Thư Viện Hoa Sen

Tập 13 (Quyển 314-325)

08/05/201012:00 SA(Xem: 26029)
Tập 13 (Quyển 314-325)

KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

TẬP 13 (Quyển 314-325)

 XXXXV. PHẨM CHƠN THIỆN HỮU

02

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát có khả năng làm việc khó làm, là ở trong tự tánh không của tất cả pháp, mong cầu quả vị giác ngộ cao tột, muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng vậy! Này Thiện Hiện! Như lời ông nói! Các đại Bồ-tát có khả năng làm việc khó làm, là ở trong tự tánh không của tất cả pháp, mong cầu quả vị giác ngộ cao tột, muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát tuy biết tất cả pháp như huyễn, như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như sự biến hóa, như ảo thành, tự tánh đều không, nhưng vì nghĩa lợi cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì khiến cho thế gian được lợi íchphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì khiến thế gian được an lạcphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn cứu vớt thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm nơi nương tựa cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm nơi cư trú cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm con đường rốt ráo cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm cù lao cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm ánh sáng cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm ngọn đuốc cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm đạo sư cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm tướng soái cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm chỗ hướng đến cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì khiến thế gian được nghĩa lợi mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tìnhtu hành bố thí, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tìnhtu hành tịnh giới, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tìnhtu hành an nhẫn, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tìnhtu hành tinh tấn, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tìnhtu hành tịnh lự, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tìnhtu hành Bát-nhã, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm cho thế gian được nghĩa lợi mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì khiến cho thế gian được lợi íchphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì cứu vớt hữu tình ra khỏi sự sợ hãi của năm thú, đặt họ ở bờ Niết-bàn vô úy kia mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì khiến thế gian được lợi íchphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì khiến thế gian được an lạcphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì cứu vớt hữu tình khỏi ưu, sầu, khổ não đặt họ ở bờ Niết-bàn an ổn kia mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì khiến thế gian được an lạc mà hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì muốn cứu vớt các thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì muốn cứu vớt các khổ sanh tử của hữu tìnhphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột mới có khả năng nói đúng như thật pháp đoạn khổ; hữu tình nghe rồi, nương vào giáo pháp ba thừalần lượt tu hành để được giải thoát.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì muốn cứu vớt các thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì làm chỗ nương tựa cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì khiến tất cả hữu tình có các sự sanh, lão, bệnh, tử, sầu, than, khổ, ưu, não, giải thoát khỏi sự sanh, lão, bệnh, tử, sầu, than, khổ, ưu, não, an trụ cõi Vô-dư-y Niết-bàn mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm nơi nương tựa cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì làm chỗ cư trú cho thế gian mà hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn vì hữu tình nói tất cả pháp đều chẳng hòa hợpphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đó là vì đại Bồ-tát làm nơi cư trú cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Thiện Hiện lại bạch: Bạch Thế Tôn! Vì sao tất cả pháp đều chẳng hòa hợp?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Sắc chẳng hòa hợp tức là sắc chẳng hệ thuộc nhau; sắc chẳng hệ thuộc nhau tức là sắc vô sanh; sắc vô sanh tức là sắc vô diệt; sắc vô diệt tức là sắc chẳng hòa hợp. Thọ, tưởng, hành, thức chẳng hòa hợp tức là thọ, tưởng, hành, thức chẳng hệ thuộc nhau; thọ, tưởng, hành, thức chẳng hệ thuộc nhau tức là thọ, tưởng, hành, thức vô sanh; thọ, tưởng, hành, thức vô sanh tức là thọ, tưởng, hành, thức vô diệt; thọ, tưởng, hành, thức vô diệt tức là thọ, tưởng, hành, thức chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Nhãn xứ chẳng hòa hợp tức là nhãn xứ chẳng hệ thuộc nhau; nhãn xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là nhãn xứ vô sanh; nhãn xứ vô sanh tức là nhãn xứ vô diệt; nhãn xứ vô diệt tức là nhãn xứ chẳng hòa hợp. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng hòa hợp tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng hệ thuộc nhau; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô sanh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô sanh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô diệt; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô diệt tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Sắc xứ chẳng hòa hợp tức là sắc xứ chẳng hệ thuộc nhau; sắc xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là sắc xứ vô sanh; sắc xứ vô sanh tức là sắc xứ vô diệt; sắc xứ vô diệt tức là sắc xứ chẳng hòa hợp. Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng hòa hợp tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng hệ thuộc nhau; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô sanh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô sanh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô diệt; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô diệt tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Nhãn giới chẳng hòa hợp tức là nhãn giới chẳng hệ thuộc nhau; nhãn giới chẳng hệ thuộc nhau tức là nhãn giới vô sanh; nhãn giới vô sanh tức là nhãn giới vô diệt; nhãn giới vô diệt tức là nhãn giới chẳng hòa hợp. Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô sanh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô diệt; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Nhĩ giới chẳng hòa hợp tức là nhĩ giới chẳng hệ thuộc nhau; nhĩ giới chẳng hệ thuộc nhau tức là nhĩ giới vô sanh; nhĩ giới vô sanh tức là nhĩ giới vô diệt; nhĩ giới vô diệt tức là nhĩ giới chẳng hòa hợp. Thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô sanh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô diệt; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Tỷ giới chẳng hòa hợp tức là tỷ giới chẳng hệ thuộc nhau; tỷ giới chẳng hệ thuộc nhau tức là tỷ giới vô sanh; tỷ giới vô sanh tức là tỷ giới vô diệt; tỷ giới vô diệt tức là tỷ giới chẳng hòa hợp. Hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô sanh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô diệt; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Thiệt giới chẳng hòa hợp tức là thiệt giới chẳng hệ thuộc nhau; thiệt giới chẳng hệ thuộc nhau tức là thiệt giới vô sanh; thiệt giới vô sanh tức là thiệt giới vô diệt; thiệt giới vô diệt tức là thiệt giới chẳng hòa hợp. Vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô sanh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô diệt; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Thân giới chẳng hòa hợp tức là thân giới chẳng hệ thuộc nhau; thân giới chẳng hệ thuộc nhau tức là thân giới vô sanh; thân giới vô sanh tức là thân giới vô diệt; thân giới vô diệt tức là thân giới chẳng hòa hợp. Xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô sanh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô diệt; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Ý giới chẳng hòa hợp tức là ý giới chẳng hệ thuộc nhau; ý giới chẳng hệ thuộc nhau tức là ý giới vô sanh; ý giới vô sanh tức là ý giới vô diệt; ý giới vô diệt tức là ý giới chẳng hòa hợp. Pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô sanh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô diệt; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Địa giới chẳng hòa hợp tức là địa giới chẳng hệ thuộc nhau; địa giới chẳng hệ thuộc nhau tức là địa giới vô sanh; địa giới vô sanh tức là địa giới vô diệt; địa giới vô diệt tức là địa giới chẳng hòa hợp. Thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng hòa hợp tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng hệ thuộc nhau; thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng hệ thuộc nhau tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô sanh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô sanh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô diệt; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô diệt tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Vô minh chẳng hòa hợp tức là vô minh chẳng hệ thuộc nhau; vô minh chẳng hệ thuộc nhau tức là vô minh vô sanh; vô minh vô sanh tức là vô minh vô diệt; vô minh vô diệt tức là vô minh chẳng hòa hợp. Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng hòa hợp tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng hệ thuộc nhau; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng hệ thuộc nhau tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô sanh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô sanh tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô diệt; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô diệt tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa chẳng hòa hợp tức là bố thí Ba-la-mật-đa chẳng hệ thuộc nhau; bố thí Ba-la-mật-đa chẳng hệ thuộc nhau tức là bố thí Ba-la-mật-đa vô sanh; bố thí Ba-la-mật-đa vô sanh tức là bố thí Ba-la-mật-đa vô diệt; bố thí Ba-la-mật-đa vô diệt tức là bố thí Ba-la-mật-đa chẳng hòa hợp. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng hòa hợp tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng hệ thuộc nhau; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng hệ thuộc nhau tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô sanh; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô sanh tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô diệt; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô diệt tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Pháp không nội chẳng hòa hợp tức là pháp không nội chẳng hệ thuộc nhau; pháp không nội chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp không nội vô sanh; pháp không nội vô sanh tức là pháp không nội vô diệt; pháp không nội vô diệt tức là pháp không nội chẳng hòa hợp. Pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng hòa hợp tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng hệ thuộc nhau; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô sanh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô sanh tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô diệt; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô diệt tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Chơn như chẳng hòa hợp tức là chơn như chẳng hệ thuộc nhau; chơn như chẳng hệ thuộc nhau tức là chơn như vô sanh; chơn như vô sanh tức là chơn như vô diệt; chơn như vô diệt tức là chơn như chẳng hòa hợp. Pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng hòa hợp tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng hệ thuộc nhau; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô sanh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô sanh tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô diệt; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô diệt tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Thánh đế khổ chẳng hòa hợp tức là Thánh đế khổ chẳng hệ thuộc nhau; Thánh đế khổ chẳng hệ thuộc nhau tức là Thánh đế khổ vô sanh; Thánh đế khổ vô sanh tức là Thánh đế khổ vô diệt; Thánh đế khổ vô diệt tức là Thánh đế khổ chẳng hòa hợp. Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng hòa hợp tức là Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng hệ thuộc nhau; Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng hệ thuộc nhau tức là Thánh đế tập, diệt, đạo vô sanh; Thánh đế tập, diệt, đạo vô sanh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo vô diệt; Thánh đế tập, diệt, đạo vô diệt tức là Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Bốn tịnh lự chẳng hòa hợp tức là bốn tịnh lự chẳng hệ thuộc nhau; bốn tịnh lự chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn tịnh lự vô sanh; bốn tịnh lự vô sanh tức là bốn tịnh lự vô diệt; bốn tịnh lự vô diệt tức là bốn tịnh lự chẳng hòa hợp. Bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng hòa hợp tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng hệ thuộc nhau; bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô sanh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô sanh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô diệt; bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô diệt tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Tám giải thoát chẳng hòa hợp tức là tám giải thoát chẳng hệ thuộc nhau; tám giải thoát chẳng hệ thuộc nhau tức là tám giải thoát vô sanh; tám giải thoát vô sanh tức là tám giải thoát vô diệt; tám giải thoát vô diệt tức là tám giải thoát chẳng hòa hợp. Tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng hòa hợp tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng hệ thuộc nhau; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô sanh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô sanh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô diệt; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô diệt tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Bốn niệm trụ chẳng hòa hợp tức là bốn niệm trụ chẳng hệ thuộc nhau; bốn niệm trụ chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn niệm trụ vô sanh; bốn niệm trụ vô sanh tức là bốn niệm trụ vô diệt; bốn niệm trụ vô diệt tức là bốn niệm trụ chẳng hòa hợp. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng hòa hợp tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng hệ thuộc nhau; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô sanh; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô sanh tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô diệt; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô diệt tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không chẳng hòa hợp tức là pháp môn giải thoát không chẳng hệ thuộc nhau; pháp môn giải thoát không chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp môn giải thoát không vô sanh; pháp môn giải thoát không vô sanh tức là pháp môn giải thoát không vô diệt; pháp môn giải thoát không vô diệt tức là pháp môn giải thoát không chẳng hòa hợp. Pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng hòa hợp tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng hệ thuộc nhau; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô sanh; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô sanh tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô diệt; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô diệt tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Mười địa Bồ-tát chẳng hòa hợp tức là mười địa Bồ-tát chẳng hệ thuộc nhau; mười địa Bồ-tát chẳng hệ thuộc nhau tức là mười địa Bồ-tát vô sanh; mười địa Bồ-tát vô sanh tức là mười địa Bồ-tát vô diệt; mười địa Bồ-tát vô diệt tức là mười địa Bồ-tát chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Năm loại mắt chẳng hòa hợp tức là năm loại mắt chẳng hệ thuộc nhau; năm loại mắt chẳng hệ thuộc nhau tức là năm loại mắt vô sanh; năm loại mắt vô sanh tức là năm loại mắt vô diệt; năm loại mắt vô diệt tức là năm loại mắt chẳng hòa hợp. Sáu phép thần thông chẳng hòa hợp tức là sáu phép thần thông chẳng hệ thuộc nhau; sáu phép thần thông chẳng hệ thuộc nhau tức là sáu phép thần thông vô sanh; sáu phép thần thông vô sanh tức là sáu phép thần thông vô diệt; sáu phép thần thông vô diệt tức là sáu phép thần thông chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Mười lực Phật chẳng hòa hợp tức là mười lực Phật chẳng hệ thuộc nhau; mười lực Phật chẳng hệ thuộc nhau tức là mười lực Phật vô sanh; mười lực Phật vô sanh tức là mười lực Phật vô diệt; mười lực Phật vô diệt tức là mười lực Phật chẳng hòa hợp. Bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng hòa hợp tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng hệ thuộc nhau; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô sanh; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô sanh tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô diệt; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô diệt tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Pháp không quên mất chẳng hòa hợp tức là pháp không quên mất chẳng hệ thuộc nhau; pháp không quên mất chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp không quên mất vô sanh; pháp không quên mất vô sanh tức là pháp không quên mất vô diệt; pháp không quên mất vô diệt tức là pháp không quên mất chẳng hòa hợp. Tánh luôn luôn xả chẳng hòa hợp tức là tánh luôn luôn xả chẳng hệ thuộc nhau; tánh luôn luôn xả chẳng hệ thuộc nhau tức là tánh luôn luôn xả vô sanh; tánh luôn luôn xả vô sanh tức là tánh luôn luôn xả vô diệt; tánh luôn luôn xả vô diệt tức là tánh luôn luôn xả chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết chẳng hòa hợp tức là trí nhất thiết chẳng hệ thuộc nhau; trí nhất thiết chẳng hệ thuộc nhau tức là trí nhất thiết vô sanh; trí nhất thiết vô sanh tức là trí nhất thiết vô diệt; trí nhất thiết vô diệt tức là trí nhất thiết chẳng hòa hợp. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng hòa hợp tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng hệ thuộc nhau; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng hệ thuộc nhau tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô sanh; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô sanh tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô diệt; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô diệt tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng hòa hợp tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng hệ thuộc nhau; tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng hệ thuộc nhau tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni vô sanh; tất cả pháp môn Đà-la-ni vô sanh tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni vô diệt; tất cả pháp môn Đà-la-ni vô diệt tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng hòa hợp. tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng hòa hợp tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng hệ thuộc nhau; tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng hệ thuộc nhau tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô sanh; tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô sanh tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô diệt; tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô diệt tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Quả Dự-lưu chẳng hòa hợp tức là quả Dự-lưu chẳng hệ thuộc nhau; quả Dự-lưu chẳng hệ thuộc nhau tức là quả Dự-lưu vô sanh; quả Dự-lưu vô sanh tức là quả Dự-lưu vô diệt; quả Dự-lưu vô diệt tức là quả Dự-lưu chẳng hòa hợp. Quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng hòa hợp tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng hệ thuộc nhau; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng hệ thuộc nhau tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô sanh; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô sanh tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô diệt; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô diệt tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Quả vị Độc-giác chẳng hòa hợp tức là quả vị Độc-giác chẳng hệ thuộc nhau; quả vị Độc-giác chẳng hệ thuộc nhau tức là quả vị Độc-giác vô sanh; quả vị Độc-giác vô sanh tức là quả vị Độc-giác vô diệt; quả vị Độc-giác vô diệt tức là quả vị Độc-giác chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng hòa hợp tức là tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng hệ thuộc nhau; tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng hệ thuộc nhau tức là tất cả hạnh đại Bồ-tát vô sanh; tất cả hạnh đại Bồ-tát vô sanh tức là tất cả hạnh đại Bồ-tát vô diệt; tất cả hạnh đại Bồ-tát vô diệt tức là tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng hòa hợp tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng hệ thuộc nhau; quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng hệ thuộc nhau tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô sanh; quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô sanh tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô diệt; quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô diệt tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn vì hữu tình nói tất cả pháp đều có tướng chẳng hòa hợp như vậy mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát muốn tạo con đường cứu cánh cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột vì muốn hữu tình nói pháp thế này: Sắc rốt ráo tức chẳng phải là sắc, thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo tức chẳng phải là thọ, tưởng, hành, thức; nhãn xứ rốt ráo tức chẳng phải là nhãn xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ rốt ráo tức chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; sắc xứ rốt ráo tức chẳng phải là sắc xứ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ rốt ráo tức chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; nhãn giới rốt ráo tức chẳng phải là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; nhĩ giới rốt ráo tức chẳng phải là nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; tỷ giới rốt ráo tức chẳng phải là tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; thiệt giới rốt ráo tức chẳng phải là thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; thân giới rốt ráo tức chẳng phải là thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; ý giới rốt ráo tức chẳng phải là ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; địa giới rốt ráo tức chẳng phải là địa giới, thủy, hỏa, phong, không, thức giới rốt ráo tức chẳng phải là thủy, hỏa, phong, không, thức giới; vô minh rốt ráo tức chẳng phải là vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não rốt ráo tức chẳng phải là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; bố thí Ba-la-mật-đa rốt ráo tức chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa rốt ráo tức chẳng phải là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; pháp không nội rốt ráo tức chẳng phải là pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh rốt ráo tức chẳng phải là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; chơn như rốt ráo tức chẳng phải là chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì rốt ráo tức chẳng phải là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; Thánh đế khổ rốt ráo tức chẳng phải là Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo rốt ráo tức chẳng phải là Thánh đế tập, diệt, đạo; bốn tịnh lự rốt ráo tức chẳng phải là bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc rốt ráo tức chẳng phải là bốn vô lượng, bốn định vô sắc; tám giải thoát rốt ráo tức chẳng phải là tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ rốt ráo tức chẳng phải là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; bốn niệm trụ rốt ráo tức chẳng phải là bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo rốt ráo tức chẳng phải là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; pháp môn giải thoát không rốt ráo tức chẳng phải là pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện rốt ráo tức chẳng phải là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; mười địa Bồ-tát rốt ráo tức chẳng phải là mười địa Bồ-tát; năm loại mắt rốt ráo tức chẳng phải là năm loại mắt, sáu phép thần thông rốt ráo tức chẳng phải là sáu phép thần thông; mười lực Phật rốt ráo tức chẳng phải là mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo tức chẳng phải là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất rốt ráo tức chẳng phải là pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả rốt ráo tức chẳng phải là tánh luôn luôn xả; trí nhất thiết rốt ráo tức chẳng phải là trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng rốt ráo tức chẳng phải là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đà-la-ni rốt ráo tức chẳng phải là tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa rốt ráo tức chẳng phải là tất cả pháp môn Tam-ma-địa; quả Dự-lưu rốt ráo tức chẳng phải là quả Dự-lưu, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán rốt ráo tức chẳng phải là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; quả vị Độc-giác rốt ráo tức chẳng phải là quả vị Độc-giác; tất cả hạnh đại Bồ-tát rốt ráo tức chẳng phải là tất cả hạnh đại Bồ-tát; quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rốt ráo tức chẳng phải là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Giống như tướng rốt ráo của các pháp này, tướng của tất cả pháp cũng như thế.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu tướng của tất cả pháp như tướng rốt ráo thì làm sao đại Bồ-tát đối với tất cả pháp, ứng hiện đẳng giác? Vì sao? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của sắc có sự phân biệt thế này: Đây là sắc; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của thọ, tưởng, hành, thức có sự phân biệt thế này: Đây là thọ, tưởng, hành, thức.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của nhãn xứ có sự phân biệt thế này: Đây là nhãn xứ; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có sự phân biệt thế này: Đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của sắc xứ có sự phân biệt thế này: Đây là sắc xứ; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có sự phân biệt thế này: Đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của nhãn giới có sự phân biệt thế này: Đây là nhãn giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của nhĩ giới có sự phân biệt thế này: Đây là nhĩ giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của tỷ giới có sự phân biệt thế này: Đây là tỷ giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của thiệt giới có sự phân biệt thế này: Đây là thiệt giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của thân giới có sự phân biệt thế này: Đây là thân giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của ý giới có sự phân biệt thế này: Đây là ý giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của địa giới có sự phân biệt thế này: Đây là địa giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có sự phân biệt thế này: Đây là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của vô minh có sự phân biệt thế này: Đây là vô minh; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có sự phân biệt thế này: Đây là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của bố thí Ba-la-mật-đa có sự phân biệt thế này: Đây là bố thí Ba-la-mật-đa; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có sự phân biệt thế này: Đây là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp không nội có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không nội; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của chơn như có sự phân biệt thế này: Đây là chơn như; cũng chẳng phải trong pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có sự phân biệt thế này: Đây là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của Thánh đế khổ có sự phân biệt thế này: Đây là Thánh đế khổ; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của Thánh đế tập, diệt, đạo có sự phân biệt thế này: Đây là Thánh đế tập, diệt, đạo.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn tịnh lự có sự phân biệt thế này: Đây là bốn tịnh lự; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn vô lượng, bốn định vô sắc có sự phân biệt thế này: Đây là bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của tám giải thoát có sự phân biệt thế này: Đây là tám giải thoát; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có sự phân biệt thế này: Đây là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn niệm trụ có sự phân biệt thế này: Đây là bốn niệm trụ; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có sự phân biệt thế này: Đây là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp môn giải thoát không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp môn giải thoát không; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có sự phân biệt thế này: Đây là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của mười địa Bồ-tát có sự phân biệt thế này: Đây là mười địa Bồ-tát.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của năm loại mắt có sự phân biệt thế này: Đây là năm loại mắt; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của sáu phép thần thông có sự phân biệt thế này: Đây là sáu phép thần thông.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của mười lực Phật có sự phân biệt thế này: Đây là mười lực Phật; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có sự phân biệt thế này: Đây là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp không quên mất có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không quên mất; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của tánh luôn luôn xả có sự phân biệt thế này: Đây là tánh luôn luôn xả.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của trí nhất thiết có sự phân biệt thế này: Đây là trí nhất thiết; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có sự phân biệt thế này: Đây là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của tất cả pháp môn Đà-la-ni có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả pháp môn Đà-la-ni; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của tất cả pháp môn Tam-ma-địa có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của quả Dự-lưu có sự phân biệt thế này: Đây là quả Dự-lưu; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có sự phân biệt thế này: Đây là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của quả vị Độc-giác có sự phân biệt thế này: Đây là quả vị Độc-giác.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của tất cả hạnh đại Bồ-tát có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả hạnh đại Bồ-tát.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật có sự phân biệt thế này: Đây là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.

Quyển Thứ 314
HẾT

XXXXV. PHẨM CHƠN THIỆN HỮU

03

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ông nói. Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của sắc không có sự phân biệt thế này: Đây là sắc; trong cái rốt ráo của thọ, tưởng, hành, thức cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là thọ, tưởng, hành, thức.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của nhãn xứ không có sự phân biệt thế này: Đây là nhãn xứ; trong cái rốt ráo của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của sắc xứ không có sự phân biệt thế này: Đây là sắc xứ; trong cái rốt ráo của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của nhãn giới không có sự phân biệt thế này: Đây là nhãn giới; trong cái rốt ráo của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của nhĩ giới không có sự phân biệt thế này: Đây là nhĩ giới; trong cái rốt ráo của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của tỷ giới không có sự phân biệt thế này: Đây là tỷ giới; trong cái rốt ráo của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của thiệt giới không có sự phân biệt thế này: Đây là thiệt giới; trong cái rốt ráo của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của thân giới không có sự phân biệt thế này: Đây là thân giới; trong cái rốt ráo của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của ý giới không có sự phân biệt thế này: Đây là ý giới; trong cái rốt ráo của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của địa giới không có sự phân biệt thế này: Đây là địa giới; trong cái rốt ráo của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của vô minh không có sự phân biệt thế này: Đây là vô minh; trong cái rốt ráo của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của bố thí Ba-la-mật-đa không có sự phân biệt thế này: Đây là bố thí Ba-la-mật-đa; trong cái rốt ráo của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của pháp không nội không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không nội; trong cái rốt ráo của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của chơn như không có sự phân biệt thế này: Đây là chơn như; trong cái rốt ráo của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp giới, cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của Thánh đế khổ không có sự phân biệt thế này: Đây là Thánh đế khổ; trong cái rốt ráo của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là Thánh đế tập, diệt, đạo.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của bốn tịnh lự không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn tịnh lự; trong cái rốt ráo của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của tám giải thoát không có sự phân biệt thế này: Đây là tám giải thoát; trong cái rốt ráo của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của bốn niệm trụ không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn niệm trụ; trong cái rốt ráo của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của pháp môn giải thoát không không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp môn giải thoát không; trong cái rốt ráo của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của mười địa Bồ-tát không có sự phân biệt thế này: Đây là mười địa Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của năm loại mắt không có sự phân biệt thế này: Đây là năm loại mắt; trong cái rốt ráo của sáu phép thần thông cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là sáu phép thần thông.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của mười lực Phật không có sự phân biệt thế này: Đây là mười lực Phật; trong cái rốt ráo của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của pháp không quên mất không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không quên mất; trong cái rốt ráo của tánh luôn luôn xả cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là tánh luôn luôn xả.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của trí nhất thiết không có sự phân biệt thế này: Đây là trí nhất thiết; trong cái rốt ráo của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của tất cả pháp môn Đà-la-ni không có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả pháp môn Đà-la-ni; trong cái rốt ráo của tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của quả Dự-lưu không có sự phân biệt thế này: Đây là quả Dự-lưu; trong cái rốt ráo của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của quả vị Độc-giác không có sự phân biệt thế này: Đây là quả vị Độc-giác.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của tất cả hạnh đại Bồ-tát không có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả hạnh đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật không có sự phân biệt thế này: Đây là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.

Này Thiện Hiện! Đây là việc khó khăn của đại Bồ-tát, đó là tuy quán tất cả pháp đều là tướng tịch diệt nhưng tâm không chìm đắm trong nghĩ thế này: Ta đối với pháp ấy, hiện đẳng giác rồi, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, vì các hữu tình tuyên thuyết, khai thị pháp vi diệu tịch diệt như vậy.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì muốn tạo con đường rốt ráo cho thế gian nên phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì muốn tạo cù lao cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Thí như ở trong biển cả, sông ngòi lớn nhỏ, có chỗ nhô cao lên khỏi mặt nước, có thể ở được thì gọi đó là cù lao.

Này Thiện Hiện! Cũng vậy, khoảng trước, sau của sắc đều dứt, khoảng trước, sau của thọ, tưởng, hành, thức đều dứt; khoảng trước, sau của nhãn xứ đều dứt, khoảng trước, sau của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều dứt; khoảng trước, sau của sắc xứ đều dứt, khoảng trước, sau của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều dứt; khoảng trước, sau của nhãn giới đều dứt, khoảng trước, sau của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của nhĩ giới đều dứt, khoảng trước, sau của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của tỷ giới đều dứt, khoảng trước, sau của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của thiệt giới đều dứt, khoảng trước, sau của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của thân giới đều dứt, khoảng trước, sau của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của ý giới đều dứt, khoảng trước, sau của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của địa giới đều dứt, khoảng trước, sau của thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều dứt; khoảng trước, sau của vô minh đều dứt, khoảng trước, sau của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đều dứt; khoảng trước, sau của bố thí Ba-la-mật-đa đều dứt, khoảng trước, sau của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều dứt; khoảng trước, sau của pháp không nội đều dứt, khoảng trước, sau của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đều dứt; khoảng trước, sau của chơn như đều dứt, khoảng trước, sau của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đều dứt; khoảng trước, sau của Thánh đế khổ đều dứt, khoảng trước, sau của Thánh đế tập, diệt, đạo đều dứt; khoảng trước, sau của bốn tịnh lự đều dứt, khoảng trước, sau của bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều dứt; khoảng trước, sau của tám giải thoát đều dứt, khoảng trước, sau của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đều dứt; khoảng trước, sau của bốn niệm trụ đều dứt, khoảng trước, sau của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo đều dứt; khoảng trước, sau của pháp môn giải thoát không đều dứt, khoảng trước, sau của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đều dứt; khoảng trước, sau của mười địa Bồ-tát đều dứt; khoảng trước, sau của năm loại mắt đều dứt, khoảng trước, sau của sáu phép thần thông đều dứt; khoảng trước, sau của mười lực Phật đều dứt, khoảng trước, sau của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng đều dứt; khoảng trước, sau của pháp không quên mất đều dứt, khoảng trước, sau của tánh luôn luôn xả đều dứt; khoảng trước, sau của trí nhất thiết đều dứt, khoảng trước, sau của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều dứt; khoảng trước, sau của tất cả pháp môn Đà-la-ni đều dứt, khoảng trước, sau của tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều dứt; khoảng trước, sau của quả Dự-lưu đều dứt, khoảng trước, sau của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán đều dứt; khoảng trước, sau của quả vị Độc-giác đều dứt; khoảng trước, sau của tất cả hạnh đại Bồ-tát đều dứt, khoảng trước, sau của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật đều dứt.

Này Thiện Hiện! Do khoảng trước, khoảng sau này đều dứt nên tất cả pháp đều dứt.

Này Thiện Hiện! Khoảng trước, sau của tất cả pháp này đều dứt tức là tịch diệt, tức là vi diệu, tức là như thật, đó là không, không có sở đắc, con đường dứt ái hết, lìa nhiễm không có gì, vĩnh viễn Niết-bàn.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát cầu chứng quả vị giác ngộ cao tột, muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp vi diệu tịch diệt như thế.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm cù lao cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì làm ánh sáng cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì phá tan đêm dài vô minh, đập vỡ vỏ trứng che khuất hữu tình nhiều lớp đen tối, vì trị liệu mắt nhặm vô tri của hữu tình, khiến cho trong sáng, vì tất cả hữu tình ngu tối làm ánh sáng chiếu soi mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm ánh sáng cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì làm ngọn đuốc cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn vì hữu tình tuyên thuyết sáu phép Ba-la-mật-đa, và kinh điển tương ưng bốn nhiếp pháp, nghĩa thú chơn thật để phương tiện giáo hóa dẫn dắt, khuyên họ tu họcphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm ngọn đuốc cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì làm đạo sư cho thế gian, mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn khiến cho hữu tình đang hướng về tà đạo, bỏ làm bốn việc chẳng nên làm; vì họ nói con đường duy nhất khiến về chánh giáo; vì muốn kẻ tạp nhiễm được thanh tịnh; vì muốn kẻ lo sầu được vui vẻ; vì muốn người khổ não được an vui; vì muốn hữu tình phi lý chứng pháp như lý; vì muốn hữu tình lưu chuyển được nhập Niết-bàn mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm đạo sư cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì làm tướng soái cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát mong cầu quả vị giác ngộ cao tột là muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; thọ, tưởng, hành, thức vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhĩ giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tỷ giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị thiệt giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị thân giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị ý giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị địa giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị vô minh vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bố thí Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh giới Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị an nhẫn Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tinh tấn Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh lự Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị Bát-nhã-ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị phương tiện thiện xảo Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nguyện Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị lực Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị trí Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không nội vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị chơn như vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị Thánh đế khổ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn tịnh lự vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tám giải thoát vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn niệm trụ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp môn giải thoát không vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị mười địa Bồ-tát vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị năm loại mắt vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, sáu phép thần thông vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị mười lực Phật vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không quên mất vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, tánh luôn luôn xả vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị trí nhất thiết vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả pháp môn Đà-la-ni vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả Dự-lưu vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị Độc-giác vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả hạnh đại Bồ-tát vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm tướng soái cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì làm nơi hướng đến cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát mong cầu quả vị giác ngộ cao tột muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc lấy hư không làm chỗ hướng đến, thọ, tưởng, hành, thức cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn xứ lấy hư không làm chỗ hướng đến, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc xứ lấy hư không làm chỗ hướng đến, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhĩ giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tỷ giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị thiệt giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị thân giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị ý giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị địa giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị vô minh lấy hư không làm chỗ hướng đến, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bố thí Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh giới Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị an nhẫn Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tinh tấn Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh lự Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị Bát-nhã-ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị phương tiện thiện xảo Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nguyện Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị lực Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị trí Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không nội lấy hư không làm chỗ hướng đến, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị chơn như lấy hư không làm chỗ hướng đến, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị Thánh đế khổ lấy hư không làm chỗ hướng đến, Thánh đế tập, diệt, đạo cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn tịnh lự lấy hư không làm chỗ hướng đến, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tám giải thoát lấy hư không làm chỗ hướng đến, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn niệm trụ lấy hư không làm chỗ hướng đến, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp môn giải thoát không lấy hư không làm chỗ hướng đến, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị mười địa Bồ-tát lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị năm loại mắt lấy hư không làm chỗ hướng đến, sáu phép thần thông cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị mười lực Phật lấy hư không làm chỗ hướng đến, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không quên mất lấy hư không làm chỗ hướng đến, tánh luôn luôn xả cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị trí nhất thiết lấy hư không làm chỗ hướng đến, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả pháp môn Đà-la-ni lấy hư không làm chỗ hướng đến, tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả Dự-lưu lấy hư không làm chỗ hướng đến, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị Độc-giác lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả hạnh đại Bồ-tát lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật lấy hư không làm chỗ hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của sắc là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn xứ chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nhãn xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc xứ chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của sắc xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nhãn giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của sắc giới cho đến tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị nhĩ giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nhĩ giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thanh giới cho đến tánh của các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tỷ giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tỷ giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của hương giới cho đến tánh của các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị thiệt giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thiệt giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của vị giới cho đến tánh của các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị thân giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thân giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của xúc giới cho đến tánh của các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị ý giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của ý giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp giới cho đến tánh của các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị địa giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của địa giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị vô minh chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của vô minh là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của hành cho đến tánh của lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh giới Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tịnh giới Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị an nhẫn Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của an nhẫn Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tinh tấn Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tinh tấn Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh lự Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tịnh lự Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của Bát-nhã-ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị phương tiện thiện xảo Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của phương tiện thiện xảo Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị nguyện Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nguyện Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị lực Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của lực Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị trí Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của trí Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không nội chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp không nội là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp không ngoại cho đến tánh của pháp không không tánh tự tánh là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị chơn như chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của chơn như là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp giới cho đến tánh của cảnh giới bất tư nghì là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị Thánh đế khổ chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của Thánh đế khổ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn tịnh lự chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn tịnh lự là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tám giải thoát chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tám giải thoát là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn niệm trụ chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn niệm trụ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tánh của tám chi thánh đạo là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp môn giải thoát không chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp môn giải thoát không là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị mười địa Bồ-tát chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của mười địa Bồ-tát là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị năm loại mắt chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của năm loại mắt là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; sáu phép thần thông cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của sáu phép thần thông là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị mười lực Phật chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của mười lực Phật là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn điều không sợ cho đến tánh của mười tám pháp Phật bất cộng là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không quên mất chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp không quên mất là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tánh luôn luôn xả là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị trí nhất thiết chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của trí nhất thiết là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị quả Dự-lưu chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của quả Dự-lưu là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của Quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị Độc-giác chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của quả vị Độc-giác là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm chỗ hướng đến cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Quyển Thứ 315
HẾT

XXXXV. PHẨM CHƠN THIỆN HỮU

04

Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tất cả pháp đều lấy không làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong tánh không, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô tướng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô tướng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô nguyện làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô nguyện, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô khởi, vô tác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô khởi, vô tác, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô sanh, vô diệt làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô sanh, vô diệt; chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô nhiễm, vô tịnh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô nhiễm, vô tịnh, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô sở hữu làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô sở hữu, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy huyễn làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong huyễn, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy mộng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong mộng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tiếng vang làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong tiếng vang, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ảnh tượng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong ảnh tượng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bóng sáng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong bóng sáng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bóng nắng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong bóng nắng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy việc biến hóa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong việc biến hóa, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ảo thành làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong ảo thành, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô lượng, vô biên làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô lượng, vô biên, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy việc chẳng cho, chẳng lấy làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong việc chẳng cho, chẳng lấy, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy việc chẳng nâng, chẳng hạ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong việc chẳng nâng, chẳng hạ, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô khứ, vô lai làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô khứ, vô lai, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô tăng, vô giảm làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô tăng, vô giảm, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bất nhập, bất xuất làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong bất nhập, bất xuất, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự chẳng tụ, chẳng tán làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong sự chẳng tụ, chẳng tán, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự chẳng hợp, chẳng lìa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong sự chẳng hợp, chẳng lìa, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ngã làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì ngã rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy hữu tình làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì hữu tình rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy dòng sanh mạng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì dòng sanh mạng rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng sanh khởi làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự sanh rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự dưỡng dục làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự dưỡng dục rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự trưởng thành làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự trưởng thành rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy chủ thể luân hồi làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì chủ thể luân hồi rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ý sanh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì ý sanh rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nho đồng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Nho đồng rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng làm việc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì khả năng làm việc rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng khiến người làm việc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì khả năng khiến người làm việc rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng thọ quả báo làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì khả năng thọ quả báo rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng khiến người thọ nghiệp làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì khả năng khiến người thọ nghiệp rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng tạo nghiệp làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì khả năng tạo nghiệp rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng khiến người tạo nghiệp làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Khả năng khiến người tạo nghiệp rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy cái biết làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì cái biết rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy cái thấy làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì cái thấy rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thường làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì thường rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy lạc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì lạc rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ngã làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì ngã rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tịnh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tịnh rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô thường làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì vô thường rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khổ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì khổ rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô ngã làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì vô ngã rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bất tịnh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bất tịnh rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự tham làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự tham rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự sân làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự sân rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự si làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự si rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự thấy việc làm làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự thấy việc làm rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy chơn như làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong chơn như, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong pháp giới, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp tánh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong pháp tánh, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tánh chẳng hư vọng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong tánh chẳng hư vọng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tánh chẳng đổi khác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong tánh chẳng đổi khác ấy, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tánh bình đẳng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong tánh đình đẳng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tánh ly sanh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong tánh ly sanh, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp định làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong pháp định, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp trụ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong pháp trụ, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thật tế làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong thật tế, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy cảnh giới hư không làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong cảnh giới hư không, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy cảnh giới bất tư nghì làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong cảnh giới bất tư nghì, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự bất động làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong sự bất động, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sắc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sắc rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thọ, tưởng, hành, thức làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhãn xứ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhãn xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sắc xứ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sắc xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhãn giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhãn giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sắc giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Sắc giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thanh, hương, vị, xúc, pháp giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhãn thức giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhãn thức giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhãn xúc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhãn xúc rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy địa giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Địa giới rốt ráo còn chẳng có thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô minh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Vô minh rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bố thí Ba-la-mật-đa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tịnh giới Ba-la-mật-đa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tịnh giới Ba-la-mật-đa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy an nhẫn Ba-la-mật-đa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì an nhẫn Ba-la-mật-đa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tinh tấn Ba-la-mật-đa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tinh tấn Ba-la-mật-đa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tịnh lự Ba-la-mật-đa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tịnh lự Ba-la-mật-đa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không nội làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không nội rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không ngoại làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không ngoại rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không nội ngoại làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không nội ngoại rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không không làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không không rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không lớn làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không lớn rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không thắng nghĩa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không thắng nghĩa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không hữu vi làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không hữu vi rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không vô vi làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không vô vi rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không rốt ráo làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không rốt ráo rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không không biên giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không không biên giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không tản mạn làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không tản mạn rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không không đổi khác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không không đổi khác rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không bản tánh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không bản tánh rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không tự tướng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không tự tướng rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không cộng tướng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không cộng tướng rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không tất cả pháp làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không tất cả pháp rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không chẳng thể nắm bắt được làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không chẳng thể nắm bắt được rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không không tánh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không không tánh rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không tự tánh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không tự tánh rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không không tánh tự tánh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không không tánh tự tánh rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn niệm trụ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn niệm trụ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn chánh đoạn làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn chánh đoạn rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn thần túc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn thần túc rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy năm căn làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì năm căn rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy năm lực làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì năm lực rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bảy chi đẳng giác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bảy chi đẳng giác rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tám chi thánh đạo làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tám chi thánh đạo rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Thánh đế khổ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Thánh đế khổ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Thánh đế tập làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Thánh đế tập rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Thánh đế diệt làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Thánh đế diệt rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Thánh đế đạo làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Thánh đế đạo rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn tịnh lự làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn tịnh lự rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn vô lượng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn vô lượng rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn định vô sắc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn định vô sắc rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tám giả thoát làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tám giải thoát rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tám thắng xứ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tám thắng xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy chín định thứ đệ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì chín định thứ đệ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy mười biến xứ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì mười biến xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp môn giải thoát không làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy năm loại mắt làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì năm loại mắt rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sáu phép thần thông làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sáu phép thần thông rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp môn Tam-ma-địa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp môn Tam-ma-địa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp môn Đà-la-ni làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp môn Đà-la-ni rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy mười lực Phật làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì mười lực Phật rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn điều không sợ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn điều không sợ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn sự hiểu biết thông suốt làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn sự hiểu biết thông suốt rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy đại từ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì đại từ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy đại bi, đại hỷ, đại xả làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì đại bi, đại hỷ, đại xả rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy mười tám pháp Phật bất cộng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy quả Dự-lưu làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì quả Dự-lưu rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Dự-lưu làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Dự-lưu rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy quả vị Độc-giác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì quả vị Độc-giác rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Độc-giác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Độc-giác rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tất cả hạnh đại Bồ-tát làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy đại Bồ-tát làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì đại Bồ-tát rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy trí nhất thiết làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trí nhất thiết rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy trí đạo tướng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trí đạo tướng rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy trí nhất thiết tướng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trí nhất thiết tướng rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.

Này Thiện Hiện! Như thế là đại Bồ-tát vì làm chỗ hướng đến cho thế gianphát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
XXXXVI. PHẨM TRÍ HƯỚNG ĐẾN

01

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, ai có thể phát sanh tin, hiểu?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, từ lâu đối với quả vị giác ngộ cao tột phát tâm hướng cầu, tinh cần tu hành, đã từng cúng dường trăm ngàn muôn ức Phật, ở chỗ chư Phật phát nguyện rộng lớn, thiện căn thuần thục, được vô lượng thiện hữu nhiếp thọ thì đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, mới có khả năng phát sanh tin, hiểu.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế có khả năng phát sanh tin hiểu, thì theo tánh gì, tướng gì, trạng gì, mạo gì?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy điều phục tánh tham, sân, si làm tánh; xa lìa tướng tham, sân, si làm tướng; xa lìa trạng thái tham, sân, si làm trạng; xa lìa diện mạo tham, sân, si làm mạo.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy điều phục tánh tham, vô tham, sân, vô sân, si, vô si làm tánh; xa lìa tướng tham, vô tham, sân, vô sân, si, vô si làm tướng; xa lìa trạng thái tham, vô tham, sân, vô sân, si, vô si làm trạng; xa lìa diện mạo tham, vô tham, sân, vô sân, si, vô si làm mạo.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát thành tựu tánh, tướng, trạng, mạo như thế thì đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa ấy mới có khả năng phát sanh tin, hiểu.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát tin, hiểu Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, sẽ hướng đến chỗ nào?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy sẽ hướng đến trí nhất thiết trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát hướng đến trí nhất thiết trí thì có khả năng làm chỗ hướng về cho tất cả hữu tình?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ông nói. Nếu đại Bồ-tát có khả năng tin, hiểu Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa này thì mới có khả năng hướng đến trí nhất thiết trí; nếu có khả năng hướng đến trí nhất thiết trí thì mới có khả năng làm chỗ hướng về cho tất cả hữu tình.

Thiện Hiện lại bạch: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy có khả năng làm việc khó làm đó là mang giáp, đội mũ kiên cố thế này. Ta sẽ độ thoát tất cả hữu tình, đều khiến chứng đắc Niết-bàn rốt ráo. Tuy đối với hữu tình làm việc như vậy, nhưng hoàn toàn chẳng thấy có hữu tình nào được an lập.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ông đã nói. Đại Bồ-tát ấy có khả năng làm việc khó làm, đó là mang giáp đội mũ kiên cố như vầy: Ta sẽ độ thoát tất cả hữu tình, khiến đều chứng đắc Niết-bàn rốt ráo. Tuy đối với hữu tình làm việc như vậy, nhưng hoàn toàn chẳng thấy có hữu tình nào được an lập.

Lại nữa, Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc sắc. Vì sao? Vì sắc rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc sắc. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc thọ, tưởng, hành, thức.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhãn xứ. Vì sao? Vì nhãn xứ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhãn xứ. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc sắc xứ. Vì sao? Vì sắc xứ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc sắc xứ. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhãn giới. Vì sao? Vì nhãn giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhãn giới. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc sắc giới. Vì sao? Vì sắc giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc sắc giới. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhãn thức giới. Vì sao? Vì nhãn thức giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhãn thức giới. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhãn xúc. Vì sao? Vì nhãn xúc rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhãn xúc. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì Các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc địa giới. Vì sao? Vì địa giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc địa giới. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc vô minh. Vì sao? Vì vô minh rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc vô minh. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. Vì sao? Vì hành cho đến lão tử rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc hành cho đến lão tử.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc ngã. Vì sao? Vì ngã rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc ngã. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng thọ quả báo, cái biết, cái thấy. Vì sao? Vì hữu tình cho đến cái thấy rốt ráo đều không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc hữu tình cho đến cái thấy.

Quyển Thứ 316
HẾT

XXXXVI. PHẨM TRÍ HƯỚNG ĐẾN

02

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc bố thí Ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc bố thí Ba-la-mật-đa. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc pháp không nội. Vì sao? Vì pháp không nội rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc pháp không nội. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc chơn như. Vì sao? Vì chơn như rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc chơn như. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc bốn niệm trụ. Vì sao? Vì bốn niệm trụ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc bốn niệm trụ. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc Thánh đế khổ. Vì sao? Vì Thánh đế khổ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc Thánh đế khổ. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì Thánh đế tập, diệt, đạo rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc Thánh đế tập, diệt, đạo.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc bốn tịnh lự. Vì sao? Vì bốn tịnh lự rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc bốn tịnh lự.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc bốn vô lượng. Vì sao? Vì bốn vô lượng rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc bốn vô lượng.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc bốn định vô sắc. Vì sao? Vì bốn định vô sắc rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc bốn định vô sắc.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc tám giải thoát. Vì sao? Vì tám giải thoát rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc tám giải thoát.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc tám thắng xứ. Vì sao? Vì tám thắng xứ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc tám thắng xứ.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc chín định thứ đệ. Vì sao? Vì Chín định thứ đệ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc chín định thứ đệ.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc mười biến xứ. Vì sao? Vì Mười biến xứ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc mười biến xứ.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc pháp môn giải thoát không. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc pháp môn giải thoát không.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc năm loại mắt. Vì sao? Vì năm loại mắt rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc năm loại mắt.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc sáu phép thần thông. Vì sao? Vì sáu phép thần thông rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc sáu phép thần thông.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì pháp môn Tam-ma-địa rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc pháp môn Tam-ma-địa.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc pháp môn Đà-la-ni. Vì sao? Vì pháp môn Đà-la-ni rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc pháp môn Đà-la-ni.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc mười lực Phật. Vì sao? Vì mười lực Phật rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc mười lực Phật. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc Bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc quả Dự-lưu. Vì sao? Vì Quả Dự-lưu rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc quả Dự-lưu.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Vì sao? Vì quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc quả vị Độc-giác. Vì sao? Vì quả vị Độc-giác rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc quả vị Độc-giác.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc trí nhất thiết. Vì sao? Vì trí nhất thiết rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc trí nhất thiết. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc tất cả pháp. Vì sao? Vì tất cả pháp rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc tất cả pháp.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa mới có khả năng mang đội giáp mũ kiên cố như vậy, ta sẽ độ tất cả hữu tình khiến đều chứng đắc Niết-bàn rốt ráo.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát có khả năng mang đội giáp mũ kiên cố như vậy, ta sẽ độ tất cả hữu tình khiến đều chứng đắc Niết-bàn rốt ráo thì chẳng rơi vào hai bậc Thanh-văn và Độc-giác.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát có khả năng mang đội giáp mũ kiên cố như vậy, ta sẽ độ tất cả hữu tình khiến đều chứng đắc Bát-niết-bàn, nhưng đại Bồ-tát ấy không xử lý, không dung nạp thì sẽ rơi vào hai bậc Thanh-văn và Độc-giác. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì đại Bồ-tát ấy đối với hữu tình chẳng an lập phân hạn mà mang đội giáp mũ kiên cố như thế.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ông quán chiếu nghĩa nào mà nói thế này: Nếu đại Bồ-tát tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng rơi vào hai bậc Thanh-văn và Độc-giác?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Do vì đại Bồ-tát ấy chẳng vì độ thoát một số ít hữu tình mà mang giáp, đội mũ, cũng chẳng phải vì cầu một phần nhỏ trí mà mang giáp, đội mũ. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì đại Bồ-tát ấy vì cứu vớt tất cả hữu tình, khiến nhập Niết-bàn mà mang giáp, đội mũ; đại Bồ-tát ấy chỉ vì cầu chứng đắc trí nhất thiết trí mà mang giáp, đội mũ. Do nhân duyên này chẳng rơi vào bậc Thanh-văn và Độc-giác.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Đại Bồ-tát ấy chẳng phải vì độ thoát một số ít hữu tình mà mang giáp, đội mũ, cũng chẳng phải vì cầu một phần nhỏ trí mà mang giáp, đội mũ, mà đại Bồ-tát ấy vì cứu vớt tất cả hữu tình khiến nhập Niết-bàn nên mang giáp, đội mũ. Đại Bồ-tát ấy chỉ vì cầu chứng đắc trí nhất thiết trí mà mang giáp, đội mũ. Do nhân duyên này đại Bồ-tát ấy chẳng rơi vào bậc Thanh-văn, Độc-giác.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy rất là sâu xa không có người năng tu, không có pháp sở tu, cũng không có chỗ tu, cũng không do pháp này mà được tu tập. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong ý nghĩa sâu xa của Bát-nhã-ba-la-mật-đa này có một phần nhỏ thật pháp có thể đạt được để gọi là người năng tu và pháp sở tu, hoặc chỗ tu tập, hoặc do pháp này mà tu tập.

Bạch Thế Tôn! Nếu tu hư không là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu tu tất cả pháp là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu tu pháp chẳng thật là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu tu không sở hữu là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu tu không nhiếp thọ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu tu trừ bỏ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ gì là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ sắc là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ thọ, tưởng, hành, thức là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ nhãn xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ sắc xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ nhãn giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ sắc giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ nhãn thức giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ nhãn xúc là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ địa giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ vô minh là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ ngã là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng thọ quả báo, cái biết, cái thấy là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ bố thí Ba-la-mật-đa là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ pháp không nội là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ chơn như là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ bốn niệm trụ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ Thánh đế khổ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ bốn tịnh lự là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ bốn vô lượng là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ bốn định vô sắc là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ tám giải thoát là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ tám thắng xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ chín định thứ đệ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ mười biến xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ pháp môn giải thoát không là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ năm loại mắt là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ sáu phép thần thông là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ pháp môn Tam-ma-địa là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ pháp môn Đà-la-ni là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ mười lực Phật là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ quả Dự-lưu là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ quả vị Độc-giác là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ trí nhất thiết là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ sắc là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ thọ, tưởng, hành, thức là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ nhãn xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ sắc xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ nhãn giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ sắc giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ nhãn thức giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ nhãn xúc là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ địa giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ vô minh là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ ngã là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng thọ quả báo, cái biết, cái thấy là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ bố thí Ba-la-mật-đa là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ pháp không nội là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ chơn như là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ bốn niệm trụ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ Thánh đế khổ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ bốn tịnh lự là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ bốn vô lượng là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ bốn định vô sắc là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ tám giải thoát là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ tám thắng xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ chín định thứ đệ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ mười biến xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ pháp môn giải thoát không là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ năm loại mắt là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ sáu phép thần thông là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ pháp môn Tam-ma-địa là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ pháp môn Đà-la-ni là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ mười lực Phật là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ quả Dự-lưu là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ quả vị Độc-giác là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ trí nhất thiết là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lúc bấy giờ, Phật bảo cụ thọ Thiện Hiện: Này Thiện Hiện! Nên nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào tịnh lự Ba-la-mật-đa sâu xa để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với tịnh lự Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào tinh tấn Ba-la-mật-đa sâu xa để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với tinh tấn Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào an nhẫn Ba-la-mật-đa sâu xa để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào tịnh giới Ba-la-mật-đa sâu xa để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa sâu xa chẳng sanh chấp trước, nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào bố thí Ba-la-mật-đa sâu xa để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với bố thí Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào pháp không nội để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với pháp không nội chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển; nên nương vào pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào chơn như để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với chơn như chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển; nên nương vào pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào bốn niệm trụ để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với bốn niệm trụ chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển; nên nương vào bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào Thánh đế khổ để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với Thánh đế khổ chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển; nên nương vào Thánh đế tập, diệt, đạo để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào bốn tịnh lự để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với bốn tịnh lự chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào bốn vô lượng để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với bốn vô lượng chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào bốn định vô sắc để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với bốn định vô sắc chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào tám giải thoát để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với tám giải thoát chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào tám thắng xứ để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với tám thắng xứ chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào chín định thứ đệ để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với chín định thứ đệ chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào mười biến xứ để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với mười biến xứ chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào pháp môn giải thoát không để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với pháp môn giải thoát không chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển; nên nương vào pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào năm loại mắt để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với năm loại mắt chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào sáu phép thần thông để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với sáu phép thần thông chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào pháp môn Tam-ma-địa để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với pháp môn Tam-ma-địa chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào pháp môn Đà-la-ni để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với pháp môn Đà-la-ni chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào mười lực Phật để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với mười lực Phật chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển; nên nương vào bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Nên nương vào trí nhất thiết để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với trí nhất thiết chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển; nên nương vào trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Có các đại Bồ-tát không thối chuyển tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng quán chiếu lời lẽ và sự dạy bảo của kẻ khác cho là chơn yếu.

Này Thiện Hiện! Có các đại Bồ-tát không thối chuyển tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải chỉ tin kẻ khác mà còn có việc làm của mình.

Này Thiện Hiện! Có các đại Bồ-tát không thối chuyển tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng bị tâm tham dẫn dắt, chẳng bị tâm sân dẫn dắt, chẳng bị tâm si dẫn dắt, chẳng bị tâm kiêu mạn dẫn dắt, chẳng bị các loại tâm tạp nhiễm khác dẫn dắt.

Này Thiện Hiện! Có các đại Bồ-tát không thối chuyển tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng lìa bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng lìa tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng lìa an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng lìa tinh tấn Ba-la-mật-đa, chẳng lìa tịnh lự Ba-la-mật-đa, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Có các đại Bồ-tát không thối chuyển nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, tâm họ chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, chẳng chìm, chẳng đắm, cũng chẳng thối bỏ; đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa hoan hỷ, ưa nghe, thọ trì, đọc tụng, rốt ráo thông suốt, gắn chặt tư duy, như thuyết tu hành, không hề mệt mỏi.

Này Thiện Hiện! Nên biết, đại Bồ-tát không thối chuyển ấy vì đời trước đã nghe nghĩa lý Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, thọ trì, đọc tụng, như lý tư duy. Vì sao? Này Thiện Hiện! Do đó, đại Bồ-tát không thối chuyển nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế mà tâm họ chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, chẳng chìm, chẳng đắm, cũng chẳng thối bỏ; đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, hoan hỷ ưa nghe, thọ trì, đọc tụng, rốt ráo thông suốt, gắn chặt tư duy, như thuyết tu hành, không hề mệt mỏi.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế mà tâm họ chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, chẳng chìm, chẳng đắm, cũng chẳng thối bỏ thì đại Bồ-tát ấy tại sao tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí, nên làm như thế để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế nào?

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập pháp không để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập vô tướng để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập vô nguyện để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập hư không để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập vô sở hữu để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập vô sanh, vô diệt để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập vô nhiễm, vô tịnh để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập chơn như để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập pháp giới để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập pháp tánh để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập tánh chẳng hư vọng để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập tánh chẳng đổi khác để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập tánh bình đẳng để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập tánh ly sanh để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập pháp định để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập pháp trụ để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập thật tế để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập cảnh giới hư không để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập cảnh giới bất tư nghì để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập không tạo tác để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập huyễn để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập mộng để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập tiếng vang để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập ảnh tượng để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập bóng sáng để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập bóng nắng để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập sự biến hóa để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập ảo thành để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Quyển Thứ 317
HẾT

XXXXVI. PHẨM TRÍ HƯỚNG ĐẾN

03

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như Phật đã dạy, nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập không, vô tướng, vô nguyện, hư không, vô sở hữu, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, vô tạo tác, huyễn, mộng, tiếng vang, ảnh tượng, bóng sáng, bóng nắng, việc biến hóa, ảo thành để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy là hành sắc chăng, hành thọ, tưởng, hành, thức chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành nhãn xứ chăng, hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành sắc xứ chăng, hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành nhãn giới chăng, hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành sắc giới chăng, hành thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành nhãn thức giới chăng, hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành nhãn xúc chăng, hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chăng, hành các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành địa giới chăng, hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành vô minh chăng, hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành bố thí Ba-la-mật-đa chăng, hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành pháp không nội chăng, hành pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành chơn như chăng, hành pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành bốn niệm trụ chăng, hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành Thánh đế khổ chăng, hành Thánh đế tập, diệt, đạo chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành bốn tịnh lự chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành bốn vô lượng chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành bốn định vô sắc chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành tám giải thoát chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành tám thắng xứ chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành chín định thứ đệ chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành mười biến xứ chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành pháp môn giải thoát không chăng, hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành năm loại mắt chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành sáu phép thần thông chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành pháp môn Tam-ma-địa chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành pháp môn Đà-la-ni chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành mười lực Phật chăng, hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chăng?

Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành trí nhất thiết chăng, hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chăng?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành sắc, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành nhãn xứ, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành sắc xứ, chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành nhãn giới, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành sắc giới, chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành nhãn thức giới, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành nhãn xúc, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng hành các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành địa giới, chẳng hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành vô minh, chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành pháp không nội, chẳng hành pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành chơn như, chẳng hành pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành bốn niệm trụ, chẳng hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành Thánh đế khổ, chẳng hành Thánh đế tập, diệt, đạo.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành bốn tịnh lự.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành bốn vô lượng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành bốn định vô sắc.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành tám giải thoát.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành tám thắng xứ.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành chín định thứ đệ.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành mười biến xứ.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành pháp môn giải thoát không, chẳng hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành năm loại mắt.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành sáu phép thần thông.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành pháp môn Tam-ma-địa, chẳng hành pháp môn Đà-la-ni.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành mười lực Phật, chẳng hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành trí nhất thiết, chẳng hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì sự tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí của đại Bồ-tát ấy, không thể tạo tác, không thể phá hoại, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không có chỗ trụ, không phương hướng, không địa vức, không số, không lượng, không đi, không đến.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế đã không số lượng, không đi, không đến, không thể nắm bắt được nên cũng không thể chứng đắc.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào sắc để chứng, chẳng thể dựa vào thọ, tưởng, hành, thức để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào nhãn xứ để chứng, chẳng thể dựa vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào sắc xứ để chứng, chẳng thể dựa vào thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào nhãn giới để chứng, chẳng thể dựa vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào nhãn thức giới để chứng, chẳng thể dựa vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào nhãn xúc để chứng, chẳng thể dựa vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra để chứng, chẳng thể dựa vào các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào địa giới để chứng, chẳng thể dựa vào thủy, hỏa, phong, không, thức giới để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào vô minh để chứng, chẳng thể dựa vào hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào bố thí Ba-la-mật-đa để chứng, chẳng thể dựa vào tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào pháp không nội để chứng, chẳng thể dựa vào pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào chơn như để chứng, chẳng thể dựa vào pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào bốn niệm trụ để chứng, chẳng thể dựa vào bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào Thánh đế khổ để chứng, chẳng thể dựa vào Thánh đế tập, diệt, đạo để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào bốn tịnh lự để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào bốn vô lượng để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào bốn định vô sắc để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào tám giải thoát để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào tám thắng xứ để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào chín định thứ đệ để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào mười biến xứ để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào pháp môn giải thoát không để chứng, chẳng thể dựa vào pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào năm loại mắt để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào sáu phép thần thông để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào pháp môn Tam-ma-địa để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào pháp môn Đà-la-ni để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào mười lực Phật để chứng, chẳng thể dựa vào bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào quả Dự-lưu để chứng, chẳng thể dựa vào quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào quả vị Độc-giác để chứng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào trí nhất thiết để chứng, chẳng thể dựa vào trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để chứng. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì sắc tức là trí nhất thiết trí; thọ, tưởng, hành, thức tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nhãn xứ tức là trí nhất thiết trí; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Sắc xứ tức là trí nhất thiết trí; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nhãn giới tức là trí nhất thiết trí; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Sắc giới tức là trí nhất thiết trí; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nhãn thức giới tức là trí nhất thiết trí; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nhãn xúc tức là trí nhất thiết trí; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra tức là trí nhất thiết trí; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Địa giới tức là trí nhất thiết trí; thủy, hỏa, phong, không, thức giới tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Vô minh tức là trí nhất thiết trí; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa tức là trí nhất thiết trí; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Pháp không nội tức là trí nhất thiết trí; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Chơn như tức là trí nhất thiết trí; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Bốn niệm trụ tức là trí nhất thiết trí; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Thánh đế khổ tức là trí nhất thiết trí; Thánh đế tập, diệt, đạo tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Bốn tịnh lự tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Bốn vô lượng tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Bốn định vô sắc tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Tám giải thoát tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Tám thắng xứ tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Chín định thứ đệ tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Mười biến xứ tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không tức là trí nhất thiết trí; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Năm loại mắt tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Sáu phép thần thông tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Pháp môn Tam-ma-địa tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Pháp môn Đà-la-ni tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Mười lực Phật tức là trí nhất thiết trí; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Quả Dự-lưu tức là trí nhất thiết trí; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Quả vị Độc-giác tức là trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết tức là trí nhất thiết trí; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng tức là trí nhất thiết trí. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì hoặc chơn như của sắc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của nhãn xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của sắc xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của nhãn giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của sắc giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của nhãn thức giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của nhãn xúc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của địa giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của vô minh, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của pháp không nội, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của chơn như, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của bốn niệm trụ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của Thánh đế khổ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của bốn tịnh lự, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của bốn vô lượng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của bốn định vô sắc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của tám giải thoát, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của tám thắng xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của chín định thứ đệ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của mười biến xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của pháp môn giải thoát không, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của năm loại mắt, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của sáu phép thần thông, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của pháp môn Tam-ma-địa, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của pháp môn Đà-la-ni, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của mười lực Phật, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của quả Dự-lưu, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của quả vị Độc-giác, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.

Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của trí nhất thiết, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
XXXXVII. PHẨM CHƠN NHƯ

01

Lúc bấy giờ, các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc mỗi vị đều mang bột hương Đa-yết-la, Đa-ma-la, chiên đàncõi trời, lại cầm hoa sen xanh, hoa sen đỏ, hoa sen vàng, hoa sen trắng, hoa mỹ diệu hương, hoa mỹ diệu âm, hoa đại mỹ diệu âm của cõi trời, từ xa rải cúng Phật, rồi đi đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân, lui đứng một bên bạch: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế rất là sâu xa, khó thấy, khó biết, chẳng thể suy tầm, vượt cảnh suy tầm, vi diệu vắng lặng. Người trí tuệ thông minh mới có thể biết được, chẳng phải kẻ tầm thường trong thế gian có thể tin thọ. Ngay khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, ở trong kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa này, đều nói thế này: Sắc tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là thọ, tưởng, hành, thức.

Nhãn xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Sắc xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Nhãn giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhãn giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.

Sắc giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là Sắc giới; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.

Nhãn thức giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhãn thức giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.

Nhãn xúc tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhãn xúc; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.

Địa giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Vô minh tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là vô minh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là hành cho đến lão tử.

Bố thí Ba-la-mật-đa tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Pháp không nội tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp không nội; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Chơn như tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là chơn như; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Bốn niệm trụ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.

Thánh đế khổ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là Thánh đế khổ; Thánh đế tập, diệt, đạo tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là Thánh đế tập, diệt, đạo.

Bốn tịnh lự tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn tịnh lự; bốn vô lượng tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn định vô sắc.

Tám giải thoát tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là tám giải thoát; tám thắng xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là tám thắng xứ; chín định thứ đệ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là chín định thứ đệ; mười biến xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là mười biến xứ.

Pháp môn giải thoát không tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp môn giải thoát không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Năm loại mắt tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là năm loại mắt; sáu phép thần thông tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là sáu phép thần thông.

Pháp môn Tam-ma-địa tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp môn Tam-ma-địa; pháp môn Đà-la-ni tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp môn Đà-la-ni.

Mười lực Phật tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là mười lực Phật; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Quả Dự-lưu tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là quả Dự-lưu; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.

Quả vị Độc-giác tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là quả vị Độc-giác.

Trí nhất thiết tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là trí nhất thiết; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Vì sao? Vì hoặc chơn như của sắc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của nhãn xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của sắc xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của nhãn giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của Sắc giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của nhãn thức giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của nhãn xúc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của địa giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của vô minh, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của pháp không nội, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của chơn như, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của bốn niệm trụ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của Thánh đế khổ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của bốn tịnh lự, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của bốn vô lượng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của bốn định vô sắc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của tám giải thoát, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của tám thắng xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của chín định thứ đệ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của mười biến xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của pháp môn giải thoát không, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của năm loại mắt, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của sáu phép thần thông, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của pháp môn Tam-ma-địa, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của pháp môn Đà-la-ni, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của mười lực Phật, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của quả Dự-lưu, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của quả vị Độc-giác, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của trí nhất thiết, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Hoặc chơn như của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Quyển Thứ 318
HẾT

XXXXVII. PHẨM CHƠN NHƯ

02

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo với các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như các ngươi đã nói.

Này các Thiên tử! Sắc tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là thọ, tưởng, hành, thức.

Này các Thiên tử! Nhãn xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Này các Thiên tử! Sắc xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Này các Thiên tử! Nhãn giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhãn giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.

Này các Thiên tử! Sắc giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là sắc giới; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.

Này các Thiên tử! Nhãn thức giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhãn thức giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.

Này các Thiên tử! Nhãn xúc tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhãn xúc; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Này các Thiên tử! Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.

Này các Thiên tử! Địa giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Này các Thiên tử! Vô minh tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là vô minh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là hành cho đến lão tử.

Này các Thiên tử! Bố thí Ba-la-mật-đa tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này các Thiên tử! Pháp không nội tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp không nội; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Này các Thiên tử! Chơn như tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là chơn như; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Này các Thiên tử! Bốn niệm trụ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.

Này các Thiên tử! Thánh đế khổ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là Thánh đế khổ; Thánh đế tập, diệt, đạo tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là Thánh đế tập, diệt, đạo.

Này các Thiên tử! Bốn tịnh lự tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn tịnh lự.

Này các Thiên tử! Bốn vô lượng tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn vô lượng.

Này các Thiên tử! Bốn định vô sắc tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn định vô sắc.

Này các Thiên tử! Tám giải thoát tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là tám giải thoát.

Này các Thiên tử! Tám thắng xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là tám thắng xứ.

Này các Thiên tử! Chín định thứ đệ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là chín định thứ đệ.

Này các Thiên tử! Mười biến xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là mười biến xứ.

Này các Thiên tử! Pháp môn giải thoát không tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp môn giải thoát không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Này các Thiên tử! Năm loại mắt tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là năm loại mắt.

Này các Thiên tử! Sáu phép thần thông tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là sáu phép thần thông.

Này các Thiên tử! Pháp môn Tam-ma-địa tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp môn Tam-ma-địa.

Này các Thiên tử! Pháp môn Đà-la-ni tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp môn Đà-la-ni.

Này các Thiên tử! Mười lực Phật tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là mười lực Phật; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Này các Thiên tử! Quả Dự-lưu tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là quả Dự-lưu; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.

Này các Thiên tử! Quả vị Độc-giác tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là quả vị Độc-giác.

Này các Thiên tử! Trí nhất thiết tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là trí nhất thiết; trí đạo tướng, trí nhất thiết trướng tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết trướng.

Này các Thiên tử! Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Vì sao? Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của sắc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của nhãn xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của sắc xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của nhãn giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của sắc giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của nhãn thức giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của nhãn xúc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của địa giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của vô minh, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của pháp không nội, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của chơn như, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của bốn niệm trụ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của Thánh đế khổ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của bốn tịnh lự, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của bốn vô lượng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của bốn định vô sắc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của tám giải thoát, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của tám thắng xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của chín định thứ đệ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của mười biến xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của pháp môn giải thoát không, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của năm loại mắt, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của sáu phép thần thông, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của pháp môn Tam-ma-địa, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của pháp môn Đà-la-ni, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của mười lực Phật, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của quả Dự-lưu, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của quả vị Độc-giác, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của trí nhất thiết, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.

Này các Thiên tử! Ta quán nghĩa này, tâm thường hướng đến chỗ vắng lặng, chẳng ưa thuyết pháp. Vì sao? Vì pháp này sâu xa khó thấy, khó biết, chẳng có thể suy tầm, vượt cảnh suy tầm, vi diệu vắng lặng. Người trí tuệ thông minh mới có thể hiểu được, chẳng phải hạng người tầm thường trong thế gianthể tín thọ, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa tức là quả vị giác ngộ cao tột mà Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã chứng.

Này các Thiên tử! Quả vị giác ngộ cao tột như thế không thể chứng, chẳng phải đối tượng để chứng, không có chỗ chứng, không có thời gian để chứng.

Này các Thiên tử! Pháp này sâu xa mầu nhiệm, chỉ xuất hiện độc nhất, chẳng phải là pháp mà thế gian có thể sánh kịp.

Này các Thiên tử! Vì hư không sâu xa nên pháp này sâu xa; vì chơn như sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp giới sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp tánh sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tánh chẳng hư vọng sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tánh chẳng đổi khác sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tánh bình đẳng sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tánh ly sanh sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp định sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp trụ sâu xa nên pháp này sâu xa; vì thật tế sâu xa nên pháp này sâu xa; vì cảnh giới hư không sâu xa nên pháp này sâu xa; vì cảnh giới bất tư nghì sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì vô lượng, vô biên sâu xa nên pháp này sâu xa; vì vô khứ, vô lai sâu xa nên pháp này sâu xa; vì vô sanh, vô diệt sâu xa nên pháp này sâu xa; vì vô nhiễm, vô tịnh sâu xa nên pháp này sâu xa; vì vô trí, vô đắc sâu xa nên pháp này sâu xa; vì vô tạo, vô tác sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì ngã sâu xa nên pháp này sâu xa; vì hữu tình sâu xa nên pháp này sâu xa; vì dòng sanh mạng sâu xa nên pháp này sâu xa; vì khả năng sanh khởi sâu xa nên pháp này sâu xa; vì sự dưỡng dục sâu xa nên pháp này sâu xa; vì sự trưởng thành sâu xa nên pháp này sâu xa; vì chủ thể luân hồi sâu xa nên pháp này sâu xa; vì ý sanh sâu xa nên pháp này sâu xa; vì nho đồng sâu xa nên pháp này sâu xa; vì khả năng làm việc sâu xa nên pháp này sâu xa; vì khả năng thọ quả báo sâu xa nên pháp này sâu xa; vì cái biết sâu xa nên pháp này sâu xa; vì cái thấy sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì sắc sâu xa nên pháp này sâu xa; vì thọ, tưởng, hành, thức sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì nhãn xứ sâu xa nên pháp này sâu xa; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì sắc xứ sâu xa nên pháp này sâu xa; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì nhãn giới sâu xa nên pháp này sâu xa; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì sắc giới sâu xa nên pháp này sâu xa; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp giới sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì nhãn thức giới sâu xa nên pháp này sâu xa; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì nhãn xúc sâu xa nên pháp này sâu xa; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra sâu xa nên pháp này sâu xa; vì các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì địa giới sâu xa nên pháp này sâu xa; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì vô minh sâu xa nên pháp này sâu xa; vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì bố thí Ba-la-mật-đa sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tịnh giới Ba-la-mật-đa sâu xa nên pháp này sâu xa; vì an nhẫn Ba-la-mật-đa sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tinh tấn Ba-la-mật-đa sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tịnh lự Ba-la-mật-đa sâu xa nên pháp này sâu xa; vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì pháp không nội sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì bốn niệm trụ sâu xa nên pháp này sâu xa; vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì Thánh đế khổ sâu xa nên pháp này sâu xa; vì Thánh đế tập, diệt, đạo sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì bốn tịnh lự sâu xa nên pháp này sâu xa; vì bốn vô lượng sâu xa nên pháp này sâu xa; vì bốn định vô sắc sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì tám giải thoát sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tám thắng xứ sâu xa nên pháp này sâu xa, vì chín định thứ đệ sâu xa nên pháp này sâu xa, vì mười biến xứ sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì pháp môn giải thoát không sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì năm loại mắt sâu xa nên pháp này sâu xa; vì sáu phép thần thông sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì pháp môn Tam-ma-địa sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp môn Đà-la-ni sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì mười lực Phật sâu xa nên pháp này sâu xa; vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì Quả Dự-lưu sâu xa nên pháp này sâu xa; vì quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì quả vị Độc-giác sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì trí nhất thiết sâu xa nên pháp này sâu xa; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng sâu xa nên pháp này sâu xa.

Này các Thiên tử! Vì tất cả Phật Pháp sâu xa nên pháp này sâu xa.

Khi ấy, các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Pháp đã thuyết này sâu xa vi diệu, chẳng phải các hạng tầm thường ở thế gianthể tín thọ.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ sắc mà nói, chẳng vì xả bỏ sắc mà nói; chẳng vì nhiếp thủ thọ, tưởng, hành, thức mà nói, chẳng vì xả bỏ thọ, tưởng, hành, thức mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ nhãn xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn xứ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ sắc xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ sắc xứ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ nhãn giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn giới mà nói; chẳng vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ sắc giới mà nói, chẳng vì xả bỏ sắc giới mà nói; chẳng vì nhiếp thủ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà nói, chẳng vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ nhãn thức giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn thức giới mà nói; chẳng vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ nhãn xúc mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn xúc mà nói; chẳng vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà nói, chẳng vì xả bỏ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà nói; chẳng vì nhiếp thủ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra mà nói, chẳng vì xả bỏ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ địa giới mà nói, chẳng vì xả bỏ địa giới mà nói; chẳng vì nhiếp thủ thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà nói, chẳng vì xả bỏ thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ vô minh mà nói, chẳng vì xả bỏ vô minh mà nói; chẳng vì nhiếp thủ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử mà nói, chẳng vì xả bỏ hành cho đến lão tử mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ bố thí Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ bố thí Ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ tịnh giới Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ tịnh giới Ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ an nhẫn Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ an nhẫn Ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ tịnh lự Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ tịnh lự Ba-la-mật-đa mà nói. Chẳng vì nhiếp thủ Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ pháp không nội mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp không nội mà nói; chẳng vì nhiếp thủ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ chơn như mà nói, chẳng vì xả bỏ chơn như mà nói; chẳng vì nhiếp thủ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ bốn niệm trụ mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn niệm trụ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ Thánh đế khổ mà nói, chẳng vì xả bỏ Thánh đế khổ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ Thánh đế tập, diệt, đạo mà nói, chẳng vì xả bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ bốn tịnh lự mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn tịnh lự mà nói; chẳng vì nhiếp thủ bốn vô lượng mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn vô lượng mà nói; chẳng vì nhiếp thủ bốn định vô sắc mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn định vô sắc mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ tám giải thoát mà nói, chẳng vì xả bỏ tám giải thoát mà nói; chẳng vì nhiếp thủ tám thắng xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ tám thắng xứ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ chín định thứ đệ mà nói, chẳng vì xả bỏ chín định thứ đệ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ mười biến xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ mười biến xứ mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ pháp môn giải thoát không mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn giải thoát không mà nói; chẳng vì nhiếp thủ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà nói; chẳng vì xả bỏ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ năm loại mắt mà nói, chẳng vì xả bỏ năm loại mắt mà nói; chẳng vì nhiếp thủ sáu phép thần thông mà nói; chẳng vì xả bỏ sáu phép thần thông mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ pháp môn Tam-ma-địa mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn Tam-ma-địa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ pháp môn Đà-la-ni mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn Đà-la-ni mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ mười lực Phật mà nói, chẳng vì xả bỏ mười lực Phật mà nói; chẳng vì nhiếp thủ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà nói; chẳng vì xả bỏ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ quả Dự-lưu mà nói, chẳng vì xả bỏ quả Dự-lưu mà nói; chẳng vì nhiếp thủ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà nói; chẳng vì xả bỏ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ quả vị Độc-giác mà nói, chẳng vì xả bỏ quả vị Độc-giác mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ trí nhất thiết mà nói, chẳng vì xả bỏ trí nhất thiết mà nói; chẳng vì nhiếp thủ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà nói; chẳng vì xả bỏ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà nói.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ tất cả Phật pháp mà nói, chẳng vì xả bỏ tất cả Phật pháp mà nói.

Bạch Thế Tôn! Các hữu tình trong thế gian phần nhiều tu hành thì nhiếp thủ sự tu hành, khởi sanh chấp ta và của ta, đó là: Sắc là ta, là của ta; thọ, tưởng, hành, thức là ta, là của ta.

Nhãn xứ là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là ta, là của ta.

Sắc xứ là ta, là của ta; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là ta, là của ta.

Nhãn giới là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là ta, là của ta.

Sắc giới là ta, là của ta; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là ta, là của ta.

Nhãn thức giới là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là ta, là của ta.

Nhãn xúc là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là ta, là của ta.

Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là ta, là của ta; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là ta, là của ta.

Địa giới là ta, là của ta; thủy, hỏa, phong, không, thức giới là ta, là của ta.

Vô minh là ta, là của ta; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử là ta, là của ta.

Bố thí Ba-la-mật-đa là ta, là của ta; tịnh giới là ta, là của ta; an nhẫn là ta, là của ta; tinh tấn là ta, là của ta; tịnh lự là ta, là của ta; Bát-nhã Ba-la-mật-đa là ta, là của ta.

Pháp không nội là ta, là của ta; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là ta, là của ta.

Chơn như là ta, là của ta; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì là ta, là của ta.

Bốn niệm trụ là ta, là của ta; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là ta, là của ta.

Thánh đế khổ là ta, là của ta; Thánh đế tập, diệt, đạo là ta, là của ta.

Bốn tịnh lự là ta, là của ta; bốn vô lượng là ta, là của ta; bốn định vô sắc là ta, là của ta.

Tám giải thoát là ta, là của ta; tám thắng xứ là ta, là của ta; chín định thứ đệ là ta, là của ta; mười biến xứ là ta, là của ta.

Pháp môn giải thoát không là ta, là của ta; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là ta, là của ta.

Năm loại mắt là ta, là của ta; sáu phép thần thông là ta, là của ta.

Pháp môn Tam-ma-địa là ta, là của ta; pháp môn Đà-la-ni là ta, là của ta.

Mười lực Phật là ta, là của ta; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là ta, là của ta.

Quả Dự-lưu là ta, là của ta; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là ta, là của ta.

Quả vị Độc-giác là ta, là của ta.

Trí nhất thiết là ta, là của ta; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là ta, là của ta.

Bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như các ông đã nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ sắc mà nói, chẳng vì xả bỏ sắc mà nói; chẳng vì nhiếp thủ thọ, tưởng, hành, thức mà nói, chẳng vì xả bỏ thọ, tưởng, hành, thức mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ nhãn xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn xứ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ sắc xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ sắc xứ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ nhãn giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn giới mà nói; chẳng vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ sắc giới mà nói, chẳng vì xả bỏ sắc giới mà nói; chẳng vì nhiếp thủ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà nói, chẳng vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ nhãn thức giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn thức giới mà nói; chẳng vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ nhãn xúc mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn xúc mà nói; chẳng vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà nói, chẳng vì xả bỏ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà nói; chẳng vì nhiếp thủ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra mà nói, chẳng vì xả bỏ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ địa giới mà nói, chẳng vì xả bỏ địa giới mà nói; chẳng vì nhiếp thủ thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà nói, chẳng vì xả bỏ thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ vô minh mà nói, chẳng vì xả bỏ vô minh mà nói; chẳng vì nhiếp thủ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử mà nói, chẳng vì xả bỏ hành cho đến lão tử mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ bố thí Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ bố thí Ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ tịnh giới Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ tịnh giới Ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ an nhẫn Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ an nhẫn Ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ tịnh lự Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ tịnh lự Ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ pháp không nội mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp không nội mà nói; chẳng vì nhiếp thủ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ chơn như mà nói, chẳng vì xả bỏ chơn như mà nói; chẳng vì nhiếp thủ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ bốn niệm trụ mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn niệm trụ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ Thánh đế khổ mà nói, chẳng vì xả bỏ Thánh đế khổ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ Thánh đế tập, diệt, đạo mà nói, chẳng vì xả bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ bốn tịnh lự mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn tịnh lự mà nói; chẳng vì nhiếp thủ bốn vô lượng mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn vô lượng mà nói; chẳng vì nhiếp thủ bốn định vô sắc mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn định vô sắc mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ tám giải thoát mà nói, chẳng vì xả bỏ tám giải thoát mà nói; chẳng vì nhiếp thủ tám thắng xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ tám thắng xứ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ chín định thứ đệ mà nói, chẳng vì xả bỏ chín định thứ đệ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ mười biến xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ mười biến xứ mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ pháp môn giải thoát không mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn giải thoát không mà nói; chẳng vì nhiếp thủ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ năm loại mắt mà nói, chẳng vì xả bỏ năm loại mắt mà nói; chẳng vì nhiếp thủ sáu phép thần thông mà nói, chẳng vì xả bỏ sáu phép thần thông mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ pháp môn Tam-ma-địa mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn Tam-ma-địa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ pháp môn Đà-la-ni mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn Đà-la-ni mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ mười lực Phật mà nói, chẳng vì xả bỏ mười lực Phật mà nói; chẳng vì nhiếp thủ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ quả Dự-lưu mà nói, chẳng vì xả bỏ quả Dự-lưu mà nói; chẳng vì nhiếp thủ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà nói, chẳng vì xả bỏ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ quả vị Độc-giác mà nói, chẳng vì xả bỏ quả vị Độc-giác mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ trí nhất thiết mà nói, chẳng vì xả bỏ trí nhất thiết mà nói; chẳng vì nhiếp thủ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà nói; chẳng vì xả bỏ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà nói.

Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ tất cả Phật pháp mà nói, chẳng vì xả bỏ tất cả Phật pháp mà nói.

Quyển Thứ 319
HẾT

XXXXVII. PHẨM CHƠN NHƯ

03

Này các Thiên tử! Hữu tìnhthế gian phần nhiều tu hành, thì nhiếp thủ sự tu hành rồi khởi chấp ta và của ta, đó là: Sắc là ta, là của ta; thọ, tưởng, hành, thức là ta, là của ta.

Nhãn xứ là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là ta, là của ta.

Sắc xứ là ta, là của ta; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là ta, là của ta.

Nhãn giới là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là ta, là của ta.

Sắc giới là ta, là của ta; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là ta, là của ta.

Nhãn thức giới là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là ta, là của ta.

Nhãn xúc là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là ta, là của ta.

Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là ta, là của ta; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là ta, là của ta.

Địa giới là ta, là của ta; thủy, hỏa, phong, không, thức giới là ta, là của ta.

Vô minh là ta, là của ta; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử là ta, là của ta.

Bố thí Ba-la-mật-đa là ta, là của ta; tịnh giới Ba-la-mật-đa là ta, là của ta; an nhẫn Ba-la-mật-đa là ta, là của ta; tinh tấn Ba-la-mật-đa là ta, là của ta; tịnh lự Ba-la-mật-đa là ta, là của ta; Bát-nhã Ba-la-mật-đa là ta, là của ta.

Pháp không nội là ta, là của ta; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là ta, là của ta.

Chơn như là ta, là của ta; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì là ta, là của ta.

Bốn niệm trụ là ta, là của ta; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là ta, là của ta.

Thánh đế khổ là ta, là của ta; Thánh đế tập, diệt, đạo là ta, là của ta.

Bốn tịnh lự là ta, là của ta; bốn vô lượng là ta, là của ta; bốn định vô sắc là ta, là của ta.

Tám giải thoát là ta, là của ta; tám thắng xứ là ta, là của ta; chín định thứ đệ là ta, là của ta; mười biến xứ là ta, là của ta.

Pháp môn giải thoát không là ta, là của ta; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là ta, là của ta.

Năm loại mắt là ta, là của ta; sáu phép thần thông là ta, là của ta.

Pháp môn Tam-ma-địa là ta, là của ta; pháp môn Đà-la-ni là ta, là của ta.

Phật mười lực là ta, là của ta; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là ta, là của ta.

Quả Dự-lưu là ta, là của ta; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là ta, là của ta.

Quả vị Độc-giác là ta, là của ta.

Trí nhất thiết là ta, là của ta; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là ta, là của ta.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ sắc mà tu hành, vì xả bỏ sắc mà tu hành; vì nhiếp thủ thọ, tưởng, hành, thức mà tu hành, vì xả bỏ thọ, tưởng, hành, thức mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ nhãn xứ mà tu hành, vì xả bỏ nhãn xứ mà tu hành; vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứtu hành, vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứtu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.



Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ sắc xứtu hành, vì xả bỏ sắc xứtu hành; vì nhiếp thủ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứtu hành, vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứtu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ nhãn giớitu hành, vì xả bỏ nhãn giớitu hành; vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giớitu hành, vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giớitu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ sắc giớitu hành, vì xả bỏ Sắc giớitu hành; vì nhiếp thủ thanh, hương, vị, xúc, pháp giớitu hành, vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp giớitu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ nhãn thức giớitu hành, vì xả bỏ nhãn thức giớitu hành; vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà tu hành, vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ nhãn xúc mà tu hành, vì xả bỏ nhãn xúc mà tu hành; vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà tu hành, vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà tu hành, vì xả bỏ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà tu hành; vì nhiếp thủ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra mà tu hành, vì xả bỏ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ địa giớitu hành, vì xả bỏ địa giớitu hành; vì nhiếp thủ thủy, hỏa, phong, không, thức giớitu hành, vì xả bỏ thủy, hỏa, phong, không, thức giớitu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ vô minhtu hành, vì xả bỏ vô minhtu hành; vì nhiếp thủ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tửtu hành, vì xả bỏ hành cho đến lão tửtu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ bố thí Ba-la-mật-đa mà tu hành, vì xả bỏ bố thí Ba-la-mật-đa mà tu hành; vì nhiếp thủ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đatu hành, vì xả bỏ tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đatu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ pháp không nội mà tu hành, vì xả bỏ pháp không nội mà tu hành; vì nhiếp thủ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánhtu hành, vì xả bỏ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánhtu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ chơn nhưtu hành, vì xả bỏ chơn nhưtu hành; vì nhiếp thủ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu hành, vì xả bỏ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ bốn niệm trụ mà tu hành, vì xả bỏ bốn niệm trụ mà tu hành; vì nhiếp thủ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạotu hành, vì xả bỏ bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạotu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ Thánh đế khổ mà tu hành, vì xả bỏ Thánh đế khổ mà tu hành; vì nhiếp thủ Thánh đế tập, diệt, đạo mà tu hành, vì xả bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ bốn tịnh lựtu hành, vì xả bỏ bốn tịnh lựtu hành; vì nhiếp thủ bốn vô lượng, bốn định vô sắctu hành, vì xả bỏ bốn vô lượng, bốn định vô sắctu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ tám giải thoáttu hành, vì xả bỏ tám giải thoáttu hành; vì nhiếp thủ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứtu hành, vì xả bỏ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứtu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ pháp môn giải thoát không mà tu hành, vì xả bỏ pháp môn giải thoát không mà tu hành; vì nhiếp thủ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyệntu hành, vì xả bỏ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyệntu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ năm loại mắttu hành, vì xả bỏ năm loại mắttu hành; vì nhiếp thủ sáu phép thần thôngtu hành, vì xả bỏ sáu phép thần thôngtu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Quyển Thứ 320
HẾT

XXXXVII. PHẨM CHƠN NHƯ

04

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ pháp môn Tam-ma-địa mà tu hành, vì xả bỏ pháp môn Tam-ma-địa mà tu hành; vì nhiếp thủ pháp môn Đà-la-ni mà tu hành, vì xả bỏ pháp môn Đà-la-ni mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ mười lực Phật mà tu hành, vì xả bỏ mười lực Phật mà tu hành; vì nhiếp thủ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộngtu hành, vì xả bỏ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộngtu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ quả Dự-lưu mà tu hành, vì xả bỏ quả Dự-lưu mà tu hành; vì nhiếp thủ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà tu hành, vì xả bỏ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ quả vị Độc-giác mà tu hành, vì xả bỏ quả vị Độc-giác mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ trí nhất thiếttu hành, vì xả bỏ trí nhất thiếttu hành; vì nhiếp thủ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu hành; vì xả bỏ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận tất cả pháp. Pháp thâm diệu này tùy thuận tất cả pháp nào?

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng tùy thuận tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận pháp không nội, cũng tùy thuận pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận chơn như, cũng tùy thuận pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận bốn niệm trụ, cũng tùy thuận bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận Thánh đế khổ, cũng tùy thuận Thánh đế tập, diệt, đạo.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận bốn tịnh lự, cũng tùy thuận bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận tám giải thoát, cũng tùy thuận tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận pháp môn giải thoát không, cũng tùy thuận pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận năm loại mắt, cũng tùy thuận sáu phép thần thông.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận pháp môn Tam-ma-địa, cũng tùy thuận pháp môn Đà-la-ni.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận mười lực Phật, cũng tùy thuận bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này tùy thuận trí nhất thiết, cũng tùy thuận trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này hoàn toàn không có chướng ngại. Pháp thâm diệu này đối với pháp nào không chướng ngại?

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với sắc không chướng ngại; đối với thọ, tưởng, hành, thức không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với nhãn xứ không chướng ngại; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với sắc xứ không chướng ngại; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với nhãn giới không chướng ngại; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với sắc giới không chướng ngại; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với nhãn thức giới không chướng ngại; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với nhãn xúc không chướng ngại; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không chướng ngại; đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với địa giới không chướng ngại; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với vô minh không chướng ngại; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với bố thí Ba-la-mật-đa không chướng ngại; đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với pháp không nội không chướng ngại; đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với chơn như không chướng ngại; đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với bốn niệm trụ không chướng ngại; đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với Thánh đế khổ không chướng ngại; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với bốn tịnh lự không chướng ngại; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với tám giải thoát không chướng ngại; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với pháp môn giải thoát không không chướng ngại; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với năm loại mắt không chướng ngại; đối với sáu phép thần thông không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với pháp môn Tam-ma-địa không chướng ngại; đối với pháp môn Đà-la-ni không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với mười lực Phật không chướng ngại; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với quả Dự-lưu không chướng ngại; đối với quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với quả vị Độc-giác không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này đối với trí nhất thiết không chướng ngại; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không chướng ngại.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này lấy không chướng ngại làm tướng. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của hư không bình đẳng, vì tánh chơn như bình đẳng, vì tánh pháp giới bình đẳng, vì tánh của pháp tánh bình đẳng, vì tánh của tánh chẳng hư vọng bình đẳng, vì tánh của tánh chẳng đổi khác bình đẳng, vì tánh của tánh bình đẳng bình đẳng, vì tánh của tánh ly sanh bình đẳng, vì tánh của pháp định bình đẳng, vì tánh của pháp trụ bình đẳng, vì tánh của thật tế bình đẳng, vì tánh của cảnh giới hư không bình đẳng, vì tánh của cảnh giới bất tư nghì bình đẳng; vì tánh của không, vô tướng, vô nguyện bình đẳng; vì tánh của vô tạo, vô tác bình đẳng; vì của tánh vô nhiễm, vô tịnh bình đẳng.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này không sanh, không diệt. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì sắc không sanh, không diệt; vì thọ, tưởng, hành, thức không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì nhãn xứ không sanh, không diệt; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì sắc xứ không sanh, không diệt; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì nhãn giới không sanh, không diệt; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì sắc giới không sanh, không diệt; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì nhãn thức giới không sanh, không diệt; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì nhãn xúc không sanh, không diệt; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không sanh, không diệt; vì các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì địa giới không sanh, không diệt; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì vô minh không sanh, không diệt; vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì bố thí Ba-la-mật-đa không sanh, không diệt; vì tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì pháp không nội không sanh, không diệt; vì pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì chơn như không sanh, không diệt; vì pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì bốn niệm trụ không sanh, không diệt; vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì Thánh đế khổ không sanh, không diệt; vì Thánh đế tập, diệt, đạo không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì bốn tịnh lự không sanh, không diệt; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì tám giải thoát không sanh, không diệt; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì pháp môn giải thoát không không sanh, không diệt; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì năm loại mắt không sanh, không diệt; vì sáu phép thần thông không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì pháp môn Tam-ma-địa không sanh, không diệt; vì pháp môn Đà-la-ni không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì mười lực Phật không sanh, không diệt; vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì quả Dự-lưu không sanh, không diệt; vì quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì quả vị Độc-giác không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Vì trí nhất thiết không sanh, không diệt; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh, không diệt.

Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này hoàn toàn không có dấu vết. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của sắc chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của sắc xứ chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của nhãn giới chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của sắc giới chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của nhãn thức giới chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của nhãn xúc chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của địa giới chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của vô minh chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của pháp không nội chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của chơn như chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của tám giải thoát chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của pháp môn giải thoát không chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của mười lực Phật chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của quả Dự-lưu chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của quả vị Độc-giác chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì dấu vết của trí nhất thiết chẳng thể nắm bắt được; vì dấu vết của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được.

Khi ấy, các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh, là đệ tử chơn chánh của Phật. Vì sao? Vì tất cả các pháp mà Thượng tọa Thiện Hiện đã nói đều tương ưng với không.

Bấy giờ, Thiện Hiện bảo các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc: Thiên tử các ông nói Thiện Hiện ta do Như Lai sanh, là đệ tử chơn chánh của Phật. Tại sao Thiện Hiện do Như Lai sanh?

Đó là vì do chơn như của Như Lai sanh. Vì sao? Vì chơn như của Như Lai không đến, không đi, chơn như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy, không đến, không đi. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh.

Lại nữa, chơn như của Như Lai tức là chơn như của tất cả pháp, chơn như của tất cả pháp tức là chơn như của Như Lai. Chơn như như vậy là không có tánh chơn như, cũng không không tánh chơn như. Chơn như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh.

Lại nữa, chơn như của Như Lai thường trụ là tướng; chơn như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy, thường trụ là tướng. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh.

Lại nữa, chơn như của Như Lai không đổi khác, không phân biệt, chuyển khắp các pháp. Chơn như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy, không đổi khác, không phân biệt, chuyển khắp các pháp. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh.

Lại nữa, chơn như của Như Lai không chướng ngại; chơn như của tất cả pháp cũng không chướng ngại; hoặc chơn như của Như Lai, hoặc chơn như của tất cả pháp đều đồng một chơn như, không hai, không khác, không tạo, không tác. Chơn như như vậy là tướng chơn như thường tại, không khi nào chẳng phải là tướng chơn như; vì là tướng chơn như thường tại, nên không khi nào chẳng phải là tướng chơn như, không hai, không khác. Chơn như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh.

Lại nữa, chơn như của Như Lai đối với tất cả xứ không nhớ nghĩ, không phân biệt; chơn như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy, đối với tất cả xứ không nhớ nghĩ, không phân biệt. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh.

Lại nữa, chơn như của Như Lai không riêng, không khác, chẳng thể nắm bắt được; chơn như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy, không riêng, không khác, chẳng thể nắm bắt được. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh.

Lại nữa, chơn như của Như Lai chẳng lìa chơn như của tất cả pháp; chơn như của tất cả pháp chẳng lìa chơn như của Như Lai. Chơn như như vậy là tướng chơn như thường tại, không khi nào chẳng phải là tướng chơn như. Chơn như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh. Tuy nói là do sanh nhưng không do đâu sanh, vì chơn như của Thiện Hiện chẳng khác Phật vậy.

Lại nữa, chơn như của Như Lai chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại; chơn như của tất cả pháp cũng chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại. Chơn như của Thượng tọa Thiện Hiện cũng vậy. Do đó nên nói Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh.

Lại nữa, vì chơn như của quá khứ bình đẳng, nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của quá khứ bình đẳng; vì chơn như của vị lai bình đẳng, nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của vị lai bình đẳng; vì chơn như của hiện tại bình đẳng, nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của hiện tại bình đẳng. Hoặc chơn như của quá khứ, vị lai, hiện tại bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của sắc bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của sắc bình đẳng. Vì chơn như của thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của sắc bình đẳng, hoặc chơn như của thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của nhãn xứ bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của nhãn xứ bình đẳng. Vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của nhãn xứ bình đẳng, hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của sắc xứ bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của sắc xứ bình đẳng. Vì chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của sắc xứ bình đẳng, hoặc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của nhãn giới bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của nhãn giới bình đẳng. Vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của nhãn giới bình đẳng, hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của sắc giới bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của sắc giới bình đẳng. Vì chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của sắc giới bình đẳng, hoặc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của nhãn thức giới bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của nhãn thức giới bình đẳng. Vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của nhãn thức giới bình đẳng, hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của nhãn xúc bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của nhãn xúc bình đẳng. Vì chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của nhãn xúc bình đẳng, hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra bình đẳng. Vì chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra bình đẳng, hoặc chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của địa giới bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của địa giới bình đẳng. Vì chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của địa giới bình đẳng, hoặc chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của vô minh bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của vô minh bình đẳng. Vì chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của hành cho đến chơn như của lão tử bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của vô minh bình đẳng, hoặc chơn như của hành cho đến chơn như của lão tử bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa bình đẳng. Vì chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của tịnh giới cho đến chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa bình đẳng, hoặc chơn như của tịnh giới cho đến chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của pháp không nội bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của pháp không nội bình đẳng. Vì chơn như của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của pháp không nội bình đẳng, hoặc chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của chơn như bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên các chơn như bình đẳng. Vì chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của chơn như bình đẳng, hoặc chơn như của pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của bốn niệm trụ bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của bốn niệm trụ bình đẳng. Vì chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của bốn niệm trụ bình đẳng, hoặc chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của Thánh đế khổ bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của Thánh đế khổ bình đẳng. Vì chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của Thánh đế khổ bình đẳng, hoặc chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của bốn tịnh lự bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của bốn tịnh lự bình đẳng. Vì chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của bốn tịnh lự bình đẳng, hoặc chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của tám giải thoát bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của tám giải thoát bình đẳng. Vì chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của tám giải thoát bình đẳng, hoặc chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của pháp môn giải thoát không bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của pháp môn giải thoát không bình đẳng. Vì chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của pháp môn giải thoát không bình đẳng, hoặc chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của năm loại mắt bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của năm loại mắt bình đẳng. Vì chơn như của sáu phép thần thông bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của sáu phép thần thông bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của năm loại mắt bình đẳng, hoặc chơn như của sáu phép thần thông bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của pháp môn Tam-ma-địa bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng nên chơn như của pháp môn Tam-ma-địa bình đẳng. Vì chơn như của pháp môn Đà-la-ni bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của pháp môn Đà-la-ni bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của pháp môn Tam-ma-địa bình đẳng, hoặc chơn như của nên pháp môn Đà-la-ni bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của mười lực Phật bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của mười lực Phật bình đẳng. Vì chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của mười lực Phật bình đẳng, hoặc chơn như của bốn điều không sợ cho đến chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của quả Dự-lưu bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của quả Dự-lưu bình đẳng. Vì chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của quả Dự-lưu bình đẳng, hoặc chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của quả vị Độc-giác bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của quả vị Độc-giác bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của quả vị Độc-giác bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Lại nữa, vì chơn như của trí nhất thiết bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của trí nhất thiết bình đẳng. Vì chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bình đẳng nên chơn như của Như Lai bình đẳng; vì chơn như của Như Lai bình đẳng, nên chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bình đẳng. Như vậy, hoặc chơn như của trí nhất thiết bình đẳng, hoặc chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bình đẳng, hoặc chơn như của Như Lai bình đẳng, đều cùng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Này các Thiên tử! Đại Bồ-tát hiện chứng chơn như bình đẳng của tất cả pháp như vậy, nên gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Thượng tọa Thiện Hiện đối với chơn như này, có khả năng tin, hiểu sâu sắc. Do đó nên gọi là Thượng tọa Thiện Hiện do Như Lai sanh.

Quyển Thứ 321
HẾT

XXXXVII. PHẨM CHƠN NHƯ

05

Ngay khi nói tướng chơn như như thế, ở thế giới Tam thiên đại thiên này, sáu phương biến động: Đông vọt Tây chìm, Tây vọt Đông chìm, Nam vọt Bắc chìm, Bắc vọt Nam chìm, giữa vọt bên chìm, bên vọt giữa chìm.

Khi ấy, các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc dùng bột hương Đa-yết-la, Đa-ma-la, chiên đàn cõi trời và dùng hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng, hoa mỹ diệu hương, hoa mỹ diệu âm, hoa đại mỹ diệu âm của cõi trời rải cúng Thế TônThượng tọa Thiện Hiện, rồi bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Rất kỳ lạ, chưa từng có! Vì Thượng tọa Thiện Hiện do chơn như nên từ Như Lai sanh.

Bấy giờ, Thiện Hiện bảo các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc: Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do sắc nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của sắc nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa sắc nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của sắc nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do thọ, tưởng, hành, thức nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của thọ, tưởng, hành, thức nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa thọ, tưởng, hành, thức nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do nhãn xứ nên do Như Lai sanh, chẳng do chơn như của nhãn xứ nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa nhãn xứ nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của nhãn xứ nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do sắc xứ nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của sắc xứ nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa sắc xứ nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của sắc xứ nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do nhãn giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của nhãn giới nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa nhãn giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của nhãn giới nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do sắc giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của sắc giới nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa sắc giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của sắc giới nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do thanh, hương, vị, xúc, pháp giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do nhãn thức giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của nhãn thức giới nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa nhãn thức giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của nhãn thức giới nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do nhãn xúc nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của nhãn xúc nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa nhãn xúc nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của nhãn xúc nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do địa giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của địa giới nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa địa giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của địa giới nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do thủy, hỏa, phong, không, thức giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do vô minh nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của vô minh nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa vô minh nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của vô minh nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của hành cho đến chơn như của lão tử nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa hành cho đến lão tử nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của hành cho đến chơn như của lão tử nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do ngã nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của ngã nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa ngã nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của ngã nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng thọ quả báo, cái biết, cái thấy nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của hữu tình cho đến chơn như của cái biết, cái thấy nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa hữu tình cho đến cái thấy nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của hữu tình cho đến chơn như của cái biết, cái thấy nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do bố thí Ba-la-mật-đa nên do Như Lai sanh, chẳng do chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa bố thí Ba-la-mật-đa nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của tịnh giới cho đến chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của tịnh giới cho đến chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do pháp không nội nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của pháp không nội nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa pháp không nội nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của pháp không nội nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do chơn như nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của chơn như nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa chơn như nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của chơn như nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do bốn niệm trụ nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của bốn niệm trụ nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa bốn niệm trụ nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của bốn niệm trụ nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do Thánh đế khổ nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của Thánh đế khổ nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa Thánh đế khổ nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của Thánh đế khổ nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do Thánh đế tập, diệt, đạo nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa Thánh đế tập, diệt, đạo nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do bốn tịnh lự nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của bốn tịnh lự nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa bốn tịnh lự nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của bốn tịnh lự nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do bốn vô lượng, bốn định vô sắc nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do tám giải thoát nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của tám giải thoát nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa tám giải thoát nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của tám giải thoát nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do pháp môn giải thoát không nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của pháp môn giải thoát không nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa pháp môn giải thoát không nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của pháp môn giải thoát không nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do năm loại mắt nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của năm loại mắt nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa năm loại mắt nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của năm loại mắt nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do sáu phép thần thông nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của sáu phép thần thông nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa sáu phép thần thông nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của sáu phép thần thông nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do pháp môn Tam-ma-địa nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của pháp môn Tam-ma-địa nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa pháp môn Tam-ma-địa nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của pháp môn Tam-ma-địa nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do pháp môn Đà-la-ni nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của pháp môn Đà-la-ni nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa pháp môn Đà-la-ni nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của pháp môn Đà-la-ni nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do mười lực Phật nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của mười lực Phật nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa mười lực Phật nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của mười lực Phật nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của bốn điều không sợ cho đến chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của bốn điều không sợ cho đến chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do quả Dự-lưu nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của quả Dự-lưu nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa quả Dự-lưu nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của quả Dự-lưu nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do quả vị Độc-giác nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của quả vị Độc-giác nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa quả vị Độc-giác nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của quả vị Độc-giác nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do trí nhất thiết nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của trí nhất thiết nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa trí nhất thiết nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của trí nhất thiết nên do Như Lai sanh. Vì chẳng do trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do hữu vi nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của hữu vi nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa hữu vi nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của hữu vi nên do Như Lai sanh.

Này các Thiên tử! Nên biết, vì Thiện Hiện tôi chẳng do vô vi nên do Như Lai sanh, vì chẳng do chơn như của vô vi nên do Như Lai sanh; vì chẳng lìa vô vi nên do Như Lai sanh, vì chẳng lìa chơn như của vô vi nên do Như Lai sanh. Vì sao? Này các Thiên tử! Tất cả pháp ấy hoàn toàn không có sở hữu, vì các pháp sanh, hoặc sở sanh, do đây sanh ra và chỗ sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được.

Bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các pháp chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đều rất sâu xa.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, sắc chẳng thể nắm bắt được, chơn như của sắc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, sắc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của sắc có thể nắm bắt được. Trong đó, thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được, chơn như của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, thọ, tưởng, hành, thức còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của thọ, tưởng, hành, thức có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhãn xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhãn xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhãn xứ có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của sắc xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, sắc xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của sắc xứ có thể nắm bắt được. Trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhãn giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhãn giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhãn giới có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, sắc giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của sắc giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, sắc giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của sắc giới có thể nắm bắt được. Trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, nhãn thức giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhãn thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhãn thức giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhãn thức giới có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, nhãn xúc chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhãn xúc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhãn xúc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhãn xúc có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được, chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được. Trong đó, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được, chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, địa giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của địa giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, địa giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của địa giới có thể nắm bắt được. Trong đó, thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, thủy, hỏa, phong, không, thức giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, vô minh chẳng thể nắm bắt được, chơn như của vô minh cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, vô minh còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của vô minh có thể nắm bắt được. Trong đó, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử chẳng thể nắm bắt được, chơn như của hành cho đến chơn như của lão tử cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, hành cho đến lão tử còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của hành cho đến chơn như của lão tử có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bố thí Ba-la-mật-đa còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa có thể nắm bắt được. Trong đó, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, chơn như của tịnh giới cho đến chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của tịnh giới cho đến chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, pháp không nội chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp không nội cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp không nội còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp không nội có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, chơn như chẳng thể nắm bắt được, chơn như của chơn như cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, chơn như còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của chơn như có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn niệm trụ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn niệm trụ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn niệm trụ có thể nắm bắt được. Trong đó, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của Thánh đế khổ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, Thánh đế khổ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của Thánh đế khổ có thể nắm bắt được. Trong đó, Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được, chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, Thánh đế tập, diệt, đạo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn tịnh lự cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn tịnh lự còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn tịnh lự có thể nắm bắt được. Trong đó, bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn vô lượng, bốn định vô sắc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, tám giải thoát chẳng thể nắm bắt được, chơn như của tám giải thoát cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, tám giải thoát còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của tám giải thoát có thể nắm bắt được. Trong đó, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, pháp môn giải thoát không chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp môn giải thoát không cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp môn giải thoát không còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp môn giải thoát không có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, chơn như của năm loại mắt cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, năm loại mắt còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của năm loại mắt có thể nắm bắt được. Trong đó, sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được, chơn như của sáu phép thần thông cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, sáu phép thần thông còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của sáu phép thần thông có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp môn Tam-ma-địa còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp môn Tam-ma-địa có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp môn Đà-la-ni cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp môn Đà-la-ni còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp môn Đà-la-ni có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, mười lực Phật chẳng thể nắm bắt được, chơn như của mười lực Phật cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, mười lực Phật còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của mười lực Phật có thể nắm bắt được. Trong đó, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn điều không sợ cho đến chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn điều không sợ cho đến chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, quả Dự-lưu chẳng thể nắm bắt được, chơn như của quả Dự-lưu cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, quả Dự-lưu còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của quả Dự-lưu có thể nắm bắt được. Trong đó, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng thể nắm bắt được, chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, quả vị Độc-giác chẳng thể nắm bắt được, chơn như của quả vị Độc-giác cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, quả vị Độc-giác còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của quả vị Độc-giác có thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trong đó, trí nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, chơn như của trí nhất thiết cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, trí nhất thiết còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của trí nhất thiết có thể nắm bắt được. Trong đó, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được, chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể nắm bắt được.

Phật dạy: Xá Lợi Tử ! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Chơn như của các pháp: Pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đều rất sâu xa. Trong đó, sắc chẳng thể nắm bắt được, chơn như của sắc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, sắc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của sắc có thể nắm bắt được. Trong đó, thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được, chơn như của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, thọ, tưởng, hành, thức còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của thọ, tưởng, hành, thức có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhãn xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhãn xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhãn xứ có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của sắc xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, sắc xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của sắc xứ có thể nắm bắt được. Trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhãn giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhãn giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhãn giới có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, sắc giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của sắc giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, sắc giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của sắc giới có thể nắm bắt được. Trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, nhãn thức giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhãn thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhãn thức giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhãn thức giới có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, nhãn xúc chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhãn xúc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhãn xúc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhãn xúc có thể nắm bắt được. Trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng thể nắm bắt được, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được, chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được. Trong đó, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được, chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, địa giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của địa giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, địa giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của địa giới có thể nắm bắt được. Trong đó, thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nắm bắt được, chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, thủy, hỏa, phong, không, thức giới còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, vô minh chẳng thể nắm bắt được, chơn như của vô minh cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, vô minh còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của vô minh có thể nắm bắt được. Trong đó, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử chẳng thể nắm bắt được, chơn như của hành cho đến chơn như của lão tử cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, hành cho đến lão tử còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của hành cho đến chơn như của lão tử có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bố thí Ba-la-mật-đa còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa có thể nắm bắt được. Trong đó, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của tịnh giới cho đến chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, pháp không nội chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp không nội cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp không nội còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp không nội có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, chơn như chẳng thể nắm bắt được, chơn như của chơn như cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, chơn như còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của chơn như có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn niệm trụ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn niệm trụ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn niệm trụ có thể nắm bắt được. Trong đó, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của Thánh đế khổ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, Thánh đế khổ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của Thánh đế khổ có thể nắm bắt được. Trong đó, Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được, chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, Thánh đế tập, diệt, đạo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn tịnh lự cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn tịnh lự còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn tịnh lự có thể nắm bắt được. Trong đó, bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn vô lượng, bốn định vô sắc còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, tám giải thoát chẳng thể nắm bắt được, chơn như của tám giải thoát cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, tám giải thoát còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của tám giải thoát có thể nắm bắt được. Trong đó, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng thể nắm bắt được, chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, pháp môn giải thoát không chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp môn giải thoát không cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp môn giải thoát không còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp môn giải thoát không có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được, chơn như của năm loại mắt cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, năm loại mắt còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của năm loại mắt có thể nắm bắt được. Trong đó, sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được, chơn như của sáu phép thần thông cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, sáu phép thần thông còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của sáu phép thần thông có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp môn Tam-ma-địa còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp môn Tam-ma-địa có thể nắm bắt được. Trong đó, pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được, chơn như của pháp môn Đà-la-ni cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, pháp môn Đà-la-ni còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của pháp môn Đà-la-ni có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, mười lực Phật chẳng thể nắm bắt được, chơn như của mười lực Phật cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, mười lực Phật còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của mười lực Phật có thể nắm bắt được. Trong đó, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng thể nắm bắt được, chơn như của bốn điều không sợ cho đến chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của bốn điều không sợ cho đến chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, quả Dự-lưu chẳng thể nắm bắt được, chơn như của quả Dự-lưu cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, quả Dự-lưu còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của quả Dự-lưu có thể nắm bắt được. Trong đó, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng thể nắm bắt được, chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, quả vị Độc-giác chẳng thể nắm bắt được, chơn như của quả vị Độc-giác cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, quả vị Độc-giác còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của quả vị Độc-giác có thể nắm bắt được.

Này Xá Lợi Tử! Trong đó, trí nhất thiết chẳng thể nắm bắt được, chơn như của trí nhất thiết cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, trí nhất thiết còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của trí nhất thiết có thể nắm bắt được. Trong đó, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được, chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể nắm bắt được.

Khi thuyết tướng chơn như này, trong chúng hội này có một vạn ba ngàn Bí-sô, các lậu hết sạch, tâm được giải thoát, thành A-la-hán; năm trăm Bí-sô ni xa lìa trần cấu, ở trong các pháp, sanh pháp nhãn thanh tịnh; năm ngàn đại Bồ-tát chứng đắc vô sanh pháp nhẫn; sáu vạn Bồ-tát các lậu hết sạch, tâm được giải thoát, thành A-la-hán.

Lúc bấy giờ, Phật bảo Xá Lợi Tử: Sáu vạn Bồ-tát này, ở trong quá khứ đã từng thân cận cúng dường năm trăm đức Phật, ở chỗ các đức Phật này, phát nguyện rộng lớn, chánh tín xuất gia, tuy tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, nhưng vì chẳng nhiếp thọ Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng nhiếp thọ sức phương tiện thiện xảo, nên khởi tưởng sai khác, làm việc sai khác, khi tu bố thí, nghĩ thế này: Đây là sự bố thí, đây là tài vật, đây là người nhận, ta là người bố thí; khi tu tịnh giới, nghĩ thế này: Đây là tịnh giới, đây là tội nghiệp, đây là trường hợp phải giữ, ta là người giữ giới; khi tu an nhẫn, nghĩ thế này: Đây là an nhẫn, đây là chướng ngại phải nhẫn, đây là trường hợp phải nhẫn, ta là người nhẫn; khi tu tinh tấn, nghĩ thế này: Đây là tinh tấn, đây là giải đãi, đây là việc làm, ta là người tinh tấn; khi tu tịnh lự, nghĩ thế này: Đây là tịnh lự, đây là tán loạn, đây là việc làm, ta là người tu định. Vì họ xa lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đaxa lìa sức phương tiện thiện xảo, nên nương vào tưởng sai khác, làm việc sai khác, trong việc tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự. Do tưởng sai khác, làm việc sai khác nên chẳng được vào địa vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; do chẳng được vào địa vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát nên đắc quả Dự-lưu, lần lượt cho đến đắc quả A-la-hán.

Xá Lợi Tử! Các Bồ-tát này tuy có đạo Bồ-tát, pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng vì xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa và sức phương tiện thiện xảo, nên đối với thật tế tác chứng chỉ thủ quả Thanh-văn.

Quyển Thứ 322
HẾT

XXXXVII. PHẨM CHƠN NHƯ

06

Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà có các Bồ-tát tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện chẳng nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có sức phương tiện thiện xảo, nên chứng thật tế thủ quả Thanh-văn, hoặc quả vị Độc-giác; có các Bồ-tát tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có sức phương tiện thiện xảo, chẳng chứng thật tế mà hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Nếu các Bồ-tát xa lìa tâm trí nhất thiết trí, tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện thì các Bồ-tát ấy vì chẳng nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có sức phương tiện thiện xảo, nên chứng thật tế, thủ quả Thanh-văn hoặc quả vị Độc-giác.

Nếu các Bồ-tát chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, thì các Bồ-tát ấy vì nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng nhập địa vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Này Xá Lợi Tử! Thí như có một con chim thân hình to dài đến trăm do tuần, hoặc hai trăm cho đến năm trăm do tuần, nhưng không có cánh; con chim ấy từ cõi trời Ba-mươi-ba lao mình xuống châu Thiệm bộ, nhưng ở giữa đường, nghĩ thế này: Ta muốn trở lên cõi trời Ba-mươi-ba, thì này Xá Lợi Tử! Theo ý ông thì sao? Con chim ấy có thể trở lên cõi trời Ba-mươi-ba được chăng?

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Hoặc con chim ấy, ở giữa đường, khởi nguyện thế này: Khi đến châu Thiệm Bộ, thân ta không bị tổn hại, thì này Xá Lợi Tử! Theo ý ông thì sao, sở nguyện của con chim ấy có thể toại chăng?

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Không! Con chim ấy khi đến châu Thiệm bộ này, nhất định thân của nó sẽ bị tổn hoại, hoặc có thể chết, hoặc chịu cái khổ gần chết. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì con chim ấy thân hình to lớn nhưng không có cánh mà từ cao rơi xuống

Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Này Xá Lợi Tử! Có các Bồ-tát, cũng giống như thế, tuy trải qua đại kiếp như số cát sông Hằng, siêng năng tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, cũng tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, làm việc to lớn, phát tâm rộng lớn, muốn chứng quả vị giác ngộ cao tột vi diệu vô lượng, không chỗ nhiếp thọ, nhưng vì không có Bát-nhã-ba-la-mật-đa, xa lìa sức phương tiện thiện xảo nên rơi vào địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác. Vì sao? Này Xá Lợi Tử! Vì các Bồ-tát ấy xa lìa tâm trí nhất thiết trí, tuy trải qua nhiều kiếp, siêng năng tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, cũng tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng vì không có Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cũng không có sức phương tiện thiện xảo nên rơi vào địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác.

 Này Xá Lợi Tử! Các Bồ-tát ấy tuy nhớ nghĩ về nhóm giới, nhóm định, nhóm tuệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến của tất cả các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giácquá khứ, vị lai, hiện tại, cung kính cúng dường, tùy thuận tu hành, nhưng vì ở trong những pháp ấy, chấp thủ tướng nên chẳng có thể hiểu đúng đắn về công đức chơn thật của nhóm giới, nhóm định, nhóm tuệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến của các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ấy.

Này Xá Lợi Tử! Các Bồ-tát ấy vì chẳng có thể hiểu đúng đắn công đức của Phật nên tuy nghe âm thanh đạo Bồ-tát, pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, nhưng nương vào âm thanh này chấp thủ tướng ấy; chấp thủ tướng rồi hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, các Bồ-tát ấy hồi hướng như vậy thì chẳng đắc quả vị giác ngộ cao tột mà trụ ở địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì các Bồ-tát ấy xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa và sức phương tiện thiện xảo, nên tuy dùng các loại căn lành đã tu, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, nhưng vẫn trụ địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác.

Này Xá Lợi Tử! Có các Bồ-tát từ khi mới phát tâm, thường chẳng xa lìa tâm trí nhất thiết trí, siêng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đaphương tiện thiện xảo, tuy nhớ nghĩ về nhóm giới, nhóm định, nhóm tuệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giácquá khứ, vị lai, hiện tại nhưng chẳng chấp thủ tướng; tuy tu tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, cũng chẳng chấp thủ tướng; tuy nhớ nghĩ các loại thiện căn công đức của mình của người, cùng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột nhưng cũng chẳng chấp thủ tướng, thì này Xá Lợi Tử! Nên biết, đại Bồ-tát ấy chẳng trụ địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mà hướng thẳng đến quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm cho đến cứu cánh, thường chẳng xa lìa tâm trí nhất thiết trí; tuy tu bố thí mà chẳng chấp thủ tướng; tuy tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã cũng chẳng chấp thủ tướng; tuy nhớ nghĩ nhóm giới, nhóm định, nhóm tuệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giácquá khứ, vị lai, hiện tại cũng chẳng chấp thủ tướng; tuy tu tất cả đạo Bồ-tát, pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện cũng chẳng chấp thủ tướng.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướngtu hành bố thí Ba-la-mật-đa; dùng tâm lìa tướngtu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng an trụ pháp không nội, dùng tâm lìa tướng an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng an trụ chơn như, dùng tâm lìa tướng an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành bốn niệm trụ; dùng tâm lìa tướng tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng an trụ Thánh đế khổ, dùng tâm lìa tướng an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành bốn tịnh lự; dùng tâm lìa tướng tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành tám giải thoát; dùng tâm lìa tướng tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành pháp môn giải thoát không; dùng tâm lìa tướng tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành năm loại mắt; dùng tâm lìa tướng tu hành sáu phép thần thông.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành pháp môn Tam-ma-địa; dùng tâm lìa tướng tu hành pháp môn Đà-la-ni.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành mười lực Phật; dùng tâm lìa tướng tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành trí nhất thiết; dùng tâm lìa tướng tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khi ấy, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Theo con hiểu ý nghĩa mà Phật đã dạy là nếu đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến cứu cánh, nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng lìa sức phương tiện thiện xảo, thì Bồ-tát ấy nhất định gần đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì đại Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm cho đến cứu cánh, hoàn toàn chẳng thấy có một pháp nhỏ nào có thể đắc. Đó là hoặc năng chứng, hoặc sở chứng, hoặc chỗ chứng, hoặc khi chứng, hoặc do pháp này chứng, đều hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc sắc, hoặc thọ, tưởng, hành, thức hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc nhãn xứ, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc sắc xứ, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc nhãn giới, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc sắc giới, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc nhãn thức giới, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, hoặc các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc địa giới, hoặc thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc vô minh, hoặc hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc pháp không nội, hoặc pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc chơn như, hoặc pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc bốn niệm trụ, hoặc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc Thánh đế khổ, hoặc Thánh đế tập, diệt, đạo hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc bốn tịnh lự, hoặc bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc tám giải thoát, hoặc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc pháp môn giải thoát không, hoặc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc năm loại mắt, hoặc sáu phép thần thông hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc pháp môn Tam-ma-địa, hoặc pháp môn Đà-la-ni hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc mười lực Phật, hoặc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc quả Dự-lưu, hoặc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc quả vị Độc-giác hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc trí nhất thiết, hoặc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Có thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo mà cầu quả vị giác ngộ cao tột, thì nên biết, họ đối với sở cầuquả vị giác ngộ cao tột ấy hoặc chứng đắc, hoặc chẳng chứng đắc. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa ấy, xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, nên đối với việc tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều chấp thủ tướng; đối với việc an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đều chấp thủ tướng; đối với việc an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo đều chấp thủ tướng; đối với việc an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều chấp thủ tướng.

Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên này nên các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa ấy đều đối với quả vị giác ngộ cao tột hoặc chứng đắc, hoặc chẳng chứng đắc.

Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên này, nếu đại Bồ-tát muốn chứng quả vị giác ngộ cao tột thì quyết định chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, nên tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành, thì nên an trụ pháp không nội, nên an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành, thì nên an trụ chơn như, nên an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu bốn niệm trụ, nên tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành, thì nên an trụ Thánh đế khổ, nên an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu bốn tịnh lự, nên tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành, thì nên tu tám giải thoát, nên tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành, thì nên tu pháp môn giải thoát không, nên tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu năm loại mắt, nên tu sáu phép thần thông.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu pháp môn Tam-ma-địa, nên tu pháp môn Đà-la-ni.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu mười lực Phật, nên tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu trí nhất thiết, nên tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành an trụ tất cả Phật pháp như vậy, thì nhất định chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lúc bấy giờ, các Thiên tử ở cõi Dục và cõi Sắc bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc. Vì sao? Vì các đại Bồ-tát đối với tự tướng, cộng tướng của tất cả pháp đều nên chứng biết mới có khả năng đạt được sở cầuquả vị giác ngộ cao tột. Nhưng pháp tướng mà các Bồ-tát biết được thì hoàn toàn không sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Lúc bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như các ông đã nói. Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc.

Này các Thiên tử! Nên biết, Ta cũng hiện biết tất cả pháp tướng, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, nhưng hoàn toàn chẳng thủ đắc pháp tướng thắng nghĩa có thể diễn đạt: Đây là năng chứng, đây là sở chứng, đây là chỗ chứng, đây là khi chứng và có thể nói do pháp ấy mà chứng. Vì sao? Này các Thiên tử! Vì tất cả pháp rốt ráo đều thanh tịnh, nên hữu vi, vô vi rốt ráo là không.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như Phật đã dạy, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc. Như con suy nghĩ ý nghĩa mà Phật đã dạy về quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là rất dễ tin hiểu, rất dễ chứng đắc. Vì sao? Vì nếu có khả năng tin hiểu, không có pháp năng chứng, không có pháp sở chứng, không có chỗ chứng, không có lúc chứng, cũng không do pháp này mà có sở chứng, thì có khả năng tin hiểu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Nếu chứng biết, không có pháp năng chứng, không có pháp sở chứng, không có chỗ chứng, không có lúc chứng, cũng không do pháp ấy mà có pháp sở chứng, thì có khả năng chứng đắc sở cầuquả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tất cả pháp đều rốt ráo không; trong cái rốt ráo không, hoàn toàn không có pháp có thể gọi là năng chứng, có thể gọi là sở chứng, có thể gọi là chỗ chứng, có thể gọi là lúc chứng, có thể gọi là do pháp ấy mà có sở chứng. Vì sao? Vì các pháp đều không, hoặc tăng, hoặc giảm, hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà các đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà các đại Bồ-tát đã an trụ hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà các đại Bồ-tát đã an trụ hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà các đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà các đại Bồ-tát đã an trụ hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà các đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà các đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà các đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Năm loại mắt, sáu phép thần thông mà các đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà các đại Bồ-tát đã học hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà các đại Bồ-tát đã học hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà các đại Bồ-tát đã học hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Các pháp hoặc hữu sắc, hoặc vô sắc, hoặc hữu kiến, hoặc vô kiến, hoặc hữu đối, hoặc vô đối, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, mà các đại Bồ-tát đã quán hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên ấy, con suy nghĩ nghĩa thú mà Phật đã dạy về quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là rất dễ tin, dễ hiểu, rất dễ chứng đắc. Các đại Bồ-tát đối với việc này chớ nên cho là khó tin, khó hiểu và khó chứng đắc. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không.

Bạch Thế Tôn! Nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứtự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không.

Bạch Thế Tôn! Sắc xứtự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứtự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không.

Bạch Thế Tôn! Nhãn giớitự tánh của nhãn giới là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giớitự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là không.

Bạch Thế Tôn! Sắc giớitự tánh của sắc giới là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp giớitự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là không.

Bạch Thế Tôn! Nhãn thức giớitự tánh của nhãn thức giới là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là không.

Bạch Thế Tôn! Nhãn xúc và tự tánh của nhãn xúc là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là không.

Bạch Thế Tôn! Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không.

Bạch Thế Tôn! Địa giớitự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giớitự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không.

Bạch Thế Tôn! Vô minhtự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tửtự tánh của hành cho đến tự tánh của lão tử là không.

Bạch Thế Tôn! Bố thí Ba-la-mật-đa và tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đatự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không.

Bạch Thế Tôn! Pháp không nội và tự tánh của pháp không nội là không; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánhtự tánh của pháp không ngoại cho đến tự tánh của pháp không không tánh tự tánh là không.

Bạch Thế Tôn! Chơn nhưtự tánh của chơn như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tự tánh của pháp giới cho đến tự tánh của cảnh giới bất tư nghì là không.

Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ và tự tánh của bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạotự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tự tánh của tám chi thánh đạo là không.

Bạch Thế Tôn! Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không.

Bạch Thế Tôn! Bốn tịnh lựtự tánh của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắctự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không.

Bạch Thế Tôn! Tám giải thoáttự tánh của tám giải thoát là không; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứtự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không.

Bạch Thế Tôn! Pháp môn giải thoát không và tự tánh của pháp môn giải thoát không là không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyệntự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không.

Bạch Thế Tôn! Năm loại mắttự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thôngtự tánh của sáu phép thần thông là không.

Bạch Thế Tôn! Pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của pháp môn Tam-ma-địa là không; pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của pháp môn Đà-la-ni là không.

Bạch Thế Tôn! Mười lực Phật và tự tánh của mười lực Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộngtự tánh của bốn điều không sợ cho đến tự tánh của mười tám pháp Phật bất cộng là không.

Bạch Thế Tôn! Quả Dự-lưu và tự tánh của quả Dự-lưu là không; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và tự tánh của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là không.

Bạch Thế Tôn! Quả vị Độc-giác và tự tánh của quả vị Độc-giác là không.

Bạch Thế Tôn! Trí nhất thiếttự tánh của trí nhất thiết là không; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát đối với tự tánh không như vậy, phát sanh tin, hiểu sâu sắc, không có sự chứng biết điên đảo, thì liền chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Do nhân duyên này, mà con nói là quả vị giác ngộ cao tột chẳng phải khó tin, khó hiểu, chẳng phải khó chứng đắc.

Khi ấy, Xá Lợi Tử bảo với Thiện Hiện: Này cụ thọ Thiện Hiện! Do nhân duyên ấy, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc. Vì sao? Vì các đại Bồ-tát quán tất cả pháp hoàn toàn không có tự tánh, đều như hư không; giống như hư không, chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ tin hiểu mau chứng quả vị giác ngộ cao tột. Các đại Bồ-tát cũng nên như thế, chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ tin hiểu mau chứng quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Này Thiện Hiện! Các pháp đều không, ngang bằng với hư không. Các đại Bồ-tát cần phải tin hiểu tất cả các pháp ngang bằng với hư không và có thể chứng biết, mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát tin, hiểu tất cả pháp đều ngang bằng với hư không, đối với quả vị giác ngộ cao tột dễ sanh tin, hiểu, dễ chứng đắc, thì đáng lẽ chẳng có vô số đại Bồ-tát mặc áo giáp đại công đức, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột, giữa đường thối lui. Cho nên biết quả vị giác ngộ cao tột rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa với Tôn giả Xá Lợi Tử:

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, sắc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, thọ, tưởng, hành, thức đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa sắc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa thọ, tưởng, hành, thức, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của sắc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của thọ, tưởng, hành, thức đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của sắc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhãn xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhãn xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhãn xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhãn xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, sắc xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa sắc xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của sắc xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của sắc xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhãn giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhãn giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhãn giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhãn giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, sắc giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa sắc giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của sắc giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của sắc giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhãn thức giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhãn thức giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhãn thức giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhãn thức giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhãn xúc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhãn xúc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhãn xúc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhãn xúc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, địa giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, thủy, hỏa, phong, không, thức giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa địa giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của địa giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của địa giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, vô minh đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa vô minh, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa hành cho đến lão tử, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của vô minh đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của hành cho đến lão tử đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của vô minh, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của hành cho đến lão tử, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Quyển Thứ 323
HẾT

XXXXVII. PHẨM CHƠN NHƯ

07

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, bố thí Ba-la-mật-đa đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa bố thí Ba-la-mật-đa, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của tịnh giới cho đến chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của tịnh giới cho đến chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, pháp không nội đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa pháp không nội, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của pháp không nội đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của pháp không nội, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của pháp không ngoại cho đến chơn như của pháp không không tánh tự tánh, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của chơn như đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của chơn như, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của pháp giới cho đến chơn như của cảnh giới bất tư nghì, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, bốn niệm trụ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa bốn niệm trụ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của bốn niệm trụ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của bốn niệm trụ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của bốn chánh đoạn cho đến chơn như của tám chi thánh đạo, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, Thánh đế khổ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, Thánh đế tập, diệt, đạo đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa Thánh đế khổ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa Thánh đế tập, diệt, đạo, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của Thánh đế khổ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của Thánh đế khổ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, bốn tịnh lự đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, bốn vô lượng, bốn định vô sắc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa bốn tịnh lự, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của bốn tịnh lự đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của bốn tịnh lự, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, tám giải thoát đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa tám giải thoát, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của tám giải thoát đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của tám giải thoát, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, pháp môn giải thoát không đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa pháp môn giải thoát không, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của pháp môn giải thoát không đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của pháp môn giải thoát không, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, năm loại mắt đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, sáu phép thần thông đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa năm loại mắt, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa sáu phép thần thông, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của năm loại mắt đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của sáu phép thần thông đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của năm loại mắt, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của sáu phép thần thông, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, pháp môn Tam-ma-địa đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, pháp môn Đà-la-ni đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa pháp môn Tam-ma-địa, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa pháp môn Đà-la-ni, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của pháp môn Tam-ma-địa đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của pháp môn Đà-la-ni đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của pháp môn Tam-ma-địa, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của pháp môn Đà-la-ni, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, mười lực Phật đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa mười lực Phật, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của mười lực Phật đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của bốn điều không sợ cho đến chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của mười lực Phật, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của bốn điều không sợ cho đến chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, quả Dự-lưu đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa quả Dự-lưu, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của quả Dự-lưu đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của quả Dự-lưu, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, quả vị Độc-giác đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa quả vị Độc-giác, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của quả vị Độc-giác đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của quả vị Độc-giác, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, trí nhất thiết đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa trí nhất thiết, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của trí nhất thiết đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của trí nhất thiết, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa với Xá Lợi Tử: Nếu tất cả pháp là chắc thật, là an trụ, hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được, thì nói là những pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột có thể bị thối lui?

Khi ấy, Xá Lợi Tử bảo với cụ thọ Thiện Hiện: Như Ngài đã nói, thì trong pháp vô sanh nhẫn hoàn toàn không có pháp, cũng không có Bồ-tát có thể đối với quả vị giác ngộ cao tột nói là có thối lui. Nếu vậy, thì tại sao Phật nói ba loại hữu tình trụ Bồ-tát thừa, lẽ ra chỉ nên nói một mà thôi. Lại như Ngài đã nói thì không nên có ba thừa Bồ-tát, mà chỉ nên có một thừa Chánh Đẳng Giác mà thôi?

Khi ấy, cụ thọ Mãn Từ Tử nói với Xá Lợi Tử: Nên hỏi Thiện Hiện là có phải chỉ có một Bồ-tát thừa chăng, sau đó mới nên vấn nạn, không nên kiến lập ba thừa sai khác mà chỉ nên có một thừa Chánh Đẳng Giác.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

- Có phải chỉ có một Bồ-tát thừa chăng?

Lúc bấy giờ, Thiện Hiện thưa với Xá Lợi Tử:

- Thưa Ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, trong chơn như của tất cả pháp, có phải có ba loại tướng sai khác của hữu tình trụ Bồ-tát thừa chăng? Đó là đối với quả vị giác ngộ cao tột có loại nhất định bị thối lui, nhất định không thối lui và bất định chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, trong chơn như của tất cả pháp, có phải có ba thừa Bồ-tát là Thanh-văn, Bồ-tát thừa, Độc-giác Bồ-tát thừa và Chánh đẳng giác Bồ-tát thừa khác nhau chẳng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, trong chơn như của tất cả pháp, có phải thật có một Bồ-tát thừa nhất định không thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, trong chơn như của tất cả pháp, có phải thật có một Chánh đẳng giác Bồ-tát thừa chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của các pháp có một, có hai, có ba tướng chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, trong chơn như của tất cả pháp, có phải có một pháp, một Bồ-tát, để có thể nắm bắt được chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Lúc bấy giờ, Thiện Hiện thưa với Xá Lợi Tử: Nếu tất cả pháp là chắc thật, là an trụ, hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao Xá Lợi Tử có thể nghĩ thế này: Bồ-tát như thế đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật, nhất định có thối lui; Bồ-tát như thế, đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật, nhất định không thối lui; Bồ-tát như thế đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật nhất định bất định; Bồ-tát như thế là Thanh-văn thừa, Bồ-tát như thế là Độc-giác thừa, Bồ-tát như thế là Chánh đẳng giác thừa? Như vậy là ba, hay như vậy là một?

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát đối với tất cả pháp hoàn toàn không có sở đắc, đối với chơn như của tất cả pháp cũng có thể khéo tin hiểu, hoàn toàn không có sở đắc, đối với chư Bồ-tát cũng không sở đắc, đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng không sở đắc thì nên biết đó là đại Bồ-tát chơn thật.

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát nghe nói tướng chơn như chẳng thể nắm bắt được của các pháp như thế, tâm họ chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, chẳng nghi, chẳng hối, chẳng thối, chẳng chìm, thì đại Bồ-tát ấy mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lúc bấy giờ, Phật bảo cụ thọ Thiện Hiện:

- Này Thiện Hiện! Hay thay! Hay thay! Ông nay có thể vì các đại Bồ-tát mà nói pháp yếu. Những điều ông nói đều là do oai thần của Như Lai gia bị, chẳng phải tự lực của ông.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát đối với tướng chơn như chẳng thể nắm bắt được của các pháp, phát sanh sự tin hiểu sâu xa, biết tướng không sai biệt của tất cả pháp, nghe nói tướng chơn như chẳng thể nắm bắt được của các pháp như thế, tâm họ chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, chẳng nghi, chẳng hối, chẳng thối, chẳng chìm, thì đại Bồ-tát ấy mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát thành tựu pháp này thì có mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột chăng?

Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Nếu đại Bồ-tát thành tựu pháp này thì mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chẳng rơi vào địa vị Thanh-văn và Độc-giác.
XXXXVIII. PHẨM BỒ-TÁT AN TRỤ

01

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột thì nên trụ ở đâu và trụ như thế nào?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, đối với tất cả hữu tình nên trụ tâm bình đẳng, chẳng nên trụ tâm bất bình đẳng; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm bình đẳng, chẳng nên khởi tâm bất bình đẳng; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm bình đẳng mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm bất bình đẳng mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm đại từ, chẳng nên khởi tâm sân giận; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm đại từ mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm sân giận mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm đại bi, chẳng nên dùng tâm não hại; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm đại bi mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm não hại mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm đại hỷ, chẳng nên khởi tâm tật đố; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm đại hỷ mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm tật đố mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm đại xả, chẳng nên khởi tâm phe nhóm lệch lạc; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm đại xả mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm phe nhóm lệch lạc mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm cung kính, chẳng nên khởi tâm kiêu mạn; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm cung kính mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm kiêu mạn; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm ngay thẳng thật thà, chẳng nên khởi tâm dối trá dua nịnh; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm ngay thẳng thật thà mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm dối trá dua nịnh mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm mềm mỏng, chẳng nên khởi tâm ngang ngạnh; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm mềm mỏng mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm ngang ngạnh mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm lợi ích, chẳng nên khởi tâm chẳng lợi ích; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm lợi ích mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm chẳng lợi ích mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm an lạc, chẳng nên khởi tâm chẳng an lạc; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm an lạc mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm chẳng an lạc mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm không vướng mắc, chẳng nên khởi tâmvướng mắc; đối với tất cả hữu tình nên dùng tâm không vướng mắc mà nói với họ, chẳng nên dùng tâm có vướng mắc mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm xem như cha mẹ, như anh em, như chị em, như con trai, con gái, như bà con, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm xem như bạn bè, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm như thân giáo sư, như quỹ phạm sư, như đệ tử, như bạn đồng học, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm xem như Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm xem như Độc-giác, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm xem như đại Bồ-tát, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm xem như Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm cứu giúp, thương yêu, che chở, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm rốt ráo không, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, cũng dùng tâm này mà nói với họ; đối với tất cả hữu tình nên khởi tâm không, vô tướng, vô nguyện, cũng dùng tâm này mà nói với họ.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì dùng vô sở đắc làm phương tiện. Nên an trụ nơi đây.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự xa lìa việc giết hại sanh mạng, cũng khuyên người khác xa lìa việc giết hại sanh mạng, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa sự giết hại sanh mạng, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa giết hại sanh mạng; nên tự xa lìa việc không cho mà lấy, dâm dục tà hạnh, cũng khuyên người khác xa lìa việc không cho mà lấy, dâm dục tà hạnh, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa việc không cho mà lấy, dâm dục tà hạnh, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa việc không cho mà lấy, dâm dục tà hạnh.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự mình xa lìa lời nói hư dối, cũng khuyên người khác xa lìa lời nói hư dối, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa lời nói hư dối, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời nói hư dối; nên tự mình xa lìa lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp, cũng khuyên người khác xa lìa lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự mình xa lìa tham dục, cũng khuyên người khác xa lìa tham dục, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa tham dục, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa tham dục; nên tự mình xa lìa sân giận, tà kiến, cũng khuyên người khác xa lìa sân giận, tà kiến, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa sân giận, tà kiến, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa sân giận, tà kiến.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự mình tu sơ thiền, cũng khuyên người khác tu sơ thiền, thường xuyên tuyên dương pháp tu sơ thiền, hoan hỷ khen ngợi người tu sơ thiền; nên tự tu đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, cũng khuyên người khác tu đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, hoan hỷ khen ngợi người tu đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự mình tu từ vô lượng, cũng khuyên người khác tu từ vô lượng, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu từ vô lượng, hoan hỷ khen ngợi người tu từ vô lượng; nên tự tu bi, hỷ, xả vô lượng, cũng khuyên người khác tu bi, hỷ, xả vô lượng, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu bi, hỷ, xả vô lượng, cũng hoan hỷ khen ngợi người tu bi, hỷ, xả vô lượng.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự mình tu định Không vô biên xứ, cũng khuyên người khác tu định Không vô biên xứ, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu định Không vô biên xứ, hoan hỷ khen ngợi người tu định Không vô biên xứ; nên tự tu định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cũng khuyên người khác tu định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoan hỷ khen ngợi người tu định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa; nên tự viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự an trụ pháp không nội, cũng khuyên người khác an trụ pháp không nội, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp an trụ pháp không nội, hoan hỷ khen ngợi người khác an trụ pháp không nội; nên tự an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, cũng khuyên người khác an trụ pháp không ngoại cho đến an trụ pháp không không tánh tự tánh, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp an trụ pháp không ngoại cho đến an trụ pháp không không tánh tự tánh, hoan hỷ khen ngợi người an trụ pháp không ngoại cho đến an trụ pháp không không tánh tự tánh.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự an trụ chơn như, cũng khuyên người khác an trụ chơn như, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp an trụ chơn như, hoan hỷ khen ngợi người an trụ chơn như; nên tự an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, cũng khuyên người khác an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, hoan hỷ khen ngợi người an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự tu bốn niệm trụ, cũng khuyên người khác tu bốn niệm trụ, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu bốn niệm trụ, hoan hỷ khen ngợi người tu bốn niệm trụ; nên tự tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng khuyên người khác tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc, hoan hỷ khen ngợi người tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự tu Thánh để khổ, cũng khuyên người khác tu Thánh để khổ, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu Thánh để khổ, hoan hỷ khen ngợi người tu Thánh để khổ; nên tự tu Thánh để tập, diệt, đạo, cũng khuyên người khác tu Thánh để tập, diệt, đạo, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu Thánh để tập, diệt, đạo, hoan hỷ khen ngợi người tu Thánh để tập, diệt, đạo.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự tu tám giải thoát, cũng khuyên người khác tu tám giải thoát, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu tám giải thoát, hoan hỷ khen ngợi người tu tám giải thoát; nên tự tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cũng khuyên người khác tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, hoan hỷ khen ngợi người tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự tu pháp môn giải thoát không, cũng khuyên người khác tu pháp môn giải thoát không, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu pháp môn giải thoát không, hoan hỷ khen ngợi người tu pháp môn giải thoát là không; nên tự tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng khuyên người khác tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, hoan hỷ khen ngợi người tu pháp pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự viên mãn bậc Cực hỷ, cũng khuyên người khác viên mãn bậc Cực hỷ, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn bậc Cực hỷ, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn bậc Cực hỷ; nên tự viên mãn bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng khuyên người khác viên mãn bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự viên mãn năm loại mắt, cũng khuyên người khác viên mãn năm loại mắt, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn năm loại mắt, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn pháp năm loại mắt; nên tự viên mãn sáu phép thần thông, cũng khuyên người khác viên mãn sáu phép thần thông, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn sáu phép thần thông, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn sáu phép thần thông.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự viên mãn pháp môn Tam-ma-địa, cũng khuyên người khác viên mãn pháp môn Tam-ma-địa, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn pháp môn Tam-ma-địa, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn pháp môn Tam-ma-địa; nên tự viên mãn pháp môn Đà-la-ni, cũng khuyên người khác viên mãn pháp môn Đà-la-ni, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn pháp môn Đà-la-ni, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn pháp môn Đà-la-ni.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự viên mãn mười lực Phật, cũng khuyên người khác viên mãn mười lực Phật, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn mười lực Phật, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn mười lực Phật; nên tự viên mãn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng khuyên người khác viên mãn bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp viên mãn bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, hoan hỷ khen ngợi người viên mãn bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận, nghịch, cũng khuyên người khác quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận, nghịch, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận, nghịch, hoan hỷ khen ngợi người quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận, nghịch.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo, cũng khuyên người khác biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo, hoan hỷ khen ngợi người biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự khởi trí chứng quả Dự-lưu, mà chẳng chứng thực tế đắc quả Dự-lưu, cũng khuyên người khác khởi trí chứng quả Dự-lưu, và chứng thực tế đắc quả Dự-lưu, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp khởi trí chứng quả Dự-lưu, và chứng thực tế đắc quả Dự-lưu, hoan hỷ khen ngợi người khởi trí chứng quả Dự-lưu, và chứng thực tế đắc quả Dự-lưu; nên tự khởi trí chứng quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, mà chẳng chứng thực tế đắc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, cũng khuyên người khác khởi trí chứng quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, và chứng thực tế đắc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp khởi trí chứng quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, và chứng thực tế đắc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, hoan hỷ khen ngợi người khởi trí chứng quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, và chứng thực tế đắc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự khởi trí chứng quả vị Độc-giác, và chẳng chứng thực tế đắc quả vị Độc-giác, cũng khuyên người khác khởi trí chứng quả vị Độc-giác, và chứng thực tế đắc quả vị Độc-giác, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp khởi trí chứng quả vị Độc-giác, và chẳng chứng thực tế đắc quả vị Độc-giác, hoan hỷ khen ngợi người khởi trí chứng quả vị Độc-giác, và chứng thực tế đắc quả vị Độc-giác.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự nhập địa vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, cũng khuyên người khác nhập địa vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp nhập địa vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, hoan hỷ khen ngợi người nhập địa vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự nghiêm tịnh cõi Phật, cũng khuyên người khác nghiêm tịnh cõi Phật, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp nghiêm tịnh cõi Phật, hoan hỷ khen ngợi người nghiêm tịnh cõi Phật.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự thành thục hữu tình, cũng dạy người khác thành thục hữu tình, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp thành thục hữu tình, hoan hỷ khen ngợi người thành thục hữu tình.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự phát khởi thần thông Bồ-tát, cũng dạy người khác phát khởi thần thông Bồ-tát, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp phát khởi thần thông Bồ-tát, hoan hỷ khen ngợi người phát khởi thần thông Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự khởi trí nhất thiết, cũng dạy người khác khởi trí nhất thiết, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp khởi trí nhất thiết, hoan hỷ khen ngợi người khởi trí nhất thiết; nên tự khởi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng dạy người khác khởi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp khởi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoan hỷ khen ngợi người khởi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục, cũng khuyên người khác đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục, hoan hỷ khen ngợi người đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục.

Quyển Thứ 324
HẾT

XXXXVIII. PHẨM BỒ-TÁT AN TRỤ

02

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự khởi pháp không quên mất, cũng khuyên người khác khởi pháp không quên mất, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp không quên mất, hoan hỷ khen ngợi người khởi pháp không quên mất; nên tự khởi tánh luôn luôn xả, cũng khuyên người khác khởi tánh luôn luôn xả, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp khởi tánh luôn luôn xả, hoan hỷ khen ngợi người khởi tánh luôn luôn xả.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự nhiếp thọ tuổi thọ viên mãn, cũng khuyên người khác nhiếp thọ tuổi thọ viên mãn, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp nhiếp thọ tuổi thọ viên mãn, hoan hỷ khen ngợi người nhiếp thọ tuổi thọ viên mãn.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự chuyển pháp luân, cũng khuyên người khác chuyển pháp luân, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp chuyển pháp luân, hoan hỷ khen ngợi người chuyển pháp luân.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự nhiếp hộ khiến chánh pháp tồn tại, cũng khuyên người khác nhiếp hộ khiến chánh pháp tồn tại, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp nhiếp hộ khiến chánh pháp tồn tại, hoan hỷ khen ngợi người nhiếp hộ khiến chánh pháp tồn tại.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên an trụ như vậy.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nên học phương tiện thiện xảo của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; nếu học như vậy thì mới có khả năng an trụ pháp an trụ; nếu học như vậy, an trụ như vậy, thì đối với sắc không bị chướng ngại, đối với thọ, tưởng, hành, thức không bị chướng ngại; đối với nhãn xứ không bị chướng ngại, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không bị chướng ngại; đối với sắc xứ không bị chướng ngại, đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ được không bị chướng ngại; đối với nhãn giới không bị chướng ngại, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không bị chướng ngại; đối với sắc giới không bị chướng ngại, đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không bị chướng ngại; đối với nhãn thức giới không bị chướng ngại, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không bị chướng ngại; đối với nhãn xúc không bị chướng ngại, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không bị chướng ngại; đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không bị chướng ngại, đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra được không bị chướng ngại; đối với địa giới không bị chướng ngại, đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới không bị chướng ngại; đối với vô minh không bị chướng ngại, đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử được không bị chướng ngại; đối với việc xa lìa sự sát hại sanh mạng không bị chướng ngại, đối với việc xa lìa sự không cho mà lấy, dâm dục, tà hạnh, lời nói hư dối, lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp, tham dục, sân giận, tà kiến không bị chướng ngại; đối với bốn tịnh lự không bị chướng ngại, đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc không bị chướng ngại; đối với bố thí Ba-la-mật-đa không bị chướng ngại, đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa được không bị chướng ngại; đối với pháp không nội không bị chướng ngại, đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh không bị chướng ngại; đối với chơn như không bị chướng ngại, đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì không bị chướng ngại; đối với bốn niệm trụ không bị chướng ngại, đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không bị chướng ngại; đối với Thánh đế khổ không bị chướng ngại, đối với Thánh đế tập, diệt, đạo được không bị chướng ngại; đối với tám giải thoát không bị chướng ngại, đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không bị chướng ngại; đối với pháp môn giải thoát không không bị chướng ngại, đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện được không bị chướng ngại; đối với bậc Cực hỷ không bị chướng ngại, đối với bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân không bị chướng ngại; đối với năm loại mắt không bị chướng ngại, đối với sáu phép thần thông không bị chướng ngại; đối với pháp môn Tam-ma-địa không bị chướng ngại, đối với pháp môn Đà-la-ni được không bị chướng ngại; đối với mười lực Phật không bị chướng ngại, đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không bị chướng ngại; đối với việc quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận, nghịch không bị chướng ngại; đối với việc biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo không bị chướng ngại; đối với quả Dự-lưu không bị chướng ngại, đối với quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán không bị chướng ngại; đối với quả vị Độc-giác không bị chướng ngại; đối với địa vị nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát không bị chướng ngại; đối với việc nghiêm tịnh cõi Phật không bị chướng ngại, đối với việc thành thục hữu tình không bị chướng ngại; đối với việc khởi thần thông Bồ-tát không bị chướng ngại; đối với trí nhất thiết không bị chướng ngại, đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không bị chướng ngại; đối với việc đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục không bị chướng ngại; đối với pháp không quên mất không bị chướng ngại, đối với tánh luôn luôn xả không bị chướng ngại; đối với tuổi thọ viên mãn không bị chướng ngại; đối với việc chuyển pháp luân không bị chướng ngại; đối với sự tồn tại của chánh pháp không bị chướng ngại. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy từ đời trước đến nay chẳng nhiếp thọ sắc, chẳng nhiếp thọ thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nhiếp thọ nhãn xứ, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng nhiếp thọ sắc xứ, chẳng nhiếp thọ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng nhiếp thọ nhãn giới, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng nhiếp thọ sắc giới, chẳng nhiếp thọ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng nhiếp thọ nhãn thức giới, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng nhiếp thọ nhãn xúc, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng nhiếp thọ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng nhiếp thọ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng nhiếp thọ địa giới, chẳng nhiếp thọ thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng nhiếp thọ vô minh, chẳng nhiếp thọ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử; chẳng nhiếp thọ việc xa lìa sát hại sanh mạng, chẳng nhiếp thọ việc xa lìa sự chẳng cho mà lấy, dâm dục, tà hạnh, lời nói hư dối, lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp, tham dục, sân giận, tà kiến; chẳng nhiếp thọ bốn tịnh lự, chẳng nhiếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng nhiếp thọ bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nhiếp thọ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng nhiếp thọ pháp không nội, chẳng nhiếp thọ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng nhiếp thọ chơn như, chẳng nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng nhiếp thọ bốn niệm trụ, chẳng nhiếp thọ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng nhiếp thọ Thánh đế khổ, chẳng nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng nhiếp thọ tám giải thoát, chẳng nhiếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng nhiếp thọ bậc Cực hỷ, chẳng nhiếp thọ bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; chẳng nhiếp thọ năm loại mắt, chẳng nhiếp thọ sáu phép thần thông; chẳng nhiếp thọ pháp môn Tam-ma-địa, chẳng nhiếp thọ pháp môn Đà-la-ni; chẳng nhiếp thọ mười lực Phật, chẳng nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng nhiếp thọ việc quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận, nghịch; chẳng nhiếp thọ việc biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo; chẳng nhiếp thọ quả Dự-lưu, chẳng nhiếp thọ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng nhiếp thọ quả vị Độc-giác; chẳng nhiếp thọ địa vị nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; chẳng nhiếp thọ việc nghiêm tịnh cõi Phật, chẳng nhiếp thọ việc thành thục hữu tình, chẳng nhiếp thọ thần thông của Bồ-tát; chẳng nhiếp thọ trí nhất thiết, chẳng nhiếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng nhiếp thọ việc đoạn trừ tất cả tập khí phiền não tương tục; chẳng nhiếp thọ pháp không quên mất, chẳng nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; chẳng nhiếp thọ tuổi viên mãn, chẳng nhiếp thọ việc chuyển pháp luân, chẳng nhiếp thọ sự tồn tại của chánh pháp. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Vì sắc chẳng thể nhiếp thọ, nếu sắc chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là sắc; thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nhiếp thọ, nếu thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là thọ, tưởng, hành, thức.

Này Thiện Hiện! Nhãn xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhãn xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Này Thiện Hiện! Sắc xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu sắc xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Này Thiện Hiện! Nhãn giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhãn giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhãn giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.

Này Thiện Hiện! Sắc giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu sắc giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là sắc giới; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.

Này Thiện Hiện! Nhãn thức giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhãn thức giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhãn thức giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.

Này Thiện Hiện! Nhãn xúc chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhãn xúc chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhãn xúc; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Này Thiện Hiện! Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nhiếp thọ, nếu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nhiếp thọ, nếu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.

Này Thiện Hiện! Địa giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu địa giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Này Thiện Hiện! Vô minh chẳng thể nhiếp thọ, nếu vô minh chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là vô minh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử chẳng thể nhiếp thọ, nếu hành cho đến lão tử chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là hành cho đến lão tử.

Này Thiện Hiện! Việc xa lìa giết hại sanh mạng chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc xa lìa giết hại sanh mạng chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc xa lìa giết hại sanh mạng; việc xa lìa sự chẳng cho mà lấy, dâm dục, tà hạnh chẳng thể nhiếp thọ, nếu xa lìa việc chẳng cho mà lấy, dâm dục, tà hạnh chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc xa lìa sự chẳng cho mà lấy, dâm dục, tà hạnh.

Này Thiện Hiện! Việc xa lìa lời nói hư dối chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc xa lìa lời nói hư dối chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc xa lìa lời nói hư dối; việc xa lìa lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc lìa lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc lìa lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp.

Này Thiện Hiện! Việc xa lìa tham dục chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc xa lìa tham dục chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc xa lìa tham dục; việc xa lìa sân giận, tà kiến chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc xa lìa sân giận, tà kiến chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc xa lìa sân giận, tà kiến.

Này Thiện Hiện! Sơ thiền chẳng thể nhiếp thọ, nếu sơ thiền chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là sơ thiền; đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền chẳng thể nhiếp thọ, nếu đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền.

Này Thiện Hiện! Từ vô lượng chẳng thể nhiếp thọ, nếu từ vô lượng chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là từ vô lượng; bi, hỉ, xả vô lượng chẳng thể nhiếp thọ, nếu bi, hỉ, xả vô lượng chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là bi, hỉ, xả vô lượng.

Này Thiện Hiện! Không vô biên xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu Không vô biên xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là Không vô biên xứ; Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Này Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nhiếp thọ, nếu bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng thể nhiếp thọ, nếu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Pháp không nội chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp không nội chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp không nội; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Này Thiện Hiện! Chơn như chẳng thể nhiếp thọ, nếu chơn như chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là chơn như; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Này Thiện Hiện! Bốn niệm trụ chẳng thể nhiếp thọ, nếu bốn niệm trụ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng thể nhiếp thọ, nếu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.

Này Thiện Hiện! Thánh đế khổ chẳng thể nhiếp thọ, nếu Thánh đế khổ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là Thánh đế khổ; Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nhiếp thọ, nếu Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là Thánh đế tập, diệt, đạo.

Này Thiện Hiện! Tám giải thoát chẳng thể nhiếp thọ, nếu tám giải thoát chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là tám giải thoát; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp môn giải thoát không chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp môn giải thoát là không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Này Thiện Hiện! Bậc Cực hỷ chẳng thể nhiếp thọ, nếu bậc Cực hỷ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là bậc Cực hỷ; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân chẳng thể nhiếp thọ, nếu bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân.

Này Thiện Hiện! Năm loại mắt chẳng thể nhiếp thọ, nếu năm loại mắt chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là năm loại mắt; sáu phép thần thông chẳng thể nhiếp thọ, nếu sáu phép thần thông chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là sáu phép thần thông.

Này Thiện Hiện! Pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp môn Tam-ma-địa; pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp môn Đà-la-ni.

Này Thiện Hiện! Mười lực Phật chẳng thể nhiếp thọ, nếu mười lực Phật chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là mười lực Phật. Bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng thể nhiếp thọ, nếu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Thiện Hiện! Mười hai chi duyên khởi quán theo chiều thuận, nghịch chẳng thể nhiếp thọ, nếu mười hai chi duyên khởi quán theo chiều thuận, nghịch chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là mười hai chi duyên khởi quán theo chiều thuận, nghịch.

Này Thiện Hiện! Biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo chẳng thể nhiếp thọ, nếu biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo chẳng có thể nhiếp thọ thời chẳng nên biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo.

Này Thiện Hiện! Quả Dự-lưu chẳng thể nhiếp thọ, nếu quả Dự-lưu chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là quả Dự-lưu; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng thể nhiếp thọ, nếu quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.

Này Thiện Hiện! Quả vị Độc-giác chẳng thể nhiếp thọ, nếu quả vị Độc-giác chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là quả vị Độc-giác.

Này Thiện Hiện! Địa vị nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát chẳng thể nhiếp thọ, nếu địa vị nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là địa vị nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Việc nghiêm tịnh cõi Phật chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc nghiêm tịnh cõi Phật chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc nghiêm tịnh cõi Phật.

Này Thiện Hiện! Việc thành thục hữu tình chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc thành thục hữu tình chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc thành thục hữu tình.

Này Thiện Hiện! Thần thông của Bồ-tát chẳng thể nhiếp thọ, nếu thần thông của Bồ-tát chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là thần thông của Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết chẳng thể nhiếp thọ, nếu trí nhất thiết chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là trí nhất thiết; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng thể nhiếp thọ, nếu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này Thiện Hiện! Việc đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục.

Này Thiện Hiện! Pháp không quên mất chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp không quên mất chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp không quên mất; tánh luôn luôn xả chẳng thể nhiếp thọ, nếu tánh luôn luôn xả chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là tánh luôn luôn xả.

Này Thiện Hiện! Tuổi thọ viên mãn chẳng thể nhiếp thọ, nếu tuổi thọ viên mãn chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là tuổi thọ viên mãn.

Này Thiện Hiện! Chuyển pháp luân chẳng thể nhiếp thọ, nếu chuyển pháp luân chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là chuyển pháp luân.

Này Thiện Hiện! Chánh pháp tồn tại chẳng thể nhiếp thọ, nếu chánh pháp tồn tại chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là chánh pháp tồn tại.

Khi nói phẩm Bồ-tát an trụ ấy, có một vạn hai ngàn đại Bồ-tát đắc vô sanh pháp nhẫn.
XXXXIX. PHẨM BẤT THỐI CHUYỂN

01

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát bất thối chuyển có hạnh gì, có trạng gì, có tướng gì? Chúng con làm sao biết là đại Bồ-tát Bất thối chuyển?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát có khả năng biết như thật các bậc phàm phu, các bậc Thanh-văn, các bậc Độc-giác, các bậc Bồ-tát, các bậc Như Lai, trong chơn như của các pháp, các bậc như thế không đổi khác, không phân biệt, đều không hai, không hai phần. Đại Bồ-tát ấy tuy như thật ngộ nhập chơn như của các pháp nhưng đối với chơn như của các pháp không có sự phân biệt. Vì dùng vô sở đắc làm phương tiện nên đại Bồ-tát ấy đã như thật ngộ nhập chơn như của các pháp rồi, tuy nghe chơn như cùng với tất cả pháp không hai, không khác nhưng không nghi ngờ vướng mắc. Vì sao? Vì chơn như cùng tất cả pháp, chẳng thể nói một hoặc khác, cùng hay chẳng cùng. Đại Bồ-tát ấy phát ra lời nói không bao giờ khinh suất, những lời nói ra đều mang ý nghĩa lợi ích; nếu khôngý nghĩa lợi ích thì chẳng bao giờ nói. Đại Bồ-tát ấy chẳng quán xem sự tốt xấu trường đoản của người khác, mà bình đẳng thương yêu vì họ nói pháp.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát bất thối chuyển có các hành, trạng, tướng như thế, nên theo các hành, trạng, tướng như thế, biết là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Lại căn cứ vào hành nào, trạng nào, tướng nào, để biết là đại Bồ-tát Bất thối chuyển?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát có khả năng quán tất cả pháp là không hành, không trạng, không tướng, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp là không hành, không trạng, không tướng thì đại Bồ-tát ấy đối với pháp nào thối chuyển mà gọi là Bất thối chuyển?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với sắc thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với thọ, tưởng, hành, thức thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của sắc không sở hữu, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với nhãn xứ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của nhãn xứ không sở hữu, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với sắc xứ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của sắc xứ không sở hữu, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với nhãn giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của nhãn giới không sở hữu, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với sắc giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của sắc giới không sở hữu, tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với nhãn thức giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của nhãn thức giới không sở hữu, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với nhãn xúc thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của nhãn xúc không sở hữu, tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không sở hữu, tự tánh của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với địa giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của địa giới không sở hữu, tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là Thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với vô minh thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của vô minh không sở hữu, tự tánh của hành cho đến lão tử cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là Thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với bố thí Ba-la-mật-đa thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa không sở hữu, tự tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là Thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với pháp không nội thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của pháp không nội không sở hữu, tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với chơn như thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của chơn như không sở hữu, tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với bốn niệm trụ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của bốn niệm trụ không sở hữu, tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với Thánh đế khổ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với Thánh đế tập, diệt, đạo thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của Thánh đế khổ không sở hữu, tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với bốn tịnh lự thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của bốn tịnh lự không sở hữu, tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tám giải thoát thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của tám giải thoát không sở hữu, tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với pháp môn giải thoát không thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của pháp môn giải thoát không không sở hữu, tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với năm loại mắt thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với sáu phép thần thông thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của năm loại mắt không sở hữu, tự tánh của sáu phép thần thông cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với pháp môn Tam-ma-địa thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với pháp môn Đà-la-ni thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của pháp môn Tam-ma-địa không sở hữu, tự tánh của pháp môn Đà-la-ni cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với mười lực Phật thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của mười lực Phật không sở hữu, tự tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với quả Dự-lưu thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của quả Dự-lưu không sở hữu, tự tánh của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với quả vị Độc-giác thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của quả vị Độc-giác không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với trí nhất thiết thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của trí nhất thiết không sở hữu, tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với địa vị phàm phu thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với địa vị Thanh-văn, địa vị Độc-giác, địa vị Bồ-tát, địa vị Như Lai thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của địa vị phàm phu không sở hữu, tự tánh của địa vị Thanh-văn, địa vị Độc-giác, địa vị Bồ-tát, địa vị Như Lai cũng không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với quả vị giác ngộ cao tột thối chuyển nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột không sở hữu. Đại Bồ-tát nào chẳng an trụ trong đó thì gọi là thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì chẳng bao giờ thích xem hình tướng, ngôn thuyết của Sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo. Các Sa-môn, Bà-la-môn ấy, đối với pháp sở tri mà thật tri, thật kiến, hoặc có thể kiến lập pháp môn chánh kiến thì chắc chắn không có việc ấy.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, thì đối với pháp Tỳ-nại-gia mà Phật đã dạy, phát sanh sự tin, hiểu sâu sắc, quyết không nghi hoặc, không chấp thủ giới cấm, chẳng rơi vào tà kiến, chẳng chấp vào các điềm tốt của thế tục cho là thanh tịnh, không bao giờ lễ kính các thiên thần, như các sự thờ cúng của thế gian ngoại đạo, cũng chẳng bao giờ dùng các loại tràng hoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, bảo cái, kỹ nhạc, đèn đuốc cúng dường thiên thần và các ngoại đạo.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, thì chẳng sanh vào trong địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, A-tố-lạc, cũng chẳng sanh vào dòng dõi ti tiện, như là Chiên-đồ-la, Bổ-yết-ta v.v… cũng chẳng bao giờ thọ sanh huỳnh môn, vô hình, nhị hình và thân nữ nhơn, cũng chẳng bao giờ thọ thân bị đui, điếc, câm, ngọng, tay chân co quắp, hủi lác, lùn xấu, cũng chẳng bao giờ sanh vào chốn không có thì giờ rảnh.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị bất thối chuyển thì thường ưa thọ trì mười thiện nghiệp đạo, tự xa lìa việc giết hại sanh mạng, cũng khuyên người khác xa lìa việc giết hại sanh mạng, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa việc giết hại sanh mạng, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa việc giết hại sanh mạng; tự xa lìa việc không cho mà lấy, cũng khuyên người khác xa lìa việc không cho mà lấy, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa việc không cho mà lấy, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa việc không cho mà lấy; tự xa lìa dâm dục, tà hạnh, cũng khuyên người khác xa lìa dâm dục, tà hạnh, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa dâm dục, tà hạnh, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa dâm dục, tà hạnh; tự xa lìa lời nói hư dối, cũng khuyên người khác xa lìa lời nói hư dối, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa lời nói hư dối, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời nói hư dối; tự xa lìa lời nói thôi ác, cũng khuyên người khác xa lìa lời nói thôi ác, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa lời nói thôi ác, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời nói thôi ác; tự xa lìa lời nói chia rẽ, cũng khuyên người khác xa lìa lời nói chia rẽ, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa lời nói chia rẽ, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời nói chia rẽ; tự xa lìa lời nói hỗn tạp, cũng khuyên người khác xa lìa lời nói hỗn tạp, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa lời nói hỗn tạp, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời nói hỗn tạp; tự xa lìa tham dục, cũng khuyên người khác xa lìa tham dục, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa tham dục, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa tham dục; tự xa lìa sân giận, cũng khuyên người khác xa lìa sân giận, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa sân giận, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa sân giận; tự xa lìa tà kiến, cũng khuyên người khác xa lìa tà kiến, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp xa lìa tà kiến, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa tà kiến.

Đại Bồ-tát ấy ngay trong mộng cũng chẳng hiện khởi mười ác nghiệp đạo, huống là lúc tỉnh.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình mà luôn tu bố thí Ba-la-mật-đa; vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình mà luôn tu tịnh giới Ba-la-mật-đa; vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình mà luôn tu an nhẫn Ba-la-mật-đa; vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình mà luôn tu tinh tấn Ba-la-mật-đa; vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình mà luôn tu tịnh lự Ba-la-mật-đa; vì làm lợi ích cho tất cả hữu tình mà luôn tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa,Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển thì các giáo pháp thanh tịnh mà họ thọ trì, tư duy, đọc tụng, rốt ráo thông lợi đó là Khế kinh, Ứng tụng, Ký biệt, Phúng tụng, Tự thuyết, Duyên khởi, Bổn sự, Bổn sanh, Phương quảng, Hy pháp, Thí dụ, Luận nghị. Đem những pháp như thế, thường ưa bố thí cho tất cả hữu tình, luôn nghĩ thế này: Nên làm thế nào khiến cho sở nguyện cầu chánh pháp của các loài hữu tình đều được đầy đủ. Lại đem thiện căn pháp thí ấy ban cho các hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như vậy, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối chuyển, thì đối với pháp môn sâu xa mà Phật đã dạy, không bao giờ sanh nghi hoặc, do dự.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì duyên gì mà đại Bồ-tát Bất thối chuyển, đối với pháp môn sâu xa mà Phật đã dạy, không bao giờ sanh nghi hoặc, do dự?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy hoàn toàn không thấy có một pháp nào có thể nghi hoặc, do dự, đó là chẳng thấy có sắc, cũng chẳng thấy có thọ, tưởng, hành, thức có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có nhãn xứ, cũng chẳng thấy có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có sắc xứ, cũng chẳng thấy có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có nhãn giới, cũng chẳng thấy có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có sắc giới, cũng chẳng thấy có thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có nhãn thức giới, cũng chẳng thấy có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có nhãn xúc, cũng chẳng thấy có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng thấy có các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có địa giới, cũng chẳng thấy có thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có vô minh, cũng chẳng thấy có hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có bố thí Ba-la-mật-đa, cũng chẳng thấy có tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có pháp không nội, cũng chẳng thấy có pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có chơn như, cũng chẳng thấy có pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có thể sanh nghi hoặc do dự; chẳng thấy có bốn niệm trụ, cũng chẳng thấy có bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có Thánh đế khổ, cũng chẳng thấy có Thánh đế tập, diệt, đạo có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có bốn tịnh lự, cũng chẳng thấy có bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có tám giải thoát, cũng chẳng thấy có tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có năm loại mắt, cũng chẳng thấy có sáu phép thần thông có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng thấy có pháp môn Đà-la-ni có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có mười lực Phật, cũng chẳng thấy có bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có quả Dự-lưu, cũng chẳng thấy có quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có quả vị Độc-giác có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có trí nhất thiết, cũng chẳng thấy có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể sanh nghi hoặc, do dự; chẳng thấy có địa vị phàm phu, cũng chẳng thấy có địa vị Thanh-văn, địa vị Độc-giác, địa vị Bồ-tát, địa vị Như Lai có thể sanh nghi hoặc, do dự.

Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Quyển Thứ 325
HẾT

Tạo bài viết
06/09/2013(Xem: 16859)
14/05/2010(Xem: 63257)
10/10/2014(Xem: 46993)
01/08/2014(Xem: 30165)
05/08/2010(Xem: 99112)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: