Phẩm Nghi Vấn (Phẩm 3)

21/05/201012:00 SA(Xem: 10785)
Phẩm Nghi Vấn (Phẩm 3)

LƯỢC GIẢNG
KINH PHÁP BẢO ĐÀN

Hoà Thượng Tuyên Hoá Giảng tại Vạn Phật Thánh Thành Hoa Kỳ

 

Phẩm Nghi Vấn Đệ Tam

 

Một hôm Vi Thứ sử vì Đại sư thiết lễ đại hội Trai Tăng.

Giảng:

Chương thứ ba là Phẩm Nghi Vấn, vì Thứ sử Vi Cừ nghi ngờ lời của Tổ sư Đạt Ma nói Lương Võ Đế không có công đức, vì thế mới thưa hỏi Lục Tổ Đại Sư.

Một ngày nọ Thứ sử Vi Cừ vì Lục Tổ Đại Sư thiết lễ Trai Tăng, thỉnh tất cả Tăng Ni, Cư sĩ, Đạo sĩ, học giả, quan viên và chư thiện tín cùng độ trai. Người làm quan thích ăn thịt, nhưng vì Thứ sử Vi Cừ tin sùng Phật pháp, vì thế khuyên mọi người đến ăn chay. Đại, biểu thị có rất nhiều người đến tham dự, ở Trung Quốc có Thiên Tăng Trai, thỉnh trai Tăng một ngàn vị, trong một ngàn người nhất địnhA la hán, cho nên cúng Thiên Tăng Trai chính là cúng dường A la hán. Vậy ai là A la hán? Không ai biết, bởi vì nếu ông biết được thì ông chỉ cúng dường A la hán mà không cúng dường Thiên Tăng Trai nữa. Tôi nghĩ ở đây không chỉ Thiên Tăng Trai, mà có lẽ là vạn nhân trai, tiệc chay cho muôn người.

Lễ Trai Tăng này là mời khách cho Lục Tổ, vì Lục Tổ là người xuất gia, không thể mời khách đến ăn cơm. Người tại gia nên cúng dường cho người xuất gia, mà không phải người xuất gia cúng dường người tại gia. Cách đây mấy ngày có một vị cư sĩ từ Hương Cảng đến, lúc sắp ra đi, tôi nói với người này rằng:

–Là cư sĩ cần phải cúng dường Tam Bảo, không nên để Tam Bảo cúng dường mình. Cô làm cư sĩ trong đạo trường Phật giáo, cần phải phát tâm cúng dường Tam Bảo, không nên ở trong đạo trường kiếm cơm ăn. Làm vị cưcần phải hộ trì Tam Bảo, không nên để Tam Bảo hộ trì cư sĩ.

Cô ta nghe xong thưa rằng: 

–Bạch Hòa Thượng, trong cuộc đời của con chưa từng nghe qua vị Thiện tri thức nào nói với con những lời khẩn thiết như vậy, đây thật sự đã cảnh tỉnh cho con là một kẻ mê mờ (2), con về sau nhất định sẽ sửa đổi, không giống như lúc trước nữa. 

Thứ sử Vi Cừ là đệ tử quy y của Lục Tổ Đại sư, nhưng ông ta muốn nhiều người đến quy y, tôn sùng, tín ngưỡng Sư phụ của mình, vì thế dùng phương thức mời mọi người đến dự Trai Tăng, cho nên có câu: "Đầu tiên phải dùng lợi dẫn dắt, sau mới có thể đưa người vào biển Phật pháp." Tham ăn mê sắc là bản tánh của con người, ai cũng muốn ăn ngon, sau khi ăn xong những món ăn ngon ngọt mà không thể nào quên được, bèn bắt đầu muốn nghe kinh. Lúc mới đến lần đầu tiên không phải vì Pháp mà là vì ăn, ăn xong là đến phần nghe Kinh, lúc đó mới phát hiện mùi vị của Pháp còn ngon hơn mùi vị của những món ăn này nhiều. Lúc đó mới thích thú mùi vị của Pháp hơn bất cứ mùi vị nào.

Thứ sử Vi Cừ hiểu rõ tâm người như thế, cho nên vì Sư phụ thiết Đại hội trai. Ông ta không phải vì mình, vì danh hay vì muốn nổi bật: "Quý vị xem! Tôi là người cư sĩ cúng dường Tam Bảo đây." 

Cách thức gây quỷ này, có lẽ giống như cách tổ chức tiệc cơm gây quỷ tranh cử Tổng Thống hiện nay, nói: "Chúng tôi muốn trùng tu Chùa Nam Hoa, vì thế thỉnh quý vị trai Tăng hóa duyên bố thítrùng tu chùa." Đại hội Trai Tăng này nhất định do vì sửa chùa mà thỉnh đến, cho nên ông ta mới hỏi về vấn đề Lương Vũ Đế tạo tự độ Tăng có những công đức gì.

Trai Tăng xong, Thứ sử thỉnh Đại sư lên tòa giảng, rồi cùng các viên quan, chức sắc, học trò và dân chúng đồng nghiêm trang đến làm lễ Đại sư một lần nữa mà hỏi rằng: "Đệ tử nghe Hòa Thượng nói pháp, thiệt không thể nghĩ suy và bàn nghị được. Nay vì có một chút nghi, xin Ngài đại từ bi riêng vì đệ tử mà giải rõ."

Sư nói: "Có điều nào nghi thì hỏi, ta giải cho."

Vi Thứ sử bạch: "Chỗ giảng thuyết của Hòa Thượng có phải là tông chỉ của Đạt Ma Đại sư chăng?"

Sư nói: "Phải."

Vi Thứ sử bạch: "Đệ tử có nghe đức Đạt Ma lúc ban sơ hóa độ Lương Võ Đế, vua hỏi rằng: ‘Trẫm trọn đời cất chùa độ tăng, đãi chay làm phước, có công đức gì?’ Đức Đạtï Ma nói: ‘Thiệt không có công đức.’ Đệ tử chưa hiểu thấu lẽ ấy, xin Hòa Thượng giải cho."

Giảng:

Trai Tăng hoàn mãn, Thứ sử Vi Cừ cung kính thỉnh Lục Tổ Đại sư thăng pháp tòa, ông ta đại biểu cho người dân ở đây cung thỉnh Đại sư thuyết pháp. Ông ta nhận thấy việc cầu pháp rất quan trọng, nên cung kính thưa rằng: "Bạch Hòa Thượng, con nghe Hòa Thượng thuyết pháp, thật không thể nghĩ bàn. Nay tâm con có một vài nghi vấn, thỉnh Đại sư phát đại từ bi, đặc biệt vì con giải nói."

Lục Tổ Đại sư nói: "Hay lắm! Ông có vấn đề nan giải gì thì đưa ra hỏi, tôi nhất định vì ông giải thuyết."

"Công" là vì vị ghi chép Lục Tổ Đàn Kinh, tôn trọng Thứ sử Vi Cừ là vị quan lớn, vì thế gọi là Công . Chữ Công trong tiếng Hán dùng để xưng hô người đáng được tôn trọng nhất. Lúc đệ tử của tôi đến Đài Loan thọ giới, gặp phải các Tỳ kheo thọ giới trước mình đều tôn xưng là Công. Quý vị gọi một tiếng Công, người đó liền cảm thấy vui vẻ trong lòng, còn nếu không như vậy, họ liền cảm thấy tân giới tử không có lòng cung kính. Thứ sử Vi Cừ hỏi:

–Bạch Hòa Thượng, pháp của Ngài thuyết ra, có phải cùng một đạo lý với Đại sư Đạt Ma không?"

Đại sư trả lời

–Đúng vậy. Tôi giảng pháp môn dùng tâm ấn tâm, trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật của Đại sư Đạt Ma.

Thứ sử Vi Cừ nói:

–Con nghe nói Tổ sư Đạt Ma lúc ban sơ từ Quảng Châu đến Nam Kinh hóa độ Lương Võõ Đế, Võõ Đế hỏi: "Trẫm suốt đời trùng tu xây dựng chùa chiền, độ rất nhiều Tăng Ni xuất gia (Lúc đó Hoàng đế rất hoan nghinh người đi xuất gia, tất cả tứ sự như ăn, mặc, thuốc men và chỗ ở đều do nhà vua cúng dường, lại nữa nhà vua rất cung kính, lễ bái các vị xuất gia. Quý vị xem, đây thật là quá tốt!). Tôi lại dùng công quỷ bố thí cho người nghèo, cúng dường trai Tăng, như thế trẫm có công đức gì?"

Quý vị phải biết! Lương Võ Đế cái gì cũng muốn hơn người, vì thế lúc gặp Tổ sư Đạt Ma, nhà vua không cầu pháp thoát ly sanh tử, mà chỉ muốn Tổ sư Đạt Ma khen ngợi tán thán mình. Nhà vua sợ Tổ sư Đạt Ma không biết công đức của mình, nào là tạo tự độ Tăng, bố thí cúng dường, vì thế nhà vua bèn tự giới thiệu: "Ở đây ở đó, trẫm đã xây dựng rất nhiều chùa chiền, trong chùa có rất nhiều vị xuất gia, họ xuất gia đều do trẫm tài bồi thành tựu cho, trẫm lại phát tâm rộng lớn bố thí cúng dường. Trẫm làm Hoàng đế không giống như những Hoàng đế khác, trẫm là vị Hoàng đế chuyên làm việc tốt, chuyên làm việc công đức. Ngài xem trẫm có bao nhiêu là công đức?"

Quý vị xem! Nhà vua không nghĩ đến việc cầu pháp liễu sanh tử, mà chỉ muốn khoe khoang công đức của mình. Giống như một vị cư sĩ kia, đi đâu cũng khoe rằng: "Quý vị có biết tôi là ai không? Tôi là người hộ trì Phật giáo rất đắc lực, rất mạnh mẽ, tất cả tiền bạc của tôi đều cúng dường Tam Bảo hết rồi." Kỳ thực ông ta sử dụng vào những cuộc vui chơi vô ích nhiều gấp trăm ngàn lần cúng dường Tam Bảo, nhưng lại không nói ra, mà chỉ nói mình cúng dường Tam Bảo, ngay cả tiền du hý cũng nói là cúng dường Tam Bảo. Ôi! Quý vị thấy có điên đảo hay không? Đây là sự thật, có người tiêu xài bao nhiêu tiền bạc vào những cuộc ăn chơi bài bạc rượu chè thì không nói, nhưng nếu chỉ cúng dường Tam Bảo một đồng liền đi khắp nơi rêu rao. Những người này chắc chắnđệ tử của Lương Võ Đế.

Tổ sư Đạt Ma nghe Lương Võ Đế tự giới thiệu, tự khoe công đức, tự khoe mình, say đắm vào trong tự ngã như thế, nhưng Tổ sư Đạt Ma là vị thánh nhân, Ngài không nói những lời nịnh bợ! Nếu là người bình thường vừa nghe nhà vua nói như thế, liền vội vàng nói: "Bệ hạ có công đức lắm đó! Công đức của bệ hạ độc nhất vô nhị, trên đời này không có người thứ hai." Nhưng Đạt Ma là vị Tổ Sư, Ngài làm sao mà có dụng ý xấu chìu theo ý người được? Cho nên liền nói: "Không có công đức, thực khôngcông đức nào cả!" 

Thứ sử Vi Cừ nói: "Đệ tử chúng con không hiểu được ý này, kính mong Thượng nhân vì chúng con giải thuyết."

Sư nói: Thiệt không có công đức. Chớ nghi lời của Thánh nhơn đời trước. Võ Đế lòng tà, không biết chánh pháp. Cất chùa độ tăng, đãi chay làm phước, ấy gọi là cầu phước. Không thể lấy phước mà kể là công đức được. Công đức ở trong Pháp thân, chớ chẳng phải ở chỗ tu phước."

Giảng:

Lục Tổ Đại sư trả lời: "Thật không có công đức, các ông không nên hoài nghi lời của Tổ sư Đạt Ma. Lương Võ Đế tâm tà không chánh, chỉ biết háo danh hám tiếng, không hiểu chánh pháp. Cho nên những cái gọi là tạo tự độ Tăng, bố thí Trai Tăng, đó chỉ là gieo trồng phước điền, không thể đem phước nói là công đức. Công đức thuộc về Pháp thân, cho nên tu phước không phải là công đức."

Sư lại nói: Thấy tánh là công, giữ lòng bình đẳng là đức. Niệm niệm tâm không ngưng trệ, thường thấy Bổn tánh, diệu dụng chơn thật, ấy gọi là công đức. Bên trong giữ lòng khiêm hạ là công, bên ngoài hành động theo lễ là đức. Tánh mình lập ra muôn pháp là công, tâm thể lìa niệm là đức. Chẳng lìa tánh mình là công, ứng dụng không nhiễm trần là đức. Muốn tìm cái công đức Pháp thân, thì phải y theo đây mà tu hành. Thế mới là thiệt có công đức.

Giảng:

Lục Tổ Đại sư lại nói: 

–Công đức là gì? Kiến tánh là công, thấy tự tánh bổn lai của mình, thấy diệu tánh quang minh vốn có của mình. Nếu quý vị có công phu, thì có thể kiến tánh. Ví như ngồi thiền, ban đầu miễn cưỡng sau đó trở thành tự nhiên, lúc vừa mới ngồi thiền cảm thấy chân đau lưng nhức, nhưng lúc quý vị hàng phục, chiến thắng được cái chân nhức này, khi chân không còn đau nhức nữa, đó chính là công phu, chân vẫn còn đau thì không có công. Kiến tánh là gì? Tức là nhìn thấy bổn lai diện mục của mình, nhưng đòi hỏi quý vị phải tự mình tìm kiếm, tôi không thể nói với quý vị được. Nếu tôi nói cho quý vị nghe, đó vẫn là cái đắc từ bên ngoài. Quý vị cần phải tự tánh tự ngộ mới có thể được, nhưng sau đó cần phải do Thiện tri thức ấn chứng quý vị mới được, chớ không thể tự phong mình là quốc vương, là Bồ Tát. Giống như một kẻ hippy lúc trước đến đây, hút thuốc phiện làm cho đầu óc quay cuồng, rồi nói mình là Bồ Tát, thật ra đó chính là ma quỷ.

Bình đẳng chính là không có tâm ích kỷ tự lợi, tất cả đều là bình đẳng, chí công vô tư, đối với bất cứ người nào cũng không ích kỷ, tự tư tự lợi, mà là bình đẳng, chí công vô tư đối đãi tất cả chúng sanh. Nếu quý vị có thể chí công vô tư, liền có đức hạnh. Nếu quý vị niệm niệm không ngưng trệ, không chấp trước, thì có thể thường thường thấy được bổn tánh. Giống như Lục Tổ Đại sư nói: "Nào dè tánh mình vốn thanh tịnh, nào dè tánh mình vốn không sanh diệt, nào dè tánh mình vốn tự đầy đủ, nào dè tánh mình vốn không động diêu, nào dè tánh mình năng sanh muôn pháp." Đó cũng chính là diệu dụng chân thực, chính là công đức. Quý vị không tìm kiếm nơi mình mà lại giong ruổi tìm cầu bên ngoài, nói tôi đã tạo rất nhiều chùa, độ rất nhiều Tăng Ni, bố thí cho vô số người nghèo, cúng dường Tam Bảo Chư Tăng. Đó đều là truy cầu bên ngoài. Bên ngoài là phước, mà không phải là công đức, lúc tự mình công đức viên mãn, thì có thể cùng Phật không sai khác.

Tâm của quý vị khiêm tốn không tự mãn, đó chính là công, mà không phải nói: "Các vị xem tôi giỏi hơn bất cứ người nào, các vị xem tôi có bản lãnh như thế, các vị xem tôi tinh thông Phật pháp hơn kẻ khác." Nếu không có thể khiêm tốn nhún nhường thì không có công. Cho nên chúng ta đối với mọi người, lời nói ra cần phải hòa nhã một chút, không giống như cây gậy, nói lời ra giống như đánh bể đầu người ta, một câu nói còn tác hại hơn so với việc lấy gậy sắt đánh người, nếu năng khiêm nhường thì sẽ không có xảy ra việc tổn thương hòa khí như vậy.

Tâm các vị nên khiêm tốn, nhìn thấy người khác đều tốt hơn mình, không nên tự mãn, cho nên nói "Mãn chiêu tổn, khiêm thọ ích (Tự mãn sẽ chuốt lấy tổn hại, khiêm nhường sẽ nhận được sự lợi ích)." Giống như một tách trà rót đầy rồi mà vẫn cứ rót thì sẽ tràn ra ngoài, không có ích lợi gì, đó gọi là mãn chiêu tổn. Khiêm thọ ích, khiêm chính là lịch sự lễ độ, thì sẽ được lợi ích. Không nên nói: "Các vị xem, tôi là lớn nhất, là số một, là thông minh tuyệt đỉnh." Phật pháp không sợ quý vị không hiểu rõ, mà sợ quý vị không thực hành. Không hiểu rõ không quan trọng, nhưng không thực hành thì không có ích lợi gì, cho nên bên ngoài thực hành lễ phép chính là đức.

Tự tánh có thể kiến lập tất cả vạn pháp, tất cả vạn pháp đều từ tự tánh kiến lập, đó chính là công. Bổn thể tự tâm của ông rời xa vọng niệm tà niệm, đó chính là đức. Ông thường hồi quang phản chiếu, nhìn thấy tự tánh thường sanh trí huệ Bát nhã, đó chính là công. Ông dùng trí huệ Bát nhã ứng dụng vô phương, biến hóa vô cùng, và không có chỗ chấp trước, không làm những việc ô nhiễm, đó là đức. Vì Pháp thân là do công đức thành tựu. Ông có công đức, Pháp thân liền thành tựu, nếu như ông muốn kiến lập công đứcPháp thân thì cần phải y theo lời của tôi mà làm, đó mới là công đức chân chánh.

Người tu công đức, thì lòng chẳng nên khinh dễ người, mà phải cung kính khắp cả mọi người và muôn vật. Nếu lòng thường khinh dễ người, thì ngô ngã (cái của ta và ta) chẳng dứt, tức là mình không có công. Tánh mình giả dối, không chơn thật, tức là mình không có đức. Bởi ngô ngã tự đại, nên thường khinh dễ hết thảy.

Giảng:

Người muốn tu công đức, tâm không nên khinh thường người khác. Bất luận là người hay là súc sanh, chỉ cần là chúng sanh thì không nên khinh thường kiêu mạn, giống như Bồ Tát Thường Bất Khinh nhìn thấy ai cũng khấu đầu lễ bái và nói: "Tôi không dám khinh thường các ông, các ông đều thành Phật." Cho nên chính Ngài cũng thành Phật. Bồ Tát Thường Bất Khinh chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đó chính là Ngài hành Bồ Tát đạo trong kiếp quá khứ.

Lại nữa, cần phải cung kính tất cả chúng sanh. Nếu tâm thường khinh người, tật đố kẻ khác, sợ người khác giỏi hơn mình, sợ người khác thông minh hơn ta, cái ta và của ta ( tức ngô ngã) không đoạn trừ, đánh giá mình quá cao, giống như đã giảng trên đây: "Các vị xem tôi vĩ đại không, hiện nay không có chế độ quân chủ, nếu có, thì nhất định chức vị Hoàng đế phải do tôi làm, các vị không có phần, vì tôi thông minh hơn các vị, tôi có thể chi phối các vị, mà các vị không thể chi phối tôi," cho nên thường có cái ngô ngã tồn tại. Cái ta và cái của ta không đoạn trừ, không có cái của ta thì cũng có cái ta, hai cái này buông bỏ không được thì không có công, chính vì mình quá tự mãn. 

Lại nữa, chính vì mình cũng không chân thực tu hành, cho nên tự tánh cũng hư vọng không chân thực. Bởi mình vốn không chơn thực, nên đến rốt cùng chính mình là thực hay giả đều không biết, đó gọi là tự tánh hư vọng. Không thực chính là tự mình không tin tưởng mình, giống như tôi khuyên bảo quý vị không nên uống rượu tại sao quý vị vẫn cứ uống? Tự mình không biết phải làm như thế nào, còn lại tạo nên tật xấu, đó gọi là tự tánh hư vọng. Mình không nhận thức chính mình – Tại sao lại như vậy? Chính vì mình không có đức hạnh, vì thiếu đức hạnh. Tại sao lại thiếu đức? Vì ngô ngã tự đại, đánh giá mình quá cao. Thậm chí đem mình sánh với Phật, giống như nói:"Vị Pháp sư tên đó đó… đã khai ngộ, tôi và ông ta thì giống nhau." Anh ta không nói anh ta khai ngộ, mà nói Pháp sư đó khai ngộ, nhưng anh ta và Pháp sư khai ngộ đó lại giống nhau, đó cũng chính là tự giới thiệu mình đã khai ngộ rồi, đó chính là ngô ngã tự đại, tuyệt đối không có công đức.

Chư Thiện tri thức! Niệm niệm không gián đoạn là công, lòng giữ công bình chánh trực là đức. Tự tu tự tánh là công, tự tu tự thân là đức. 

Chư Thiện tri thức! Công đức phải thấy trong tánh mình, chớ chẳng phải tìm ở chỗ cúng dườngbố thí. Bởi vậy phước đức với công đức là khác nhau. Vua Võ Đế không biết Chơn lý, chớ chẳng phải Tổ Sư ta lầm.

Giảng:

Quý vị Thiện tri thức! Cái gì là công? Tức niệm niệm của mình chánh niệm không gián đoạn, niệm niệm tu hành không ngừng nghỉ lâu ngày sẽ có công, cho nên nói ban đầu miễn cưỡng lâu ngày trở thành tự nhiên; tâm mình thường hành bình đẳng chánh trực, mà không có tất cả tướng cong quẹo, chính là đức. Quý vị tự tu tự tánh của chính mình, tức là lúc chưa kiến tánh cần phải tự mình tu tánh. Tu tánh tức là không sanh phiền não, ai đánh mình thì xem như đập vào tường vách, ai chửi thì xem người đó đang ca hát hoặc cho rằng họ đang nói tiếng ngoại quốc, giống như người ngữa mặt lên trời nhổ nước miếng, nước miếng rơi xuống mặt người đó. Người đó chửi quý vị, quý vị không để ý đến, thì cũng giống như người đó tự mắng mình vậy. Có người nói: 

–Nếu đánh tôi, thân tôi đau nhức thì làm sao không đánh trả lại? 

Cũng giống như ban đêm không có đèn, đụng đầu vào bức tường thì quý vị có đánh cho bức tường vài đấm không? Nếu đánh vài cái vào bức tường, thì ngược lại làm cho tay ông đau nhức thêm. Quý vị cần nên không để ý đến nó, giống như Bồ Tát Di Lặc nói: 

"Già khờ mặc áo vá,

Cơm lạt bụng no nê, 

Vá áo để che lạnh, 

Vạn sự tùy duyên liễu. 

Có người mắng Già khờ, 

Già khờ chỉ nói tốt

Có người đánh Già khờ, 

Già khờ tự té xuống. 

Nhổ đàm mặt Già khờ, 

Cứ để nó tự khô. 

Già cũng không phí sức, 

Ông cũng không phiền não

Ba la mật như thế, 

Chính là diệu trung bảo. 

Nếu hiểu nghĩa lý này, 

Lo gì không đạo đắc."

Thật tuyệt! Nhưng mà không dễ dàng làm được, diệu trung bảo này không thể dễ dàng đạt đến.

Tự tu tánh thì không nổi giận, tự tu thân thì không làm việc xấu, không có dục tâm, tham tâm, sân tâm, si tâm, không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, đó là tu thân và cũng chính là đức.

Quý vị Thiện tri thức! Công đức phải tự kiếm trên thân của mình, chớ không phải giong ruổi bên ngoài tìm cầu, không phải bố thí cúng dường Tam Bảo liền nói ông có công đức. Đó không có công đức, mà chỉ có phước. Cho nên phước đức vaø công đức có sự sai khác. Phước đức là do ông tạo phước nghiệp và tương lai sẽ thọ phước báo, mà công đức là ông lập tức nhận lấy, đương thời liền được lợi ích. Lương Võ Đế không hiểu chân lý, chớ không phải Tổ sư Đạt Ma của chúng ta giảng không đúng đạo lý, nói không có công đức. Lúc đó Tổ sư Đạt Ma vốn muốn cứu độ Lương Võ Đế, nhưng vì Võ Đế quá tự cao tự đại, cho rằng mình là Hoàng đế, đã có vô lượng công đức. Tổ sư Đạt Ma muốn phá chấp trước này của nhà vua, bèn nói nhà vua không có công đức. Lương Võ Đế nghe như vậy trong tâm không vui, không còn xem trọng Tổ sư Đạt Ma. Dù Tổ sư Đạt Ma có giảng gì đi nữa, nhà vua cũng không nghe, cho nên Tổ sư Đạt Ma bỏ đi. Quả nhiên sau đó không lâu, Lương Võ Đế bị đói chết. Nếu nói nhà vua có công đức thì tại sao lại bị chết đói? Tổ sư Đạt Ma muốn cứu vãn nghiệp tội, không để nhà vua chết đói, khiến cho nhà vua sanh tâm giác ngộ, nhưng đáng tiếc Lương Võ Đế ngô ngã quá lớn, cho nên Tổ sư Đạt Ma không thể cứu nhà vua được.

Thứ sử lại hỏi: "Đệ tử thường thấy quý Thầy và người tục, niệm Phật A Di Đà, nguyện vãng sanh về Tây phương, xin giải rõ cho biết các người ấy được vãng sanh về Tây phương chăng? Xin Ngài phá chỗ nghi nầy."

Giảng:

Thứ sử Vi Cừ lại hỏi: 

–Đệ tử chúng con thường thấy người xuất gia và người tại gia, niệm danh hiệu Đức Phật Vô Lượng Quang, Phật Vô Lượng Thọ, phát nguyện vãng sanh về Thế giới Cực Lạc Tây phương. Nay con thỉnh Hòa Thượng vì chúng con mà giảng nói, có thể vãng sanh Thế giới Cực Lạc Tây phương không? Con cúi mong Hòa Thượng vì chúng con phá tan nỗi nghi ngờ mê hoặc này.

Thứ sử Vi Cừ thưa hỏi vấn đề này, không phải chính ông ta không hiểu rõ, mà là vì có một số người không hiểu rõ pháp môn này, họ lấy pháp môn Niệm Phật hủy báng Thiền tông, nói những người tu thiền ăn no xong liền ngồi ở đó, rốt cuộcdụng công gì? Chỉ dụng công làm biếng mà thôi, không bằng niệm Nam Mô A Di Đà Phật mà có thể vãng sanh Thế giới Cực Lạc Tây phương tốt hơn, người niệm Phật thường hủy báng người tọa thiền như thế.

Mà người tọa thiền cũng công kích lại: các ông niệm Nam Mô A Di Đà Phật cầu sanh về Thế giới Cực Lạc Tây phương, vậy thì khi không có Phật A Di Đà, người ta lại niệm Phật nào đây?

Như thế niệm Phật cùng với tham thiền hủy báng công kích lẫn nhau, khiến người ta không biết cái nào là đúng. Vì có nhân duyên như thế cho nên Thứ sử Vi Cừ thưa hỏi Lục Tổ Đại sư.

Sư nói: "Sử quân hãy nghe cho kỷ, Huệ Năng giải cho. Đức Thế Tôn lúc ở thành Xá Vệ, nói kinh về chỗ tiếp dẫn vào cõi Tây phương, rõ ràng cõi ấy cách đây chẳng xa. Nếu luận về hình tướng và số dặm, thì có mười muôn tám ngàn, tức là chỉ mười điều ác và tám điều tà trong thân. Thế mới nói là xa. Nói xa là vì người hạ căn, nói gần là vì người thượng trí.

Giảng:

Xá Vệ Quốc là tiếng Phạn, Tàu dịch là Phong Đức, vì người ở đó có sự phong phú về ngũ dục tài bảo. Có đầy đủ ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thùy, mà người ta lại có đức đa văn giải thoát, đa văn tức học nhiều mà không chấp trước. Tại thành Phong Đức, Đức Phật thuyết pháp dẫn độ, giáo hóa chúng sanh vãng sanh Thế giới Cực Lạc Tây phương. Kinh văn nói rất rõ ràng: "Thế giới Cực Lạc cách chỗ này không xa. Nếu theo hình tướng mà nói có mười vạn tám ngàn." Kinh A Di Đaø vốn thuyết mười vạn ức Phật độ mà không phải là mười vạn tám ngàn, nhưng Lục Tổ Đại sư vì để đối trị biên kiến của người đương thời cho nên nói mười vạn tám ngàn. Mười vạn ức Phật độ không chỉ mười vạn tám ngàn dặm mà là rất nhiều rất nhiều. Nếu giảng về tự tánh chính là thập ác bát tà. Thập ác tức ba điều ác của thân: sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Ba điều ác của ý: tham tâm, sân tâm, si tâm (tà kiến). Bốn điều ác của khẩu, là những điều ác tệ nhất, tức ỷ ngữ: nói lời ô trọc không thanh tịnh, chuyên nói về vấn đề nam nữ; vọng ngôn: nói láo, đặt điều; ác khẩu: tức chửi mắng người; lưỡng thiệt: chuyên môn bới móc, ly gián, nói chuyện thị phi.

Bát tà chính là tám điều ngược lại với Bát Chánh Đạo, tức là tà kiến, tà ngữ, tà tư duy, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn (còn gọi là tà phương tiện), tà niệm, tà định. Thập ác bát tà chính là con đường mười vạn tám ngàn dặm. Nói Thế giới Cực Lạc Tây phương ở xa là vì người hạ căn thuyết. Nói thập ác bát tà cách tự tánh chúng ta không xa, đó là thuyết cho người có trí huệ.

Người có hai hạng, pháp không có hai thứ. Tánh ngộ mê có khác nhau, chỗ kiến giải có mau chậm. Người mê niệm Phật cầu vãng sanh về cõi Tây phương, người ngộ tự tịnh tâm mình. Sở dĩ Phật nói: "Tâm mình tịnh, tức là cõi Phật tịnh."

Giảng:

Người có hai loại, đây không phải chỉ người da vàng và da trắng, mà chỉ người có trí huệ và người ngu si. Nhưng pháp không có hai loại, bất luận người ngu hay người trí đều tu pháp này, cho nên nói pháp vô lưỡng ban.

Mê và ngộ thì không giống nhau, nhưng kiến giải có chậm có nhanh. Người mê niệm Phật cầu sanh Thế giới Cực Lạc Tây phương, mà người có trí huệ khai ngộ thì tự tịnh kỳ ý, cho nên nói lúc tâm thanh tịnh đó chính là Thế giới Cực Lạc. Nếu quý vị thấu hiểu thì Thế giới Cực Lạc ngay trước mắt, không phải là mười vạn Phật độ xa như vậy. Nếu quý vị không hiểu thì không biết có bao nhiêu ngàn ức Phật độ xa xôi diệu vợi, cho nên nói: Lúc mê ngàn quyển thiếu, ngộ rồi một chữ quá dư thừa. Lúc mê nghiên cứu quyển kinh này lại nghiên cứu quyển kinh kia, nhưng cũng không rõ ràng sáng suốt, nếu đã chân chánh giác ngộ rồi, không cần nói nghiên cứu hết thảy kinh điển, thậm chí một chữ cũng là dư thừa. Nhưng điều này cần phải chân chánh hiểu rõ mới được, không nên chưa hiểu mà nói đã hiểu, nói tôi không cần xem Kinh, niệm Phật. Kỳ thực, đó là thứ làm biếng, làm bậy. Có người nói với tôi: 

–Tôi lúc trước xem rất nhiều sách, đó là sai lầm, nay tôi sách gì cũng không thèm xem. 

Trong lời nói đó biểu thị ông ta đã thành Phật, cho nên cái gì cũng không cần nữa – Đây thật ngu si đến cực điểm! Căn bổn cái gì cũng không hiểu mà mạo nhận đã hiểu, giống như "lấy nước lạnh pha trà, là việc làm vô ích," dùng nước lạnh pha trà thì làm sao ra trà được. Cho nên những người kỳ khôi, quái rở (weird, strange) trên thế gian này thật là nhiều.

Sử quân, người Đông phương mà tâm tịnh, thì không có tội. Còn tuy là người Tây phương mà tâm chẳng tịnh, thì cũng có tội. Người Đông phương tạo tội, niệm Phật cầu vãng sanh về Tây phương. Còn người Tây phương tạo tội, niệm Phật cầu vãng sanh về xứ nào?

Giảng:

Ý của Lục Tổ Đại sư trong đoạn này là: Bất luận quý vị ở Đông phương hay Tây phương, đều không nên tạo ác nghiệp. Nếu quý vị tạo nghiệp thì một phương cũng không thể vãng sanh, mà sẽ sanh đến ngạ quỷ phương, súc sanh phương, địa ngục phương. Cho nên nếu quý vị tu niệm Phật mà muốn vãng sanh Thế giới Cực Lạc Tây phương, cũng phải tu thiện. Tu thiền tông cũng cần phải tu thiện; không tu thiện, không làm công đức thì không thể thành tựu đạo hạnh của quý vị.

Lục Tổ Đại sư nói với Thứ sử Vi Cừ: 

–Sử quân! người Đông phương chỉ cần tâm thanh tịnh, tức không có tạp niệm, lòng ích kỷ, tự tư tự lợi, tâm tật đố chướng ngại, tham tâm, sân tâm, si tâm, nếu không có tà niệm chính là không có tội lỗi.

Tuy người ở Thế giới Cực Lạc Tây phương, nếu tâm không thanh tịnh thì người đó cũng có tội. Nhưng đây là ví dụ, mọi người không nên cho rằng Lục Tổ Đại sư nói người Tây phương nếu tâm không thanh tịnh cũng có tội. Cần biết người ở Thế giới Cực Lạc Tây phương không giống với người ở Thế giới Ta-bà chúng ta. Họ không cần phải tịnh kỳ ý, vì tâm của họ vốn là tịnh, không có tham, sân, si, không có ba đường ác, cho nên đoạn này chỉ là ví dụ, không nên lấy Lục Tổ Đàn Kinh làm căn cứ, nói tâm người Tây phương cũng không tịnh, mà cần phải biết, tâm người Tây phương không có sự sai khác giữa tịnh và bất tịnh.

Lục Tổ Đại sư lại đưa ra một ví dụ:

–Các ông nếu chấp trước người Đông phương nhất định phải niệm Phật cầu sanh Tây phương, vậy thì người Tây phương tạo tội niệm Phật, lại cầu sanh vào cõi nào đây?

Đây chỉ là ví dụ, vì người Tây phương không bao giờ tạo nghiệp tội, chẳng qua Lục Tổ Đại sư vì muốn phá chấp trước của người, cho nên cố ý giảng như vậy. Nếu quý vị ở Đông phương niệm Phật, muốn vãng sanh Tây phương, điều trước tiên cần phải không có tội lỗi. Nếu quý vị có tội, thì không chỉ Tây phương, mà một phương cũng không thể đến được, và phương đến của quý vị chính là địa ngục. Cho nên Lục Tổ Đại sư nói người Đông phương tạo tội, niệm Phật cầu sanh Tây phương, người Tây phương tạo tội, niệm Phật cầu sanh cõi nào? Chẳng lẽ đi đến Thế giới Cực Lạc? Do vậy không nên chấp trước như thế.



Người phàm mê muội, chẳng tỏ tánh mình, không biết cõi Tịnh độ trong thân, nên mới phát nguyện Đông nguyện Tây. Còn người giác ngộ dầu ở chỗ nào, tâm địa cũng một mực thanh tịnh tự nhiên. Cho nên Phật nói: Vô luận ở đâu tâm hằng an lạc.

Sử quân, nếu tâm địa mình trọn lành, thì cõi Tây phương cách đây chẳng xa. Bằng mình cưu mang cái tâm chẳng lành mà niệm Phật cầu vãng sanh, thì ắt khó đến cõi ấy.

Nay khuyên các Thiện tri thức, trước trừ mười điều ác, tức là đi tới mười muôn, sau dứt tám điều tà, ấy là qua khỏi tám ngàn. Niệm niệm thấy tánh, thường làm việc công bình, thì đến cõi ấy mau như khảy móng tay, liền thấy Phật Di Đà.

Giảng:

Phàm phu tục tử không biết tu tự tánh, không biết tự mình trước tiên phải tự tịnh kỳ tâm, chính là tịnh độ, cho nên phát nguyện cầu sanh Đông phương, cầu sanh Tây phương. Nhưng người khai ngộ ở bất cứ nơi nào cũng đều giống nhau, người này tùy chỗ trú ngụ mà an ổn, ở chỗ nào cũng không có lòng phân biệt. Cho nên Đức Phật thường nói: "Tùy sở trụ xứ hằng an lạc."

Sử quân à! Nếu tâm địa không có chỗ nào không thiện, chỉ sung mãn lòng từ thiện thì Tây phương cách chỗ này không xa. Nếu ông ôm ấp tâm không thiện, thường làm những việc không tốt, dù có niệm Phật cầu vãng sanh cũng không đến đó được.

Nay ân cần khuyên nhắc các vị Thiện tri thức, trước tiên cần phải đoạn trừ thập ác, đó chính là đi mười vạn dặm đường. Sau đó trừ bát tà đó chính là vượt qua tám ngàn dặm đường. Nếu ông niệm niệm nhìn thấy bổn tánh của chính mình, thường làm việc công bình chính trực, vậy thì đến Thế giới Cực Lạc Tây phương nhanh như khảy móng tay, liền lập tức nhìn thấy Đức Phật A Di Đà.

Sử quân, nếu làm mười điều thiện, thì cần gì phát nguyện vãng sanh! Còn nếu chẳng dứt lòng cưu mang mười điều ác, thì Phật nào tới rước mình! Nếu hiểu rõ vô sanh đốn pháp, thì trong một sát-na ắt thấy cõi Tây phương. Bằng chẳng hiểu rõ pháp ấy, mà cứ niệm Phật cầu vãng sanh, thì đường xa vời vợi, thế nào mà đi đặng tới cõi ấy! Để Huệ Năng nầy dời cõi Tây phương trong một sát-na cho các ngươi liền thấy trước mắt, các ngươi muốn thấy chăng?"

Chúng nhơn đều đảnh lễ đáp rằng: "Nếu thấy cõi ấy, thì cần gì phải nguyện sanh! Xin Hòa Thượng từ bi hiện cõi Tây phương cho mọi người được thấy."

Giảng:

Sử quân! Ông tu thập thiện, cần gì phải nguyện vãng sanh? Quý vị xem, người ta không dám tu thập thiện, nói: "Tôi vừa làm việc thiện liền có ma chướng." Nhưng ngược lại họ không sợ rằng làm ác sẽ có ma chướng, vì làm ác chính là ma làm, nhưng họ lại không sợ làm ác. Ôi! con người điên đảo như thế!

Nếu ông không đoạn trừ tâm thập ác, thì thân ông đầy dẫy nghiệp tội, từ đầu đến chân, mỗi gốc chân lông đều chứa đựng nghiệp tội, thì làm sao ông có thể đến Tây phương được? Phật nào mà đến rước ông? Ông làm điều tốt dù không cầu vãng sanh Tây phương cũng sẽ được vãng sanh. Nếu ông làm điều xấu xa tội lỗi, mà cầu vãng sanh Tây phương thì cũng không được vãng sanh. Vì ông có tội nghiệp trói buộc ông, tuy nói đới nghiệp vãng sanh, đó chỉ là nói như vậy mà thôi, ông cần phải tự tịnh kỳ ý mới có thể được. Cho nên nói Phật nào đến rước ông là kẻ tội lỗi chỉ biết làm việc xấu xa? Nếu ông hiểu rõ pháp môn đốn ngộ tự tánh vô sanh, thì ông nhìn thấy Thế giới Cực Lạc Tây phương rất nhanh. Nếu ông không ngộ tự tâm, lại không làm điều thiện mà chỉ có niệm Nam Mô A Di Đà Phật cầu vãng sanh Thế giới Cực Lạc Tây phương thì lộ trình xa vời thăm thẳm không có cách nào đến được.

Huệ Năng tôi (Lục Tổ Đại sư tự xưng) cùng với quý vị trong khoảnh khắc sát na, dời Tây phương đến chỗ này khiến cho mỗi người đều có thể nhìn thấy Thế giới Cực Lạc Tây phương, các ông có muốn xem không?

Mọi người vừa nghe nói có thể nhìn thấy Thế giới Cực Lạc Tây phương, đều sanh lòng tham, vì thế liền khấu đầu đảnh lễ nói: "Nếu ở đây có thể thấy, vậy thì chúng con đâu cần phải phát nguyện vãng sanh Thế giới Cực Lạc Tây phương? Chúng con nay cúi mong Hòa Thượng phát đại từ bi, khiến cho Thế giới Cực Lạc Tây phương xuất hiện, cho chúng con mọi người đều được thấy."

Sư nói: "Đại chúng! Người ở thế gian, sắc thân của mình là cái thành; con mắt, lỗ tai, cái mũi, cái lưỡi là các cửa. Ngoài có năm cửa, trong có cửa ý. Tâm là cõi, tánh là vua. Vua ở tại cõi tâm. Tánh ở thì vua ở, tánh đi thì vua mất. Tánh ở thì thân tâm tồn tại, tánh đi thì thân tâm hoại hư. Muốn thấy Phật, phải ngó vào trong tánh mình mà tìm, đừng ngó ra ngoài thân mà kiếm.

Giảng:

Lục Tổ Đại sư nói muốn đem Thế giới Cực Lạc dời đến trước mặt mọi người. Hôm qua tôi cũng hứa đem Thế giới Cực Lạc dời đến Phật Giáo Giảng Đường (Buddhist Lecture Hall ở San Francisco, nơi Hòa Thượng giảng kinh), nhưng di chuyển tốn rất nhiều thủ tụcphiền phức cho nên hôm nay chúng ta dùng nguyên liệu tại chỗ, tức là sẽ không dời Thế giới Cực Lạc, mà đem thân của chúng ta biến thành Thế giới Cực Lạc. Đây là điều hay nhất!

Lục Tổ Đại sư nói:

–Quý vị Thiện tri thức! Sắc thân của các ông chính là Thế giới Cực Lạc, tâm ông tịnh thì Phật độ tịnh, Phật độ tịnh chính là an lạc. Tâm tịnh thì không có một pháp ô nhiễm, dù ở trong ô nhiễm cũng sẽ biến thành thanh tịnh, không bị pháp ô nhiễm xoay chuyển, cho nên nói sắc thân của mình là thành.

"Ngoài có năm cửa, trong có cửa ý": Ngoài có năm cửa là chỉ cho nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân. Trong có cửa ý, bên trong có ý niệm, nó có lúc đóng lúc mở, giống như ý có lúc suy tưởng, có lúc không. Tâm người ví như đất chính là vàng ròng của Thế giới Cực Lạc làm đất; tánh là quốc vương, tức Phật A Di Đà. Đức Phật A Di Đà trụ ở trong tâm của mình, lúc tánh hiểu rõ, ông biết tự tánh thì tồn tại, là như như bất động, thường thường sáng suốt hiểu rõ (như như bất động, liễu liễu thường minh), đó cũng giống như vua đang ở. Lúc tánh rời khỏi, vua cũng không còn. Ông có thể minh tâm kiến tánh, đó chính là A Di Đà Phật hiện tiền. Lúc tự tánh ở trên thân, thân tâm cũng tồn tại; nếu tự tánh rời khỏi, thân tâm cũng hoại. Cần phải biết Phật là tự tánh tu, tự tâm là Phật, tự tánh là Phật, cần phải ở trên tự tánh dụng công phu mới có thể thành Phật, mà không nên tìm cầu ở bên ngoài. Tự tánh chính là Phật tánh, Phật tánh cũng chính là tự tánh, Phật tánhtự tánh không hai, không sai khác. Cho nên muốn thành Phật thì cần phải ở trong tự tánh dụng công phu, chính là tự tịnh kỳ ý, tự tịnh kỳ tâm, cần phải đoạn trừ tất cả tập khí tật xấu. Nếu không đoạn trừ thập ác bát tà và các tật xấu của mình, thì không thể nào, cho nên nói không nên tìm cầu ở ngoài thân.

Tánh mình mê tức là chúng sanh, tánh mình giác tức là Phật. Lòng từ bi tức là Quán Âm, lòng hỷ xả tức là Thế Chí, lòng năng tịnh (thường trong sạch) tức là Thích Ca, lòng bình trực (bình đẳng chánh trực) tức là Di Đà.

Lòng nhơn ngã là núi Tu Di, lòng tà vạy là nước biển, lòng phiền não là sóng trào, lòng độc hại là rồng dữ, lòng dối giả là quỷ thần, lòng trần lao là rùa, trạnh, lòng tham sân là địa ngục, lòng ngu sisúc sanh.

Giảng:

Nếu quý vị không hiểu tự tánh của mình, mê mất đi tự tánh, quên đi tự tánh của mình, đó chính là chúng sanh. Nếu tự tánh giác ngộ, giác ngộ rằng không làm tất cả điều ác mà làm tất cả điều lành (chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành), cho nên đoạn ác tu thiện, đó chính là Phật. Năng thực hành pháp từ bi, sung mãn lòng từ bi, đó chính là học theo Bồ Tát Quán Thế Âm. Có lần một đồ đệ nói với tôi: "Từ bi đối với con thật là điều mới mẻ lạ kỳ, lúc trước con không biết thế nào là ý nghĩa của từ bi." Tôi nghĩ, không những đồ đệ của tôi không hiểu rõ, mà rất nhiều người Tây phương khác cũng rất xa lạ đối với từ bi. Tại sao vậy? Vì họ không chú ý đến từ bi, cho nên dù đối diện mà cũng không nhận ra Bồ Tát Quán Thế Âm. Nếu muốn nhận ra Bồ Tát Quán Thế Âm thì cần phải thực hành pháp từ bi, vì Từ có thể ban vui cho tất cả chúng sinh, Bi có thể diệt trừ cái khổ cho tất cả mọi loài. Từ Bi làm cho người an lạc, cái vui này là niềm vui chân chánh mà không phải là những cái vui của thế gian như đánh bài, cá ngựa, khiêu vũ v.v.. Chân chánh giác ngộ sẽ không còn làm những việc muội mê sai lầm, đó mới là sự an lạc chân chánh, cho nên nói: "Đoạn trừ vô minh tức là hiển hiện Pháp tánh."

Vì sao gọi là Bồ Tát Đại Thế Chí? Chính là hỷ xả, hoan hỷ bố thí. Từ vô lượng tâm, Bi vô lượng tâm, Hỷ vô lượng tâm, Xả vô lượng tâmTứ vô lượng tâm. Nếu quý vị có thể từ bi hỷ xả chính là học theo hạnh của Ngài Bồ Tát Đại Thế Chí.

Nếu quý vị có thể tự tịnh kỳ ý, tự tịnh kỳ tâm, phản bổn hoàn nguyên trở về tánh Như Lai Tạng, thấy diệu tánh minh tâm, chân minh giác tánh, đó chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đó cũng là năng nhân tịch mặc.

Nếu quý vị có thể công bình chánh trực, không có một chút riêng tư, đối với ai cũng đều dùng tâm từ bi bình đẳng, đó chính là gương hạnh của Đức Phật A Di Đà. Đây đều là ví dụ, quý vị không nên cho rằng bình trực chính là Đức Phật A Di Đà. Không nên sanh lòng chấp trước; nghe Kinh nghe Pháp sợ nhất là sanh lòng chấp trước, chớ nên nói: "Tôi nghe Thầy giảng công bình chính trực chính laø Đức Phật A Di Đà," nếu vậy thì quý vị đã xem nhẹ Đức Phật A Di Đà. Nếu tâm quý vị có thể bình đẳng chính trực, ấy chính là công hạnh của Đức Phật A Di Đà

Quý vị nói: 

–Đó chính là lời của Lục Tổ giảng, tại sao không thể tin được?

–Lục Tổ giảng lúc nào, tại sao tôi không nghe?

Lòng nhơn ngã là Tu Di: có nhân có ngã liền có núi Tu Di. Người có tướng của người, ngã có tướng của ngã; người có cái bộ dạng của người, ngã có cái dáng điệu của ngã. Cái bộ dạng này còn cao hơn núi Tu Di. Tu Di dịch là Diệu Cao, Diệu Cao nghĩa là không biết nó cao bao nhiêu, vì nó quá diệu, cho nên người cống cao ngã mạn chính là Tu Di. Bình đẳng chính trực ở trên và Tu Di ở đây đều là ví dụ. Đó là bảo quý vị ở tự tánh mình thấy Đức Phật A Di Đà, ở tự tánh mình thấy tất cả tật xấu.

Lòng tà vạy là nước biển, lòng phiền não là sóng trào: Tà tâm của ông giống như nước biển lớn. Ông có phiền não chính là biển sanh sóng. Sóng nhỏ thì rất bằng phẳng an tịnh không có thanh âm, sóng lớn dâng cao mười trượng thì có thể cuốn thuyền lớn vào tận đáy biển. Giống như đại phiền não của người thì có thể che phủ cả ánh sáng trí huệ, cho nên chúng ta cần phải cẩn thận, không nên sanh phiền não.

Lòng độc hại là rồng dữ: có sóng thì sẽ phát sanh nguy hiểm, đó chính là độc hại. Lòng độc hại chính là độc long, cho nên ác long ở long cung lúc muốn mời khách, liền nổi sóng lớn, mời tất cả mọi người trên thuyền đến long cung ăn tiệc, uống long tửu.

Lòng dối giả là quỷ thần: người phàm phu nói, 

–Tôi không tin có quỷ, tôi không tin có Thần, vì không nhìn thấy. 

Căn bản là không cần thấy, vì nó chính là hư vọng mà! Quý vị thấy nó để làm cái gì? Dù có nhìn thấy cũng là hư vọng. Quỷ thì không thể dùng tay nắm bắt, quý vị nhìn thấy dường như có hình tướng, mà dùng tay nắm bắt nó, thì đích xác nó ở đó nhưng không nắm bắt được nó, vì nó chỉ là cái ảnh, là hư vọng, không phải thực tại.

Tôi sẽù nói cho quý vị, thế nào là có thể biết mình thấy quỷ hay thấy Thần: quỷ màu đen, ảnh đen, vì nó thuộc về âm. Thần màu trắng, thuộc dương. Lúc quý vị nhìn thấy thì có hình tượng, nhưng nhìn thì có thể thấy, mà nắm lấy thì không được, vì chúng đều là hư vọng.

Lòng trần lao là rùa, trạnh. Lòng tham sân là địa ngục: trần lao trong tự tánh của chúng ta chính là rùa, trạnh. Tôi giảng Kinh cho quý vị lâu như vậy mà chưa nói cho quý vị biết tham sân là địa ngục, đây không phải nói tham sân là địa ngục, mà nói lúc quý vị tham tâm, có sân tâm thì nhất định sẽ đọa địa ngục, vì nay đã trồng hột giống địa ngụctham tâm, sân tâm – thì tương lai nhất định sẽ đọa địa ngục.

Lòng ngu sisúc sanh: Lúc giảng Kinh, có khi tôi nói, "người đó ngu như heo." Có người nói heo rất thông minh, nó chỉ biết ăn và ngủ, ngoài ra không làm gì cả. Nói nó không làm gì cả chính là thông minh, cho nên có người muốn học theo heo, suốt ngày từ sáng đến tối ăn xong lại ngủ, ngủ xong lại ăn, đến lúc mập liền bị người ta giết ăn thịt.

Cho nên nói ngu sisúc sanh, quý vị nghĩ xem một đời của súc sanhý nghĩa gì? Tuy không có ý nghĩa nhưng nó cũng muốn sống, lúc giết nó, nó cũng kêu eng-ét: "Tôi không muốn chết!" Tuy nó cầu xin như thế nhưng vì người ta không hiểu ngôn ngữ của nó cho nên không biết. Nếu quý vị có thể hiểu được ngôn ngữ của loài heo, thì sẽ sanh lòng từ bi mà không giết nó nữa.

Chư Thiện tri thức! Thường làm mười điều thiện thì Thiên đường liền đến. Dứt lòng nhơn ngã thì núi Tu Di sập ngay, bỏ lòng tà vạy thì nước biển khô cạn, trừ lòng phiền não thì sóng lặng êm, quên lòng độc hại thì rồng dữ ắt tuyệt. Tâm địa mình chính là giác tánh Như Lai phóng đại quang minh, ngoài soi sáu cửa trong sạch, có thể phá được các cõi trời Lục dục. Trong soi tánh mình, làm cho ba độc liền dứt, cả thảy các tội địa ngục đồng tiêu diệt một lần. Trong ngoài sáng thấu, chẳng khác gì cõi Tây phương. Nếu chẳng chịu tu như thế, thì làm sao đến cõi kia được!"

Giảng:

Quý vị Thiện tri thức! Nếu quý vị thường hành thập thiện đạo, quý vị có thể đến Thiên đường, năng trừ ngã kiến nhân kiến, núi Tu Di sẽ sụp đổ, đoạn trừ tâm tà tri tà kiến, nước biển cũng khô kiệt. Lúc không còn phiền não, sóng cũng tiêu diệt. Đoạn trước tôi có giảng rằng: "Những cơn sóng nhỏ giống như từng niệm từng niệm vi tế trong tâm người." Quý vị không cảm thấy tâm mình có sóng, nhưng trên thực tế có sóng tồn tại. Mà sóng lớn chính là phiền não, và sóng nhỏ là những thứ vô minh vi tế. Trong tâm của quý vị giống như sóng nước, chính là niệm trước vừa diệt, niệm sau lại đến. Nếu quý vị không muốn có sóng thì phải đoạn trừ vô minh. Có vô minh thì có tam độc: tham sân si. Tại sao quý vị có tham tâm? Chính là vì vô minh sai sử các quý vị. Nó nói: "Tôi muốn món đồ đó, hãy mau kiếm cho tôi." Tham tâm liền kiếm cho nó. Tài và sắc cũng giống như vậy. Nếu không được, nó liền nổi nóng, giống như một đồ đệ của tôi nói: "Tôi muốn cái gì thì phải được cái đó, tại sao tôi lại không được?" Đây do vô minh gây ra, nên nổi lên lòng tức giận sân si mà sanh sóng. Sóng nhỏ còn chưa sao, lúc nổi sóng lớn, thì như long vương muốn mở tiệc mời quý vị làm khách.

Quên đi tâm độc hại, không hại người thì ngư long trong lòng cũng không còn. Vì rồng sẽ phun khí độc, người bị trúng độc này sẽ bị chết liền.

Tâm địa của mình chính là giác tánh Như Lai, phóng đại quang minh sanh đại trí huệ, tức ngoài chiếu lục môn thanh tịnh – nhãn thấy sắc không bị sắc trần xoay chuyển, tai nghe tiếng không bị thanh trần xoay chuyển, mũi ngửi mùi thơm không bị hương trần xoay chuyển, lưỡi nếm vị không bị vị trần xoay chuyển, thân giác xúc không bị xúc trần xoay chuyển, ý duyên pháp không bị pháp trần xoay chuyển. Lúc sáu cửa lục căn thanh tịnh, thì có thể phá lục dục Chư thiênTứ thiên vương thiên, Đao lợi thiên, Dạ ma thiên, Đâu suất thiên, Lạc biến hóa thiên, Tha hóa tự tại thiên. Kỳ thực, lục dục Chư thiên chính là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của quý vị. Lúc lục căn đều thanh tịnh, lục dục Chư thiên liền bị phá trừ, vì chủng tử và nhân của lục dục Chư thiên chính là ở trong mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Mắt thích sắc đẹp, liền sanh lên trời, vì thiên nữ rất đẹp. Tai nghe sắc nghĩ rằng nếu tôi được sanh lên trời thì ngày ngày được nghe âm nhạc, âm nhạc của trời thì du dương êm ái hơn đàn ghi-ta, đàn vĩ cầm, mandolins của dương gian. Lúc tai của quý vị không bị thanh trần xoay chuyển, thì phá Lục dục thiên, cho đến tỷ, thiệt, thân, ý cũng đều như vậy.

Có người hỏi: 

–Lúc Lục dục thiên không còn thì địa cầu có bị hoại hay không?

–Ngay hư không cũng không còn, làm sao có địa cầu?

Lại hỏi: 

–Vậy thì tôi ở đâu!

–Ở trong hư không là tốt nhất rồi! Không cần trở lại nữa.

Tự tánh hồi quang phản chiếu, khiến quý vị phát hiện, giác ngộ giác tánh Như Lai, thì tam độctham sân sitiêu diệt, mọi tội nghiệpđịa ngục cũng tiêu diệt theo. Tiêu diệt như thế nào? Vì quý vị không có tam độc, không có vô minh, thì hết thảy tội chướng đồng thời tiêu diệt, lúc đó liền giác ngộ tánh tội vốn không. Nhưng điều đầu tiên cần phải phá vô minh mới có thể "không." Trong tâm quang minh, bên ngoài cũng quang minh, trong ngoài không còn chướng ngại, đó chính là Thế giới Cực Lạc Tây phương, Thế giới Cực Lạc không có tam ác đạo, không có bất cứ chướng ngại nào. Nay quý vị có thể nội ngoại minh triệt, tam độc tiêu diệt, tam chướng đoạn trừ, chính là Thế giới Cực Lạc vậy. Cho nên tôi nói không cần phải phí công làm thủ tục dời Thế giới Cực Lạc Tây phương đến đây, trước mắt chính là Thế giới Cực Lạc Tây phương. Nhưng nếu quý vị không tu hành như thế, thì làm sao đến bờ bên kia được? Cách xa như thế, dù có ngồi hỏa tiễn đến mặt trăng cũng phải mất mấy ngày mới đến, hà huống Thế giới Cực Lạc Tây phương phải trải qua mười vạn ức Phật độ, không chỉ xa hơn mặt trăng trăm ngàn vạn vạn lần mà còn xa hơn thế nữa, làm sao đi đến được? Cho nên điều quan trọng là phải tự tịnh kỳ ý.

Đại chúng nghe nói, thấy tánh rõ ràng. Tất cả đều làm lễ, khen thiệt hay, và xướng lên rằng: "Nguyện khắp chúng sanh trong Pháp giới nghe rồi, liền được tỏ hiểu."

Giảng:

Đại chúng nghe Lục Tổ Đại sư thuyết như vậy, mọi người đều hiểu rõ, vốn là thân thể của chính mình mà mình không biết dùng, tự mình không nhận thức được bản thân mình chính là Thế giới Cực Lạc. Lúc đó mọi người đều kiến tánh, cho nên cùng khấu đầu đảnh lễ, và tán thán rằng: "Hay thay! Hay thay! Thật là từ trước đến nay chưa bao giờ được nghe Phật pháp tuyệt diệu như thế, đây thật không thể nghĩ bàn." Mọi người nói: "Chúng con nguyện khắp pháp giới chúng sanh, ai nghe đến pháp này, liền đồng thời khai ngộ, cùng đồng chứng quả."

Sư nói: Chư Thiện tri thức! Muốn tu hành thì ở nhà tu cũng đặng, chẳng cần ở chùa. Ở nhà mà thường tu hành, thì cũng như người Đông phương có lòng lành. Ở chùa mà chẳng tu, thì cũng như người Tây phương có lòng dữ, nếu lòng trong sạch, thì tánh mình tức là Tây phương vậy."

Vi Thứ sử lại hỏi: Ở nhà tu hành như thế nào, xin Đại sư chỉ dạy."

Sư nói: "Ta nói cho đại chúng một bài kệ Vô Tướng. Nếu y theo đó mà tu, thì cũng như thường ở cùng ta một chỗ không khác. Bằng chẳng tu theo đó mà thế phát xuất gia, thì đối với Đạo nào có ích gì!"

Giảng:

Lục Tổ Đại sư lại nói: 

–Quý vị Thiện tri thức! Nếu muốn tu hành, tại gia cũng được, không nhất định phải ở Chùa.

Tại sao Lục Tổ Đại sư thuyết như thế? Vì Ngài hiện thân thuyết pháp, trước khi Ngài xuất gia, cùng ở chung với đám người thợ săn mười lăm năm, trong thời gian này Ngài đều dụng công tu hành, vì thế Ngài nói không cần ở Chùa.

Người tại gia có thể tu hành, giống như người Đông phương có tâm lành. Xuất gia mà không tu hành cũng giống như người Tây phương tâm ác. Đây chỉ là ví dụ, không nên cho rằng người Tây phương tâm ác. Quý vị thanh tịnh tâm mình (tự tịnh kỳ ý), đó chính là tịnh độ tự tánh.

Thứ sử Vi Cừ lại hỏi: "Người tại gia làm sao tu hành ? Cúi mong Hòa Thượng dạy bảo cho con?"

Đại sư nói: "Tôi nay nói cho các ông nghe bài kệ Vô Tướng, các ông nương theo phương pháp này tu hành thì thường thường ở bên cạnh tôi không sai khác. Nếu các ông không y theo bài kệ này tu hành, thì dù cho xuất gia thế phát, đối với đạo có lợi ích gì?" Cho nên nói: "Đạo cần phải thực hành, không hành làm sao dụng đạo? Đức cần phải làm, không làm thì sao có đức?" Cần phải y theo phương pháp này tu hành mới có điều ích lợi.

Tụng rằng:

Tâm bình hà lao trì giới,

Hạnh trực hà dụng tu thiền!

Ân tắc hiếu dưỡng phụ mẫu,

Nghĩa tắc thượng hạ tương lân,

Nhượng tắc tôn ti hòa mục,

Nhẫn tắc chúng ác vô huyên.

Nhược năng toản mộc xuất hỏa,

Ứ nê định sinh hồng liên.

Khổ khẩu đích thị lương dược,

Nghịch nhĩ tất thị trung ngôn.

Cải quá tất sanh trí huệ,

Hộ đoản tâm nội phi hiền.

Nhật dụng thường hành nhiêu ích,

Thành đạo phi do thí tiền.

Bồ đề chỉ hướng tâm mích,

Hà lao hướng ngoại cầu huyền!

Thính thuyết y thử tu hành,

Thiên đường chỉ tại mục tiền.



Lòng bình đẳng đâu cần giữ giới,

Làm việc ngay há phải tu thiền!

Ân, song thân hiếu dưỡng cần chuyên,

Nghĩa, huynh đệ dưới trên tương ái,

Nhượng, hòa mục tôn ti đối đãi,

Nhẫn, muôn điều ác hại chớ gây.

Nếu bền tu như lấy lửa cọ cây,

Nơi bùn lấm nở đầy sen đỏ.

Đắng miệng ấy thuốc trừ bịnh khổ,

Nghịch tai là lời độ chánh trung.

Sửa lỗi lầm trí huệ phát sung,

Binh tội quấy tâm tùng đọa ác.

Năng làm phước, giúp người lợi lạc,

Đạo nào do thí bạc mà thành!

Vốn Bồ đề cầu ở tâm thanh,

Ngoài mộng ảo, muội manh nhọc kiếm.

Nghe nói pháp, lòng vâng tu niệm,

Cõi Thiên đường mầu nhiệm thấy liền.

Giảng:

Lòng bình đẳng đâu cần giữ giới: Bình chính là không có tham sân si. Tại sao quý vị cần phải trì giới, vì có tam độc tham sân si. Nếu năng trì giới luật, thì không bị tam độc làm hại. Nếu tâm bình, chính là trong tâm không có sóng, không có sóng chính là không có vô minh. Không có vô minh, thì cần gì phải cực khổ trì giới.

Làm việc ngay há phải tu thiền: Hành vi công bình chính trực, đó chính là thiền, thiền cũng chính là dạy quý vị trừ đi tất cả tập khí tật xấu. Có người nói: "Tâm bình không cần trì giới, vậy tôi không trì giới nữa," nhưng tâm của quý vị đã bình hay chưa? Quý vị không kể tâm mình bình hay chưa, liền không trì giới. Tâm của quý vị cần phải bình mới có thể không trì giới, nếu tâm không bình thì làm sao có thể không trì giới? Nếu dối gạt người nói tâm tôi đã bình rồi, nhưng khi làm việc gì thì không công bình, lại tự tư, tự lợi, ích kỷ, tật đố chướng ngại, loại người này tâm làm sao có thể bình được.

Ân, song thân hiếu dưỡng cần chuyên: Nói đến báo ân thì cần phải hiếu dưỡng Cha Mẹ, vì ân sanh thành dưỡng dục của Cha Mẹ như trời cao biển rộng, cho nên phải hết lòng hiếu thảo thờ kính cung dưỡng Cha Mẹ.

Nghĩa, huynh đệ dưới trên tương ái: Như Cha Mẹ thương con cái, đó chính là lòng từ bi lân mẫn, thuộc về nghĩa.

Nhượng, hòa mục tôn ti đối đãi: Cùng nhau khiêm tốn nhường nhịn thì trên dưới hòa hiệp, nhìn thấy kẻ tôn quý người hạ tiện đều bình đẳng như nhau, hòa hòa hiệp hiệp thì không có tranh chấp phát sanh.

Nhẫn, muôn điều ác hại chớ gây: Nhẫn chính là không nên ở sau lưng nói xấu người, hoặc là nói việc riêng của người, không nên chuyên môn đi phá hoại người, tật đố chướng ngại người, không nên phao những tin đồn bậy bạ xuyên tạc phá hoại sự tịnh tu và danh dự của người. Người cần phải che giấu điều ác, biểu dương điều thiện; không nên che giấu điều thiện, biểu dương điều ác, như vậy thì tất cả được hòa bình an ổn. 

Nếu bền tu như lấy lửa cọ cây, Nơi bùn lấm nở đầy sen đỏ:Trung Quốc xưa kia muốn lấy lửa phải cọ xát gỗ mới lấy được lửa, và bùn sanh hoa sen đó là nói quý vị không cần phải xuất gia, nếu có thể đoạn trừ dục tâm, tại gia cũng có thể thành tựu như người xuất gia.

Đắng miệng ấy thuốc trừ bịnh khổ, Nghịch tai là lời độ chánh trung: Nếu có người khuyên bảo quý vị, chỉ ra chỗ sai lầm của quý vị, đó chính là Thiện tri thức của mình. Giống như quý vị mắc bệnh, thuốc uống tuy đắng, nhưng lại lợi ích cho bệnh của quý vị. Cho nên nói "Đắng miệng là thuốc hay, nghịch tai nhất định là lời trung thật." Giống như Sư phụ thường chỉ trích sai lầm của đồ đệ: "Con không nên làm biếng! Không nên tham ngủ!" Nhưng với điều này, người đời lại nói: "Tại sao lại để ý việc của tôi?" Nhất là người Mỹ, tự do quen rồi, không muốn nghe người khác chỉ huy, lúc nào cũng duy ngã độc tôn, nói: "Bất luận tôi xấu hay tốt, tôi cũng không muốn nghe người ta, tôi chỉ nghe chính mình, dù tôi là khúc gỗ, ngu ngốc không hiểu biết, tôi cũng muốn nghe chính mình, tôi muốn độc lập." Tôi biết đây là tư tưởng của người Mỹ, không muốn nghe những lời trái tai.

Sửa lỗi lầm trí huệ pháp sung, Binh tội quấy tâm tùng đọa ác: Nếu quý vị có thể sửa đổi sai lầm, thì nhất định sanh trí huệ, nếu không sửa đổi đó chính là ngu si. Nếu quý vị cứ một mực bào chữa cho cái sai của mình, có tật xấu, mà sợ người nói, lại tự mình làm luật sư cho chính mình, dù người khác có chỉ ra tật xấu của mình, quý vị cũng không thừa nhận. Loại đồ đệ này tôi gặp nhiều rồi, nó cho rằng có thể dối gạt được tôi.

"Năng làm phước, giúp người lợi lạc, Đạo nào do thí bạc mà thành! Vốn Bồ đề cầu ở tâm thanh, Ngoài mộng ảo, muội manh nhọc kiếm. Nghe nói pháp, lòng vâng tu niệm, Cõi Thiên đường mầu nhiệm thấy liền.": Việc làm thường ngày cần phảilợi ích cho chúng sanh, cần giúp đỡ, lợi ích cho người, không nên chỉ đối tốt với chính mình, cần phải biết thành Phật không phải nói tôi bố thí bao nhiêu vạn đồng, mua ông Phật lại làm, mà cần tự quý vị tu hành mới được. Bồ đề giác tánh, giác đạo cần phải tìm trong nội tâm, quý vị làm sao có thể hướng bên ngoài đi tìm cầu sự huyền diệu được? Nếu quý vị nghe lời này rồi, y giáo tu hành, thì Thiên đường ở ngay trước mặt.

Sư lại nói: "Chư Thiện tri thức! Cả thảy phải y theo bài kệ nầy mà tu hành và tự thấy tánh mình, thì chắc thành Phật đạo. Pháp chẳng đợi chờ, các người giải tán, ta về Tào Khê. Nếu có điều chi nghi ngờ, hãy đến đó mà hỏi."

Bấy giờ Vi Thứ sử cùng các thiện nam tín nữ tại hội, tâm tánh đều được mở mang tỏ sáng. Cả thảy đồng cung kính và vâng làm theo lời dạy.

Giảng:

Lục Tổ Đại sư lại nói:

–Quý vị Thiện tri thức! Các ông cần phải ghi nhớ, thường y theo bài kệ này tu hành, mọi người cần phải nhận thức bổn tâm, thấy được bổn tánh, năng minh tâm kiến tánh mới có thể trực chỉ thành Phật đạo. Pháp môn này thì không ai có thể thay thế cho ai, ai cũng không thể đợi ai. Các ông cần biết: ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, tự mình ăn cơm tự mình no, tự mình sanh tử tự mình liễu. Các ông cần phải tự mình dụng công. Mọi người nay trở về nhà tự mình dụng công, tu hành, tự tịnh kỳ tâm. Tôi nay trở về Chùa Nam Hoa ở Tào Khê. Các ông nếu có thắc mắc gì thì có thể đến đó hỏi tôi.

Lúc đó Thứ sử Vi Cừ cùng với các quan viên, thiện nam tín nữ, mỗi người đều khai ngộ, tín thọ phụng hành.

Quý vị không nên để ý họ khai ngộ như thế nào, mà quý vị nên phải nghĩ ra cách để cho mình được khai ngộ mới đúng!

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 48370)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.