C.4- Đấng Như Lai

05/10/201012:00 SA(Xem: 10738)
C.4- Đấng Như Lai

LUẬN GIẢI KINH CĂN BẢN PHÁP MÔN
(Mūlapariyāya Sutta)
Tỳ kheo Chánh Minh

C. LUẬN GIẢI

C.4) Đấng Như Lai.[41]

Kinh văn:

“Này các Tỷ kheo, Như Lai (tathāgato) là bậc A La Hán Chánh Đẳng Giác (arahaṃ sammā sambuddho), biết rõ đất là đất...”.

Giải:

Như Lai (tathāgato).

Đức Phật có xác định ý nghĩa Như Lai là: “Vị đã thấy những gì cần thấy, nhưng không có tưởng tượng (na maññati) điều đã được thấy. Không có tưởng tượng những cái gì không được thấy, không có tưởng tượng những gì cần phải thấy, không có tưởng tượng đối với người thấy.

Đã nghe những gì cần nghe, nhưng không có tưởng tượng điều đã được nghe, không có tưởng tượng những gì không được nghe, không có tưởng tượng những gì cần phải nghe, không có tưởng tượng đối với người nghe.

Đã cảm giác những cái gì cần cảm giác..

Đã thức tri những gì cần thức tri....

Như vậy, này các Tỷ kheo, Như lai đối với các pháp được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, nên vị ấy là như vậy (tādi).

Lại nữa, không có ai khác tối thượng hơn và thù thắng hơn “người như vậy”.Ta tuyên bố như vậy”.[42]

Ý nghĩa của bài kinh này cho chúng ta thấy, Như Lai là bậc thấy, nghe, cảm giác, thức tri như thật như chân. Sự thấy rõ các pháp bẳng tuệ giác không do tưởng tượng, sự nghe, sự cảm nhận, sự hiểu biết cũng do trí, không do tưởng tượng. Như trong Tương Ưng kinh những vị chư thiên có nói lại những gì vị ấy được nghe, Đấng Như Lai quán sát rõ ràng bằng trí, không tưởng tượng qua sự nghe ấy...

Gọi là Đấng Như Lai là do bốn nhân:

1- “Cái gì, này các Tỷ kheo, trong toàn thế giới: Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới cùng với sa môn, bà la môn, chư thiênnhân loại được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được tầm cầu, được đạt đến, được ý tư sát (anuvicaritaṃ), tất cả đều được Như Lai tự hiểu biết trọn vẹn (sambuddho – Chánh Đẳng Giác). Do vậy, được gọi là Như lai.

2- Vì thành đạoviên tịch đều vào ban đêm (trăng tròn) và trong khoảng thời gian đó, những gì ngài tuyên bố lên đều thật như vậy, không có sự sai khác, nên được gọi là Như lai.

“Từ đêm, này các tỷ kheo, Như Lai được tự giác ngộ (Chánh Đẳng Giác) đến đêm Như Lai viên tịch (parinibbāna), trong thời gian đó, điều gì ngài nói lên, tuyên bố, tất cả là như vậy, không có khác được. Do vậy, được gọi là Như Lai.

3- “Này các Tỷ kheo, Như Lai nói gì làm vậy, làm gì thì nói vậy. Vì rằng nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy. Do vậy, được gọi là Như lai.

4- Là bậc đại trí tuệ, không một ai trong thế gian có thể chiến thắng Ngài, nên gọi là Như lai.

“Này các Tỷ kheo, trong toàn thể thế giới: Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, nhân giới sa môn, Bà la môn. Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn tri, toàn kiến (añña datthu daso), đại tự tại (vasavatti). Do vậy, được gọi là Như lai”.[43]

Tập Sớ có giải thích: có tám nguyên nhân xưng hiệu Như Lai (xin tham khảo Chú giải kinh Căn bản Pháp môn của Ngài Bodhi - Đại Đức giác Lộc đã dịch).

Những từ đồng nghĩa với Như Lai (Tathāgato).

Những danh từ này được chính Đức Thế Tôn tuyên thuyết[44], dĩ nhiên có những ý nghĩa tương đồng nhưng cũng có những phần dị biệt, Và chúng ta cần lưu ý về nghĩa theo thắng pháp. Những từ đồng nghĩa với Như Lai, bậc A La Hán Chánh Đẳng Giác là:

- Sa môn, Bà la môn, Bậc Chánh trí (vedagū), Dược sư (bhisakko), Bậc Ly cấu (nimmato), Bậc Vô cấu (vimato), Bậc có trí (nāni), Bậc giải thoát (vimutti).

Sở dĩ Đấng Như Lai là bậc toàn kiến toàn tri, vì Ngài có 6 thắng trí mà không một Độc Giác phật hay Thánh Thinh văn nào có được, đó là:

a- Trí thấu hiểu các quyền của chúng sanh mạnh hay yếu (indriya – paropariyatti ñāṇa).

Đấng Như Lai thấu rõ chúng sanh có ít bụi trần trong mắt, có nhiều bụi trần trong mắt. Như người nhiều đức tin là ít bụi trần, người kém đức tin là nhiều bụi trần. Người có sự tinh cần hành pháp là người có ít bụi trần, người dễ duôi lười nhác là người nhiều bụi trần. Người có sự chú niệm mạnh là người có ít bụi trần, có sự dãi đãi là người có nhiều bụi trần. Người có định là người ít bụi trần, người không có định là người nhiều bụi trần. Người nhiều trí là người ít bụi trần, người kém trí là người nhiều bụi trần.

Thấu rõ chúng sanh có quyền (indriya) mạnh, nhanh nhẹn (lợi căn), có quyền yếu, chậm chạp (độn căn). Như người có đức tin mạnh thì tín quyền mạnh, các quyền kia là yếu, hay người kém đức tin là người có tín quyền yếu, trì trệ...

Thấu rõ chúng sanh là người dễ dạy, là người khó dạy. Như người có đức tin là người dễ dạy, người không có đức tin là người khó dạy...[45]

b- Trí thấu hiểu các pháp tùy miên có trong chúng sanh mạnh hay yếu (āsayānusayañāṇa).

Đấng Như Lai thấu rõ khuynh hướng (āsaya) cùng các pháp ngủ ngầm (anusaya) của chúng sanh, Ngài hiểu rõ sở hành của họ, chúng sanh có thể đắc đạo quả, chúng sanh không thể đắc đạo quả.

- Khuynh hướng: thiên về đoạn kiến hay thiên về thường kiến, chấp nhận quan điểm về đoạn diệt luận hay thường luận: “Linh hồn với thân xác là một”, “linh hồn với thân xác là khác”, “thế gian là hữu biên”, “thế gian là vô biên”...

- Ngủ ngầm: Là 7 pháp ngủ ngầm trong tâm chúng sanh, pháp nào mạnh, pháp nào yếu... Trong 7 pháp ngủ ngầm ấy, bất kỳ điều nào có sự thích thú, hài lòng là tham tùy miên, bất kỳ điều nào có sự bất mãn, không hài lòng đó là sân tùy miên. Hai pháp tham – sân tùy miên do có vô minh tùy miên là gốc rễ, hai pháp mạn tùy miên, kiến tùy miên có thể được sinh ra từ vô minh tùy miên hoặc ái tùy miên, còn nghi tùy miên được sinh ra từ vô minh tùy miên. Đây là ngủ ngầm của chúng sinh, Đấng Như lai thấu hiểu chúng sinh này có ngủ ngầm này mạnh, ngủ ngầm này yếu....

- Sở hành: Đấng Như Lai hiểu rõ “đây là phúc hành”, “đây là phi phúc hành”, “đây là bất động hành”. Loại hành này cho quả lớn, loại hành này cho quả nhỏ...

- Chúng sanh có thể đắc đạo quả:chúng sanh không có chướng trọng nghiệp (như không phạm vào ngũ nghịch đại tội chẳng hạn), không có quả chướng nghiệp (như là người tam nhân chẳng hạn), là người có đức tin, có ước mốn (chanda), có nguyện vọng từ trước, có trí tuệ. Đấng Như Lai biết rõ chúng sanh này có khả năng đắc đạo quả.

- Chúng sanh không thể đắc đạo quả:chúng sanh có chướng trọng nghiệp, có quả chướng nghiệp, là người vô trí, là người không có đức tin...

c- Song thông trí (Yamakappātihāriyañāṇa).

Là cùng một lúc Ngài thể hiện hai loại thần thông như nước và lửa cùng phún ra, hay xanh và đỏ cùng hiện khởi...Tức là cùng một lúc Ngài bắt lấy hai đề mục như nước- lửa hay xanh- đỏ...

Hoặc Ngài hóa hiện thành 2 vị phật, một vị đi kinh hành một vị ngồi thiền, hay một vị đứng một vị đi, hay hai vị cùng vấn đáp với nhau...

Thần thông lực này không một Thánh Thinh văn hay Độc Giác Phật nào thực hiện được.

d- Đại Bi trí (Mahākarunāñāṇa).

Đấng Như Lai thấu suốt mọi khía cạnh đau khổ của thế gian, nên Ngài có sự thương xót tất cả chúng sanh với nhiều cách khác nhau. Sở dĩ trí đại bi này Thánh Thinh văn không thể có được là vì “Thánh Thinh Văn không thấu hết tất cả nổi khổ của thế gian, các ngài chỉ thấu hiểu “thế gian khổ” trong chừng mực nào đó mà thôi”.[46]

e- Toàn Giác trí (sabbaññutaññāṇa).

trí thông suốt các pháp, nghĩa trong quá khứ.

trí thông suốt các pháp, nghĩa trong hiện tại.

trí thông suốt các pháp, nghĩa về vị lai.

trí thông suốt của sự mở rộng nghĩa vô thường, nghĩa khổ, nghĩa vô ngã.

trí thông suốt sự mở rộng nghĩa của các uẩn (khandha).

trí thông suốt sự mở rộng nghĩa của các xứ (āyatana).

trí thông suốt sự mở rộng nghĩa của các giới (dhātu).

trí thông suốt sự mở rộng nghĩa của các pháp được tạo thành.

trí thông suốt sự mở rộng nghĩa của các pháp không được tạo thành.

f- Vô chướng ngại trí (anāvarañāṇa).

Đấng Như Lai khi hướng tâm đến vấn đề gì thì pháp, nghĩa lẫn từ ngữ đều hiện rõ với nhiều khía cạnh, sự hiện rõ mọi lãnh vực của vấn đề thông suốt không hề bị chướng ngại. (Những ý nghĩa còn lại trong phần Như Lai xin tham khảo Chú giải kinh Căn bản Pháp Môn của Ngài Bodhi).

Dứt phần Như Lai.

 -ooOoo-

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

 (I). Kinh Tạng PĀLI: - Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch:

Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi bộ), I, II, III, IV. Ấn hành năm 1967.

Saṃyutta Nikāya (Tương Ưng bộ), I, II, III, IV, V. Ấn hành năm 1982.

Dīgha Nikāya (Trường Bộ Kinh), I, II, III, IV. Ấn hành năm 1973.

Majjhima Nikāya (Trung Bộ Kinh), I, II, III. Ấn hành năm 1973.

Jākata (Kinh Bổn Sanh), Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2001.

Khuddaka Nikāya (Tiểu Bộ Kinh), Nxb Tôn Giáo Hà Nội, năm 2002.

So sánh Kinh Tạng A Hàm chữ Hán và Kinh Tạng Trung Bộ chữ Pāli, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 1998.

(II)

Trung A Hàm II. Viện nghiên cứu Phật học ấn hành, năm 1992.

Vinaya- Mahā Vagga (Luật Đại Phẩm).

Dhammasaṅgani (Pháp Tụ), năm 199o.

Mahā Vibhaṅga bhikkhu (Luật Đại Phân Tích Tỳ Kheo) - Tỷ kheo Giác Giới dịch.

Paṭisambhidāmagga (Vô ngại giải đạo) - Nguyễn Hoàng Hải dịch (năm 1998).

Dhammapāda – Atthakathā (Chú giải Pháp Cú Kinh) I, II- Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 1997, 1998.

Kathāvatthu: Những Điểm Dị Biệt. Tâm An – Minh Tuệ dịch, năm 1988.

Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo). Nxb Tôn giáo, năm 2001.

Đại Trưởng Lão Nārada - Vi Diệu Pháp Toát Yếu. Phạm Kim Khánh dịch.

Đại Trưởng Lão Bửu Chơn - Nhân Quả Liên Quan. Ấn tống năm 1955.

Đại Trưởng Lão Tịnh Sự - Siêu Lý Sơ học.

Đại Trưởng Lão Tịnh Sự - Siêu Lý Cao Học.

Thích Mãn Giác - Lịch Sử Triết học Ấn Độ. Nxb Viện Đại Học Vạn Hạnh, năm 1967.

Bhikkhu Bodhi - Chú Giải Kinh Căn Bản Pháp Môn - Tỳ Kheo Giác Lộc dịch.

Tỷ kheo Minh HuệĐại Vương Thống Sử (Mahāvaṃsa).

Tỷ Kheo Giác Nguyên - Chúng sanhSanh thú, dịch.

GS. P.V Bapat - Tôn Giáo & Văn Minh Nhân Loại 2500 Phật Giáo. Nxb Văn Hóa Thông Tin, năm 2002.

Hw. Shumann - Đức Phật Lịch Sử. Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh. Năm 2000.

Doãn Chính - Tư Tưởng Giải Thoát Trong Triết Học Ấn Độ. Nxb Thanh Niên- Hà Nội, năm 1999.

Doãn Chính - Đại Cương Triết Học Phương Đông Cổ Đại. Nxb Thanh Niên, năm 2003.

Doãn Chính - Lịch Sử Triết Học Ấn Độ Cổ Đại. Nxb Thanh Niên, năm 2003.

André Bareau - Các Bộ Phái Phật Giáo Tiểu Thừa. Nxb Tôn Giáo – Hà Nội, năm 2003.

 -ooOoo-

Hồi Hướng Phước

Phước lành rải khắp nhân thiên
Mong cho sinh chúng qua miền trầm luân
Mong cho thân tộc an lành
Mong cho tất cả vô sanh lối về
Phước lành nguyện thoát chữ mê
Toàn giác chứng đắc Bồ Đề vị lai.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Soạn xong ngày 20 – 03 – 2004.
Ngày 30 – 02 âl – năm Giáp Thân
Tỳ kheo Chánh Minh.


[1] A.ii, 235. tr. 648.

[2] S.v, 14, tr. 14.

[3] A.iii, 116. (q. 2, tr. 123).

[4] A.iii. 116, (q.2, tr. 124).

[5] A.iii, 329. (q.2, tr. 322).

[6] Xem Kathāvatthu -Những điểm dị biệt, Tâm An - Minh Tuệ dịchGiáo Hội Phật Giáo Việt Nam, xuất bản năm 1988. tr.103.

[7] S.v. 343, tr. 345

[8] S.v, 47 – tr.46.

[9] Đại trưởng lão Tịnh Sự, Siêu lý Sơ học.

[10] S.v, 59 – tr. 60.

[11] Bhikkhu Bodhi, Chú giải kinh Căn Bản Pháp Môn, Tỷ kheo Giác Lộc dịch, tr. 43.

[12] S.iii, 22 - tr. 26.

[13] S.iii, 23, tr.28.

[14] Bikkhu Bodhi – Chú giải kinh Căn Bản Pháp Môn. Tỷ kheo Giác Lộc dịch

[15] D.i. Brahmajālasutta – Kinh Phạm Võng, tr. 45.

[16] A,i. 30 – tr.40.

[17] S.iii, 204, tr.239.

[18] Bhikkhu Bodhi, Chú giải kinh Căn Bản Pháp Môn - Tỷ kheo Giác Lộc dịch, tr.45.

[19] A.iii, 347. (q. 2, tr. 342), nhưng trong A.v. 137 (q. 3, tr.425) lại ghi rằng: Cả hai Ngài Purāṇa và Isidatta là bậc Nhất Lai.

[20] S.iv, 87 – tr.95.

[21] S.iv, 9o. tr. 98.

[22] A.iii, 347. (q. 2, tr. 342)

[23] S.ii, 140 – tr. 163

[24] S.ii, 143 – tr. 167.

[25] S.iv,113 – tr.123.

[26] S.iv, 291 – tr.201.

[27] S.iv, 295 - tr.296

[28] S.iv, 15 – 16.

[29] M.i, Kinh Căn Bản Pháp Môn – tr. 4

[30] Bhikkhu Bodhi, Chú giải kinh Căn Bản Pháp Môn, Tỷ kheo Giác Lộc dịch.

[31] D.iii, Mahāparinibbānasutta (kinh Đại Bát Niết Bàn).

[32] Kinh Trạm xe (Rathavivūtasutta)

[33] Đại Trưởng lãoTịnh Sự, Siêu lý Sơ học.

[34] Đại Trưởng lãoTịnh Sự, Siêu lý Sơ học.

[35] Đại Trưởng lãoTịnh Sự, Siêu lý Sơ học.

[36] Đại Trưởng lãoTịnh Sự, Siêu lý Sơ học.

[37] Dhammasaṅgani (Pháp Tụ) - Đại Trưởng lão Tịnh Sự dịch, tr.293

[38] Dhammasaṅgani - Đại Trưởng lão Tịnh Sự dịch, tr.337.

[39] S.iv. 23 – tr.25.

[40] Xin tham khảo: Bhikkhu Bodhi - “Chú giải kinh Căn Bản Pháp Môn” - Tỷ kheo Giác Lộc dịch.

[41] - Nt- ở đây chỉ trình bày vài khía cạnh của Đấng Như Lai thôi.

[42] A.ii, 24 – tr.376.

[43] A.ii, 23 – tr.374.

[44] A.iv, 310 – tr. 175.

[45] PS - Nguyễn Hoàng Hải dịch – tr. 97.

[46] Xem PS, Luận Đề trí (Ñāṇa kathā), Mẫu đề: Trí bậc Toàn Giác.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 47533)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.