- Lời Nói Đầu
- Tập 1 (Quyển 1-15)
- Tập 1 (Quyển 16-25)
- Tập 2 (Quyển 26-37)
- Tập 2 (Quyển 38-50)
- Tập 3 (Quyển 51-63)
- Tập 3 (Quyển 64 – 75)
- Tập 4 (Quyển 76 – 90)
- Tập 4 (Quyển 90 – 100)
- Tập 5 (Quyển 101-113)
- Tập 5 (Quyển 113-125)
- Tập 6 (Quyển 126-139)
- Tập 6 (Quyển 140-150)
- Tập 7 (Quyển 151-163)
- Tập 7 (Quyển 164-175)
- Tập 8 (Quyển 176-187)
- Tập 8 (Quyển 188-200)
- Tập 9 (Quyển 201-212)
- Tập 9 (Quyển 213-225)
- Tập 10 (Quyển 226-237)
- Tập 10 (Quyển 238-250)
- Tập 11 (Quyển 251-263)
- Tập 11 (Quyển 264-275)
- Tập 12 (Quyển 276-287)
- Tập 12 (Quyển 288-300)
- Tập 13 (Quyển 301-313)
- Tập 13 (Quyển 314-325)
- Tập 14 (Quyển 326-334)
- Tập 14 (Quyển 335-350)
- Tập 15 (Quyển 351-362)
- Tập 15 (Quyển 363-375)
- Tập 16 (Quyển 376-386)
- Tập 16 (Quyển 387-400)
- Tập 17 (Quyển 401-412)
- Tập 17 (Quyển 413-425)
- Tập 18 (Quyển 426-437)
- Tập 18 (Quyển 438-450)
- Tập 19 (Quyển 451-463)
- Tập 19 (Quyển 464-475)
- Tập 20 (Quyển 476-487)
- Tập 20 (Quyển 488-500)
- Tập 21 (Quyển 501-513)
- Tập 21 (Quyển 514-525)
- Tập 22 (Quyển 526-538)
- Tập 22 (Quyển 539-550)
- Tập 23 (Quyển 551-562)
- Tập 23 (Quyển 563-575)
- Tập 24 (Quyển 576-588)
- Tập 24 (Quyển 589-600)
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
TẬP 13 (Quyển 314-325)
XXXXV. PHẨM CHƠN THIỆN HỮU
02
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát có khả năng làm việc khó làm, là ở trong tự tánh không của tất cả pháp, mong cầu quả vị giác ngộ cao tột, muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Phật dạy: Đúng vậy! Đúng vậy! Này Thiện Hiện! Như lời ông nói! Các đại Bồ-tát có khả năng làm việc khó làm, là ở trong tự tánh không của tất cả pháp, mong cầu quả vị giác ngộ cao tột, muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát tuy biết tất cả pháp như huyễn, như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như sự biến hóa, như ảo thành, tự tánh đều không, nhưng vì nghĩa lợi cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì khiến cho thế gian được lợi ích mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì khiến thế gian được an lạc mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn cứu vớt thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm nơi nương tựa cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm nơi cư trú cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm con đường rốt ráo cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm cù lao cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm ánh sáng cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm ngọn đuốc cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm đạo sư cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm tướng soái cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm chỗ hướng đến cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì khiến thế gian được nghĩa lợi mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tình mà tu hành bố thí, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tình mà tu hành tịnh giới, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tình mà tu hành an nhẫn, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tình mà tu hành tinh tấn, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tình mà tu hành tịnh lự, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tình mà tu hành Bát-nhã, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm cho thế gian được nghĩa lợi mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì khiến cho thế gian được lợi ích mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì cứu vớt hữu tình ra khỏi sự sợ hãi của năm thú, đặt họ ở bờ Niết-bàn vô úy kia mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì khiến thế gian được lợi ích mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì khiến thế gian được an lạc mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì cứu vớt hữu tình khỏi ưu, sầu, khổ não đặt họ ở bờ Niết-bàn an ổn kia mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì khiến thế gian được an lạc mà hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì muốn cứu vớt các thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì muốn cứu vớt các khổ sanh tử của hữu tình mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột mới có khả năng nói đúng như thật pháp đoạn khổ; hữu tình nghe rồi, nương vào giáo pháp ba thừa mà lần lượt tu hành để được giải thoát.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì muốn cứu vớt các thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì làm chỗ nương tựa cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì khiến tất cả hữu tình có các sự sanh, lão, bệnh, tử, sầu, than, khổ, ưu, não, giải thoát khỏi sự sanh, lão, bệnh, tử, sầu, than, khổ, ưu, não, an trụ cõi Vô-dư-y Niết-bàn mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm nơi nương tựa cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì làm chỗ cư trú cho thế gian mà hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn vì hữu tình nói tất cả pháp đều chẳng hòa hợp mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đó là vì đại Bồ-tát làm nơi cư trú cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Thiện Hiện lại bạch: Bạch Thế Tôn! Vì sao tất cả pháp đều chẳng hòa hợp?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Sắc chẳng hòa hợp tức là sắc chẳng hệ thuộc nhau; sắc chẳng hệ thuộc nhau tức là sắc vô sanh; sắc vô sanh tức là sắc vô diệt; sắc vô diệt tức là sắc chẳng hòa hợp. Thọ, tưởng, hành, thức chẳng hòa hợp tức là thọ, tưởng, hành, thức chẳng hệ thuộc nhau; thọ, tưởng, hành, thức chẳng hệ thuộc nhau tức là thọ, tưởng, hành, thức vô sanh; thọ, tưởng, hành, thức vô sanh tức là thọ, tưởng, hành, thức vô diệt; thọ, tưởng, hành, thức vô diệt tức là thọ, tưởng, hành, thức chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Nhãn xứ chẳng hòa hợp tức là nhãn xứ chẳng hệ thuộc nhau; nhãn xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là nhãn xứ vô sanh; nhãn xứ vô sanh tức là nhãn xứ vô diệt; nhãn xứ vô diệt tức là nhãn xứ chẳng hòa hợp. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng hòa hợp tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng hệ thuộc nhau; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô sanh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô sanh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô diệt; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô diệt tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Sắc xứ chẳng hòa hợp tức là sắc xứ chẳng hệ thuộc nhau; sắc xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là sắc xứ vô sanh; sắc xứ vô sanh tức là sắc xứ vô diệt; sắc xứ vô diệt tức là sắc xứ chẳng hòa hợp. Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng hòa hợp tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng hệ thuộc nhau; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô sanh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô sanh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô diệt; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô diệt tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Nhãn giới chẳng hòa hợp tức là nhãn giới chẳng hệ thuộc nhau; nhãn giới chẳng hệ thuộc nhau tức là nhãn giới vô sanh; nhãn giới vô sanh tức là nhãn giới vô diệt; nhãn giới vô diệt tức là nhãn giới chẳng hòa hợp. Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô sanh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô diệt; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Nhĩ giới chẳng hòa hợp tức là nhĩ giới chẳng hệ thuộc nhau; nhĩ giới chẳng hệ thuộc nhau tức là nhĩ giới vô sanh; nhĩ giới vô sanh tức là nhĩ giới vô diệt; nhĩ giới vô diệt tức là nhĩ giới chẳng hòa hợp. Thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô sanh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô diệt; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Tỷ giới chẳng hòa hợp tức là tỷ giới chẳng hệ thuộc nhau; tỷ giới chẳng hệ thuộc nhau tức là tỷ giới vô sanh; tỷ giới vô sanh tức là tỷ giới vô diệt; tỷ giới vô diệt tức là tỷ giới chẳng hòa hợp. Hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô sanh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô diệt; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Thiệt giới chẳng hòa hợp tức là thiệt giới chẳng hệ thuộc nhau; thiệt giới chẳng hệ thuộc nhau tức là thiệt giới vô sanh; thiệt giới vô sanh tức là thiệt giới vô diệt; thiệt giới vô diệt tức là thiệt giới chẳng hòa hợp. Vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô sanh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô diệt; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Thân giới chẳng hòa hợp tức là thân giới chẳng hệ thuộc nhau; thân giới chẳng hệ thuộc nhau tức là thân giới vô sanh; thân giới vô sanh tức là thân giới vô diệt; thân giới vô diệt tức là thân giới chẳng hòa hợp. Xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô sanh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô diệt; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Ý giới chẳng hòa hợp tức là ý giới chẳng hệ thuộc nhau; ý giới chẳng hệ thuộc nhau tức là ý giới vô sanh; ý giới vô sanh tức là ý giới vô diệt; ý giới vô diệt tức là ý giới chẳng hòa hợp. Pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô sanh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô diệt; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Địa giới chẳng hòa hợp tức là địa giới chẳng hệ thuộc nhau; địa giới chẳng hệ thuộc nhau tức là địa giới vô sanh; địa giới vô sanh tức là địa giới vô diệt; địa giới vô diệt tức là địa giới chẳng hòa hợp. Thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng hòa hợp tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng hệ thuộc nhau; thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng hệ thuộc nhau tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô sanh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô sanh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô diệt; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô diệt tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Vô minh chẳng hòa hợp tức là vô minh chẳng hệ thuộc nhau; vô minh chẳng hệ thuộc nhau tức là vô minh vô sanh; vô minh vô sanh tức là vô minh vô diệt; vô minh vô diệt tức là vô minh chẳng hòa hợp. Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng hòa hợp tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng hệ thuộc nhau; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng hệ thuộc nhau tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô sanh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô sanh tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô diệt; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô diệt tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa chẳng hòa hợp tức là bố thí Ba-la-mật-đa chẳng hệ thuộc nhau; bố thí Ba-la-mật-đa chẳng hệ thuộc nhau tức là bố thí Ba-la-mật-đa vô sanh; bố thí Ba-la-mật-đa vô sanh tức là bố thí Ba-la-mật-đa vô diệt; bố thí Ba-la-mật-đa vô diệt tức là bố thí Ba-la-mật-đa chẳng hòa hợp. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng hòa hợp tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng hệ thuộc nhau; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng hệ thuộc nhau tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô sanh; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô sanh tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô diệt; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô diệt tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Pháp không nội chẳng hòa hợp tức là pháp không nội chẳng hệ thuộc nhau; pháp không nội chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp không nội vô sanh; pháp không nội vô sanh tức là pháp không nội vô diệt; pháp không nội vô diệt tức là pháp không nội chẳng hòa hợp. Pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng hòa hợp tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng hệ thuộc nhau; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô sanh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô sanh tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô diệt; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô diệt tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Chơn như chẳng hòa hợp tức là chơn như chẳng hệ thuộc nhau; chơn như chẳng hệ thuộc nhau tức là chơn như vô sanh; chơn như vô sanh tức là chơn như vô diệt; chơn như vô diệt tức là chơn như chẳng hòa hợp. Pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng hòa hợp tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng hệ thuộc nhau; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô sanh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô sanh tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô diệt; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô diệt tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Thánh đế khổ chẳng hòa hợp tức là Thánh đế khổ chẳng hệ thuộc nhau; Thánh đế khổ chẳng hệ thuộc nhau tức là Thánh đế khổ vô sanh; Thánh đế khổ vô sanh tức là Thánh đế khổ vô diệt; Thánh đế khổ vô diệt tức là Thánh đế khổ chẳng hòa hợp. Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng hòa hợp tức là Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng hệ thuộc nhau; Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng hệ thuộc nhau tức là Thánh đế tập, diệt, đạo vô sanh; Thánh đế tập, diệt, đạo vô sanh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo vô diệt; Thánh đế tập, diệt, đạo vô diệt tức là Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Bốn tịnh lự chẳng hòa hợp tức là bốn tịnh lự chẳng hệ thuộc nhau; bốn tịnh lự chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn tịnh lự vô sanh; bốn tịnh lự vô sanh tức là bốn tịnh lự vô diệt; bốn tịnh lự vô diệt tức là bốn tịnh lự chẳng hòa hợp. Bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng hòa hợp tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng hệ thuộc nhau; bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô sanh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô sanh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô diệt; bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô diệt tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Tám giải thoát chẳng hòa hợp tức là tám giải thoát chẳng hệ thuộc nhau; tám giải thoát chẳng hệ thuộc nhau tức là tám giải thoát vô sanh; tám giải thoát vô sanh tức là tám giải thoát vô diệt; tám giải thoát vô diệt tức là tám giải thoát chẳng hòa hợp. Tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng hòa hợp tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng hệ thuộc nhau; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô sanh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô sanh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô diệt; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô diệt tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Bốn niệm trụ chẳng hòa hợp tức là bốn niệm trụ chẳng hệ thuộc nhau; bốn niệm trụ chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn niệm trụ vô sanh; bốn niệm trụ vô sanh tức là bốn niệm trụ vô diệt; bốn niệm trụ vô diệt tức là bốn niệm trụ chẳng hòa hợp. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng hòa hợp tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng hệ thuộc nhau; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô sanh; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô sanh tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô diệt; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô diệt tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không chẳng hòa hợp tức là pháp môn giải thoát không chẳng hệ thuộc nhau; pháp môn giải thoát không chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp môn giải thoát không vô sanh; pháp môn giải thoát không vô sanh tức là pháp môn giải thoát không vô diệt; pháp môn giải thoát không vô diệt tức là pháp môn giải thoát không chẳng hòa hợp. Pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng hòa hợp tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng hệ thuộc nhau; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô sanh; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô sanh tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô diệt; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô diệt tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Mười địa Bồ-tát chẳng hòa hợp tức là mười địa Bồ-tát chẳng hệ thuộc nhau; mười địa Bồ-tát chẳng hệ thuộc nhau tức là mười địa Bồ-tát vô sanh; mười địa Bồ-tát vô sanh tức là mười địa Bồ-tát vô diệt; mười địa Bồ-tát vô diệt tức là mười địa Bồ-tát chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Năm loại mắt chẳng hòa hợp tức là năm loại mắt chẳng hệ thuộc nhau; năm loại mắt chẳng hệ thuộc nhau tức là năm loại mắt vô sanh; năm loại mắt vô sanh tức là năm loại mắt vô diệt; năm loại mắt vô diệt tức là năm loại mắt chẳng hòa hợp. Sáu phép thần thông chẳng hòa hợp tức là sáu phép thần thông chẳng hệ thuộc nhau; sáu phép thần thông chẳng hệ thuộc nhau tức là sáu phép thần thông vô sanh; sáu phép thần thông vô sanh tức là sáu phép thần thông vô diệt; sáu phép thần thông vô diệt tức là sáu phép thần thông chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Mười lực Phật chẳng hòa hợp tức là mười lực Phật chẳng hệ thuộc nhau; mười lực Phật chẳng hệ thuộc nhau tức là mười lực Phật vô sanh; mười lực Phật vô sanh tức là mười lực Phật vô diệt; mười lực Phật vô diệt tức là mười lực Phật chẳng hòa hợp. Bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng hòa hợp tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng hệ thuộc nhau; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô sanh; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô sanh tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô diệt; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô diệt tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Pháp không quên mất chẳng hòa hợp tức là pháp không quên mất chẳng hệ thuộc nhau; pháp không quên mất chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp không quên mất vô sanh; pháp không quên mất vô sanh tức là pháp không quên mất vô diệt; pháp không quên mất vô diệt tức là pháp không quên mất chẳng hòa hợp. Tánh luôn luôn xả chẳng hòa hợp tức là tánh luôn luôn xả chẳng hệ thuộc nhau; tánh luôn luôn xả chẳng hệ thuộc nhau tức là tánh luôn luôn xả vô sanh; tánh luôn luôn xả vô sanh tức là tánh luôn luôn xả vô diệt; tánh luôn luôn xả vô diệt tức là tánh luôn luôn xả chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết chẳng hòa hợp tức là trí nhất thiết chẳng hệ thuộc nhau; trí nhất thiết chẳng hệ thuộc nhau tức là trí nhất thiết vô sanh; trí nhất thiết vô sanh tức là trí nhất thiết vô diệt; trí nhất thiết vô diệt tức là trí nhất thiết chẳng hòa hợp. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng hòa hợp tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng hệ thuộc nhau; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng hệ thuộc nhau tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô sanh; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô sanh tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô diệt; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô diệt tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng hòa hợp tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng hệ thuộc nhau; tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng hệ thuộc nhau tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni vô sanh; tất cả pháp môn Đà-la-ni vô sanh tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni vô diệt; tất cả pháp môn Đà-la-ni vô diệt tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng hòa hợp. tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng hòa hợp tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng hệ thuộc nhau; tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng hệ thuộc nhau tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô sanh; tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô sanh tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô diệt; tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô diệt tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Quả Dự-lưu chẳng hòa hợp tức là quả Dự-lưu chẳng hệ thuộc nhau; quả Dự-lưu chẳng hệ thuộc nhau tức là quả Dự-lưu vô sanh; quả Dự-lưu vô sanh tức là quả Dự-lưu vô diệt; quả Dự-lưu vô diệt tức là quả Dự-lưu chẳng hòa hợp. Quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng hòa hợp tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng hệ thuộc nhau; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng hệ thuộc nhau tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô sanh; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô sanh tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô diệt; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô diệt tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Quả vị Độc-giác chẳng hòa hợp tức là quả vị Độc-giác chẳng hệ thuộc nhau; quả vị Độc-giác chẳng hệ thuộc nhau tức là quả vị Độc-giác vô sanh; quả vị Độc-giác vô sanh tức là quả vị Độc-giác vô diệt; quả vị Độc-giác vô diệt tức là quả vị Độc-giác chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng hòa hợp tức là tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng hệ thuộc nhau; tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng hệ thuộc nhau tức là tất cả hạnh đại Bồ-tát vô sanh; tất cả hạnh đại Bồ-tát vô sanh tức là tất cả hạnh đại Bồ-tát vô diệt; tất cả hạnh đại Bồ-tát vô diệt tức là tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng hòa hợp tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng hệ thuộc nhau; quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng hệ thuộc nhau tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô sanh; quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô sanh tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô diệt; quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô diệt tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng hòa hợp.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn vì hữu tình nói tất cả pháp đều có tướng chẳng hòa hợp như vậy mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát muốn tạo con đường cứu cánh cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột vì muốn hữu tình nói pháp thế này: Sắc rốt ráo tức chẳng phải là sắc, thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo tức chẳng phải là thọ, tưởng, hành, thức; nhãn xứ rốt ráo tức chẳng phải là nhãn xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ rốt ráo tức chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; sắc xứ rốt ráo tức chẳng phải là sắc xứ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ rốt ráo tức chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; nhãn giới rốt ráo tức chẳng phải là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; nhĩ giới rốt ráo tức chẳng phải là nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; tỷ giới rốt ráo tức chẳng phải là tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; thiệt giới rốt ráo tức chẳng phải là thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; thân giới rốt ráo tức chẳng phải là thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; ý giới rốt ráo tức chẳng phải là ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; địa giới rốt ráo tức chẳng phải là địa giới, thủy, hỏa, phong, không, thức giới rốt ráo tức chẳng phải là thủy, hỏa, phong, không, thức giới; vô minh rốt ráo tức chẳng phải là vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não rốt ráo tức chẳng phải là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; bố thí Ba-la-mật-đa rốt ráo tức chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa rốt ráo tức chẳng phải là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; pháp không nội rốt ráo tức chẳng phải là pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh rốt ráo tức chẳng phải là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; chơn như rốt ráo tức chẳng phải là chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì rốt ráo tức chẳng phải là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; Thánh đế khổ rốt ráo tức chẳng phải là Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo rốt ráo tức chẳng phải là Thánh đế tập, diệt, đạo; bốn tịnh lự rốt ráo tức chẳng phải là bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc rốt ráo tức chẳng phải là bốn vô lượng, bốn định vô sắc; tám giải thoát rốt ráo tức chẳng phải là tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ rốt ráo tức chẳng phải là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; bốn niệm trụ rốt ráo tức chẳng phải là bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo rốt ráo tức chẳng phải là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; pháp môn giải thoát không rốt ráo tức chẳng phải là pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện rốt ráo tức chẳng phải là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; mười địa Bồ-tát rốt ráo tức chẳng phải là mười địa Bồ-tát; năm loại mắt rốt ráo tức chẳng phải là năm loại mắt, sáu phép thần thông rốt ráo tức chẳng phải là sáu phép thần thông; mười lực Phật rốt ráo tức chẳng phải là mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo tức chẳng phải là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất rốt ráo tức chẳng phải là pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả rốt ráo tức chẳng phải là tánh luôn luôn xả; trí nhất thiết rốt ráo tức chẳng phải là trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng rốt ráo tức chẳng phải là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đà-la-ni rốt ráo tức chẳng phải là tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa rốt ráo tức chẳng phải là tất cả pháp môn Tam-ma-địa; quả Dự-lưu rốt ráo tức chẳng phải là quả Dự-lưu, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán rốt ráo tức chẳng phải là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; quả vị Độc-giác rốt ráo tức chẳng phải là quả vị Độc-giác; tất cả hạnh đại Bồ-tát rốt ráo tức chẳng phải là tất cả hạnh đại Bồ-tát; quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rốt ráo tức chẳng phải là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.
Lại nữa, Thiện Hiện! Giống như tướng rốt ráo của các pháp này, tướng của tất cả pháp cũng như thế.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu tướng của tất cả pháp như tướng rốt ráo thì làm sao đại Bồ-tát đối với tất cả pháp, ứng hiện đẳng giác? Vì sao? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của sắc có sự phân biệt thế này: Đây là sắc; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của thọ, tưởng, hành, thức có sự phân biệt thế này: Đây là thọ, tưởng, hành, thức.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của nhãn xứ có sự phân biệt thế này: Đây là nhãn xứ; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có sự phân biệt thế này: Đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của sắc xứ có sự phân biệt thế này: Đây là sắc xứ; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có sự phân biệt thế này: Đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của nhãn giới có sự phân biệt thế này: Đây là nhãn giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của nhĩ giới có sự phân biệt thế này: Đây là nhĩ giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của tỷ giới có sự phân biệt thế này: Đây là tỷ giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của thiệt giới có sự phân biệt thế này: Đây là thiệt giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của thân giới có sự phân biệt thế này: Đây là thân giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của ý giới có sự phân biệt thế này: Đây là ý giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của địa giới có sự phân biệt thế này: Đây là địa giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có sự phân biệt thế này: Đây là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của vô minh có sự phân biệt thế này: Đây là vô minh; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có sự phân biệt thế này: Đây là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của bố thí Ba-la-mật-đa có sự phân biệt thế này: Đây là bố thí Ba-la-mật-đa; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có sự phân biệt thế này: Đây là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp không nội có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không nội; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của chơn như có sự phân biệt thế này: Đây là chơn như; cũng chẳng phải trong pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có sự phân biệt thế này: Đây là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của Thánh đế khổ có sự phân biệt thế này: Đây là Thánh đế khổ; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của Thánh đế tập, diệt, đạo có sự phân biệt thế này: Đây là Thánh đế tập, diệt, đạo.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn tịnh lự có sự phân biệt thế này: Đây là bốn tịnh lự; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn vô lượng, bốn định vô sắc có sự phân biệt thế này: Đây là bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của tám giải thoát có sự phân biệt thế này: Đây là tám giải thoát; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có sự phân biệt thế này: Đây là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn niệm trụ có sự phân biệt thế này: Đây là bốn niệm trụ; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có sự phân biệt thế này: Đây là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp môn giải thoát không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp môn giải thoát không; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có sự phân biệt thế này: Đây là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của mười địa Bồ-tát có sự phân biệt thế này: Đây là mười địa Bồ-tát.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của năm loại mắt có sự phân biệt thế này: Đây là năm loại mắt; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của sáu phép thần thông có sự phân biệt thế này: Đây là sáu phép thần thông.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của mười lực Phật có sự phân biệt thế này: Đây là mười lực Phật; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có sự phân biệt thế này: Đây là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp không quên mất có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không quên mất; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của tánh luôn luôn xả có sự phân biệt thế này: Đây là tánh luôn luôn xả.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của trí nhất thiết có sự phân biệt thế này: Đây là trí nhất thiết; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có sự phân biệt thế này: Đây là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của tất cả pháp môn Đà-la-ni có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả pháp môn Đà-la-ni; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của tất cả pháp môn Tam-ma-địa có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả pháp môn Tam-ma-địa.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của quả Dự-lưu có sự phân biệt thế này: Đây là quả Dự-lưu; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có sự phân biệt thế này: Đây là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của quả vị Độc-giác có sự phân biệt thế này: Đây là quả vị Độc-giác.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của tất cả hạnh đại Bồ-tát có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả hạnh đại Bồ-tát.
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật có sự phân biệt thế này: Đây là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.
Quyển Thứ 314
HẾT
XXXXV. PHẨM CHƠN THIỆN HỮU
03
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ông nói. Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của sắc không có sự phân biệt thế này: Đây là sắc; trong cái rốt ráo của thọ, tưởng, hành, thức cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là thọ, tưởng, hành, thức.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của nhãn xứ không có sự phân biệt thế này: Đây là nhãn xứ; trong cái rốt ráo của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của sắc xứ không có sự phân biệt thế này: Đây là sắc xứ; trong cái rốt ráo của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của nhãn giới không có sự phân biệt thế này: Đây là nhãn giới; trong cái rốt ráo của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của nhĩ giới không có sự phân biệt thế này: Đây là nhĩ giới; trong cái rốt ráo của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của tỷ giới không có sự phân biệt thế này: Đây là tỷ giới; trong cái rốt ráo của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của thiệt giới không có sự phân biệt thế này: Đây là thiệt giới; trong cái rốt ráo của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của thân giới không có sự phân biệt thế này: Đây là thân giới; trong cái rốt ráo của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của ý giới không có sự phân biệt thế này: Đây là ý giới; trong cái rốt ráo của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của địa giới không có sự phân biệt thế này: Đây là địa giới; trong cái rốt ráo của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của vô minh không có sự phân biệt thế này: Đây là vô minh; trong cái rốt ráo của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của bố thí Ba-la-mật-đa không có sự phân biệt thế này: Đây là bố thí Ba-la-mật-đa; trong cái rốt ráo của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của pháp không nội không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không nội; trong cái rốt ráo của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của chơn như không có sự phân biệt thế này: Đây là chơn như; trong cái rốt ráo của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp giới, cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của Thánh đế khổ không có sự phân biệt thế này: Đây là Thánh đế khổ; trong cái rốt ráo của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là Thánh đế tập, diệt, đạo.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của bốn tịnh lự không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn tịnh lự; trong cái rốt ráo của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của tám giải thoát không có sự phân biệt thế này: Đây là tám giải thoát; trong cái rốt ráo của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của bốn niệm trụ không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn niệm trụ; trong cái rốt ráo của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của pháp môn giải thoát không không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp môn giải thoát không; trong cái rốt ráo của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của mười địa Bồ-tát không có sự phân biệt thế này: Đây là mười địa Bồ-tát.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của năm loại mắt không có sự phân biệt thế này: Đây là năm loại mắt; trong cái rốt ráo của sáu phép thần thông cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là sáu phép thần thông.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của mười lực Phật không có sự phân biệt thế này: Đây là mười lực Phật; trong cái rốt ráo của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của pháp không quên mất không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không quên mất; trong cái rốt ráo của tánh luôn luôn xả cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là tánh luôn luôn xả.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của trí nhất thiết không có sự phân biệt thế này: Đây là trí nhất thiết; trong cái rốt ráo của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của tất cả pháp môn Đà-la-ni không có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả pháp môn Đà-la-ni; trong cái rốt ráo của tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả pháp môn Tam-ma-địa.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của quả Dự-lưu không có sự phân biệt thế này: Đây là quả Dự-lưu; trong cái rốt ráo của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của quả vị Độc-giác không có sự phân biệt thế này: Đây là quả vị Độc-giác.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của tất cả hạnh đại Bồ-tát không có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả hạnh đại Bồ-tát.
Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật không có sự phân biệt thế này: Đây là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.
Này Thiện Hiện! Đây là việc khó khăn của đại Bồ-tát, đó là tuy quán tất cả pháp đều là tướng tịch diệt nhưng tâm không chìm đắm trong nghĩ thế này: Ta đối với pháp ấy, hiện đẳng giác rồi, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, vì các hữu tình tuyên thuyết, khai thị pháp vi diệu tịch diệt như vậy.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì muốn tạo con đường rốt ráo cho thế gian nên phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì muốn tạo cù lao cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Thí như ở trong biển cả, sông ngòi lớn nhỏ, có chỗ nhô cao lên khỏi mặt nước, có thể ở được thì gọi đó là cù lao.
Này Thiện Hiện! Cũng vậy, khoảng trước, sau của sắc đều dứt, khoảng trước, sau của thọ, tưởng, hành, thức đều dứt; khoảng trước, sau của nhãn xứ đều dứt, khoảng trước, sau của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều dứt; khoảng trước, sau của sắc xứ đều dứt, khoảng trước, sau của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều dứt; khoảng trước, sau của nhãn giới đều dứt, khoảng trước, sau của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của nhĩ giới đều dứt, khoảng trước, sau của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của tỷ giới đều dứt, khoảng trước, sau của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của thiệt giới đều dứt, khoảng trước, sau của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của thân giới đều dứt, khoảng trước, sau của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của ý giới đều dứt, khoảng trước, sau của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của địa giới đều dứt, khoảng trước, sau của thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều dứt; khoảng trước, sau của vô minh đều dứt, khoảng trước, sau của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đều dứt; khoảng trước, sau của bố thí Ba-la-mật-đa đều dứt, khoảng trước, sau của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều dứt; khoảng trước, sau của pháp không nội đều dứt, khoảng trước, sau của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đều dứt; khoảng trước, sau của chơn như đều dứt, khoảng trước, sau của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đều dứt; khoảng trước, sau của Thánh đế khổ đều dứt, khoảng trước, sau của Thánh đế tập, diệt, đạo đều dứt; khoảng trước, sau của bốn tịnh lự đều dứt, khoảng trước, sau của bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều dứt; khoảng trước, sau của tám giải thoát đều dứt, khoảng trước, sau của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đều dứt; khoảng trước, sau của bốn niệm trụ đều dứt, khoảng trước, sau của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo đều dứt; khoảng trước, sau của pháp môn giải thoát không đều dứt, khoảng trước, sau của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đều dứt; khoảng trước, sau của mười địa Bồ-tát đều dứt; khoảng trước, sau của năm loại mắt đều dứt, khoảng trước, sau của sáu phép thần thông đều dứt; khoảng trước, sau của mười lực Phật đều dứt, khoảng trước, sau của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng đều dứt; khoảng trước, sau của pháp không quên mất đều dứt, khoảng trước, sau của tánh luôn luôn xả đều dứt; khoảng trước, sau của trí nhất thiết đều dứt, khoảng trước, sau của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều dứt; khoảng trước, sau của tất cả pháp môn Đà-la-ni đều dứt, khoảng trước, sau của tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều dứt; khoảng trước, sau của quả Dự-lưu đều dứt, khoảng trước, sau của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán đều dứt; khoảng trước, sau của quả vị Độc-giác đều dứt; khoảng trước, sau của tất cả hạnh đại Bồ-tát đều dứt, khoảng trước, sau của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật đều dứt.
Này Thiện Hiện! Do khoảng trước, khoảng sau này đều dứt nên tất cả pháp đều dứt.
Này Thiện Hiện! Khoảng trước, sau của tất cả pháp này đều dứt tức là tịch diệt, tức là vi diệu, tức là như thật, đó là không, không có sở đắc, con đường dứt ái hết, lìa nhiễm không có gì, vĩnh viễn Niết-bàn.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát cầu chứng quả vị giác ngộ cao tột, muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp vi diệu tịch diệt như thế.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm cù lao cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì làm ánh sáng cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì phá tan đêm dài vô minh, đập vỡ vỏ trứng che khuất hữu tình nhiều lớp đen tối, vì trị liệu mắt nhặm vô tri của hữu tình, khiến cho trong sáng, vì tất cả hữu tình ngu tối làm ánh sáng chiếu soi mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm ánh sáng cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì làm ngọn đuốc cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn vì hữu tình tuyên thuyết sáu phép Ba-la-mật-đa, và kinh điển tương ưng bốn nhiếp pháp, nghĩa thú chơn thật để phương tiện giáo hóa dẫn dắt, khuyên họ tu học mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm ngọn đuốc cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì làm đạo sư cho thế gian, mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn khiến cho hữu tình đang hướng về tà đạo, bỏ làm bốn việc chẳng nên làm; vì họ nói con đường duy nhất khiến về chánh giáo; vì muốn kẻ tạp nhiễm được thanh tịnh; vì muốn kẻ lo sầu được vui vẻ; vì muốn người khổ não được an vui; vì muốn hữu tình phi lý chứng pháp như lý; vì muốn hữu tình lưu chuyển được nhập Niết-bàn mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm đạo sư cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì làm tướng soái cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát mong cầu quả vị giác ngộ cao tột là muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; thọ, tưởng, hành, thức vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhĩ giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tỷ giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị thiệt giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị thân giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị ý giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị địa giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị vô minh vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bố thí Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh giới Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị an nhẫn Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tinh tấn Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh lự Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị Bát-nhã-ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị phương tiện thiện xảo Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nguyện Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị lực Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị trí Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không nội vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị chơn như vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị Thánh đế khổ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn tịnh lự vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tám giải thoát vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn niệm trụ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp môn giải thoát không vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị mười địa Bồ-tát vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị năm loại mắt vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, sáu phép thần thông vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị mười lực Phật vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không quên mất vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, tánh luôn luôn xả vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị trí nhất thiết vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả pháp môn Đà-la-ni vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả Dự-lưu vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị Độc-giác vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả hạnh đại Bồ-tát vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm tướng soái cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì làm nơi hướng đến cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát mong cầu quả vị giác ngộ cao tột muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc lấy hư không làm chỗ hướng đến, thọ, tưởng, hành, thức cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn xứ lấy hư không làm chỗ hướng đến, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc xứ lấy hư không làm chỗ hướng đến, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhĩ giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tỷ giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị thiệt giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị thân giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị ý giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị địa giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị vô minh lấy hư không làm chỗ hướng đến, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bố thí Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh giới Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị an nhẫn Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tinh tấn Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh lự Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị Bát-nhã-ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị phương tiện thiện xảo Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nguyện Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị lực Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị trí Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không nội lấy hư không làm chỗ hướng đến, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị chơn như lấy hư không làm chỗ hướng đến, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị Thánh đế khổ lấy hư không làm chỗ hướng đến, Thánh đế tập, diệt, đạo cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn tịnh lự lấy hư không làm chỗ hướng đến, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tám giải thoát lấy hư không làm chỗ hướng đến, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn niệm trụ lấy hư không làm chỗ hướng đến, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp môn giải thoát không lấy hư không làm chỗ hướng đến, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị mười địa Bồ-tát lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị năm loại mắt lấy hư không làm chỗ hướng đến, sáu phép thần thông cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị mười lực Phật lấy hư không làm chỗ hướng đến, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không quên mất lấy hư không làm chỗ hướng đến, tánh luôn luôn xả cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị trí nhất thiết lấy hư không làm chỗ hướng đến, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả pháp môn Đà-la-ni lấy hư không làm chỗ hướng đến, tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả Dự-lưu lấy hư không làm chỗ hướng đến, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị Độc-giác lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả hạnh đại Bồ-tát lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật lấy hư không làm chỗ hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của sắc là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn xứ chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nhãn xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc xứ chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của sắc xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nhãn giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của sắc giới cho đến tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị nhĩ giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nhĩ giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thanh giới cho đến tánh của các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tỷ giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tỷ giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của hương giới cho đến tánh của các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị thiệt giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thiệt giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của vị giới cho đến tánh của các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị thân giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thân giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của xúc giới cho đến tánh của các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị ý giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của ý giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp giới cho đến tánh của các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị địa giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của địa giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị vô minh chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của vô minh là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của hành cho đến tánh của lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh giới Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tịnh giới Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị an nhẫn Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của an nhẫn Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tinh tấn Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tinh tấn Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh lự Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tịnh lự Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của Bát-nhã-ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị phương tiện thiện xảo Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của phương tiện thiện xảo Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị nguyện Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nguyện Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị lực Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của lực Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị trí Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của trí Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không nội chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp không nội là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp không ngoại cho đến tánh của pháp không không tánh tự tánh là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị chơn như chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của chơn như là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp giới cho đến tánh của cảnh giới bất tư nghì là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị Thánh đế khổ chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của Thánh đế khổ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn tịnh lự chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn tịnh lự là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tám giải thoát chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tám giải thoát là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn niệm trụ chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn niệm trụ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tánh của tám chi thánh đạo là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp môn giải thoát không chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp môn giải thoát không là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị mười địa Bồ-tát chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của mười địa Bồ-tát là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị năm loại mắt chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của năm loại mắt là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; sáu phép thần thông cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của sáu phép thần thông là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị mười lực Phật chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của mười lực Phật là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn điều không sợ cho đến tánh của mười tám pháp Phật bất cộng là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không quên mất chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp không quên mất là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tánh luôn luôn xả là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị trí nhất thiết chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của trí nhất thiết là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị quả Dự-lưu chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của quả Dự-lưu là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của Quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị Độc-giác chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của quả vị Độc-giác là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.
Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm chỗ hướng đến cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Quyển Thứ 315
HẾT
XXXXV. PHẨM CHƠN THIỆN HỮU
04
Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tất cả pháp đều lấy không làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong tánh không, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô tướng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô tướng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô nguyện làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô nguyện, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô khởi, vô tác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô khởi, vô tác, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô sanh, vô diệt làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô sanh, vô diệt; chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô nhiễm, vô tịnh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô nhiễm, vô tịnh, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô sở hữu làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô sở hữu, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy huyễn làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong huyễn, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy mộng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong mộng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tiếng vang làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong tiếng vang, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ảnh tượng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong ảnh tượng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bóng sáng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong bóng sáng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bóng nắng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong bóng nắng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy việc biến hóa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong việc biến hóa, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ảo thành làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong ảo thành, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô lượng, vô biên làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô lượng, vô biên, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy việc chẳng cho, chẳng lấy làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong việc chẳng cho, chẳng lấy, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy việc chẳng nâng, chẳng hạ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong việc chẳng nâng, chẳng hạ, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô khứ, vô lai làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô khứ, vô lai, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô tăng, vô giảm làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong vô tăng, vô giảm, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bất nhập, bất xuất làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong bất nhập, bất xuất, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự chẳng tụ, chẳng tán làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong sự chẳng tụ, chẳng tán, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự chẳng hợp, chẳng lìa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong sự chẳng hợp, chẳng lìa, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ngã làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì ngã rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy hữu tình làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì hữu tình rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy dòng sanh mạng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì dòng sanh mạng rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng sanh khởi làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự sanh rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự dưỡng dục làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự dưỡng dục rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự trưởng thành làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự trưởng thành rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy chủ thể luân hồi làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì chủ thể luân hồi rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ý sanh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì ý sanh rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nho đồng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Nho đồng rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng làm việc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì khả năng làm việc rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng khiến người làm việc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì khả năng khiến người làm việc rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng thọ quả báo làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì khả năng thọ quả báo rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng khiến người thọ nghiệp làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì khả năng khiến người thọ nghiệp rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng tạo nghiệp làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì khả năng tạo nghiệp rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khả năng khiến người tạo nghiệp làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Khả năng khiến người tạo nghiệp rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy cái biết làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì cái biết rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy cái thấy làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì cái thấy rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thường làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì thường rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy lạc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì lạc rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ngã làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì ngã rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tịnh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tịnh rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô thường làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì vô thường rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy khổ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì khổ rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô ngã làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì vô ngã rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bất tịnh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bất tịnh rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự tham làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự tham rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự sân làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự sân rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự si làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự si rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự thấy việc làm làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sự thấy việc làm rốt ráo còn không có sở hữu, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến, có thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy chơn như làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong chơn như, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong pháp giới, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp tánh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong pháp tánh, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tánh chẳng hư vọng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong tánh chẳng hư vọng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tánh chẳng đổi khác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong tánh chẳng đổi khác ấy, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tánh bình đẳng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong tánh đình đẳng, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tánh ly sanh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong tánh ly sanh, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp định làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong pháp định, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp trụ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong pháp trụ, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thật tế làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong thật tế, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy cảnh giới hư không làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong cảnh giới hư không, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy cảnh giới bất tư nghì làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong cảnh giới bất tư nghì, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sự bất động làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trong sự bất động, chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sắc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sắc rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thọ, tưởng, hành, thức làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhãn xứ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhãn xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sắc xứ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sắc xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhãn giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhãn giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sắc giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Sắc giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thanh, hương, vị, xúc, pháp giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhãn thức giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhãn thức giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhãn xúc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhãn xúc rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy địa giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Địa giới rốt ráo còn chẳng có thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô minh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Vô minh rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bố thí Ba-la-mật-đa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tịnh giới Ba-la-mật-đa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tịnh giới Ba-la-mật-đa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy an nhẫn Ba-la-mật-đa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì an nhẫn Ba-la-mật-đa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tinh tấn Ba-la-mật-đa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tinh tấn Ba-la-mật-đa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tịnh lự Ba-la-mật-đa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tịnh lự Ba-la-mật-đa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không nội làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không nội rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không ngoại làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không ngoại rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không nội ngoại làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không nội ngoại rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không không làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không không rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không lớn làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không lớn rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không thắng nghĩa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không thắng nghĩa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không hữu vi làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không hữu vi rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không vô vi làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không vô vi rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không rốt ráo làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không rốt ráo rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không không biên giới làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không không biên giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không tản mạn làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không tản mạn rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không không đổi khác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không không đổi khác rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không bản tánh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không bản tánh rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không tự tướng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không tự tướng rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không cộng tướng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không cộng tướng rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không tất cả pháp làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không tất cả pháp rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không chẳng thể nắm bắt được làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không chẳng thể nắm bắt được rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không không tánh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không không tánh rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không tự tánh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không tự tánh rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không không tánh tự tánh làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp không không tánh tự tánh rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn niệm trụ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn niệm trụ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn chánh đoạn làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn chánh đoạn rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn thần túc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn thần túc rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy năm căn làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì năm căn rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy năm lực làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì năm lực rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bảy chi đẳng giác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bảy chi đẳng giác rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tám chi thánh đạo làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tám chi thánh đạo rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Thánh đế khổ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Thánh đế khổ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Thánh đế tập làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Thánh đế tập rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Thánh đế diệt làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Thánh đế diệt rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Thánh đế đạo làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Thánh đế đạo rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn tịnh lự làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn tịnh lự rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn vô lượng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn vô lượng rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn định vô sắc làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn định vô sắc rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tám giả thoát làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tám giải thoát rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tám thắng xứ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tám thắng xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy chín định thứ đệ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì chín định thứ đệ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy mười biến xứ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì mười biến xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp môn giải thoát không làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy năm loại mắt làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì năm loại mắt rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sáu phép thần thông làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì sáu phép thần thông rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp môn Tam-ma-địa làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp môn Tam-ma-địa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp môn Đà-la-ni làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì pháp môn Đà-la-ni rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy mười lực Phật làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì mười lực Phật rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn điều không sợ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn điều không sợ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn sự hiểu biết thông suốt làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì bốn sự hiểu biết thông suốt rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy đại từ làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì đại từ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy đại bi, đại hỷ, đại xả làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì đại bi, đại hỷ, đại xả rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy mười tám pháp Phật bất cộng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy quả Dự-lưu làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì quả Dự-lưu rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Dự-lưu làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Dự-lưu rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy quả vị Độc-giác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì quả vị Độc-giác rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Độc-giác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì Độc-giác rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tất cả hạnh đại Bồ-tát làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy đại Bồ-tát làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì đại Bồ-tát rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy trí nhất thiết làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trí nhất thiết rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy trí đạo tướng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trí đạo tướng rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy trí nhất thiết tướng làm chỗ hướng đến; đối với chỗ hướng đến ấy, chẳng thể siêu việt. Vì sao? Vì trí nhất thiết tướng rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ hướng đến.
Này Thiện Hiện! Như thế là đại Bồ-tát vì làm chỗ hướng đến cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
XXXXVI. PHẨM TRÍ HƯỚNG ĐẾN
01
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, ai có thể phát sanh tin, hiểu?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát, từ lâu đối với quả vị giác ngộ cao tột phát tâm hướng cầu, tinh cần tu hành, đã từng cúng dường trăm ngàn muôn ức Phật, ở chỗ chư Phật phát nguyện rộng lớn, thiện căn thuần thục, được vô lượng thiện hữu nhiếp thọ thì đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, mới có khả năng phát sanh tin, hiểu.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế có khả năng phát sanh tin hiểu, thì theo tánh gì, tướng gì, trạng gì, mạo gì?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy điều phục tánh tham, sân, si làm tánh; xa lìa tướng tham, sân, si làm tướng; xa lìa trạng thái tham, sân, si làm trạng; xa lìa diện mạo tham, sân, si làm mạo.
Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy điều phục tánh tham, vô tham, sân, vô sân, si, vô si làm tánh; xa lìa tướng tham, vô tham, sân, vô sân, si, vô si làm tướng; xa lìa trạng thái tham, vô tham, sân, vô sân, si, vô si làm trạng; xa lìa diện mạo tham, vô tham, sân, vô sân, si, vô si làm mạo.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát thành tựu tánh, tướng, trạng, mạo như thế thì đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa ấy mới có khả năng phát sanh tin, hiểu.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát tin, hiểu Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế, sẽ hướng đến chỗ nào?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy sẽ hướng đến trí nhất thiết trí.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát hướng đến trí nhất thiết trí thì có khả năng làm chỗ hướng về cho tất cả hữu tình?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ông nói. Nếu đại Bồ-tát có khả năng tin, hiểu Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa này thì mới có khả năng hướng đến trí nhất thiết trí; nếu có khả năng hướng đến trí nhất thiết trí thì mới có khả năng làm chỗ hướng về cho tất cả hữu tình.
Thiện Hiện lại bạch: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy có khả năng làm việc khó làm đó là mang giáp, đội mũ kiên cố thế này. Ta sẽ độ thoát tất cả hữu tình, đều khiến chứng đắc Niết-bàn rốt ráo. Tuy đối với hữu tình làm việc như vậy, nhưng hoàn toàn chẳng thấy có hữu tình nào được an lập.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ông đã nói. Đại Bồ-tát ấy có khả năng làm việc khó làm, đó là mang giáp đội mũ kiên cố như vầy: Ta sẽ độ thoát tất cả hữu tình, khiến đều chứng đắc Niết-bàn rốt ráo. Tuy đối với hữu tình làm việc như vậy, nhưng hoàn toàn chẳng thấy có hữu tình nào được an lập.
Lại nữa, Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc sắc. Vì sao? Vì sắc rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc sắc. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc thọ, tưởng, hành, thức.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhãn xứ. Vì sao? Vì nhãn xứ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhãn xứ. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc sắc xứ. Vì sao? Vì sắc xứ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc sắc xứ. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhãn giới. Vì sao? Vì nhãn giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhãn giới. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc sắc giới. Vì sao? Vì sắc giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc sắc giới. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhãn thức giới. Vì sao? Vì nhãn thức giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhãn thức giới. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhãn xúc. Vì sao? Vì nhãn xúc rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhãn xúc. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì Các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc địa giới. Vì sao? Vì địa giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc địa giới. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc vô minh. Vì sao? Vì vô minh rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc vô minh. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. Vì sao? Vì hành cho đến lão tử rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc hành cho đến lão tử.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc ngã. Vì sao? Vì ngã rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc ngã. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy đã mang, đội chẳng thuộc hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng thọ quả báo, cái biết, cái thấy. Vì sao? Vì hữu tình cho đến cái thấy rốt ráo đều không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc hữu tình cho đến cái thấy.
Quyển Thứ 316
HẾT
XXXXVI. PHẨM TRÍ HƯỚNG ĐẾN
02
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc bố thí Ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc bố thí Ba-la-mật-đa. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc pháp không nội. Vì sao? Vì pháp không nội rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc pháp không nội. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc chơn như. Vì sao? Vì chơn như rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc chơn như. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc bốn niệm trụ. Vì sao? Vì bốn niệm trụ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc bốn niệm trụ. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc Thánh đế khổ. Vì sao? Vì Thánh đế khổ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc Thánh đế khổ. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì Thánh đế tập, diệt, đạo rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc Thánh đế tập, diệt, đạo.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc bốn tịnh lự. Vì sao? Vì bốn tịnh lự rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc bốn tịnh lự.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc bốn vô lượng. Vì sao? Vì bốn vô lượng rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc bốn vô lượng.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc bốn định vô sắc. Vì sao? Vì bốn định vô sắc rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc bốn định vô sắc.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc tám giải thoát. Vì sao? Vì tám giải thoát rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc tám giải thoát.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc tám thắng xứ. Vì sao? Vì tám thắng xứ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc tám thắng xứ.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc chín định thứ đệ. Vì sao? Vì Chín định thứ đệ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc chín định thứ đệ.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc mười biến xứ. Vì sao? Vì Mười biến xứ rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc mười biến xứ.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc pháp môn giải thoát không. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc pháp môn giải thoát không.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc năm loại mắt. Vì sao? Vì năm loại mắt rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc năm loại mắt.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc sáu phép thần thông. Vì sao? Vì sáu phép thần thông rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc sáu phép thần thông.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì pháp môn Tam-ma-địa rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc pháp môn Tam-ma-địa.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc pháp môn Đà-la-ni. Vì sao? Vì pháp môn Đà-la-ni rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc pháp môn Đà-la-ni.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc mười lực Phật. Vì sao? Vì mười lực Phật rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc mười lực Phật. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc Bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc quả Dự-lưu. Vì sao? Vì Quả Dự-lưu rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc quả Dự-lưu.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Vì sao? Vì quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc quả vị Độc-giác. Vì sao? Vì quả vị Độc-giác rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc quả vị Độc-giác.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc trí nhất thiết. Vì sao? Vì trí nhất thiết rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc trí nhất thiết. Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này Thiện Hiện! Giáp mũ mà đại Bồ-tát ấy mang, đội chẳng thuộc tất cả pháp. Vì sao? Vì tất cả pháp rốt ráo không có sở hữu. Vì chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải giáp mũ nên nói giáp mũ kia chẳng thuộc tất cả pháp.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa mới có khả năng mang đội giáp mũ kiên cố như vậy, ta sẽ độ tất cả hữu tình khiến đều chứng đắc Niết-bàn rốt ráo.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát có khả năng mang đội giáp mũ kiên cố như vậy, ta sẽ độ tất cả hữu tình khiến đều chứng đắc Niết-bàn rốt ráo thì chẳng rơi vào hai bậc Thanh-văn và Độc-giác.
Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát có khả năng mang đội giáp mũ kiên cố như vậy, ta sẽ độ tất cả hữu tình khiến đều chứng đắc Bát-niết-bàn, nhưng đại Bồ-tát ấy không xử lý, không dung nạp thì sẽ rơi vào hai bậc Thanh-văn và Độc-giác. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì đại Bồ-tát ấy đối với hữu tình chẳng an lập phân hạn mà mang đội giáp mũ kiên cố như thế.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ông quán chiếu nghĩa nào mà nói thế này: Nếu đại Bồ-tát tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng rơi vào hai bậc Thanh-văn và Độc-giác?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Do vì đại Bồ-tát ấy chẳng vì độ thoát một số ít hữu tình mà mang giáp, đội mũ, cũng chẳng phải vì cầu một phần nhỏ trí mà mang giáp, đội mũ. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì đại Bồ-tát ấy vì cứu vớt tất cả hữu tình, khiến nhập Niết-bàn mà mang giáp, đội mũ; đại Bồ-tát ấy chỉ vì cầu chứng đắc trí nhất thiết trí mà mang giáp, đội mũ. Do nhân duyên này chẳng rơi vào bậc Thanh-văn và Độc-giác.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Đại Bồ-tát ấy chẳng phải vì độ thoát một số ít hữu tình mà mang giáp, đội mũ, cũng chẳng phải vì cầu một phần nhỏ trí mà mang giáp, đội mũ, mà đại Bồ-tát ấy vì cứu vớt tất cả hữu tình khiến nhập Niết-bàn nên mang giáp, đội mũ. Đại Bồ-tát ấy chỉ vì cầu chứng đắc trí nhất thiết trí mà mang giáp, đội mũ. Do nhân duyên này đại Bồ-tát ấy chẳng rơi vào bậc Thanh-văn, Độc-giác.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy rất là sâu xa không có người năng tu, không có pháp sở tu, cũng không có chỗ tu, cũng không do pháp này mà được tu tập. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong ý nghĩa sâu xa của Bát-nhã-ba-la-mật-đa này có một phần nhỏ thật pháp có thể đạt được để gọi là người năng tu và pháp sở tu, hoặc chỗ tu tập, hoặc do pháp này mà tu tập.
Bạch Thế Tôn! Nếu tu hư không là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Nếu tu tất cả pháp là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Nếu tu pháp chẳng thật là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Nếu tu không sở hữu là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Nếu tu không nhiếp thọ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Nếu tu trừ bỏ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ gì là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa?
Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ sắc là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ thọ, tưởng, hành, thức là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ nhãn xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ sắc xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ nhãn giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ sắc giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ nhãn thức giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ nhãn xúc là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ địa giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ vô minh là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ ngã là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng thọ quả báo, cái biết, cái thấy là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ bố thí Ba-la-mật-đa là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ pháp không nội là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ chơn như là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ bốn niệm trụ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ Thánh đế khổ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ bốn tịnh lự là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ bốn vô lượng là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ bốn định vô sắc là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ tám giải thoát là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ tám thắng xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ chín định thứ đệ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ mười biến xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ pháp môn giải thoát không là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ năm loại mắt là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ sáu phép thần thông là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ pháp môn Tam-ma-địa là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ pháp môn Đà-la-ni là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ mười lực Phật là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ quả Dự-lưu là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ quả vị Độc-giác là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Tu trừ bỏ trí nhất thiết là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ sắc là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ thọ, tưởng, hành, thức là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ nhãn xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ sắc xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ nhãn giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ sắc giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ nhãn thức giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ nhãn xúc là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ địa giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ vô minh là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ ngã là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng thọ quả báo, cái biết, cái thấy là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ bố thí Ba-la-mật-đa là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ pháp không nội là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ chơn như là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ bốn niệm trụ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ Thánh đế khổ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ bốn tịnh lự là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ bốn vô lượng là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ bốn định vô sắc là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ tám giải thoát là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ tám thắng xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ chín định thứ đệ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ mười biến xứ là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ pháp môn giải thoát không là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ năm loại mắt là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ sáu phép thần thông là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ pháp môn Tam-ma-địa là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ pháp môn Đà-la-ni là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ mười lực Phật là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ quả Dự-lưu là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ quả vị Độc-giác là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Tu trừ bỏ trí nhất thiết là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tu trừ bỏ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lúc bấy giờ, Phật bảo cụ thọ Thiện Hiện: Này Thiện Hiện! Nên nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào tịnh lự Ba-la-mật-đa sâu xa để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với tịnh lự Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào tinh tấn Ba-la-mật-đa sâu xa để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với tinh tấn Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào an nhẫn Ba-la-mật-đa sâu xa để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào tịnh giới Ba-la-mật-đa sâu xa để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa sâu xa chẳng sanh chấp trước, nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào bố thí Ba-la-mật-đa sâu xa để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với bố thí Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào pháp không nội để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với pháp không nội chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển; nên nương vào pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào chơn như để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với chơn như chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển; nên nương vào pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào bốn niệm trụ để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với bốn niệm trụ chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển; nên nương vào bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào Thánh đế khổ để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với Thánh đế khổ chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển; nên nương vào Thánh đế tập, diệt, đạo để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào bốn tịnh lự để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với bốn tịnh lự chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào bốn vô lượng để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với bốn vô lượng chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào bốn định vô sắc để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với bốn định vô sắc chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào tám giải thoát để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với tám giải thoát chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào tám thắng xứ để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với tám thắng xứ chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào chín định thứ đệ để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với chín định thứ đệ chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào mười biến xứ để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với mười biến xứ chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào pháp môn giải thoát không để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với pháp môn giải thoát không chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển; nên nương vào pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào năm loại mắt để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với năm loại mắt chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào sáu phép thần thông để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với sáu phép thần thông chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào pháp môn Tam-ma-địa để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với pháp môn Tam-ma-địa chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào pháp môn Đà-la-ni để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với pháp môn Đà-la-ni chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào mười lực Phật để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với mười lực Phật chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển; nên nương vào bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Nên nương vào trí nhất thiết để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với trí nhất thiết chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển; nên nương vào trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để nghiệm biết đại Bồ-tát không thối chuyển. Nếu đại Bồ-tát đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng sanh chấp trước, thì nên biết đó là đại Bồ-tát không thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Có các đại Bồ-tát không thối chuyển tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng quán chiếu lời lẽ và sự dạy bảo của kẻ khác cho là chơn yếu.
Này Thiện Hiện! Có các đại Bồ-tát không thối chuyển tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải chỉ tin kẻ khác mà còn có việc làm của mình.
Này Thiện Hiện! Có các đại Bồ-tát không thối chuyển tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng bị tâm tham dẫn dắt, chẳng bị tâm sân dẫn dắt, chẳng bị tâm si dẫn dắt, chẳng bị tâm kiêu mạn dẫn dắt, chẳng bị các loại tâm tạp nhiễm khác dẫn dắt.
Này Thiện Hiện! Có các đại Bồ-tát không thối chuyển tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng lìa bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng lìa tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng lìa an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng lìa tinh tấn Ba-la-mật-đa, chẳng lìa tịnh lự Ba-la-mật-đa, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Có các đại Bồ-tát không thối chuyển nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, tâm họ chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, chẳng chìm, chẳng đắm, cũng chẳng thối bỏ; đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa hoan hỷ, ưa nghe, thọ trì, đọc tụng, rốt ráo thông suốt, gắn chặt tư duy, như thuyết tu hành, không hề mệt mỏi.
Này Thiện Hiện! Nên biết, đại Bồ-tát không thối chuyển ấy vì đời trước đã nghe nghĩa lý Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, thọ trì, đọc tụng, như lý tư duy. Vì sao? Này Thiện Hiện! Do đó, đại Bồ-tát không thối chuyển nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế mà tâm họ chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, chẳng chìm, chẳng đắm, cũng chẳng thối bỏ; đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, hoan hỷ ưa nghe, thọ trì, đọc tụng, rốt ráo thông suốt, gắn chặt tư duy, như thuyết tu hành, không hề mệt mỏi.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế mà tâm họ chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, chẳng chìm, chẳng đắm, cũng chẳng thối bỏ thì đại Bồ-tát ấy tại sao tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí, nên làm như thế để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế nào?
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập pháp không để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập vô tướng để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập vô nguyện để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập hư không để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập vô sở hữu để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập vô sanh, vô diệt để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập vô nhiễm, vô tịnh để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập chơn như để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập pháp giới để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập pháp tánh để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập tánh chẳng hư vọng để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập tánh chẳng đổi khác để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập tánh bình đẳng để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập tánh ly sanh để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập pháp định để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập pháp trụ để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập thật tế để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập cảnh giới hư không để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập cảnh giới bất tư nghì để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập không tạo tác để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập huyễn để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập mộng để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập tiếng vang để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập ảnh tượng để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập bóng sáng để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập bóng nắng để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập sự biến hóa để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập ảo thành để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Quyển Thứ 317
HẾT
XXXXVI. PHẨM TRÍ HƯỚNG ĐẾN
03
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như Phật đã dạy, nếu đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập không, vô tướng, vô nguyện, hư không, vô sở hữu, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, vô tạo tác, huyễn, mộng, tiếng vang, ảnh tượng, bóng sáng, bóng nắng, việc biến hóa, ảo thành để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đó là đại Bồ-tát liên tục, tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí để tu hành sâu sắc Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy là hành sắc chăng, hành thọ, tưởng, hành, thức chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành nhãn xứ chăng, hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành sắc xứ chăng, hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành nhãn giới chăng, hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành sắc giới chăng, hành thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành nhãn thức giới chăng, hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành nhãn xúc chăng, hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chăng, hành các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành địa giới chăng, hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành vô minh chăng, hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành bố thí Ba-la-mật-đa chăng, hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành pháp không nội chăng, hành pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành chơn như chăng, hành pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành bốn niệm trụ chăng, hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành Thánh đế khổ chăng, hành Thánh đế tập, diệt, đạo chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành bốn tịnh lự chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành bốn vô lượng chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành bốn định vô sắc chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành tám giải thoát chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành tám thắng xứ chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành chín định thứ đệ chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành mười biến xứ chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành pháp môn giải thoát không chăng, hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành năm loại mắt chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành sáu phép thần thông chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành pháp môn Tam-ma-địa chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành pháp môn Đà-la-ni chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành mười lực Phật chăng, hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chăng?
Bạch Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát ấy hành trí nhất thiết chăng, hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chăng?
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành sắc, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành nhãn xứ, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành sắc xứ, chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành nhãn giới, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành sắc giới, chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành nhãn thức giới, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành nhãn xúc, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng hành các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành địa giới, chẳng hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành vô minh, chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành pháp không nội, chẳng hành pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành chơn như, chẳng hành pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành bốn niệm trụ, chẳng hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành Thánh đế khổ, chẳng hành Thánh đế tập, diệt, đạo.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành bốn tịnh lự.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành bốn vô lượng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành bốn định vô sắc.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành tám giải thoát.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành tám thắng xứ.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành chín định thứ đệ.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành mười biến xứ.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành pháp môn giải thoát không, chẳng hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành năm loại mắt.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành sáu phép thần thông.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành pháp môn Tam-ma-địa, chẳng hành pháp môn Đà-la-ni.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành mười lực Phật, chẳng hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành trí nhất thiết, chẳng hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì sự tùy thuận, hướng đến, thâm nhập trí nhất thiết trí của đại Bồ-tát ấy, không thể tạo tác, không thể phá hoại, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không có chỗ trụ, không phương hướng, không địa vức, không số, không lượng, không đi, không đến.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế đã không số lượng, không đi, không đến, không thể nắm bắt được nên cũng không thể chứng đắc.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào sắc để chứng, chẳng thể dựa vào thọ, tưởng, hành, thức để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào nhãn xứ để chứng, chẳng thể dựa vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào sắc xứ để chứng, chẳng thể dựa vào thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào nhãn giới để chứng, chẳng thể dựa vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào nhãn thức giới để chứng, chẳng thể dựa vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào nhãn xúc để chứng, chẳng thể dựa vào nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra để chứng, chẳng thể dựa vào các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào địa giới để chứng, chẳng thể dựa vào thủy, hỏa, phong, không, thức giới để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào vô minh để chứng, chẳng thể dựa vào hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào bố thí Ba-la-mật-đa để chứng, chẳng thể dựa vào tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào pháp không nội để chứng, chẳng thể dựa vào pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào chơn như để chứng, chẳng thể dựa vào pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào bốn niệm trụ để chứng, chẳng thể dựa vào bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào Thánh đế khổ để chứng, chẳng thể dựa vào Thánh đế tập, diệt, đạo để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào bốn tịnh lự để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào bốn vô lượng để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào bốn định vô sắc để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào tám giải thoát để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào tám thắng xứ để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào chín định thứ đệ để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào mười biến xứ để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào pháp môn giải thoát không để chứng, chẳng thể dựa vào pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào năm loại mắt để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào sáu phép thần thông để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào pháp môn Tam-ma-địa để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào pháp môn Đà-la-ni để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào mười lực Phật để chứng, chẳng thể dựa vào bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào quả Dự-lưu để chứng, chẳng thể dựa vào quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào quả vị Độc-giác để chứng.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như thế, chẳng thể dựa vào trí nhất thiết để chứng, chẳng thể dựa vào trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để chứng. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì sắc tức là trí nhất thiết trí; thọ, tưởng, hành, thức tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Nhãn xứ tức là trí nhất thiết trí; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Sắc xứ tức là trí nhất thiết trí; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Nhãn giới tức là trí nhất thiết trí; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Sắc giới tức là trí nhất thiết trí; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Nhãn thức giới tức là trí nhất thiết trí; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Nhãn xúc tức là trí nhất thiết trí; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra tức là trí nhất thiết trí; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Địa giới tức là trí nhất thiết trí; thủy, hỏa, phong, không, thức giới tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Vô minh tức là trí nhất thiết trí; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa tức là trí nhất thiết trí; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Pháp không nội tức là trí nhất thiết trí; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Chơn như tức là trí nhất thiết trí; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Bốn niệm trụ tức là trí nhất thiết trí; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Thánh đế khổ tức là trí nhất thiết trí; Thánh đế tập, diệt, đạo tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Bốn tịnh lự tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Bốn vô lượng tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Bốn định vô sắc tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Tám giải thoát tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Tám thắng xứ tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Chín định thứ đệ tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Mười biến xứ tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không tức là trí nhất thiết trí; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Năm loại mắt tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Sáu phép thần thông tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Pháp môn Tam-ma-địa tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Pháp môn Đà-la-ni tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Mười lực Phật tức là trí nhất thiết trí; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Quả Dự-lưu tức là trí nhất thiết trí; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Quả vị Độc-giác tức là trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết tức là trí nhất thiết trí; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng tức là trí nhất thiết trí. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì hoặc chơn như của sắc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của nhãn xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của sắc xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của nhãn giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của sắc giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của nhãn thức giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của nhãn xúc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của địa giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của vô minh, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của pháp không nội, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của chơn như, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của bốn niệm trụ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của Thánh đế khổ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của bốn tịnh lự, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của bốn vô lượng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của bốn định vô sắc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của tám giải thoát, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của tám thắng xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của chín định thứ đệ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của mười biến xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của pháp môn giải thoát không, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của năm loại mắt, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của sáu phép thần thông, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của pháp môn Tam-ma-địa, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của pháp môn Đà-la-ni, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của mười lực Phật, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của quả Dự-lưu, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của quả vị Độc-giác, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Này Thiện Hiện! Hoặc chơn như của trí nhất thiết, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác; hoặc chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
XXXXVII. PHẨM CHƠN NHƯ
01
Lúc bấy giờ, các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc mỗi vị đều mang bột hương Đa-yết-la, Đa-ma-la, chiên đàn ở cõi trời, lại cầm hoa sen xanh, hoa sen đỏ, hoa sen vàng, hoa sen trắng, hoa mỹ diệu hương, hoa mỹ diệu âm, hoa đại mỹ diệu âm của cõi trời, từ xa rải cúng Phật, rồi đi đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân, lui đứng một bên bạch: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế rất là sâu xa, khó thấy, khó biết, chẳng thể suy tầm, vượt cảnh suy tầm, vi diệu vắng lặng. Người trí tuệ thông minh mới có thể biết được, chẳng phải kẻ tầm thường trong thế gian có thể tin thọ. Ngay khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, ở trong kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa này, đều nói thế này: Sắc tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là thọ, tưởng, hành, thức.
Nhãn xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Sắc xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Nhãn giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhãn giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.
Sắc giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là Sắc giới; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.
Nhãn thức giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhãn thức giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.
Nhãn xúc tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhãn xúc; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.
Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.
Địa giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Vô minh tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là vô minh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là hành cho đến lão tử.
Bố thí Ba-la-mật-đa tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Pháp không nội tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp không nội; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.
Chơn như tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là chơn như; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Bốn niệm trụ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.
Thánh đế khổ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là Thánh đế khổ; Thánh đế tập, diệt, đạo tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là Thánh đế tập, diệt, đạo.
Bốn tịnh lự tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn tịnh lự; bốn vô lượng tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn định vô sắc.
Tám giải thoát tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là tám giải thoát; tám thắng xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là tám thắng xứ; chín định thứ đệ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là chín định thứ đệ; mười biến xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là mười biến xứ.
Pháp môn giải thoát không tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp môn giải thoát không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Năm loại mắt tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là năm loại mắt; sáu phép thần thông tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là sáu phép thần thông.
Pháp môn Tam-ma-địa tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp môn Tam-ma-địa; pháp môn Đà-la-ni tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp môn Đà-la-ni.
Mười lực Phật tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là mười lực Phật; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Quả Dự-lưu tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là quả Dự-lưu; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.
Quả vị Độc-giác tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là quả vị Độc-giác.
Trí nhất thiết tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là trí nhất thiết; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Vì sao? Vì hoặc chơn như của sắc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của nhãn xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của sắc xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của nhãn giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của Sắc giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của nhãn thức giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của nhãn xúc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của địa giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của vô minh, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của pháp không nội, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của chơn như, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của bốn niệm trụ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của Thánh đế khổ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của bốn tịnh lự, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của bốn vô lượng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của bốn định vô sắc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của tám giải thoát, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của tám thắng xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của chín định thứ đệ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của mười biến xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của pháp môn giải thoát không, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của năm loại mắt, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của sáu phép thần thông, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của pháp môn Tam-ma-địa, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của pháp môn Đà-la-ni, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của mười lực Phật, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của quả Dự-lưu, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của quả vị Độc-giác, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của trí nhất thiết, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Hoặc chơn như của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Quyển Thứ 318
HẾT
XXXXVII. PHẨM CHƠN NHƯ
02
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo với các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như các ngươi đã nói.
Này các Thiên tử! Sắc tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là thọ, tưởng, hành, thức.
Này các Thiên tử! Nhãn xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Này các Thiên tử! Sắc xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Này các Thiên tử! Nhãn giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhãn giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.
Này các Thiên tử! Sắc giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là sắc giới; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.
Này các Thiên tử! Nhãn thức giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhãn thức giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.
Này các Thiên tử! Nhãn xúc tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhãn xúc; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.
Này các Thiên tử! Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.
Này các Thiên tử! Địa giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Này các Thiên tử! Vô minh tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là vô minh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là hành cho đến lão tử.
Này các Thiên tử! Bố thí Ba-la-mật-đa tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Này các Thiên tử! Pháp không nội tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp không nội; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.
Này các Thiên tử! Chơn như tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là chơn như; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Này các Thiên tử! Bốn niệm trụ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.
Này các Thiên tử! Thánh đế khổ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là Thánh đế khổ; Thánh đế tập, diệt, đạo tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là Thánh đế tập, diệt, đạo.
Này các Thiên tử! Bốn tịnh lự tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn tịnh lự.
Này các Thiên tử! Bốn vô lượng tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn vô lượng.
Này các Thiên tử! Bốn định vô sắc tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn định vô sắc.
Này các Thiên tử! Tám giải thoát tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là tám giải thoát.
Này các Thiên tử! Tám thắng xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là tám thắng xứ.
Này các Thiên tử! Chín định thứ đệ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là chín định thứ đệ.
Này các Thiên tử! Mười biến xứ tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là mười biến xứ.
Này các Thiên tử! Pháp môn giải thoát không tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp môn giải thoát không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Này các Thiên tử! Năm loại mắt tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là năm loại mắt.
Này các Thiên tử! Sáu phép thần thông tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là sáu phép thần thông.
Này các Thiên tử! Pháp môn Tam-ma-địa tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp môn Tam-ma-địa.
Này các Thiên tử! Pháp môn Đà-la-ni tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là pháp môn Đà-la-ni.
Này các Thiên tử! Mười lực Phật tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là mười lực Phật; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Này các Thiên tử! Quả Dự-lưu tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là quả Dự-lưu; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.
Này các Thiên tử! Quả vị Độc-giác tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là quả vị Độc-giác.
Này các Thiên tử! Trí nhất thiết tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là trí nhất thiết; trí đạo tướng, trí nhất thiết trướng tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết trướng.
Này các Thiên tử! Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Vì sao? Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của sắc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của nhãn xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của sắc xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của nhãn giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của sắc giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của nhãn thức giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của nhãn xúc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của địa giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của vô minh, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của pháp không nội, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của chơn như, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của bốn niệm trụ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của Thánh đế khổ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của bốn tịnh lự, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của bốn vô lượng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của bốn định vô sắc, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của tám giải thoát, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của tám thắng xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của chín định thứ đệ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của mười biến xứ, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của pháp môn giải thoát không, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của năm loại mắt, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của sáu phép thần thông, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của pháp môn Tam-ma-địa, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của pháp môn Đà-la-ni, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của mười lực Phật, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của quả Dự-lưu, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của quả vị Độc-giác, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của trí nhất thiết, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận; hoặc chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Hoặc chơn như của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác, cũng không cùng tận.
Này các Thiên tử! Ta quán nghĩa này, tâm thường hướng đến chỗ vắng lặng, chẳng ưa thuyết pháp. Vì sao? Vì pháp này sâu xa khó thấy, khó biết, chẳng có thể suy tầm, vượt cảnh suy tầm, vi diệu vắng lặng. Người trí tuệ thông minh mới có thể hiểu được, chẳng phải hạng người tầm thường trong thế gian có thể tín thọ, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa tức là quả vị giác ngộ cao tột mà Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã chứng.
Này các Thiên tử! Quả vị giác ngộ cao tột như thế không thể chứng, chẳng phải đối tượng để chứng, không có chỗ chứng, không có thời gian để chứng.
Này các Thiên tử! Pháp này sâu xa mầu nhiệm, chỉ xuất hiện độc nhất, chẳng phải là pháp mà thế gian có thể sánh kịp.
Này các Thiên tử! Vì hư không sâu xa nên pháp này sâu xa; vì chơn như sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp giới sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp tánh sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tánh chẳng hư vọng sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tánh chẳng đổi khác sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tánh bình đẳng sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tánh ly sanh sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp định sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp trụ sâu xa nên pháp này sâu xa; vì thật tế sâu xa nên pháp này sâu xa; vì cảnh giới hư không sâu xa nên pháp này sâu xa; vì cảnh giới bất tư nghì sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì vô lượng, vô biên sâu xa nên pháp này sâu xa; vì vô khứ, vô lai sâu xa nên pháp này sâu xa; vì vô sanh, vô diệt sâu xa nên pháp này sâu xa; vì vô nhiễm, vô tịnh sâu xa nên pháp này sâu xa; vì vô trí, vô đắc sâu xa nên pháp này sâu xa; vì vô tạo, vô tác sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì ngã sâu xa nên pháp này sâu xa; vì hữu tình sâu xa nên pháp này sâu xa; vì dòng sanh mạng sâu xa nên pháp này sâu xa; vì khả năng sanh khởi sâu xa nên pháp này sâu xa; vì sự dưỡng dục sâu xa nên pháp này sâu xa; vì sự trưởng thành sâu xa nên pháp này sâu xa; vì chủ thể luân hồi sâu xa nên pháp này sâu xa; vì ý sanh sâu xa nên pháp này sâu xa; vì nho đồng sâu xa nên pháp này sâu xa; vì khả năng làm việc sâu xa nên pháp này sâu xa; vì khả năng thọ quả báo sâu xa nên pháp này sâu xa; vì cái biết sâu xa nên pháp này sâu xa; vì cái thấy sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì sắc sâu xa nên pháp này sâu xa; vì thọ, tưởng, hành, thức sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì nhãn xứ sâu xa nên pháp này sâu xa; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì sắc xứ sâu xa nên pháp này sâu xa; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì nhãn giới sâu xa nên pháp này sâu xa; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì sắc giới sâu xa nên pháp này sâu xa; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp giới sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì nhãn thức giới sâu xa nên pháp này sâu xa; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì nhãn xúc sâu xa nên pháp này sâu xa; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra sâu xa nên pháp này sâu xa; vì các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì địa giới sâu xa nên pháp này sâu xa; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì vô minh sâu xa nên pháp này sâu xa; vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì bố thí Ba-la-mật-đa sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tịnh giới Ba-la-mật-đa sâu xa nên pháp này sâu xa; vì an nhẫn Ba-la-mật-đa sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tinh tấn Ba-la-mật-đa sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tịnh lự Ba-la-mật-đa sâu xa nên pháp này sâu xa; vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì pháp không nội sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì bốn niệm trụ sâu xa nên pháp này sâu xa; vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì Thánh đế khổ sâu xa nên pháp này sâu xa; vì Thánh đế tập, diệt, đạo sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì bốn tịnh lự sâu xa nên pháp này sâu xa; vì bốn vô lượng sâu xa nên pháp này sâu xa; vì bốn định vô sắc sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì tám giải thoát sâu xa nên pháp này sâu xa; vì tám thắng xứ sâu xa nên pháp này sâu xa, vì chín định thứ đệ sâu xa nên pháp này sâu xa, vì mười biến xứ sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì pháp môn giải thoát không sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì năm loại mắt sâu xa nên pháp này sâu xa; vì sáu phép thần thông sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì pháp môn Tam-ma-địa sâu xa nên pháp này sâu xa; vì pháp môn Đà-la-ni sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì mười lực Phật sâu xa nên pháp này sâu xa; vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì Quả Dự-lưu sâu xa nên pháp này sâu xa; vì quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì quả vị Độc-giác sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì trí nhất thiết sâu xa nên pháp này sâu xa; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng sâu xa nên pháp này sâu xa.
Này các Thiên tử! Vì tất cả Phật Pháp sâu xa nên pháp này sâu xa.
Khi ấy, các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Pháp đã thuyết này sâu xa vi diệu, chẳng phải các hạng tầm thường ở thế gian có thể tín thọ.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ sắc mà nói, chẳng vì xả bỏ sắc mà nói; chẳng vì nhiếp thủ thọ, tưởng, hành, thức mà nói, chẳng vì xả bỏ thọ, tưởng, hành, thức mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ nhãn xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn xứ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ sắc xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ sắc xứ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ nhãn giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn giới mà nói; chẳng vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ sắc giới mà nói, chẳng vì xả bỏ sắc giới mà nói; chẳng vì nhiếp thủ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà nói, chẳng vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ nhãn thức giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn thức giới mà nói; chẳng vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ nhãn xúc mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn xúc mà nói; chẳng vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà nói, chẳng vì xả bỏ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà nói; chẳng vì nhiếp thủ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra mà nói, chẳng vì xả bỏ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ địa giới mà nói, chẳng vì xả bỏ địa giới mà nói; chẳng vì nhiếp thủ thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà nói, chẳng vì xả bỏ thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ vô minh mà nói, chẳng vì xả bỏ vô minh mà nói; chẳng vì nhiếp thủ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử mà nói, chẳng vì xả bỏ hành cho đến lão tử mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ bố thí Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ bố thí Ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ tịnh giới Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ tịnh giới Ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ an nhẫn Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ an nhẫn Ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ tịnh lự Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ tịnh lự Ba-la-mật-đa mà nói. Chẳng vì nhiếp thủ Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ pháp không nội mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp không nội mà nói; chẳng vì nhiếp thủ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ chơn như mà nói, chẳng vì xả bỏ chơn như mà nói; chẳng vì nhiếp thủ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ bốn niệm trụ mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn niệm trụ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ Thánh đế khổ mà nói, chẳng vì xả bỏ Thánh đế khổ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ Thánh đế tập, diệt, đạo mà nói, chẳng vì xả bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ bốn tịnh lự mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn tịnh lự mà nói; chẳng vì nhiếp thủ bốn vô lượng mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn vô lượng mà nói; chẳng vì nhiếp thủ bốn định vô sắc mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn định vô sắc mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ tám giải thoát mà nói, chẳng vì xả bỏ tám giải thoát mà nói; chẳng vì nhiếp thủ tám thắng xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ tám thắng xứ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ chín định thứ đệ mà nói, chẳng vì xả bỏ chín định thứ đệ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ mười biến xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ mười biến xứ mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ pháp môn giải thoát không mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn giải thoát không mà nói; chẳng vì nhiếp thủ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà nói; chẳng vì xả bỏ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ năm loại mắt mà nói, chẳng vì xả bỏ năm loại mắt mà nói; chẳng vì nhiếp thủ sáu phép thần thông mà nói; chẳng vì xả bỏ sáu phép thần thông mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ pháp môn Tam-ma-địa mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn Tam-ma-địa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ pháp môn Đà-la-ni mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn Đà-la-ni mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ mười lực Phật mà nói, chẳng vì xả bỏ mười lực Phật mà nói; chẳng vì nhiếp thủ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà nói; chẳng vì xả bỏ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ quả Dự-lưu mà nói, chẳng vì xả bỏ quả Dự-lưu mà nói; chẳng vì nhiếp thủ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà nói; chẳng vì xả bỏ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ quả vị Độc-giác mà nói, chẳng vì xả bỏ quả vị Độc-giác mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ trí nhất thiết mà nói, chẳng vì xả bỏ trí nhất thiết mà nói; chẳng vì nhiếp thủ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà nói; chẳng vì xả bỏ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà nói.
Bạch Thế Tôn! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ tất cả Phật pháp mà nói, chẳng vì xả bỏ tất cả Phật pháp mà nói.
Bạch Thế Tôn! Các hữu tình trong thế gian phần nhiều tu hành thì nhiếp thủ sự tu hành, khởi sanh chấp ta và của ta, đó là: Sắc là ta, là của ta; thọ, tưởng, hành, thức là ta, là của ta.
Nhãn xứ là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là ta, là của ta.
Sắc xứ là ta, là của ta; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là ta, là của ta.
Nhãn giới là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là ta, là của ta.
Sắc giới là ta, là của ta; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là ta, là của ta.
Nhãn thức giới là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là ta, là của ta.
Nhãn xúc là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là ta, là của ta.
Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là ta, là của ta; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là ta, là của ta.
Địa giới là ta, là của ta; thủy, hỏa, phong, không, thức giới là ta, là của ta.
Vô minh là ta, là của ta; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử là ta, là của ta.
Bố thí Ba-la-mật-đa là ta, là của ta; tịnh giới là ta, là của ta; an nhẫn là ta, là của ta; tinh tấn là ta, là của ta; tịnh lự là ta, là của ta; Bát-nhã Ba-la-mật-đa là ta, là của ta.
Pháp không nội là ta, là của ta; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là ta, là của ta.
Chơn như là ta, là của ta; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì là ta, là của ta.
Bốn niệm trụ là ta, là của ta; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là ta, là của ta.
Thánh đế khổ là ta, là của ta; Thánh đế tập, diệt, đạo là ta, là của ta.
Bốn tịnh lự là ta, là của ta; bốn vô lượng là ta, là của ta; bốn định vô sắc là ta, là của ta.
Tám giải thoát là ta, là của ta; tám thắng xứ là ta, là của ta; chín định thứ đệ là ta, là của ta; mười biến xứ là ta, là của ta.
Pháp môn giải thoát không là ta, là của ta; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là ta, là của ta.
Năm loại mắt là ta, là của ta; sáu phép thần thông là ta, là của ta.
Pháp môn Tam-ma-địa là ta, là của ta; pháp môn Đà-la-ni là ta, là của ta.
Mười lực Phật là ta, là của ta; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là ta, là của ta.
Quả Dự-lưu là ta, là của ta; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là ta, là của ta.
Quả vị Độc-giác là ta, là của ta.
Trí nhất thiết là ta, là của ta; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là ta, là của ta.
Bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như các ông đã nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ sắc mà nói, chẳng vì xả bỏ sắc mà nói; chẳng vì nhiếp thủ thọ, tưởng, hành, thức mà nói, chẳng vì xả bỏ thọ, tưởng, hành, thức mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ nhãn xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn xứ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ sắc xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ sắc xứ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ nhãn giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn giới mà nói; chẳng vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ sắc giới mà nói, chẳng vì xả bỏ sắc giới mà nói; chẳng vì nhiếp thủ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà nói, chẳng vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ nhãn thức giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn thức giới mà nói; chẳng vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ nhãn xúc mà nói, chẳng vì xả bỏ nhãn xúc mà nói; chẳng vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà nói, chẳng vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà nói, chẳng vì xả bỏ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà nói; chẳng vì nhiếp thủ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra mà nói, chẳng vì xả bỏ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ địa giới mà nói, chẳng vì xả bỏ địa giới mà nói; chẳng vì nhiếp thủ thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà nói, chẳng vì xả bỏ thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ vô minh mà nói, chẳng vì xả bỏ vô minh mà nói; chẳng vì nhiếp thủ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử mà nói, chẳng vì xả bỏ hành cho đến lão tử mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ bố thí Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ bố thí Ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ tịnh giới Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ tịnh giới Ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ an nhẫn Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ an nhẫn Ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ tịnh lự Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ tịnh lự Ba-la-mật-đa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà nói, chẳng vì xả bỏ Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ pháp không nội mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp không nội mà nói; chẳng vì nhiếp thủ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ chơn như mà nói, chẳng vì xả bỏ chơn như mà nói; chẳng vì nhiếp thủ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ bốn niệm trụ mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn niệm trụ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ Thánh đế khổ mà nói, chẳng vì xả bỏ Thánh đế khổ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ Thánh đế tập, diệt, đạo mà nói, chẳng vì xả bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ bốn tịnh lự mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn tịnh lự mà nói; chẳng vì nhiếp thủ bốn vô lượng mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn vô lượng mà nói; chẳng vì nhiếp thủ bốn định vô sắc mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn định vô sắc mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ tám giải thoát mà nói, chẳng vì xả bỏ tám giải thoát mà nói; chẳng vì nhiếp thủ tám thắng xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ tám thắng xứ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ chín định thứ đệ mà nói, chẳng vì xả bỏ chín định thứ đệ mà nói; chẳng vì nhiếp thủ mười biến xứ mà nói, chẳng vì xả bỏ mười biến xứ mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ pháp môn giải thoát không mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn giải thoát không mà nói; chẳng vì nhiếp thủ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ năm loại mắt mà nói, chẳng vì xả bỏ năm loại mắt mà nói; chẳng vì nhiếp thủ sáu phép thần thông mà nói, chẳng vì xả bỏ sáu phép thần thông mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ pháp môn Tam-ma-địa mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn Tam-ma-địa mà nói; chẳng vì nhiếp thủ pháp môn Đà-la-ni mà nói, chẳng vì xả bỏ pháp môn Đà-la-ni mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ mười lực Phật mà nói, chẳng vì xả bỏ mười lực Phật mà nói; chẳng vì nhiếp thủ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà nói, chẳng vì xả bỏ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ quả Dự-lưu mà nói, chẳng vì xả bỏ quả Dự-lưu mà nói; chẳng vì nhiếp thủ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà nói, chẳng vì xả bỏ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ quả vị Độc-giác mà nói, chẳng vì xả bỏ quả vị Độc-giác mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ trí nhất thiết mà nói, chẳng vì xả bỏ trí nhất thiết mà nói; chẳng vì nhiếp thủ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà nói; chẳng vì xả bỏ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà nói.
Này các Thiên tử! Pháp thâm diệu này, chẳng vì nhiếp thủ tất cả Phật pháp mà nói, chẳng vì xả bỏ tất cả Phật pháp mà nói.
Quyển Thứ 319
HẾT
XXXXVII. PHẨM CHƠN NHƯ
03
Này các Thiên tử! Hữu tình ở thế gian phần nhiều tu hành, thì nhiếp thủ sự tu hành rồi khởi chấp ta và của ta, đó là: Sắc là ta, là của ta; thọ, tưởng, hành, thức là ta, là của ta.
Nhãn xứ là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là ta, là của ta.
Sắc xứ là ta, là của ta; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là ta, là của ta.
Nhãn giới là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là ta, là của ta.
Sắc giới là ta, là của ta; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là ta, là của ta.
Nhãn thức giới là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là ta, là của ta.
Nhãn xúc là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là ta, là của ta.
Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là ta, là của ta; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là ta, là của ta.
Địa giới là ta, là của ta; thủy, hỏa, phong, không, thức giới là ta, là của ta.
Vô minh là ta, là của ta; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử là ta, là của ta.
Bố thí Ba-la-mật-đa là ta, là của ta; tịnh giới Ba-la-mật-đa là ta, là của ta; an nhẫn Ba-la-mật-đa là ta, là của ta; tinh tấn Ba-la-mật-đa là ta, là của ta; tịnh lự Ba-la-mật-đa là ta, là của ta; Bát-nhã Ba-la-mật-đa là ta, là của ta.
Pháp không nội là ta, là của ta; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là ta, là của ta.
Chơn như là ta, là của ta; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì là ta, là của ta.
Bốn niệm trụ là ta, là của ta; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là ta, là của ta.
Thánh đế khổ là ta, là của ta; Thánh đế tập, diệt, đạo là ta, là của ta.
Bốn tịnh lự là ta, là của ta; bốn vô lượng là ta, là của ta; bốn định vô sắc là ta, là của ta.
Tám giải thoát là ta, là của ta; tám thắng xứ là ta, là của ta; chín định thứ đệ là ta, là của ta; mười biến xứ là ta, là của ta.
Pháp môn giải thoát không là ta, là của ta; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là ta, là của ta.
Năm loại mắt là ta, là của ta; sáu phép thần thông là ta, là của ta.
Pháp môn Tam-ma-địa là ta, là của ta; pháp môn Đà-la-ni là ta, là của ta.
Phật mười lực là ta, là của ta; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là ta, là của ta.
Quả Dự-lưu là ta, là của ta; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là ta, là của ta.
Quả vị Độc-giác là ta, là của ta.
Trí nhất thiết là ta, là của ta; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là ta, là của ta.
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ sắc mà tu hành, vì xả bỏ sắc mà tu hành; vì nhiếp thủ thọ, tưởng, hành, thức mà tu hành, vì xả bỏ thọ, tưởng, hành, thức mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ nhãn xứ mà tu hành, vì xả bỏ nhãn xứ mà tu hành; vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà tu hành, vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ sắc xứ mà tu hành, vì xả bỏ sắc xứ mà tu hành; vì nhiếp thủ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà tu hành, vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ nhãn giới mà tu hành, vì xả bỏ nhãn giới mà tu hành; vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà tu hành, vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ sắc giới mà tu hành, vì xả bỏ Sắc giới mà tu hành; vì nhiếp thủ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà tu hành, vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ nhãn thức giới mà tu hành, vì xả bỏ nhãn thức giới mà tu hành; vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà tu hành, vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ nhãn xúc mà tu hành, vì xả bỏ nhãn xúc mà tu hành; vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà tu hành, vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà tu hành, vì xả bỏ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà tu hành; vì nhiếp thủ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra mà tu hành, vì xả bỏ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ địa giới mà tu hành, vì xả bỏ địa giới mà tu hành; vì nhiếp thủ thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà tu hành, vì xả bỏ thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ vô minh mà tu hành, vì xả bỏ vô minh mà tu hành; vì nhiếp thủ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử mà tu hành, vì xả bỏ hành cho đến lão tử mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ bố thí Ba-la-mật-đa mà tu hành, vì xả bỏ bố thí Ba-la-mật-đa mà tu hành; vì nhiếp thủ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu hành, vì xả bỏ tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ pháp không nội mà tu hành, vì xả bỏ pháp không nội mà tu hành; vì nhiếp thủ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu hành, vì xả bỏ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ chơn như mà tu hành, vì xả bỏ chơn như mà tu hành; vì nhiếp thủ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu hành, vì xả bỏ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ bốn niệm trụ mà tu hành, vì xả bỏ bốn niệm trụ mà tu hành; vì nhiếp thủ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà tu hành, vì xả bỏ bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ Thánh đế khổ mà tu hành, vì xả bỏ Thánh đế khổ mà tu hành; vì nhiếp thủ Thánh đế tập, diệt, đạo mà tu hành, vì xả bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ bốn tịnh lự mà tu hành, vì xả bỏ bốn tịnh lự mà tu hành; vì nhiếp thủ bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu hành, vì xả bỏ bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ tám giải thoát mà tu hành, vì xả bỏ tám giải thoát mà tu hành; vì nhiếp thủ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu hành, vì xả bỏ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ pháp môn giải thoát không mà tu hành, vì xả bỏ pháp môn giải thoát không mà tu hành; vì nhiếp thủ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà tu hành, vì xả bỏ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ năm loại mắt mà tu hành, vì xả bỏ năm loại mắt mà tu hành; vì nhiếp thủ sáu phép thần thông mà tu hành, vì xả bỏ sáu phép thần thông mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Quyển Thứ 320
HẾT
XXXXVII. PHẨM CHƠN NHƯ
04
Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ pháp môn Tam-ma-địa mà tu hành, vì xả bỏ pháp môn Tam-ma-địa mà tu hành; vì nhiếp thủ pháp môn Đà-la-ni mà tu hành, vì xả bỏ pháp môn Đà-la-ni mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế,