính phụng sự như Phật, hoặc như thân cận Phật, như tôn trọng Pháp.

Lúc bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì loài hữu tình, tuyên thuyết, truyền bá rộng rãi thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, chẳng phải chỉ một ít thiện căn có thể làm được việc ấy mà nhất định những đời trước ở chỗ vô lượng các đức Phật đã tu tập nhiều thiện căn, phát nhiều chánh nguyện, cúng dường nhiều đức Phật, được nhiều thiện tri thức hỗ trợ, mới có thể đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì loài hữu tình, tuyên thuyết, truyền bá rộng rãi.

Bạch Thế Tôn! Muốn chứng đắc trí nhất thiết trí của chư Phật, phải cầu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; muốn chứng đắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, phải cầu trí nhất thiết trí của chư Phật. Vì sao? Vì trí nhất thiết trí của chư Phật đã chứng đắc, đều được phát sanh từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa; vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế đều được phát sanh từ trí nhất thiết trí của chư Phật. Vì sao? Vì trí nhất thiết trí của chư Phật đã chứng đắc chẳng khác Bát-nhã-ba-la-mật-đa; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế chẳng khác trí nhất thiết trí của chư Phật; trí nhất thiết trí của chư Phật đã chứng đắc cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, nên biết, không hai, cũng không hai phần.

Lúc bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói! Kiều Thi Ca! Muốn chứng đắc trí nhất thiết trí của chư Phật, phải cầu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; muốn chứng đắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, phải cầu trí nhất thiết trí của chư Phật. Vì sao? Vì trí nhất thiết trí của chư Phật đã chứng đắc, đều được phát sanh từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế đều được phát sanh từ trí nhất thiết trí của chư Phật. Vì sao? Vì trí nhất thiết trí của chư Phật đã chứng đắc chẳng khác Bát-nhã-ba-la-mật-đa; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế chẳng khác trí nhất thiết trí của chư Phật. Trí nhất thiết trí của chư Phật đã chứng đắc cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, nên biết, không hai, cũng không hai phần. Vì vậy nên công đức oai thần của Bát-nhã-ba-la-mật-đa thật là hy hữu.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Khánh Hỷ bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới Ba-la-mật-đa, an nhẫn Ba-la-mật-đa, tinh tấn Ba-la-mật-đa, tịnh lự Ba-la-mật-đa mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi năm loại mắt, sáu phép thần thông mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi hạnh của đại Bồ-tát mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ gì chẳng xưng tán rộng rãi quả vị giác ngộ cao tột mà chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Phật dạy; Khánh Hỷ! Ngươi nay nên biết, vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới Ba-la-mật-đa, an nhẫn Ba-la-mật-đa, tinh tấn Ba-la-mật-đa, tịnh lự Ba-la-mật-đa kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với hạnh của đại Bồ-tát kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với quả vị giác ngộ cao tột kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Phật dạy; Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu bố thí Ba-la-mật-đa thì có thể gọi là tu hành đúng đắn bố thí Ba-la-mật-đa chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu bố thí Ba-la-mật-đa thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn bố thí Ba-la-mật-đa.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì có thể gọi là tu hành đúng đắn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-Ba-la-mật-đa thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Cho nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự Ba-la-mật-đa kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà an trụ pháp không nội thì có thể gọi là chơn an trụ pháp không nội chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà an trụ pháp không nội thì mới có thể gọi là chơn an trụ pháp không nội.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thì có thể gọi là chơn an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thì mới có thể gọi là chơn an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh. Cho nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà an trụ chơn như thì có thể gọi là chơn an trụ chơn như chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà an trụ chơn như thì mới có thể gọi là chơn an trụ chơn như.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thì có thể gọi là chơn an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thì mới có thể gọi là chơn an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Cho nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà an trụ Thánh đế khổ thì có thể gọi là chơn an trụ Thánh đế khổ chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà an trụ Thánh đế khổ thì mới có thể gọi là chơn an trụ Thánh đế khổ.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo thì có thể gọi là chơn an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo thì mới có thể gọi là chơn an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo. Cho nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu bốn tịnh lự thì có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn tịnh lự chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu bốn tịnh lự thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn tịnh lự.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc thì có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn vô lượng, bốn định vô sắc chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Cho nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc kia là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu tám giải thoát thì có thể gọi là tu hành đúng đắn tám giải thoát chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu tám giải thoát thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn tám giải thoát.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thì có thể gọi là tu hành đúng đắn tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Cho nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ kia là pháp tôn quí, pháp hướng dẫn, nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu bốn niệm trụ thì có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn niệm trụ chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu bốn niệm trụ thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn niệm trụ.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thì có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Cho nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo kia là pháp tôn quí, pháp hướng dẫn, nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trítu pháp môn giải thoát không thì có thể gọi là tu hành đúng đắn pháp môn giải thoát không chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trítu pháp môn giải thoát không, thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn pháp môn giải thoát không.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trítu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trítu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Cho nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với Pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện kia là pháp tôn quí, pháp hướng dẫn, nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu năm loại mắt thì có thể gọi là tu hành đúng đắn năm loại mắt chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu năm loại mắt thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn năm loại mắt.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu sáu phép thần thông thì có thể gọi là tu hành đúng đắn sáu phép thần thông chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu sáu phép thần thông, thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn sáu phép thần thông. Cho nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông kia, là pháp tôn quí, pháp hướng dẫn, nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu mười lực của Phật thì có thể gọi là tu hành đúng đắn mười lực của Phật chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu mười lực của Phật, thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn mười lực của Phật.

 

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thì có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Cho nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng kia là pháp tôn quí, pháp hướng dẫn, nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trítu pháp không quên mất thì có thể gọi là tu hành đúng đắn pháp không quên mất chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trítu pháp không quên mất, thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn pháp không quên mất.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trítu tánh luôn luôn xả thì có thể gọi là tu hành đúng đắn tánh luôn luôn xả chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trítu tánh luôn luôn xả, thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn tánh luôn luôn xả. Cho nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả kia là pháp tôn quí, pháp hướng dẫn, nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu trí nhất thiết thì có thể gọi là tu hành đúng đắn trí nhất thiết chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu trí nhất thiết thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn trí nhất thiết.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thì có thể gọi là tu hành đúng đắn trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Cho nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng kia là pháp tôn quí, pháp hướng dẫn cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni thì có thể gọi là tu hành đúng đắn tất cả pháp môn Đà-la-ni chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni, thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn tất cả pháp môn Đà-la-ni.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa thì có thể gọi là tu hành đúng đắn tất cả pháp môn Tam-ma-địa chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Cho nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa kia là pháp tôn quí, pháp hướng dẫn, nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu hạnh đại Bồ-tát thì có thể gọi là tu hành đúng đắn hạnh đại Bồ-tát chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu hạnh đại Bồ-tát, thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn hạnh đại Bồ-tát. Cho nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với hạnh đại Bồ-tát kia là pháp tôn quí, pháp hướng dẫn, nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Phật dạy: Khánh Hỷ! Theo ý ông thì sao, nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu quả vị giác ngộ cao tột thì có thể gọi là tu hành đúng đắn quả vị giác ngộ cao tột chăng?

Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Khánh Hỷ! Cốt yếu là do hồi hướng trí nhất thiết trí mà tu quả vị giác ngộ cao tột, thì mới có thể gọi là tu hành đúng đắn quả vị giác ngộ cao tột. Cho nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa này đối với quả vị giác ngộ cao tột kia là pháp tôn quí, pháp hướng dẫn, nên ta chỉ xưng tán rộng rãi Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Cụ thọ Khánh Hỷ lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu bố thí Ba-la-mật-đa?

Phật dạy: Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập bố thí Ba-la-mật-đa thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để an trụ pháp không nội?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện an trụ pháp không nội thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để an trụ pháp không nội.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh, thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để an trụ chơn như?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện an trụ chơn như thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để an trụ chơn như.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để an trụ Thánh đế khổ?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện an trụ Thánh đế khổ thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để an trụ Thánh đế khổ.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu bốn tịnh lự?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập bốn tịnh lự thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu bốn tịnh lự.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập bốn vô lượng, bốn định vô sắc thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu tám giải thoát?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập tám giải thoát thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu tám giải thoát.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ ?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu bốn niệm trụ?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập bốn niệm trụ thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu bốn niệm trụ.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu pháp môn giải thoát không?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập pháp môn giải thoát không, thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu pháp môn giải thoát không.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu năm loại mắt?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập năm loại mắt thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu năm loại mắt.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu sáu phép thần thông?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập sáu phép thần thông thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu sáu phép thần thông.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu mười lực của Phật?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập mười lực của Phật thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu mười lực của Phật.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu pháp không quên mất?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập pháp không quên mất thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu pháp không quên mất.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu tánh luôn luôn xả?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập tánh luôn luôn xả thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu tánh luôn luôn xả.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu trí nhất thiết?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập trí nhất thiết thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu trí nhất thiết.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu tất cả pháp môn Đà-la-ni?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tất cả pháp môn Đà-la-ni thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu tất cả pháp môn Đà-la-ni.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu hạnh đại Bồ-tát?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập hạnh đại Bồ-tát thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu hạnh đại Bồ-tát.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu quả vị giác ngộ cao tột?

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập quả vị giác ngộ cao tột thì gọi là hồi hướng trí nhất thiết trí để tu quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ Thọ Khánh Hỷ lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Lấy vô nhị nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Lấy vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Bạch Thế Tôn! Lấy vô nhị nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh? Lấy vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Lấy vô nhị nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì? Lấy vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì?

Bạch Thế Tôn! Lấy vô nhị nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo? Lấy vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

Bạch Thế Tôn! Lấy vô nhị nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc? Lấy vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc?

Bạch Thế Tôn! Lấy vô nhị nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ? Lấy vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ ?

Bạch Thế Tôn! Lấy vô nhị nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo? Lấy vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo?

Bạch Thế Tôn! Lấy vô nhị nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện? Lấy vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện?

Bạch Thế Tôn! Lấy vô nhị nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông? Lấy vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

 
Quyển Thứ 106
HẾT

 

05

Bạch Thế Tôn! Lấy vô nhị nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng? Lấy vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

Bạch Thế Tôn! Lấy vô nhị nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả? Lấy vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

Bạch Thế Tôn! Lấy vô nhị nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng? Lấy vô sanh nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?

Bạch Thế Tôn! Lấy vô nhị nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa? Lấy vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

Bạch Thế Tôn! Lấy vô nhị nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh của đại Bồ-tát? Lấy vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh của đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Lấy vô nhị nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột? Lấy vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Khánh Hỷ! Nay ông nên biết, lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn giới làm phương tiện, vô sanh của nhãn giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhĩ giới làm phương tiện, vô sanh của nhĩ giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tỷ giới làm phương tiện, vô sanh của tỷ giới làm phương tiện, vô sở đắc của tỷ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thiệt giới làm phương tiện, vô sanh của thiệt giới làm phương tiện, vô sở đắc của thiệt giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thân giới làm phương tiện, vô sanh của thân giới làm phương tiện, vô sở đắc của thân giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của ý giới làm phương tiện, vô sanh của ý giới làm phương tiện, vô sở đắc của ý giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn giới làm phương tiện, vô sanh của nhãn giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhĩ giới làm phương tiện, vô sanh của nhĩ giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tỷ giới làm phương tiện, vô sanh của tỷ giới làm phương tiện, vô sở đắc của tỷ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thiệt giới làm phương tiện, vô sanh của thiệt giới làm phương tiện, vô sở đắc của thiệt giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thân giới làm phương tiện, vô sanh của thân giới làm phương tiện, vô sở đắc của thân giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của ý giới làm phương tiện, vô sanh của ý giới làm phương tiện, vô sở đắc của ý giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn giới làm phương tiện, vô sanh của nhãn giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhĩ giới làm phương tiện, vô sanh của nhĩ giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tỷ giới làm phương tiện, vô sanh của tỷ giới làm phương tiện, vô sở đắc của tỷ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thiệt giới làm phương tiện, vô sanh của thiệt giới làm phương tiện, vô sở đắc của thiệt giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thân giới làm phương tiện, vô sanh của thân giới làm phương tiện, vô sở đắc của thân giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của ý giới làm phương tiện, vô sanh của ý giới làm phương tiện, vô sở đắc của ý giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn giới làm phương tiện, vô sanh của nhãn giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhĩ giới làm phương tiện, vô sanh của nhĩ giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tỷ giới làm phương tiện, vô sanh của tỷ giới làm phương tiện, vô sở đắc của tỷ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thiệt giới làm phương tiện, vô sanh của thiệt giới làm phương tiện, vô sở đắc của thiệt giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thân giới làm phương tiện, vô sanh của thân giới làm phương tiện, vô sở đắc của thân giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của ý giới làm phương tiện, vô sanh của ý giới làm phương tiện, vô sở đắc của ý giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn giới làm phương tiện, vô sanh của nhãn giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhĩ giới làm phương tiện, vô sanh của nhĩ giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tỷ giới làm phương tiện, vô sanh của tỷ giới làm phương tiện, vô sở đắc của tỷ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thiệt giới làm phương tiện, vô sanh của thiệt giới làm phương tiện, vô sở đắc của thiệt giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thân giới làm phương tiện, vô sanh của thân giới làm phương tiện, vô sở đắc của thân giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của ý giới làm phương tiện, vô sanh của ý giới làm phương tiện, vô sở đắc của ý giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Quyển Thứ 107
HẾT

06

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn giới làm phương tiện, vô sanh của nhãn giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhĩ giới làm phương tiện, vô sanh của nhĩ giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tỷ giới làm phương tiện, vô sanh của tỷ giới làm phương tiện, vô sở đắc của tỷ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thiệt giới làm phương tiện, vô sanh của thiệt giới làm phương tiện, vô sở đắc của thiệt giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thân giới làm phương tiện, vô sanh của thân giới làm phương tiện, vô sở đắc của thân giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của ý giới làm phương tiện, vô sanh của ý giới làm phương tiện, vô sở đắc của ý giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn giới làm phương tiện, vô sanh của nhãn giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhĩ giới làm phương tiện, vô sanh của nhĩ giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tỷ giới làm phương tiện, vô sanh của tỷ giới làm phương tiện, vô sở đắc của tỷ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thiệt giới làm phương tiện, vô sanh của thiệt giới làm phương tiện, vô sở đắc của thiệt giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thân giới làm phương tiện, vô sanh của thân giới làm phương tiện, vô sở đắc của thân giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của ý giới làm phương tiện, vô sanh của ý giới làm phương tiện, vô sở đắc của ý giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn giới làm phương tiện, vô sanh của nhãn giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhĩ giới làm phương tiện, vô sanh của nhĩ giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tỷ giới làm phương tiện, vô sanh của tỷ giới làm phương tiện, vô sở đắc của tỷ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thiệt giới làm phương tiện, vô sanh của thiệt giới làm phương tiện, vô sở đắc của thiệt giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thân giới làm phương tiện, vô sanh của thân giới làm phương tiện, vô sở đắc của thân giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của ý giới làm phương tiện, vô sanh của ý giới làm phương tiện, vô sở đắc của ý giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn giới làm phương tiện, vô sanh của nhãn giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhĩ giới làm phương tiện, vô sanh của nhĩ giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tỷ giới làm phương tiện, vô sanh của tỷ giới làm phương tiện, vô sở đắc của tỷ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thiệt giới làm phương tiện, vô sanh của thiệt giới làm phương tiện, vô sở đắc của thiệt giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thân giới làm phương tiện, vô sanh của thân giới làm phương tiện, vô sở đắc của thân giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.


Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của ý giới làm phương tiện, vô sanh của ý giới làm phương tiện, vô sở đắc của ý giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn giới làm phương tiện, vô sanh của nhãn giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhĩ giới làm phương tiện, vô sanh của nhĩ giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tỷ giới làm phương tiện, vô sanh của tỷ giới làm phương tiện, vô sở đắc của tỷ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thiệt giới làm phương tiện, vô sanh của thiệt giới làm phương tiện, vô sở đắc của thiệt giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thân giới làm phương tiện, vô sanh của thân giới làm phương tiện, vô sở đắc của thân giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của ý giới làm phương tiện, vô sanh của ý giới làm phương tiện, vô sở đắc của ý giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn giới làm phương tiện, vô sanh của nhãn giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhĩ giới làm phương tiện, vô sanh của nhĩ giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tỷ giới làm phương tiện, vô sanh của tỷ giới làm phương tiện, vô sở đắc của tỷ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thiệt giới làm phương tiện, vô sanh của thiệt giới làm phương tiện, vô sở đắc của thiệt giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thân giới làm phương tiện, vô sanh của thân giới làm phương tiện, vô sở đắc của thân giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của ý giới làm phương tiện, vô sanh của ý giới làm phương tiện, vô sở đắc của ý giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn giới làm phương tiện, vô sanh của nhãn giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhĩ giới làm phương tiện, vô sanh của nhĩ giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tỷ giới làm phương tiện, vô sanh của tỷ giới làm phương tiện, vô sở đắc của tỷ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thiệt giới làm phương tiện, vô sanh của thiệt giới làm phương tiện, vô sở đắc của thiệt giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thân giới làm phương tiện, vô sanh của thân giới làm phương tiện, vô sở đắc của thân giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của ý giới làm phương tiện, vô sanh của ý giới làm phương tiện, vô sở đắc của ý giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn giới làm phương tiện, vô sanh của nhãn giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhĩ giới làm phương tiện, vô sanh của nhĩ giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tỷ giới làm phương tiện, vô sanh của tỷ giới làm phương tiện, vô sở đắc của tỷ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thiệt giới làm phương tiện, vô sanh của thiệt giới làm phương tiện, vô sở đắc của thiệt giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thân giới làm phương tiện, vô sanh của thân giới làm phương tiện, vô sở đắc của thân giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của ý giới làm phương tiện, vô sanh của ý giới làm phương tiện, vô sở đắc của ý giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn giới làm phương tiện, vô sanh của nhãn giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhĩ giới làm phương tiện, vô sanh của nhĩ giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tỷ giới làm phương tiện, vô sanh của tỷ giới làm phương tiện, vô sở đắc của tỷ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thiệt giới làm phương tiện, vô sanh của thiệt giới làm phương tiện, vô sở đắc của thiệt giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thân giới làm phương tiện, vô sanh của thân giới làm phương tiện, vô sở đắc của thân giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của ý giới làm phương tiện, vô sanh của ý giới làm phương tiện, vô sở đắc của ý giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhãn giới làm phương tiện, vô sanh của nhãn giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của nhĩ giới làm phương tiện, vô sanh của nhĩ giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tỷ giới làm phương tiện, vô sanh của tỷ giới làm phương tiện, vô sở đắc của tỷ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thiệt giới làm phương tiện, vô sanh của thiệt giới làm phương tiện, vô sở đắc của thiệt giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của thân giới làm phương tiện, vô sanh của thân giới làm phương tiện, vô sở đắc của thân giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của ý giới làm phương tiện, vô sanh của ý giới làm phương tiện, vô sở đắc của ý giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của địa giới làm phương tiện, vô sanh của địa giới làm phương tiện, vô sở đắc của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sanh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sở đắc của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của địa giới làm phương tiện, vô sanh của địa giới làm phương tiện, vô sở đắc của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sanh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sở đắc của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của địa giới làm phương tiện, vô sanh của địa giới làm phương tiện, vô sở đắc của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sanh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sở đắc của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của địa giới làm phương tiện, vô sanh của địa giới làm phương tiện, vô sở đắc của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sanh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sở đắc của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của địa giới làm phương tiện, vô sanh của địa giới làm phương tiện, vô sở đắc của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sanh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sở đắc của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của địa giới làm phương tiện, vô sanh của địa giới làm phương tiện, vô sở đắc của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sanh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sở đắc của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của địa giới làm phương tiện, vô sanh của địa giới làm phương tiện, vô sở đắc của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sanh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sở đắc của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của địa giới làm phương tiện, vô sanh của địa giới làm phương tiện, vô sở đắc của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sanh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sở đắc của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của địa giới làm phương tiện, vô sanh của địa giới làm phương tiện, vô sở đắc của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sanh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sở đắc của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của địa giới làm phương tiện, vô sanh của địa giới làm phương tiện, vô sở đắc của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sanh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sở đắc của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của địa giới làm phương tiện, vô sanh của địa giới làm phương tiện, vô sở đắc của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sanh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sở đắc của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của địa giới làm phương tiện, vô sanh của địa giới làm phương tiện, vô sở đắc của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sanh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sở đắc của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của địa giới làm phương tiện, vô sanh của địa giới làm phương tiện, vô sở đắc của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sanh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sở đắc của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của địa giới làm phương tiện, vô sanh của địa giới làm phương tiện, vô sở đắc của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sanh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sở đắc của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của địa giới làm phương tiện, vô sanh của địa giới làm phương tiện, vô sở đắc của địa giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sanh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, vô sở đắc của thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Quyển Thứ 108
HẾT

07

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của vô minh làm phương tiện, vô sanh của vô minh làm phương tiện, vô sở đắc của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sanh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sở đắc của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của vô minh làm phương tiện, vô sanh của vô minh làm phương tiện, vô sở đắc của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sanh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sở đắc của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của vô minh làm phương tiện, vô sanh của vô minh làm phương tiện, vô sở đắc của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sanh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sở đắc của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của vô minh làm phương tiện, vô sanh của vô minh làm phương tiện, vô sở đắc của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sanh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sở đắc của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của vô minh làm phương tiện, vô sanh của vô minh làm phương tiện, vô sở đắc của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sanh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sở đắc của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của vô minh làm phương tiện, vô sanh của vô minh làm phương tiện, vô sở đắc của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sanh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sở đắc của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của vô minh làm phương tiện, vô sanh của vô minh làm phương tiện, vô sở đắc của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sanh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sở đắc của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của vô minh làm phương tiện, vô sanh của vô minh làm phương tiện, vô sở đắc của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sanh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sở đắc của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của vô minh làm phương tiện, vô sanh của vô minh làm phương tiện, vô sở đắc của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sanh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sở đắc của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của vô minh làm phương tiện, vô sanh của vô minh làm phương tiện, vô sở đắc của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sanh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sở đắc của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của vô minh làm phương tiện, vô sanh của vô minh làm phương tiện, vô sở đắc của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sanh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sở đắc của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của vô minh làm phương tiện, vô sanh của vô minh làm phương tiện, vô sở đắc của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sanh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sở đắc của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của vô minh làm phương tiện, vô sanh của vô minh làm phương tiện, vô sở đắc của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sanh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sở đắc của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của vô minh làm phương tiện, vô sanh của vô minh làm phương tiện, vô sở đắc của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sanh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sở đắc của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của vô minh làm phương tiện, vô sanh của vô minh làm phương tiện, vô sở đắc của vô minh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sanh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, vô sở đắc của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không nội làm phương tiện, vô sanh của pháp không nội làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không nội làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sanh của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không nội làm phương tiện, vô sanh của pháp không nội làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không nội làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sanh của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không nội làm phương tiện, vô sanh của pháp không nội làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không nội làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sanh của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không nội làm phương tiện, vô sanh của pháp không nội làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không nội làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sanh của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không nội làm phương tiện, vô sanh của pháp không nội làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không nội làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sanh của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không nội làm phương tiện, vô sanh của pháp không nội làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không nội làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sanh của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không nội làm phương tiện, vô sanh của pháp không nội làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không nội làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sanh của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không nội làm phương tiện, vô sanh của pháp không nội làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không nội làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sanh của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không nội làm phương tiện, vô sanh của pháp không nội làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không nội làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sanh của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không nội làm phương tiện, vô sanh của pháp không nội làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không nội làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sanh của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không nội làm phương tiện, vô sanh của pháp không nội làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không nội làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sanh của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không nội làm phương tiện, vô sanh của pháp không nội làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không nội làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sanh của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không nội làm phương tiện, vô sanh của pháp không nội làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không nội làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sanh của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không nội làm phương tiện, vô sanh của pháp không nội làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không nội làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sanh của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không nội làm phương tiện, vô sanh của pháp không nội làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không nội làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sanh của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Quyển Thứ 109

HẾT

 

 

08

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sanh của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sở đắc của bốn tịnh lự làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sanh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sở đắc của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sanh của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sở đắc của bốn tịnh lự làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sanh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sở đắc của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sanh của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sở đắc của bốn tịnh lự làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sanh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sở đắc của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sanh của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sở đắc của bốn tịnh lự làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sanh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sở đắc của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sanh của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sở đắc của bốn tịnh lự làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sanh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sở đắc của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sanh của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sở đắc của bốn tịnh lự làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sanh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sở đắc của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sanh của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sở đắc của bốn tịnh lự làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sanh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sở đắc của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sanh của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sở đắc của bốn tịnh lự làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sanh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sở đắc của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sanh của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sở đắc của bốn tịnh lự làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sanh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sở đắc của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sanh của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sở đắc của bốn tịnh lự làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sanh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sở đắc của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sanh của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sở đắc của bốn tịnh lự làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sanh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sở đắc của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sanh của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sở đắc của bốn tịnh lự làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sanh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sở đắc của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sanh của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sở đắc của bốn tịnh lự làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sanh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sở đắc của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sanh của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sở đắc của bốn tịnh lự làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sanh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sở đắc của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sanh của bốn tịnh lự làm phương tiện, vô sở đắc của bốn tịnh lự làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sanh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, vô sở đắc của bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tám giải thoát làm phương tiện, vô sanh của tám giải thoát làm phương tiện, vô sở đắc của tám giải thoát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sanh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sở đắc của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tám giải thoát làm phương tiện, vô sanh của tám giải thoát làm phương tiện, vô sở đắc của tám giải thoát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sanh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sở đắc của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tám giải thoát làm phương tiện, vô sanh của tám giải thoát làm phương tiện, vô sở đắc của tám giải thoát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sanh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sở đắc của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tám giải thoát làm phương tiện, vô sanh của tám giải thoát làm phương tiện, vô sở đắc của tám giải thoát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sanh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sở đắc của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tám giải thoát làm phương tiện, vô sanh của tám giải thoát làm phương tiện, vô sở đắc của tám giải thoát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sanh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sở đắc của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tám giải thoát làm phương tiện, vô sanh của tám giải thoát làm phương tiện, vô sở đắc của tám giải thoát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sanh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sở đắc của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tám giải thoát làm phương tiện, vô sanh của tám giải thoát làm phương tiện, vô sở đắc của tám giải thoát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sanh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sở đắc của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tám giải thoát làm phương tiện, vô sanh của tám giải thoát làm phương tiện, vô sở đắc của tám giải thoát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sanh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sở đắc của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tám giải thoát làm phương tiện, vô sanh của tám giải thoát làm phương tiện, vô sở đắc của tám giải thoát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sanh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sở đắc của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tám giải thoát làm phương tiện, vô sanh của tám giải thoát làm phương tiện, vô sở đắc của tám giải thoát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sanh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sở đắc của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tám giải thoát làm phương tiện, vô sanh của tám giải thoát làm phương tiện, vô sở đắc của tám giải thoát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sanh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sở đắc của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tám giải thoát làm phương tiện, vô sanh của tám giải thoát làm phương tiện, vô sở đắc của tám giải thoát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sanh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sở đắc của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tám giải thoát làm phương tiện, vô sanh của tám giải thoát làm phương tiện, vô sở đắc của tám giải thoát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sanh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sở đắc của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tám giải thoát làm phương tiện, vô sanh của tám giải thoát làm phương tiện, vô sở đắc của tám giải thoát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sanh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sở đắc của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tám giải thoát làm phương tiện, vô sanh của tám giải thoát làm phương tiện, vô sở đắc của tám giải thoát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sanh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, vô sở đắc của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sanh của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sở đắc của bốn niệm trụ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sanh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sở đắc của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sanh của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sở đắc của bốn niệm trụ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sanh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sở đắc của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sanh của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sở đắc của bốn niệm trụ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sanh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sở đắc của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sanh của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sở đắc của bốn niệm trụ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sanh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sở đắc của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sanh của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sở đắc của bốn niệm trụ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sanh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sở đắc của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sanh của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sở đắc của bốn niệm trụ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sanh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sở đắc của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sanh của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sở đắc của bốn niệm trụ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sanh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sở đắc của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sanh của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sở đắc của bốn niệm trụ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sanh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sở đắc của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sanh của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sở đắc của bốn niệm trụ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sanh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sở đắc của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sanh của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sở đắc của bốn niệm trụ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sanh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sở đắc của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sanh của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sở đắc của bốn niệm trụ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sanh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sở đắc của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sanh của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sở đắc của bốn niệm trụ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sanh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sở đắc của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sanh của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sở đắc của bốn niệm trụ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sanh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sở đắc của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sanh của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sở đắc của bốn niệm trụ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sanh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sở đắc của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sanh của bốn niệm trụ làm phương tiện, vô sở đắc của bốn niệm trụ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sanh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, vô sở đắc của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát không làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sanh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, vô sở đắc của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của năm loại mắt làm phương tiện, vô sanh của năm loại mắt làm phương tiện, vô sở đắc của năm loại mắt làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sanh của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sở đắc của sáu phép thần thông làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của năm loại mắt làm phương tiện, vô sanh của năm loại mắt làm phương tiện, vô sở đắc của năm loại mắt làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sanh của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sở đắc của sáu phép thần thông làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của năm loại mắt làm phương tiện, vô sanh của năm loại mắt làm phương tiện, vô sở đắc của năm loại mắt làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sanh của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sở đắc của sáu phép thần thông làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của năm loại mắt làm phương tiện, vô sanh của năm loại mắt làm phương tiện, vô sở đắc của năm loại mắt làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sanh của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sở đắc của sáu phép thần thông làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của năm loại mắt làm phương tiện, vô sanh của năm loại mắt làm phương tiện, vô sở đắc của năm loại mắt làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sanh của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sở đắc của sáu phép thần thông làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của năm loại mắt làm phương tiện, vô sanh của năm loại mắt làm phương tiện, vô sở đắc của năm loại mắt làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sanh của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sở đắc của sáu phép thần thông làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của năm loại mắt làm phương tiện, vô sanh của năm loại mắt làm phương tiện, vô sở đắc của năm loại mắt làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sanh của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sở đắc của sáu phép thần thông làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của năm loại mắt làm phương tiện, vô sanh của năm loại mắt làm phương tiện, vô sở đắc của năm loại mắt làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sanh của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sở đắc của sáu phép thần thông làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của năm loại mắt làm phương tiện, vô sanh của năm loại mắt làm phương tiện, vô sở đắc của năm loại mắt làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sanh của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sở đắc của sáu phép thần thông làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của năm loại mắt làm phương tiện, vô sanh của năm loại mắt làm phương tiện, vô sở đắc của năm loại mắt làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sanh của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sở đắc của sáu phép thần thông làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của năm loại mắt làm phương tiện, vô sanh của năm loại mắt làm phương tiện, vô sở đắc của năm loại mắt làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sanh của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sở đắc của sáu phép thần thông làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của năm loại mắt làm phương tiện, vô sanh của năm loại mắt làm phương tiện, vô sở đắc của năm loại mắt làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sanh của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sở đắc của sáu phép thần thông làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của năm loại mắt làm phương tiện, vô sanh của năm loại mắt làm phương tiện, vô sở đắc của năm loại mắt làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sanh của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sở đắc của sáu phép thần thông làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của năm loại mắt làm phương tiện, vô sanh của năm loại mắt làm phương tiện, vô sở đắc của năm loại mắt làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sanh của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sở đắc của sáu phép thần thông làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của năm loại mắt làm phương tiện, vô sanh của năm loại mắt làm phương tiện, vô sở đắc của năm loại mắt làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sanh của sáu phép thần thông làm phương tiện, vô sở đắc của sáu phép thần thông làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Quyển Thứ 110

HẾT

 

09

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của mười lực Phật làm phương tiện, vô sanh của mười lực Phật làm phương tiện, vô sở đắc của mười lực Phật làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sanh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sở đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của mười lực Phật làm phương tiện, vô sanh của mười lực Phật làm phương tiện, vô sở đắc của mười lực Phật làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sanh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sở đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của mười lực Phật làm phương tiện, vô sanh của mười lực Phật làm phương tiện, vô sở đắc của mười lực Phật làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sanh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sở đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của mười lực Phật làm phương tiện, vô sanh của mười lực Phật làm phương tiện, vô sở đắc của mười lực Phật làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sanh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sở đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của mười lực Phật làm phương tiện, vô sanh của mười lực Phật làm phương tiện, vô sở đắc của mười lực Phật làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sanh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sở đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của mười lực Phật làm phương tiện, vô sanh của mười lực Phật làm phương tiện, vô sở đắc của mười lực Phật làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sanh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sở đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của mười lực Phật làm phương tiện, vô sanh của mười lực Phật làm phương tiện, vô sở đắc của mười lực Phật làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sanh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sở đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của mười lực Phật làm phương tiện, vô sanh của mười lực Phật làm phương tiện, vô sở đắc của mười lực Phật làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sanh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sở đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của mười lực Phật làm phương tiện, vô sanh của mười lực Phật làm phương tiện, vô sở đắc của mười lực Phật làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sanh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sở đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của mười lực Phật làm phương tiện, vô sanh của mười lực Phật làm phương tiện, vô sở đắc của mười lực Phật làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sanh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sở đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của mười lực Phật làm phương tiện, vô sanh của mười lực Phật làm phương tiện, vô sở đắc của mười lực Phật làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sanh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sở đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của mười lực Phật làm phương tiện, vô sanh của mười lực Phật làm phương tiện, vô sở đắc của mười lực Phật làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sanh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sở đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của mười lực Phật làm phương tiện, vô sanh của mười lực Phật làm phương tiện, vô sở đắc của mười lực Phật làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sanh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sở đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của mười lực Phật làm phương tiện, vô sanh của mười lực Phật làm phương tiện, vô sở đắc của mười lực Phật làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sanh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sở đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của mười lực Phật làm phương tiện, vô sanh của mười lực Phật làm phương tiện, vô sở đắc của mười lực Phật làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sanh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, vô sở đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sanh của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không quên mất làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sanh của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sở đắc của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sanh của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không quên mất làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sanh của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sở đắc của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sanh của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không quên mất làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sanh của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sở đắc của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sanh của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không quên mất làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sanh của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sở đắc của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sanh của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không quên mất làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sanh của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sở đắc của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sanh của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không quên mất làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sanh của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sở đắc của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sanh của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không quên mất làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sanh của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sở đắc của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sanh của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không quên mất làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sanh của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sở đắc của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sanh của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không quên mất làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sanh của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sở đắc của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sanh của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không quên mất làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sanh của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sở đắc của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sanh của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không quên mất làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sanh của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sở đắc của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sanh của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không quên mất làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sanh của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sở đắc của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sanh của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không quên mất làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sanh của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sở đắc của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sanh của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không quên mất làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sanh của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sở đắc của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sanh của pháp không quên mất làm phương tiện, vô sở đắc của pháp không quên mất làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sanh của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, vô sở đắc của tánh luôn luôn xả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sanh của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sở đắc của trí nhất thiết làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sanh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sở đắc của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sanh của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sở đắc của trí nhất thiết làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sanh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sở đắc của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sanh của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sở đắc của trí nhất thiết làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sanh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sở đắc của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sanh của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sở đắc của trí nhất thiết làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sanh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sở đắc của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sanh của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sở đắc của trí nhất thiết làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sanh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sở đắc của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sanh của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sở đắc của trí nhất thiết làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sanh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sở đắc của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sanh của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sở đắc của trí nhất thiết làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sanh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sở đắc của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sanh của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sở đắc của trí nhất thiết làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sanh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sở đắc của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sanh của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sở đắc của trí nhất thiết làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sanh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sở đắc của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sanh của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sở đắc của trí nhất thiết làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sanh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sở đắc của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sanh của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sở đắc của trí nhất thiết làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sanh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sở đắc của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sanh của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sở đắc của trí nhất thiết làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sanh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sở đắc của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sanh của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sở đắc của trí nhất thiết làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sanh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sở đắc của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sanh của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sở đắc của trí nhất thiết làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sanh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sở đắc của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sanh của trí nhất thiết làm phương tiện, vô sở đắc của trí nhất thiết làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sanh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, vô sở đắc của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Đà-la-ni làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sanh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, vô sở đắc của tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sanh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sở đắc của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Lấy vô nhị của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sanh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sở đắc của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sanh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sở đắc của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Lấy vô nhị của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sanh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sở đắc của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sanh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sở đắc của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lấy vô nhị của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sanh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sở đắc của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sanh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sở đắc của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Lấy vô nhị của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sanh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sở đắc của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sanh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sở đắc của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Lấy vô nhị của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sanh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sở đắc của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sanh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sở đắc của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lấy vô nhị của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sanh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sở đắc của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sanh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sở đắc của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Lấy vô nhị của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sanh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sở đắc của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sanh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sở đắc của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lấy vô nhị của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sanh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sở đắc của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sanh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sở đắc của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Lấy vô nhị của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sanh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sở đắc của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sanh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sở đắc của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô nhị của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sanh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sở đắc của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sanh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sở đắc của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lấy vô nhị của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sanh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sở đắc của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sanh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sở đắc của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Lấy vô nhị của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sanh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sở đắc của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sanh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sở đắc của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Lấy vô nhị của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sanh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sở đắc của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sanh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sở đắc của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát. Lấy vô nhị của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sanh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sở đắc của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sanh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, vô sở đắc của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột. Lấy vô nhị của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sanh của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, vô sở đắc của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Quyển Thứ 111

HẾT

 

10

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sanh của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị Độc-giác làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sanh của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị Độc-giác làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sanh của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị Độc-giác làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sanh của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị Độc-giác làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sanh của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị Độc-giác làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sanh của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị Độc-giác làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sanh của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị Độc-giác làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sanh của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị Độc-giác làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sanh của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị Độc-giác làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sanh của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị Độc-giác làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sanh của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị Độc-giác làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sanh của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị Độc-giác làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sanh của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị Độc-giác làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sanh của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị Độc-giác làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sanh của quả vị Độc-giác làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị Độc-giác làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sanh của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sở đắc của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sanh của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sở đắc của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sanh của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sở đắc của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sanh của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sở đắc của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sanh của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sở đắc của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sanh của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sở đắc của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sanh của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sở đắc của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sanh của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sở đắc của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sanh của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sở đắc của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sanh của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sở đắc của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sanh của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sở đắc của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sanh của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sở đắc của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sanh của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sở đắc của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sanh của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sở đắc của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sanh của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, vô sở đắc của hạnh đại Bồ-tát làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sanh của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sanh của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sanh của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sanh của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sanh của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sanh của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sanh của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sanh của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sanh của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sanh của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sanh của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sanh của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sanh của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sanh của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Này Khánh Hỷ! Nên biết, lấy vô nhị của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sanh của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, vô sở đắc của quả vị giác ngộ cao tột làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Khánh Hỷ lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy: Khánh Hỷ! Sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Này Khánh Hỷ! Sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Này Khánh Hỷ! Thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì?

Này Khánh Hỷ! Sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì?

Này Khánh Hỷ! Thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

Này Khánh Hỷ! Sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

Này Khánh Hỷ! Thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc?

Này Khánh Hỷ! Sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc?

Này Khánh Hỷ! Thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ?

Này Khánh Hỷ! Sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ?

Này Khánh Hỷ! Thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo?

Này Khánh Hỷ! Sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo?

Này Khánh Hỷ! Thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện?

Này Khánh Hỷ! Sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện?

Này Khánh Hỷ! Thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

Này Khánh Hỷ! Sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

Này Khánh Hỷ! Thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

Này Khánh Hỷ! Sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

Này Khánh Hỷ! Thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

Này Khánh Hỷ! Sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

Này Khánh Hỷ! Thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?

Này Khánh Hỷ! Sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?

Này Khánh Hỷ! Thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

Này Khánh Hỷ! Sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

Này Khánh Hỷ! Thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát?

Này Khánh Hỷ! Sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với hạnh đại Bồ-tát kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát?

Này Khánh Hỷ! Thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với hạnh đại Bồ-tát kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc làm phương tiện, vô sanh của sắc làm phương tiện, vô sở đắc của sắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột?

Này Khánh Hỷ! Sắc và tánh của sắc là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc cùng với quả vị giác ngộ cao tột kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sanh của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, vô sở đắc của thọ, tưởng, hành, thức làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột?

Này Khánh Hỷ! Thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Vì sao? Vì tánh không của thọ, tưởng, hành, thức cùng với quả vị giác ngộ cao tột kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Này Khánh Hỷ! Nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Này Khánh Hỷ! Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Này Khánh Hỷ! Sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Này Khánh Hỷ! Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì?

Này Khánh Hỷ! Nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì?

Này Khánh Hỷ! Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì?

Này Khánh Hỷ! Sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì?

Này Khánh Hỷ! Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

Này Khánh Hỷ! Nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

Này Khánh Hỷ! Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

Này Khánh Hỷ! Sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

Này Khánh Hỷ! Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Quyển Thứ 112

HẾT

 

11

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc?

Này Khánh Hỷ! Nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc?

Này Khánh Hỷ! Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc?

Này Khánh Hỷ! Sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc?

Này Khánh Hỷ! Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ?

Này Khánh Hỷ! Nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ?

Này Khánh Hỷ! Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ?

Này Khánh Hỷ! Sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ?

Này Khánh Hỷ! Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo?

Này Khánh Hỷ! Nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo?

Này Khánh Hỷ! Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo?

Này Khánh Hỷ! Sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo?

Này Khánh Hỷ! Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện?

Này Khánh Hỷ! Nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện?

Này Khánh Hỷ! Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện?

Này Khánh Hỷ! Sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện?

Này Khánh Hỷ! Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

Này Khánh Hỷ! Nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

Này Khánh Hỷ! Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

Này Khánh Hỷ! Sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

Này Khánh Hỷ! Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

Này Khánh Hỷ! Nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

Này Khánh Hỷ! Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

Này Khánh Hỷ! Sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

Này Khánh Hỷ! Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

Này Khánh Hỷ! Nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

Này Khánh Hỷ! Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

Này Khánh Hỷ! Sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

Này Khánh Hỷ! Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?

Này Khánh Hỷ! Nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?

Này Khánh Hỷ! Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?

Này Khánh Hỷ! Sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?

Này Khánh Hỷ! Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

Này Khánh Hỷ! Nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

Này Khánh Hỷ! Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

Này Khánh Hỷ! Sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

Này Khánh Hỷ! Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát?

Này Khánh Hỷ! Nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với hạnh đại Bồ-tát kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát?

Này Khánh Hỷ! Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với hạnh đại Bồ-tát kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát?

Này Khánh Hỷ! Sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với hạnh đại Bồ-tát kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát?

Này Khánh Hỷ! Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với hạnh đại Bồ-tát kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhãn xứ làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột?

Này Khánh Hỷ! Nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn xứ cùng với quả vị giác ngộ cao tột kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột?

Này Khánh Hỷ! Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với quả vị giác ngộ cao tột kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc xứ làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột?

Này Khánh Hỷ! Sắc xứ và tánh của sắc xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc xứ cùng với quả vị giác ngộ cao tột kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, vô sở đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột?

Này Khánh Hỷ! Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với quả vị giác ngộ cao tột kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sanh của sắc xứ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của sắc xứ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhãn giới làm phương tiện, vô sanh của nhãn giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Nhãn giới và tánh của nhãn giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn giới cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của nhãn giới v.v... làm phương tiện, vô sanh của nhãn giới v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn giới v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhĩ giới làm phương tiện, vô sanh của nhĩ giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ giới cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra và tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của nhĩ giới v.v... làm phương tiện, vô sanh của nhĩ giới v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ giới v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của tỷ giới làm phương tiện, vô sanh của tỷ giới làm phương tiện, vô sở đắc của tỷ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Tỷ giới và tánh của tỷ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của tỷ giới cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra và tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của tỷ giới v.v... làm phương tiện, vô sanh của tỷ giới v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của tỷ giới v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thiệt giới làm phương tiện, vô sanh của thiệt giới làm phương tiện, vô sở đắc của thiệt giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Thiệt giới và tánh của thiệt giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thiệt giới cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra và tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của thiệt giới v.v... làm phương tiện, vô sanh của thiệt giới v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của thiệt giới v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thân giới làm phương tiện, vô sanh của thân giới làm phương tiện, vô sở đắc của thân giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Thân giới và tánh của thân giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thân giới cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra và tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của thân giới v.v... làm phương tiện, vô sanh của thân giới v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của thân giới v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của ý giới làm phương tiện, vô sanh của ý giới làm phương tiện, vô sở đắc của ý giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Ý giới và tánh của ý giới là không. Vì sao? Vì tánh không của ý giới cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra và tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của ý giới v.v... làm phương tiện, vô sanh của ý giới v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của ý giới v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhãn giới làm phương tiện, vô sanh của nhãn giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Này Khánh Hỷ! Nhãn giới và tánh của nhãn giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhãn giới cùng với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Này Khánh Hỷ! Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cùng với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của nhãn giới v.v... làm phương tiện, vô sanh của nhãn giới v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của nhãn giới v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của nhĩ giới làm phương tiện, vô sanh của nhĩ giới làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Này Khánh Hỷ! Nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của nhĩ giới cùng với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Này Khánh Hỷ! Thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra và tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cùng với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của nhĩ giới v.v... làm phương tiện, vô sanh của nhĩ giới v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của nhĩ giới v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của tỷ giới làm phương tiện, vô sanh của tỷ giới làm phương tiện, vô sở đắc của tỷ giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Này Khánh Hỷ! Tỷ giới và tánh của tỷ giới là không. Vì sao? Vì tánh không của tỷ giới cùng với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Này Khánh Hỷ! Hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra và tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cùng với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của tỷ giới v.v... làm phương tiện, vô sanh của tỷ giới v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của tỷ giới v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của thiệt giới làm phương tiện, vô sanh của thiệt giới làm phương tiện, vô sở đắc của thiệt giới làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Này Khánh Hỷ! Thiệt giới và tánh của thiệt giới là không. Vì sao? Vì tánh không của thiệt giới cùng với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sanh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, vô sở đắc của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Này Khánh Hỷ! Vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra và tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không. Vì sao? Vì tánh không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cùng với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của thiệt giới v.v... làm phương tiện, vô sanh của thiệt giới v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của thiệt giới v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Quyển Thứ 113

HẾT

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2017(Xem: 17642)
07/06/2010(Xem: 88167)
07/06/2010(Xem: 76784)
11/03/2017(Xem: 47993)
25/02/2015(Xem: 9391)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.