- Lời Mở Đầu
- Phần Giới Thiệu
- 01. Phẩm Tựa
- 02. Phẩm Phương Tiện
- 03. Phẩm Thí Dụ
- 04. Phẩm Tín Giải
- 05. Phẩm Dược Thảo Dụ
- 06. Phẩm Thọ Ký
- 07. Phẩm Hóa Thành Dụ
- 08. Phẩm Ngũ Bách Đệ Tử Thọ Ký
- 09. Phẩm Thọ Học Vô Học Nhân Ký
- 10. Phẩm Pháp Sư
- 11. Phẩm Hiện Bảo Tháp
- 12. Phẩm Đề Bà Đạt Đa
- 13. Phẩm Khuyên Trì
- 14. Phẩm An Lạc Hạnh
- 15. Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất
- 16. Phẩm Như Lai Thọ Lượng
- 17. Phẩm Phân Biệt Công Đức
- 18. Phẩm Tùy Hỷ Công Đức
- 19. Phẩm Pháp Sư Công Đức
- 20. Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát
- 21. Phẩm Như Lai Thần Lực
- 22. Phẩm Chúc Lụy
- 23. Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự
- 24. Phẩm Diệu Âm Bồ Tát
- 25. Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn
- 26. Phẩm Đà-la-ni
- 27. Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự
- 28. Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát
- Phần Tổng Luận
- Phần Phụ Lục
Lê Sỹ Minh Tùng
PL. 2556 DL. 2012
Chương Thứ Bảy
Phẩm HÓA THÀNH DỤ
Download Giọng Đọc: Nguyên Hà & Mỹ Ngân
Hóa Thành Dụ là ví dụ hóa ra cái thành tạm cho kẻ du hành đi trên con đường dài mệt mỏi tạm nghỉ chân để rồi tiếp tục cuộc hành trình cho đến nơi đến chốn. Giáo lý Phật Đà cũng thế, đức Phật chỉ có một con đường để chúng sinh thành tựu Nhất Thiết Trí là Phật thừa, nhưng đường còn xa mà chúng sinh quá mỏi mệt nên đức Phật mới tạo ra hóa thành, đó là Niết bàn của Tiểu thừa. Nhưng ngặt nổi, khi nếm được hương vị Niết bàn của Tiểu thừa, hàng Thanh Văn lại thỏa mãn ở cảnh giới tạm thời này, cho đó là cứu cánh nên không muốn tiếp tục tu nữa. Vì thế đức Phật nói Hóa Thành Dụ nhằm nhắn nhủ hàng Thanh Văn, Duyên Giác rằng Niết bàn họ có chỉ là tạm, không phải cứu cánh. Cứu cánh phải là đạt đến quả vị Phật và Niết bàn bây giờ mới là bảo sở nghĩa là nơi chứa đầy châu báu tức là Vô thượng Niết bàn.
Phật bảo các thầy Tỳ-kheo:
-Thuở quá khứ, vô lượng vô biên bất khả tư nghì a-tăng-kỳ kiếp. Hồi ấy có đức Phật hiệu là Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Nước của Phật tên là Hảo Thành. Kiếp tên Đại Tướng. Từ đức Phật đó diệt độ đến nay rất lâu xa. Ví như đất của cõi tam thiên đại thiên, giả sử có người đem mài mực rồi đi khỏi 1.000 cõi nước ở phương Đông, chấm một điểm chừng như hạt bụi, lại đi qua 1.000 cõi nước nữa chấm một điểm, cứ như thế, lần lượt chấm cho hết nước mực nói trên.
-Nầy các Tỳ-kheo! Những cõi nước của người đó qua, hoặc có chấm mực hoặc không có chấm mực, đều đem nghiền nát ra làm bụi. Một hạt bụi kể là một kiếp. Từ đức Phật đó diệt độ đến nay lâu hơn số đó vô lượng nghìn muôn ức a-tăng-kỳ kiếp. Ta dùng sức Tri Kiến Như Lai xem việc lâu xa đó, dường như việc ở hiện nay.
A tăng kỳ kiếp là kiếp không thể dùng con số mà nói ra được. Nó vượt ra ngoài số lượng của toán học. Thí dụ số lớn nhất trong toán học là vô cực, vô tận (∞, infinity). A tăng kỳ đã là vô lượng, nhưng ở đây kinh lại cộng thêm vô lượng vô biên bất khả tư nghì vào A tăng kỳ thì thời gian ấy quả là dài vô tận không có ngôn ngữ nào của con người có thể diễn tả cho được. Đức Phật Thích Ca kể lại câu chuyện của một vị Phật hiệu là Đại Thông Trí Thắng từ kiếp xa xưa. Từ đó đến nay quá xa. Ví như lấy tam thiên đại thiên quả địa cầu đem nghiền nát ra thành mực, rồi cứ đi về phương Đông cách khoảng 1000 cõi nước liền chấm một điểm nhỏ và cứ thế mà chấm cho đến khi hết mực. Bây giờ đem những thế giới chấm mực và không chấm mực nghiền nát thành bụi và mỗi hạt bụi kể là một kiếp. Thế thì có vô vàn thế giới, vô vàn hạt bụi và có vô vàn kiếp không thể nào nói hết được. Đó là thời gian từ khi đức Phật Đại Thông Trí Thăng ra đời cho đến nay. Dài vô hạn không biết là bao nhiêu mà nói. Thế mà đức Phật Thích Ca dùng Tri Kiến Phật nhớ thời gian dài lâu vô cùng vô tận đó như việc đang xảy ra bây giờ. Nếu dựa theo Sự mà nói thì có thời gian dài ngắn. Thí dụ như ngày, tháng, năm chẳng qua là khái niệm về thời gian do con người đặt ra chớ không có chi là thật cả. Bởi vì một ngày trên những hành tinh khác rất dài so với một ngày trên quả địa cầu này cho nên ngày nào là ngày thật? Ở đây, kinh nói về Lý là nói về chân lý tuyệt đối không biến thiên theo thời gian và không gian. Bởi vì trong tánh không thì không có hình tướng, không sanh, không diệt, không già, không trẻ nên không có khái niệm về thời gian. Đó là Phật nói về Pháp tánh bất sinh bất diệt chớ không phải pháp tướng sinh diệt.
Phàm nhân nhìn đời, thế gian, vũ trụ bằng nhục nhãn cho nên họ thấy thế giới hiện tượng là thật tức là thấy có nhà cửa, xe cộ, trời trăng, mây nước, chim bay, cá lặn…Vì thấy thế gian là thật có nên từ đó mới phát sinh ra khái niệm về không gian và thời gian. Bây giờ hãy lấy bình hoa làm thí dụ. Khi mắt nhìn bình hoa hoa thì con người nghĩ rằng bình hoa được kết thành bởi nhiều nhánh hoa, nào là hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc với màu xanh, màu đỏ, màu vàng khiến cho ta ý niệm về không gian. Tuy bình hoa hôm nay còn tươi đẹp, nhưng tuần sau nó bắt đầu héo úa rồi rơi rụng tả tơi. Khi thấy sự vô thường của bình hoa khiến cho con người phát sinh ra khái niệm về thời gian. Nói tóm lại con người dựa trên phương diện vật chất mà thấy có không gian rộng chật, dài ngắn và thời gian mau chậm. Có khái niệm về thời gian là có ý niệm về sự vô thường tạm bợ, của sự bất toại ý dẫn đến biết bao những nỗi khổ đau của con ngýời. Vì thế nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển trong bài Thu Hát Cho Người có câu:”Thời gian nào trôi bềnh bồng trên phận người; Biệt ly nào không muộn phiền trên dấu môi?”.
Nhưng ở đây, đức Phật dùng Phật nhãn để quán tức là Ngài dùng Nhất Thiết Chủng Trí để nhận biết rằng thật tướng của vạn pháp là không tướng. Mà trong không tướng, thế giới trở thành không sanh, không diệt nên không hề bị giới hạn của thời gian, không gian. Vì vậy cho dù kinh có nói thời gian dài vô lượng kiếp xa xưa thì đức Phật vẫn nhớ như thấy hiện tại, đang xảy ra ngay bây giờ.
Ngày xưa, đức Phật tọa thiền 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề đến khi sao mai mọc thì Ngài chứng Lục Thông và đắc Tam Minh trở thành bậc Vô thượng Bồ Đề cho nên Lục Thông (lục thần thông) là sáu diệu dụng vô ngại tự tại của Phật. Đó là:
1)Thần túc thông: Năng lực hiện thân tùy ý muốn tự tại vô ngại.
Dựa theo Luận Đại Tì Bà Sa thì có 3 thứ thần dụng:
-Vận thân thần dụng: Thân bay lên hư không giống như chim bay, bay nhẹ nhàng như tiên.
-Thắng giải thần dụng: Ở xa mà thấy như gần, nương vào năng lực này thì tuy thân ở thế giới Ta Bà mà tay với tới mặt trăng, mặt trời.
-Ý thế thần dụng: Nhãn thức có thể lên tới những siêu việt vô biên thế giới.
Còn theo Luận Đại Trí Độ của ngài Long Thọ thì có 3 thứ Như ý:
-Năng đáo: Thân bay đi được, giống như chim bay vô ngại. Dời xa lại gần, không đi mà đến. Biến mất nơi đây, xuất hiện nơi khác. Trong một niệm là đến nơi.
-Chuyển biến: Lớn biến thành nhỏ, nhỏ biến thành lớn. Một biến thành nhiều, nhiều biến thành một cho nên mọi vật đều có thể chuyển biến.
-Thánh như ý: Tức năng quán vật bất tịnh không đáng ưa thích của 6 trần là tịnh, quán vật thanh tịnh đáng ưa là bất tịnh. Pháp thánh như ý này chỉ Phật mới có.
2)Thiên nhĩ thông: Có thể nghe tất cả những ngôn ngữ, âm thanh, vui, sướng, khổ của chúng sinh trong 6 đường.
3)Thiên nhãn thông: Có thể thấy được tướng khổ, vui, sống, chết của chúng sinh trong 6 đường và thấy tất cả hình sắc, chủng loại trong thế gian không gì ngăn ngại.
4)Tha tâm thông: Có thể biết sự suy nghĩ của chúng sinh trong 6 đường.
5)Túc mạng thông: Có thể biết thọ mạng, việc làm của chính mình và chúng sinh trong 6 đường, từ trăm nghìn muôn kiếp.
6)Lậu tận trí chứng thông: Đoạn trừ hết Kiến Hoặc và Tư Hoặc trong 3 cõi, chẳng bị sự sinh tử trong 3 cõi trói buộc mà được sức thần thông lậu tận.
Tuy nói Lục Thông, nhưng ba pháp Thiên nhãn thông, Túc mạng thông và Lậu tận thông còn được gọi là Tam Minh.
Bây giờ hãy triển khai ý nghĩa của Lục Thông ở trên để có thể áp dụng vào trong đời sống của chúng ta.
Thần có nghĩa bất tư nghì, việc làm mà người thường không thể làm được. Thông có nghĩa là vô ngại, thông suốt tức là không còn ngăn ngại.
-Thiên nhãn thông: Khi mắt thấy biết rằng thực tướng của vạn pháp là vô tướng nên trong cái thấy đó không có sự ngăn ngại bởi không gian và thời gian vì thế giới bây giờ trở thành một, đó là một là tất cả và tất cả là một.
-Thiên nhĩ thông: Nếu chúng sinh dùng lỗ tai (thịt) để nghe thì chắc chắn sẽ bị ngăn ngại. Tại sao? Bởi vì khi nghe những tiếng nói không hài hòng khiến tâm bực bội, khó chịu. Thí dụ vợ chồng, con cái bất ổn, thường hay cải vã, lời qua tiếng lại cũng vì tư tưởng khác đồng chuyển qua lời nói làm cho người nghe chịu không nổi, đâm ra bực tức, rồi sinh ra chửi bới, đánh đấm…cuối cùng dẫn nhau ra tòa ly dị…hoặc vào tù ra khám. Đó cũng tại vì chấp lời nói là thật nên bị ngại. Bây giờ nếu hiểu Phật pháp thì không chấp vào lời nói thị phi của người khác. Tại sao? Bởi vì trên thế gian này chỉ có ta mới thật sự hiểu rõ ta mà thôi, không một người nào khác có thể biết ta bằng ta được. Thí dụ một người chê ta, khen ta là người xấu, người tốt thì họ chỉ dựa theo kiến giải và kinh nghiệm bản thân họ mà so sánh, đánh giá người khác chớ làm sao họ biết ta bằng chính ta. Mình tốt bao nhiêu mình biết, mình xấu bao nhiêu thì cũng chính mình biết. Vì thế nếu mình là người xấu mà có người khen tặng mình thì thì lời nói kia đâu có giá trị gì chỉ tạo cho ta sống trong ảo tưởng. Ngược lại nếu mình là người tốt mà có ai chê ta thế này thế kia thì ta cứ mặc họ. Nên nhớ những tiếng thị phi, những lời khen chê ở đâu và bất cứ lúc nào cũng có chẳng khác nào thời tiết nóng lạnh bất thường. Do đó người biết tự chủ tâm mình là người không chạy theo khách trần phiền não cho nên nghe mà như không nghe gì hết, trong ngoài tự tại, không còn ngăn ngại thì chính ta đã chứng được Thiên nhĩ thông rồi.
Tóm lại, thấy thì cái gì cũng thấy, thấy tất cả mà như không thấy gì hết, tâm không dính mắc, không còn ngăn ngại là có Thiên nhãn thông.
Kinh điển thường nói “Nhục nhãn ngại phi thông. Còn thiên nhãn thông phi ngại” nghĩa là nhìn thấy bằng mắt thịt thì sẽ bị ngăn ngại, không thông suốt tại vì tâm còn chấp. Ngược lại, dùng thiên nhãn tức là dùng mắt trí tuệ để quán xét thì tất cả sẽ thông suốt, không còn ngăn ngại. Từ đó cuộc sống sẽ an vui tự tại.
Các thông còn lại cũng y như vậy. Vì thế chúng sinh hằng ngày nên bồi dưỡng trí tuệ của mình bằng cách sống trong Tĩnh thức Chánh niệm để chứng từng món thông mà biến cuộc đời từ phiền não ưu bi trở thành thanh tịnh, thánh thoát, an vui, tự tại. Thí dụ muốn có Thiên nhãn thông thì mắt vẫn thấy sắc như nhà to, xe đẹp, áo lụa, quần là…Nếu là người thường thì dễ bị nó lôi cuốn, nhận chìm, mê hoặc vào đó, nhưng đối với người có tư duy chánh niệm thì nhận thức được hiện tượng của vạn pháp là vô thường, khổ, không, bất tịnhnên tâm họ không hề dính mắc. Nói cách khác họ quán rằngvạn pháp là không, duyên sanh như huyễnnghĩa là tất cả mọi vật thể trong thế gian này dù to lớn như mặt trời, mặt trăng hay nhỏ như hạt cát như vi trần đều do duyên khởi tác tạo mà thành chớ không vật nào tự nó sinh khởi hay tồn tại được cho nên vật thể là vô ngã, không có tự thể nên tuy là có, là thấy sờ sờ ở đó nhưng một ngày nào đó nó sẽ bị biến hóa, tiêu hoại nên gọi là không. Do đó,cái không của Phật giáo là không tham đắm, si mê, không chấp thủ chạy theo hình sắc sinh diệt chớ không phải dùng thần thông hay quán làm biến đi tất cả.Vì thế, người có tư duy, có chánh niệm khi thấy đóa hoa đẹp thì họ vẫn biết cái đẹp của hoa đấy chứ, nhưng họ quán rằng đóa hoa là nhờ trùng trùng duyên khởi mà thành cho nên đến tuần sau đóa hoa bắt đầu héo úa, tàn phai rồi trở thành phân bón cho nên nhìn đóa hoa thì họ cũng nhìn, cũng biết nó đẹp, nhưng không đắm nhiễm say mê, lúc nào cũng tự tại với sắc đẹp. Do đó lấy đóa hoa làm tiêu chuẩn để nhìn tất cả những hình sắc khác trên thế gian này cho nên tuy mắt nhìn các loại trân châu quý báu, đẹp đẽ đến đâu thì nó cũng là loại vô thường hoại diệt. Ngược lại nếu nhìn theo con mắt của phàm nhân thì tham đắm, say mê rồi bảo thủ đem về làm của riêng cho mình đưa đến tranh chấp, chiến tranh giết hại lẫn nhau. Nói tóm lại, người biết đạo thấy đẹp thì cũng biết là đẹp, nhưng họ biết vật chất đó từ “Không” mà “Có” vì thế một ngày nào đó từ “Có” sẽ trở thành “Không” cho nên thấy tất cả vật chất nhưng không bị chúng lôi cuốn nhận chìm nên họ mới có an nhiên tự tại được. Đó chính là “Kiến sắc phi can sắc” vậy.
Vì vậy thần thông được hiểu là bất tư nghì, vô ngại tự tại. Vô ngại tự tại đối với những việc khó tự tại để vượt qua những thử thách mà người thường không thể nào tự tại được. Tóm lại, Người có thần thông là người mà lục căn được sức tự tại vô ngại một cách bất tư nghì (không thể nói được) mà đối với một người thường không nghĩ đến được, không thực hành được, không thể chiến thắng được những dục vọng làm ô nhiễm tâm ý. Đó là mắt đối với sắc, tai đối âm thanh, lưỡi đối với mùi vị, mũi đối với hương vị, thân đối với cảm xúc và ý đối với pháp trần mà vẫn được tự tại vô ngại một cách bất tư nghì thì người đó chứng được lục thông.
Đối với Phật giáo, việc gì đến sẽ đến, khỏi trông chờ mong đợi chi hết cũng như khi đào ao xong có nước trong thì ánh trăng hiện xuống. Vì thế nếu hành giả tu theo chánh pháp mà tâm cầu các thứ thần thông thì sẽ che lấp tâm thanh tịnh của mình. Cái tâm mong cầu này gọi là Vũ tâm trong sáu mươi tướng vọng tâm sai biệt của phàm phu (Lục Thập Tâm).
Ngày nay với đà phát triển của văn minh khoa học, con người có thể trực tiếp nói chuyện với người thân tận bên kia quả kia cầu. Xa hơn nữa, con người có thể lên cung trăng thăm chị Hằng, chú Cuội. Có những chiếc tàu ngầm chạy bằng nguyên tử lực có thể lặn sâu ở dưới lòng đại dương cả năm trời. Thế thì thần thông không nhất thiết phải là thấy xa, nghe rộng hay là bay cao nhảy xa giống như ảo thuật mà phải được hiểu là khả năng đoạn trừ mọi tham đắm, si mê, không bị lôi cuốn nhận chìm trong ái dục và dĩ nhiên lúc nào cũng sống trong tĩnh thức chánh niệm tức là luôn làm chủ tâm mình. Đây mới chính là những thứ tự tại vô ngại, bất khả tư nghì mà người thường không thể làm được.
-Đức Đại Thông Trí Thắng thọ năm trăm bốn mươi vạn ức na-do-tha kiếp. Lúc ngồi đạo tràng, phá xong ma quân, sắp thành Vô Lượng Chánh Đẳng Chánh Giác mà Pháp Phật chẳng hiện ra. Tiếp tục Ngài ngồi kiết già “thân tâm bất động trải một tiểu kiếp, rồi mười tiểu kiếp mà pháp Phật vẫn chẳng hiện ra.
Thuở đó, các trời Đao Lợi, vì Phật trang trí một tòa sư tử dưới cội cây Bồ-đề, Phật ngồi lên tòa thì chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Các chư thiên tiếp tục rải hoa cúng dường. Các Trời Tứ Thiên Vương… cũng trổi nhạc đánh trống… mãn 50 tiểu kiếp đến lúc Phật nhập Niết Bàn.
Nầy các Tỳ-kheo ! Đại Thông Trí Thắng Phật, trải quá trình “bất động” mười tiểu kiếp pháp Phật mới hiện ra. Lúc Phật chưa xuất gia, có 16 người con trai. Người con cả tên là Trí Tích. Các người con đều có các thứ đồ chơi tốt đẹp và báu lạ, nghe cha chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác đều bỏ đồ chơi báu của mình, đến chỗ Phật. Các bà mẹ khóc lóc theo đưa.
Ông nội là Chuyển Luân Thánh Vương cùng 100 vị đại thần và muôn ức nhân dân khác cùng nhau đến đạo tràng, gần gũi Đại Thông Trí Thắng Như Lai để cúng dường cung kính tôn trọng ngợi khen.
Tại sao đức Đại Thông Trí Thắng thiền định một thời gian dài gần như vô hạn, phá hết vọng tưởng điên đảo mà vẫn không thể thành Phật được? Nhắc lại, đức Phật Thích Ca chỉ thiền định suốt 49 ngày đêm đến khi sao mai mọc thì Ngài hoát nhiên đại ngộ, chứng được Tam Minh mà thành Chánh Giác. Học Phật trước là tiên là học làm người vì thế Phật mới dạy Bát Chánh Đạo trước cho nên con đường tu nhơn thành Phật thì Định và Tuệ cũng như hai cánh của một con chim. Muốn chim bay nhẹ nhàng thanh thoát thì hai cánh phải vận chuyển tương quan, tương tục. Thiền định có mục đích đưa hành giả trở về trạng thái yên lặng của tâm, dứt bặt tâm thức tức là có Định. Nhưng nếu dậm chân tại chỗ ở Định thì đây là “khô định” nghĩa là thứ định không có trí tuệ. Vì thế cứu cánh của người tu Phật là phải phát triển trí tuệ. Có trí tuệ mới nhận thức đúng chân lý tức là có giác ngộ. Bất chấp hành giả tu theo pháp môn nào trong đạo Phật mà trí tuệ không phát sinh để trực nhận chân lý thì cũng như người đi vòng chung quanh tòa lâu đài nguy nga tráng lệ mà không tìm thấy chía khóa để mở cửa vô bên trong thì cho dù có đi vòng ngoài suốt cả đời vẫn không bao giờ chính mình biết tòa lâu đài ấy đẹp lộng lẫy đến mức nào.
Ngày xưa có vị Thiền sư rất tinh tấn tu hành. Vì thấy vị nầy đạo cao đức trọng nên có một Phật tử tự nguyện cất cho Thầy một cái am để tu. Vị Phật tử nầy là một bà già sống với một đứa cháu gái cách cái am không xa. Hằng ngày bà sai đứa cháu gái đem cơm nước dâng cúng đều đặn. Ngày qua tháng lại, mà vị Thiền sư đã tu tại am nầy trên ba năm rồi. Muốn biết sự tiến tu của vị Thiền sư như thế nào cho nên một ngày nọ bà già dặn đứa cháu gái ở tuổi trăng tròn rằng:
- Cháu đem cơm vô cho Thầy, để mâm cơm xuống rồi cháu ôm cứng lấy ông ta và hỏi:”Ngài cảm thấy thế nào?”. Nghe trả lời xong cháu về thuật lại cho bà nghe.
Đứa cháu gái vâng lời làm y như thế thì vị Thiền sư trả lời bằng hai câu thơ:
“Khô mộc ỷ hàn nham
Tam xuân vô noãn khí”.
Dịch là:
Cây khô tựa trên núi lạnh
Ba mùa xuân qua rồi mà không có chút hơi ấm.
Khi đứa cháu gái về thuật lại hai câu thơ trên thì bà già nổi giận bèn đuổi vị Thiền sư, đốt luôn cái am và phàn nàn:
-Uổng công ta nuôi ông Thầy phàm phu.
Đối với hành động đạo đức và công phu tu tập của vị Thiền sư thì chúng ta chắc chắn sẽ nghiêng mình kính phục, nhưng tại sao bà già lại tức giận đốt am?
Vị Thiền sư nói bây giờ ông cũng như là cây khô trên núi lạnh dầu trải qua ba mùa xuân rồi mà không có có một chút hơi ấm có nghĩa là không có việc gì có thể làm cho ông ta khởi động niệm được. Thế thì nhờ tinh tấn tu hành mà vị Thiền sư nầy đã đoạn trừ tất cả phiền não, tâm hằng vắng lặng chẳng khác chi một cây khô. Nhưng “Vô tâm duy cách nhất trùng quan” tức là mặc dầu tu tới chỗ “vô tâm” có nghĩa là dứt hết phiền não nhưng vẫn còn cách một lớp rào nữa chứ chưa phải là viên mãn. Tu hành như thế mà còn bị bà già chê. Tại sao? Trong tam vô lậu học Giới Định Tuệ thì trí tuệ bát nhã mới là cứu cánh của người tu hành vì nếu không phát sinh được trí tuệ thì người tu vẫn còn lênh đênh trên mặt nước chớ chưa đến được bờ bên kia tức là bờ giác ngộ. Vì tâm không khởi động niệm có nghĩa là tuy có Định lực cao nhưng vẫn thiếu chất xúc tác là Trí tuệ để khai thị con mắt tâm. Con mắt tâm không mở thì suốt đời vẫn không thấy được tánh giác thanh tịnh sáng suốt triệt để của mình. Nhờ bà già đốt am mà vị Thiền sư kia mới thấy được chỗ mắt kẹt của mình là dậm chân tại chỗ ở Định mà quên đi cứu cánh là Tuệ.
Vì thế Trí tuệ chính là cứu cánh của người tu Phật cho nên trước khi nhập diệt, Đức Phật đã tha thiết khuyên các đệ tử của Ngài phải trau dồi trí tuệ. Trong Kinh Di Giáo, Phật có dạy rằng:
-Trí tuệ là chiếc thuyền kiên cố đưa con người thoát khỏi biển già, đau, chết. Chính nó là ngọn đèn lớn chói sáng vô minh hắc ám, là liều thuốc hay chữa hết thảy bệnh tật, là chiếc búa sắt chặt gãy cây phiền não. Vậy các ngươi phải lấy sự nghe, sự suy nghĩ, sự tu tập mà tăng ích cho trí tuệ của mình.
Tại sao cho dù Đức Đại Thông Trí Thắng có ngồi thiền từ mười tiểu kiếp này đến bao tiểu kiếp nọ vẫn không thể thành Phật cho đến khi chư thiên xuất hiện vì Ngài mà trang trí một tòa sư tử dưới cội Bồ Đề? Bởi vì trong Ngài, các tâm sở thiện phải có cơ hội phát triển, hoạt động, trí tuệ có hiễn bày thì mới có cơ hội thành Phật được. Thiền định là phải sinh trí tuệ vì vậy cho dù có ngồi thiền như tượng đồng, tượng đá mà trong ta không phát triển những chủng tử lành (Tâm sở thiện) thì có ngồi đến bao lâu cũng vẫn là phàm phu, không bao giờ thành Phật. Tâm sở thiện cảnh gồm có: Tín, Tinh tấn, Tàm (tự xấu hổ), Quí (thẹn với người), Vô tham, Vô sân, Vô si, Khinh an, Bất phóng dật (không buông lung, phóng túng), Hành xả (làm rồi không chấp trước), Bất hại (không tổn hại ai). Tuy kinh nói chư thiên, nhưng chư thiên ở đây là ám chỉ những vị trời ở trong tâm của ta, là những biến hành của tâm sở thiện cảnh khiến tâm dần dần đạt đến chỗ thanh tịnh.
Tại sao kinh điển Phật giáo thường nói các đức Phật thường xuất thân từ các giai cấp quý tộc như Thái tử hay vua chúa? Thật sự không nhất thiết phải là vua hay Thái tử mới thành Phật được mà bất cứ ai cũng đều có Tri Kiến Phật cả. Lúc Phật nói pháp là vào thời kỳ phong kiến nên vua được xem là vị chủ tể của một nước nắm trọn quyền sinh sát trong tay. Cả giang san đất nước là của nhà vua vì thế uy quyền nhà vua trùm khắp thiên hạ. Nói thế thì bản ngã của nhà vua trùm khắp và ngã sở hữu cũng trùm khắp. Nhưng bây giờ muốn thành Phật thì phải bỏ hết, buông xả tất cả. Đây là sự bố thí vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại mà người thường không bao giờ làm được. Trong khi đó, chúng ta không thể bỏ được những vật dụng trong nhà mà cứ đòi thành Phật. Ngày nay các sư xây chùa to, đạo tràng lớn, tuy tiền của là do bá tánh cúng dường mà các sư cho là chùa của mình, của Ta thì làm sao buông xuống được? Một điểm đặc thù khác mà ngày nay rất nhiều người vẫn chưa thâm hiểu cơ chế Đạt lai Lạt Ma của Phật giáo Tây Tạng. Không có một vị Phật nào vừa làm Phật vừa làm lãnh tụ của một quốc gia. Bạn không thể nào bắt cá hai ta được. Điều này kinh điển Phật giáo đã chứng minh rõ ràng rồi. Người thực hành giáo pháp sai chớ đạo không nói sai bao giờ. Nếu muốn có tự tại Niết bàn thì phải chấp nhận buông xuống, ngược lại đeo đuổi công danh phú quý thì phải gánh chịu phiền não thế thôi. Đạo Phật không phải là đạo lý thuyết mà là đạo thực hành vì thế khi hành giả thực nghiệm sự thanh tịnh tự tại của Niết bàn rồi thì tất cả của cải thế gian chỉ là phù du giả tạm, họ bỏ xuống cũng như bỏ đôi dép rách, không chút luyến tiếc.
Nhà vua mà đi xuất gia là bỏ cái bản ngã vô cùng độc tôn của cả một dân tộc, bỏ cái ngă sở hữu của một giang sơn cẩm tú. Hành động bố thí quá vĩ đại như thế đã biểu lộ lục thông quá rõ ràng. Đó là nhà vua bỏ hết cung vàng điện ngọc tức là vô ngại tự tại về sắc, bỏ hết lời khen tiếng nịnh, bỏ cả cung đàn điệu nhạc êm đềm tức là vô ngại tự tại về thanh, bỏ hết những làn hương tức là vô ngại tự tại về hương, bỏ hết các thức ăn cao lương sơn hào mỹ vị tức là vô ngại tự tại về vị, bỏ hết nệm ấm chăn êm tức là vô ngại tự tại về xúc, không còn thương nhớ nghĩ ngợi lo gần lo xa là có vô ngại tự tại về pháp. Do đó hành động xuất gia là đã có đủ lục thần thông rồi. Vì vậy kinh điền nói vua là với ý nầy chứ không nhất thiết chỉ có vua mới tu thành Phật được.
Mục đích thiền định là để phát sinh trí tuệ cho nên nếu tu Định mà trí tuệ chưa sanh thì chỉ có công dụng hàng phục ma quân mà không thấy được chân lý. Thế nào là ma quân?
1)Phiền não ma: Đây là loại ma rất thông dụng mà ai cũng bị nó nhát hằng ngày. Đó là các ma tham, ma sân, ma si, ma mạn, ma nghi, ma ác kiến, ma phẫn (giận), ma hận (hờn), ma phú (che giấu), ma não (buồn buồn), ma tật (tật đố), ma xan (bỏn xẻn), ma cuống (dối), ma siểm (nịnh hót), ma hại (tổn hại), ma kiêu (kiêu căng)…Nó là những con ma vô hình, nhưng nó có mãnh lực vô song để đe dọa, hù nhát làm cho cuộc sống con người trở thành thất điên bát đảo. Ma ở trong tâm để sai khiến con người phục vụ, thỏa mãn những nhu cầu của bản ngã. Chỉ khi nào con người phát triển tâm đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả đến cao độ thì những con ma này từ từ biến mất để trả ta về với con người thật của ta, là Phật tánh sáng suốt trong ta. Phải thấu hiểu vạn pháp giai không, duyên sanh như huyễn để loại bỏ tánh tham, tật đố, tránh xa tham dục thì tâm được thanh tịnh.
2)Ngũ uẩn ma: Năm món sắc, thọ, tưởng, hành, thức quay cuồng, thay đổi không ngừng nên tâm sanh ra vọng tưởng làm con người đau khổ. Quán chiếu ngũ uẩn giai không để sống với tự tánh thanh tịnh bản nhiên của mình thì tuy có thân tâm mà không chạy theo ngoại trần.
3)Pháp hành ma: Con người vì chạy theo tham dục nên gây ra nghiệp mà phải chịu quả khổ đời đời. Chính mình là người thợ tự vẻ cho cuộc đời của mình ở kiếp sau cho nên nếu muốn được an vui hạnh phúc thì đừng tạo nghiệp.
4)Tứ diệt ma: Vì thân là vô thường nên con người phải đối diện với sinh lảo bệnh tử. Cứ một giây trôi qua, chúng ta già đi một chút. Con người hàng ngày chết lần chết mòn chứ đâu phải đợi đến xuôi tay nhắm mắt mới gọi là chết. Biết thân là vô thường thì tâm không lo âu, phiền muộn.
5)Tử ma: Có sinh là có tử ngay cả ông Bành Tổ mà còn phải chết thì luật vô thường không thương xót một ai. Có người khéo tu thì khi chết mình làm chủ được thần thức trong thân trung ấm nên dễ dàng đi tái sinh vào cõi lành. Còn người tạo nhiều nghiệp bất thiện thì nghiệp lực đưa đẩy thần thức họ tái sinh vào nơi xứng đáng với quả nghiệp của họ để thọ nhận cảnh khổ. Còn người chưa đủ nhân duyên hay đánh mất cơ hội đi tái sinh nên thần thức lang thang lẫn thẩn, lúc ẩn lúc hiện tức là ma. Khi nhân duyên mới đến thì thần thức nầy sẽ được tái sinh.
6)Chư thiên ma: Loại ma nầy có nhiều phước đức nên được ở trên các cõi Trời để hưởng ngũ dục lạc. Họ có nhiều thần thông nhưng tâm không thiện nên thường quấy phá hay gây những chướng ngại cho người tu hành cao.
Kinh Pháp Hoa có đoạn giới thiệu nhiều vị Phật được thành Phật ở trong kiếp mà họ đang làm vua. Cũng như Phật Thích Ca, rời cung điện là một Thái tử, tu hành rồi thành Phật ngay trong kiếp này cho nên tuy là thành Như Lai Thế Tôn, các Ngài vẫn còn cha mẹ, con cái, ông bà như tất cả chúng sinh. Ở đây, lúc đức Đại Thông Trí Thắng chưa thành Phật, Ngài có 16 người con trai. Đến khi Ngài thành Phật, tất cả 16 người con ngay cả ông nội và đại thần đều đến để cung kính cúng dường tán thán Ngài. Ngày nay ý nghĩa chữ “Xuất Gia” không được thông hiểu hay thực hành nghiêm túc làm cho đạo Phật chao đảo chông chênh khiến cho đạo không ra đạo, đời không ra đời.
Một người được xem là xuất gia một khi thực sự đã xuất ra được:
1)Phiền não chi gia: ra khỏi nhà phiền não, khổ đau.
2)Vô minh chi gia: ra khỏi nhà vô minh, tăm tối.
3)Tam giới chi gia: ra khỏi nhà ba cõi, đó là dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
4)Thế tục chi gia: ra khỏi nhà thế tục tức là rời bỏ gia đình, vợ con, thân bằng quyến thuộc. Rời bỏ ngay cả những địa vị trong xã hội để vào chùa, giữ giới trì trai, tiêu diệt phiền não, đập phá vô minh, vượt qua tam giới để chứng đạt giải thoát giác ngộ.
Tuy xuất gia là cố thoát ra khỏi nhà tam giới, nhà phiền não, tham, sân, si, mạn, nhưng mục đích tối hậu vẫn là chứng đạt quả Bồ-đề và tâm thanh tịnh an lạc của vô thượng Niết bàn. Vì thế xuất gia thì phải:
1)Thân xuất gia, tâm xuất gia tức là phải xuất gia theo Chánh pháp và sống đúng với Chánh pháp.
2)Thân xuất gia, tâm không xuất gia tức là có hình tướng người xuất gia mà sống không đúng với Chánh pháp.
3)Tâm xuất gia, thân không xuất gia: tuy vẫn còn gia đình, thế tục tức làm thân cư sĩ mà phát tâm Vô thượng Bồ-đề thì cũng xem như xuất gia, thọ cụ túc giới và sống đúng Chánh pháp.
4)Tâm không xuất gia, thân cũng chẳng xuất gia thì trôi nổi trầm luân trong lục đạo luân hồi, đời nầy qua thì đời khác đến không tìm ra lối thoát.
Nghĩ đến sự an ổn lợi ich cho Trời, người, 16 vị vương tử thỉnh cầu đức Thế Tôn chuyển pháp luân độ thoát chúng sanh.
Phật bảo các tỳ-kheo ! Lúc Đại Thông Trí Thắng thành Phật, cõi nước của chư Phật trong mười phương đều chấn động sáu cách. Những chỗ tối tăm bừng sáng, các chúng sanh đều được thấy nhau, và đồng nói: “Trong đây tại sao bỗng sanh ra chúng sanh”. Do ánh sáng cùng khắp mười phương. Bấy giờ chư Thiên, trời Phạm ở phương Đông, phương Tây, phương Nam, phương Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, phương trên, phương dưới tìm đến chỗ Phật, dâng các thứ hương hoa, trân bảo, kỷ nhạc, tràng phan, cung điện… cúng dường cung kính tôn trọng ngợi khen và một lòng cầu xin đức Đại Thông Trí Thắng Phật chuyển pháp luân độ thoát cho hàng Trời, Người.
Đức Đại Thông Trí Thắng nhận lời của hàng chư Thiên và 16 vị vương tử.
Tôn chỉ của đạo Phật là tự giác rồi giác tha cho nên không có việc gia bì, cầu nguyện, chú nguyện trong Phật giáo. Bằng chứng là ở đoạn kinh này, tuy Ngài Đại Thông Trí Thắng đã thành Phật, nhưng con Ngài, ông nội Ngài và các công tôn vương tử khác nếu muốn có sự lợi ích thì chính họ cũng phải đến nghe Phật thuyết pháp để khai tâm mở tánh, làm lành lánh dữ chớ Phật không thể làm phép, bắt ấn để chú nguyện ban phép lành cho ai cả. Cái tuyệt vời và rất khoa học của đạo Phật là ở chỗ này bởi vì ai ăn người ấy no, ai khác người ấy phải tự uống chớ Phật không thể ăn, uống dùm cho họ được. Người tu Phật phải sáng suốt để thấy cái đạo lý này thì con đường tu hành mới thành tựu được. Khi Phật Thích Ca thành đạo thì Ngài trở về cung thành Ca tỳ la vệ thăm lại phụ thân, vợ con và gia quyến. Sau khi nghe Phật thuyết pháp, giảng giải chân lý cứu khổ thì vợ Ngài, con Ngài và biết bao vương tôn công tử từ bỏ công danh phú quý noi theo bước chân Phật, xuất gia tu hành trở thành Thánh giả chớ Phật không gia bì, chú nguyện cho bất cứ ai. Đạo Phật là đạo bình đẳng, pháp Phật giống như trận mưa đổ xuống cho tất cả muôn loài chớ không thiên vị ai cả. Vì thế bất cứ ai nếu y giáo phụng hành thì sẽ có lợi ích thiết thực chớ không phân biệt kẻ thân người sơ, kẻ ăn mày hay ông hoàng bà chúa. Câu “Lúc Đại Thông Trí Thắng thành Phật, cõi nước của chư Phật trong mười phương đều chấn động sáu cách” không có chi là hoang đường mà ngụ ý là sáu cách tức là sáu căn phải chuyển biến. Khi một vị thành Phật thì lúc ấy lục căn của họ chuyển biến, thay đổi khác xa với ngày xưa lúc chưa thành đạo. Đó là mắt thấy sắc mà không đam mê theo sắc tức là kiến sắc phi can sắc, tai nghe âm thanh mà không còn bị quyến rũ, không chạy theo tiếng thị phi phải quấy, không còn bị ảnh hưởng bởi những lời đường mật ru ngủ cho nên nghe thì nghe tất cả mà như không nghe gì hết. Các căn còn lại cũng thế đều chuyển biến, không còn dính mắc. Theo giáo lý Phật Đà thì trí tuệ ví như hào quang vì thế khi một vị thành Phật thì trí tuệ của Phật bừng tỏa cũng như hào quang chiếu sáng khắp nơi. Bóng đen thường đồng nghĩa với vô minh cho nên khi ánh sáng trí tuệ chiếu sáng thì màn đen vô minh trong tâm biến mất, vọng tưởng tiêu trừ. Trong tâm chúng sinh lúc nào cũng có thể xuất hiện 10 pháp giới cho nên khi ánh sáng trí tuệ chiếu soi khiến tâm trong sáng tức là cái gốc tham sân si bị tiêu trừ thì ngay cả những cảnh giới âm u nặng nề như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh cũng tan biến không còn.
Ngày xưa, sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ-đề, đức Phật Thích Cađã tìm ra con đường giải thoát, có được thanh tịnh Niết bàn và giác ngộ viên mãn. Ban đầu Ngài có khuynh hướng giữ im lặng, không muốn đem giáo pháp Ngài vừa thực chứng dưới cội Bồ-đề giảng giải lại cho thế gian. Có lẽ lúc đó Ngài thấy nghiệp chướng chúng sinh quá sâu dày vì vậy Ngài nghĩ mình không kham nổi trách nhiệm hoằng pháp độ sanh nên có ý địnhtheo đuổi con đường của một vị Độc giác Phật. Sau khi vị Phạm thiên Sahampati năn nỉ,đức Phật mới nhận lời sẽ truyền dạy lại những gì Ngài thật chứng cho chúng sinh để cùng có giải thoát Niết bàn và đạt đến cứu cánh tột đỉnh là giải thoát ra khỏi sinh tử trầm luân. Do đó câu chuyện của Phật Đại Thông Trí Thắng và Phật Thích Ca là một, không sai khác.
Trước hết, Đại Thông Trí Thắng Phật vận dụng ba lần chuyển pháp Tứ Đế với 12 hành:
-Đây là khổ. Đây là khổ tập. Đây là khổ diệt. Đây là đạo diệt khổ”.
Kế tiếp, Phật chuyển về 12 nhân duyên:
-Vô minh duyên hành. Hành duyên thức. Thức duyên danh sắc. Danh sắc duyên lục nhập. Lục nhập duyên xúc. Xúc duyên thọ. Thọ duyên ái. Ái duyên thủ. Thủ duyên hữu. Hữu duyên sanh. Sanh duyên lão, tử, ưu bi khổ não”.
-Vô minh diệt, hành diệt. Hành diệt, thức diệt. Thức diệt, danh sắc diệt. Danh sắc diệt, lục nhập diệt. Lục nhập diệt, xúc diệt. Xúc diệt, thọ diệt. Thọ diệt, ái diệt. Ái diệt, thủ diệt. Thủ diệt, hữu diệt. Hữu diệt, sanh diệt. Sanh diệt , lão tử, ưu bi, khổ não diệt.”
Phật nói pháp đó có 600 vạn ức na-do-tha người, không thọ tất cả pháp, mà phiền não hết tâm được giải thoát.
Đức Phật Đại Thông Trí Thắng thửa xa xưa và ngay cả đức Phật Thích Ca ngày nay sau khi thành đạo cũng bắt đầu dùng phương tiện nói chân lý Tứ Đế để giáo hóa chúng sinh nghĩa là đức Phật Thích Ca và ba đời chư Phật đều có chương tình và hành động giống nhau. Tại sao? Bởi vì tuy chư Phật trong mười phương rất nhiều, nhưng đạo lý giác ngộ đồng nhau, không sai khác.
1)Khổ đế: Khổ là chỉ chung cho trạng thái thân tâm bị bức bách khổ não. Đức Phật đã đưa ra tam khổ, bát khổ là những biểu tượng căn bản khiến con người không bao gờ được toại ý vừa lòng.
2)Tập đế: Nói về sự sinh khởi và chứa nhóm và là nguồn gốc của tất cả các khổ mà con người ở thế gian phải gánh chịu. Ở phần này, đức Phật giới thiệu Kiến Hoặc và Tư Hoặc là những căn bản phiền não khiến cho con người điên đảo hằng ngày.
3)Diệt đế: Diệt là tịch diệt. Nếu chúng sinh đoạn trừ cội gốc những nỗi khổ thì chứng nhập vào cảnh giới tịch diệt thanh tịnh Niết bàn.
4)Đạo đế: Đạo là thông suốt. Vì thế Diệt đế là sự thật về con đường về diệt khổ, chính là Bát Chánh đạo.
Sau khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ đề, Ngài đã đem chân lý Tứ đế giảng dạy cho nhóm ông Kiều Trần Như trong lần chuyển pháp luân lần đầu tiên tại vườn nai ở xứ Ba la nại. Phật giáo Nguyên thủy xem Tứ đế là con đường duy nhất để có giải thoát giác ngộ chứng đắc Thánh quả A la hán. Trong khi đó, Phật giáo Đại thừa chỉ xem nó là giáo lý cơ bản Phật dạy trong lúc ban sơ mà giáo lý Bát Nhã nói về Tánh Không mới là cứu cánh tối thượng.
Chân lý Tứ đế được chia làm 3 giai đoạn và mỗi giai đoạn có 4 hành tướng nên gọi là Tam chuyển thập nhị hành tướng. Đó là Thị chuyển, khuyến chuyển và chứng chuyển.
1)Thị chuyển là Phật chỉ bày rõ ràng bốn lẽ thật có tánh cách khách quan. Phật dạy: Đây là khổ đế, đây là tập đế, đây là diệt đế và đây là đạo đế.
2)Khuyến chuyển là Phật khuyên nhủ và khuyến khích 5 vị Tỳ kheo bây giờ hãy chánh tư duy để phát sinh trí tuệ. Đây là khổ đế các ông phải biết. Đây là tập đế các ông phải đoạn. Đây là diệt đế các ông phải chứng. Đây là đạo đế các ông phải tu.
3)Chứng chuyển là Phật nói đối với các pháp Tứ Đế các ông đã biết, đã tu, đã đoạn và đã chứng. Đây là khổ ta đã biết, đây là khổ tập ta đã đoạn. Đây là khổ diệt ta đã chứng và đây là khổ đạo ta đã tu.
Những gì đức Phật dạy phát xuất từ đời sống kinh nghiệm và chứng đắc của bản thân vì thế Ngài dạy chúng sinh những ý chí sắc đá, trí tuệ cao siêu, đức sống vị tha, sự thoát ly và đặc biệt là sống đời gương mẫu làm lợi ích cho mình, cho người. Con người vĩ đại đó, tấm lòng đại từ đại bi đại trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã làm cho thế giới kính phục Ngài như một đạo sư siêu việt nhất trong lịch sử nhân loại. Đạo Phật là đạo thực hành nên đức Phật không dạy chúng sinh những giáo lý ảo tưởng, hoang đường mà Ngài dạy những phương trình, những công thức rất thực dụng để chúng sinh tùy theo căn cơ, sở nguyện của mỗi người mà áp dụng để có thực chứng.Vì thế phương pháp “tam chuyển thập nhị hành tướng” phản ảnh rất trung thực đường lối giáo hóa của đức Phật. Trước hết đức Phật giảng giải cho biết giáo lý Ngài muốn nói cho đến khi đệ tử thấu hiểu rõ ràng. Lần thứ hai hiểu rồi thì phải cố gắng tu. Lần thứ ba tu rốt ráo thì sẽ chứng đắc, tự mình nghiệm chứng được chân lý. Đến lúc ấy, thầy cũng không cần, kinh điển sách vở cũng không cần nữa vì chứng nghiệm được chân lý là thấy biết tất cả.
Do đó nếu người tu Phật dậm chân tại chỗ ở giai đoạn thứ nhất thì không bao giờ hưởng được hương vị giải thoát cũng như nói ăn mà không ăn thì không bao giờ no được.
Về sau, Đại sư Trí Khải của Thiên Thai tông dựa theo thuyết của kinh Thắng Man, kinh Niết Bàn mà lập ra 4 loại Tứ đế sâu cạn khác nhau, được phối hợp với Tứ giáo: Tạng, Thông, Biệt, Viên.
1)Sinh diệt Tứ đế: Do Tạng giáo chủ trương, dựa vào sự sinh diệt của các pháp hữu vi mà quán nhân quả của Tứ đế là thật có sinh diệt.
2)Vô sinh Tứ đế: Do Thông giáo chủ trương, dựa vào các pháp do nhân duyên sinh sinh là “Không” tức là vô sinh mà quán nhân quả mê ngộ của Tứ đế đều là Không (Vô) và Vô sinh diệt.
3)Vô lượng Tứ đế: Do Biệt giáo chủ trương. Họ dựa vào hằng sa vô lượng sự sai biệt của giới nội, giới ngoại mà quán tất cả hiện tượng đều do nhân duyên sinh, có vô lượng sự sai biệt cho nên Tứ đế cũng có vô lượng tướng.
4)Vô tác Tứ đế: Do Viên giáo chủ trương, dựa vào đương thể của mê ngộ tức thật tướng mà quán sự mâu thuẫn đối lập giữa mê và ngộ là phi mâu thuẫn và đều là Thật tướng.
Tại sao tư tưởng Đại thừa quan niệm 37 phẩm trong phần Đạo đế làtrợ đạo? Đây là điểm khác biệt giữa hai tư tưởng Đại thừa và Nguyên thủy. Nguyên thủy cho rằng Đạo đế là con đường vững chắc đưa hành giả đoạn trừ hết vô minh phiền não, tận diệt từ Kiến Hoặc, Tư Hoặc đến Vô Minh Hoặc, tâm trí bừng sáng, đạt Lục thông, đắc Tam Minh trở thành Thánh giả. Chính đức Phật cũng từ con đường này mà thành tựu đạo quả Bổ Đề và có biết bao các Tỳ kheo khác cũng theo con đương này mà trở thành A la hán. Vì thế dựa theo Phật giáo Nguyên thủy, đức Phật là vị A la hán đầu tiên trong số hàng ngàn vị A la hán khác.
Trong khi đó,Đại thừa cho rằng 37 phần trợ duyên chỉ là những điều kiện phụ thuộc, phải làm nó mới có, nhưng nó không phải là Bồ Đề Niết bàn. Thí dụ trợ duyên giống như những máy móc tân kỳ của dàn khoan dầu hỏa ở ngoài biển khơi. Nhờ những máy móc tân kỳ đó, những dàn khoan hiện đó mà tìm ra dầu hỏa, chớ dàn khoan không phải là dầu hỏa được. Bởi vì dầu hỏa tự nó đã có rất lâu dưới lòng đại dương mà mãi đến nay con người mới có đủ kỹ thuật tân tiến để tìm và lấy nó. Vì thế Phật giáo Đại thừa lý luận rằng Phật tánh đã có sẵn trong tất cả mỗi chúng sinh từ vô thỉ rồi chớ không phải tu hành mới có cho nên tu hành chỉ là trợ duyên để tìm thấy Phật tánh vốn sẵn có của mình. Đó chính là tôn chỉ của kinh Pháp Hoa vìai ai cũng đều có Tri Kiến Phật (Phật tánh) và từđó đức Phật Thích Ca mới dám thọ ký cho tất cả chúng sinh sẽ thành Phật. Vì lý luận như thế nên tư tưởng Đại thừa không chú trọng vào Diệt đế, Đạo đế mà chủ yếu là Phật tánh, nhưng cái gốc tham sân si không nhỗ sạch thì làm sao thành Thánh giả? Không lẽ nói “trong tâm có Phật” rồi thành Phật được sao? Đây chẳng qua chỉ là “Lý tức Phật” trong “Lục tức Phật” do Trí Khải viết ra, còn đến “Phần chứng tức Phật” thì phải phá cho hết 41 lớp vô minh dày đặc trong tiến trình của Thập địa.
Quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy cho rằng con người phải cố gắng siêng năng làm việc, càng siêng năng càng cần kiệm thì sẽ có nhiều tiền. Đó là phải diệt trừ cho hết cái gốc của phiền não vô mình thì tâm sẽ bừng sáng, chứng đắc Thánh quả, có được Niết bàn. Trong khi đó quan điểm của Đại thừa cho rằng bạn có làm nhiều tiền hay ít không thành vấn đề vì trước sau bạn sẽ trở thành triệu phú bởi vì trong bạn đã có sẵn một gia tài to lớn. Chẳng khác nào anh chàng Cùng Tử trong kinh Pháp Hoa nghĩ mình nghèo khổ trong khi người cha là đại phú gia sẵn sàng giao lại cho anh ta một gia tài khổng lồ. Vì vậy, đối với Phật giáo Đại thừa không có vấn đề chứng đắc vì chứng đắc chẳng qua là trở về với Bổn Phật của mình chớ không có thêm bớt được gì. Nếu đứng về phương diện tích cực mà nói thì tư tưởng Phật tánh (Tri Kiến Phật) trong kinh Pháp Hoa đem lại sự bình đẳng cho tất cả mọi người vì ai cũng đều là Phật. Do đó không có nhân bản nào hơn nhân bản kinh Pháp Hoa, không có nhân vị nào hơn nhân vị kinh Pháp Hoa, không có dân chủ nào hơn dân chủ kinh Pháp Hoa và không có bình đẳng nào hơn tinh thần bình đẳng của kinh Pháp Hoa. Đó là trong tất cả mọi người cho dù là bạc địa phàm phu, tội lỗi tràn ngập cũng đều có sẵn Tri Kiến Phật giống y như Phật và tất cả mọi người là Phật, tất cả mọi người đã thành Phật và tất cả mọi người sẽ thành Phật. Bây giờ nếu đứng về phương diện tiêu cực mà nói thì Bổn Phật là đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp trước chớ không phải mới thành Phật tại thế giới này nhờ công phu tu thiền định. Nói cách khác Bổn Phật không phải là đức Phật lịch sử, mà là một thực thể siêu việt, vượt hiện thế, vĩnh hằng và vô hạn tức là “Pháp thân Tỳ lô Giá Na”. Cho nên đức Phật Thích Ca chỉ là nhân vật được “đức Bồn Phật” gởi đến với thế gian để tạo thành một nhân vật có hình thể là một con người, có một đời sống sinh hoạt giống hệt như một con người thường tục để thuyết giảng Chánh Pháp cho nhân thế. Như vậy, giáo pháp này đâu có khác gì Thiên Chúa giáo vì thế trong kinh Pháp Hoa mới có phẩm Tín Giải tức là do giải ngộ mà có đức tin sâu xa không thoái chuyển. Nói thế thì người đệ tử Phật thật sự có vấn đề, bởi vì những gì Phật làm thì chỉ có Phật mới làm được vì Ngài là Superman, còn chúng sinh là phàm phu tục tử thì đừng hoài công, vô ích. Mà không tự mình làm được thì sinh ra cầu nguyện, van xin, (lập ban hộ niệm)?
Bồ Tát Mã Minh ra đời vào cao điểm của thời kỳ phân hóa giữa các bộ phái Phật giáo và cũng là thời điểm thịnh hành của Bà la môn giáo, đã thần thánh hóa đức Phật là con người vũ trụ trong bộ Đại Thừa Khởi Tín Luận. Ngược lại giáo lý Nguyên thủy xác định đức Phật Thích Ca là một con người bình thường như trăm vạn chúng sinh khác trong thế gian này chớ Ngài không phải là thần linh hay Superman gì cả. Trong Trường Bộ Kinh Tập 1, Kinh Đại Bổn 14 có câu:”Này các Tỳ kheo! Pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, chư thiên đỡ lấy Ngài trước, sau mới đến loài người. Pháp nhĩ là như vậy”. Như thế theo kinh tạng Nguyên thủy, sự đản sanh của đức Phật là một con người bình thường, Hoàng hậu Ma-da cũng hoài thai như muôn ngàn thiếu phụ khác. Đến ngày khai hoa nở nhụy, Thái tử Tất Đạt Đa cũng chào đời qua lòng mẹ như mọi đứa trẻ khác trên thế gian này. Đức Phậtsinh ra và lớn lên trong cung vàng điện ngọc,nhưngNgài thấy rằng những nỗi khổ lúc nào cũng tiềm ẩn phía sau tuổi trẻ, sức khỏe và đời sống của tất cả mọi chúng sinh.Vì nhận thức như thế Ngài từ bỏ cung vàng điện ngọc cốt là để đi tìm chân lý cứu khổ, một con đường giải thoát trước tiên là cho chính Ngài chớ không phải mang một tâm tư hoài bảo vĩ đại muốn cứu rỗi cho tất cả mọi chúng sinh. Ngài đã ra đi, bỏ lại tất cả, viễn ly mọi ràng buộc thế tình, trở thành một nhà tu khổ hạnh và phải tranh đấu với những hoàn cảnh khắc nghiệt để mong tìm thấy được ánh sánh chân lý. Sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ-đề, Ngài đã tìm ra con đường giải thoát, có được thanh tịnh Niết bàn và giác ngộ viên mãn. Ban đầu Ngài có khuynh hướng giữ im lặng, không muốn đem giáo pháp Ngài vừa thực chứng dưới cội Bồ-đề giảng giải lại cho thế gian. Có lẽ lúc đó Ngài muốn theo đuổi con đường của một vị Độc giác Phật. Sau khi vị Phạm thiên Sahampati năn nỉ,đức Phật mới nhận lời sẽ truyền dạy lại những gì Ngài thật chứng cho chúng sinh để cùng có giải thoát Niết bàn và thoát ra khỏi sinh tử trầm luân. Vì thế đạo Phật mới gọi là đạo giải thoát. Giải là cởi mở nghĩa là cởi mở những trói buộc để thoát ra khỏi mọi hình thức đau khổ của đời sống. Ở đây, đức Phậtxiễn dương tình thần khách quan bình đẳng vì ai cũng đều có máu đỏ và nước mắt cùng mặnnhư nhau.
Giáo lý Nguyên thủy lấy trí tuệ làm nền tảng chớ không phải đức tin. Trong kinh Kalama (Tăng Chi III.65) đức Phật dạy rằng: “"Không được tin bất cứ gì Ta nói là đúng, chỉ vì đấy là do Ta nói. Trái lại phải mang ra thử nghiệm những lời giáo huấn của Ta giống như một người thợ kim hoàn thử vàng. Nếu sau khi quán xét các lời dạy của Ta mà nghiệm thấy là đúng, thì lúc ấy mới nên mang ra thực hành. Dầu sao thì nhất định cũng không phải là vì kính trọng ta mà mang ra thực hành".
Theo Nguyên thủy thì không thể có 2 đức Phật cùng xuất hiện nên chủ trương thuyết “Nhất Phật”, đó là chỉ có duy nhất Phật Thích Ca trong thế giới này vì thế không có Phật A Di Đà hay Phật Dược Sư trong hệ thống Nguyên thủy. Nhưng Phật giáo Đại thừa thì cho rằng có nhiều vị Phật xuất hiện cùng lúc, phía Tây có Phật A Di Đà, phía Đông có Phật A Súc và vô số Phật tồn tại mà kinh điển gọi là “Thập phương hằng sa chư Phật”. Chẳng những thế, tam thế chư Phật có 1000 vị Phật trong quá khứ, 1000 vị Phật ở hiện tại và 1000 vị Phật ở vị lai. Tổng cộng 3 kiếp là 3000 vị Phật.
Nói chung, giáo lý Đại thừa rất hay, rất cao siêu vì được trước tác và biên soạn bởi những triết gia, luận sư rất nổi tiếng nhất của Phật giáo khoảng từ 600 năm đến gần 1000 năm sau ngày đức Phật nhập diệt là Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước và Thế Thân để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của giới tín đồ nhằm duy trì sức sống của Phật giáo trong khi phải đương đầu với sự đàn áp của các tôn giáo hữu thần, đặc biệt là đạo Bà la môn. Với những danh tự mới, bối cảnh mới và lối giải thích mới, kinh điển Đại thừa đã thổi một luồng sinh khí tươi mát và sống động vào trong thế giới Phật giáo lúc bấy giờ, nhưng thật chất con đường trở về với Phật tánh đâu có dễ như lý thuyết vì có bao người thành tựu được như Lục Tổ đâu? Không là Thánh giả thì làm sao tâm không dính mắc được? Tư Hoặc chưa diệt thì lòng si mê, tham đắm vẫn còn cho nên ngày nay đạo Phật chao đảo chông chênh khiến cho đạo không ra đạo, đời không ra đời là vậy. Cửa chùa dựa theo tinh thần Bát Nhã phải là cửa Không mà thật sự có là cửa Không chăng?
Tóm lạiTứ Đế là chân lý thoát khổ, giúp chúng sinh lìa khổ được vui, tâm hằng thanh tịnhan vui tự tại, chứng đắc giải thoát Niết bàn
Sau đó Phật nói pháp “Thập Nhị Nhân Duyên” , đó là mối quan hệ “nương nhau, đợi nhau” của tất cả các pháp. Kinh Tạp A Hàm 12 cho rằng pháp Duyên Khởi là chân lý vĩnh hằng bất biến, chính đức Phật nhờ quán sát chân lý này mà được khai ngộ. Pháp Duyên Khởi chỉ cho sự khổ não loài người được hình thành như thế nào (Lưu chuyển môn) và việc diệt trừ khổ não như thế nào để đạt đến chứng ngộ (Hoàn diệt môn).
1)Chiều lưu chuyển: Nguyên nhân của tất cả mọi sự khổ não và sinh tử trầm luân bắt đầu từ vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh và sau cùng sanh duyên lão tử. Đây là con đường sinh ra ưu bi khổ não.
2)Chiều hoàn diệt: là con đường dứt khổ để chứng đạt thanh tịnh Niết bàn. Cũng bắt đầu từ vô minh, nhưng bây giờ nếu vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt…cho tới sanh diệt thì lão tử diệt cho nên ưu bi khổ não tiêu tan biến mất.
Con người từ trong vô thỉ chạy theo Vô Minh si mê tăm tối mà tạo ra những việc thiện, ác tức là Hành (nghiệp) tích tụ trong Tàng thức. Do đó đời quá khứ thì có Vô Minh sinh ra Hành để chuyển qua đời hiện tại. Vậy nó chuyển như thế nào? Nếu chúng sinh còn tạo nghiệp cho dù là thiện hay ác thì bắt buộc phải thọ báo vào đời hiện tại để thọ nhận quả báo lành hay dữ. Khi con người chết đi của đời quá khứ thì thân vật lý tan vở không còn, nhưng Thức (A lại da thức) tiếp tục tồn tại dưới dạng thần thức trong Thân Trung Ấm (thân tư tưởng chớ không có xác thịt). Do tập khí ái nhiễm nên thần thức nhất định phải tìm một cảnh để yêu cho dù xa xôi ngàn dặm, nhưng do chiêu cảm nên thấy rất gần cho nên thấy sáng thì sắc phát hiện. Khi chiêu cảm cảnh ái ân, thần thức liền chạy đến chỗ đó và “tưởng” bắt đầu hình thành. Ngay trong lúc nam nữ đang giao cấu thì “tưởng” trong thân trung ấm phát hiện. Nếu thân trung ấm là nam thì ghét cha thương mẹ, nếu thân trung ấm là nữ thì ghét mẹ thương cha. Đó là “dị kiến thành ghét, đồng tưởng thành yêu” và thân trung ấm hấp thụ dòng ái đó mà lưu vào thai mẹ rồi thành chủng tử thọ hình. Khi đã thành chủng tử thọ hình nghĩa là có Danh Sắc tức là mới tượng hình nhưng chưa đủ sáu căn. Do nghiệp ái làm nhân, cảnh ái làm duyên mà ở trong thai cho đến 35 ngày thì lục căn mới đầy đủ và có hình dáng của con người. Thời điểm này gọi là Lục Nhập nghĩa là một cái bào thai tượng hình đã có đủ sáu căn. Khi đứa bé ra đời thì nó biết cảm giác nóng, lạnh, mềm, cứng…thì gọi là Xúc. Dần theo thời gian đứa bé biết cảm nhận buồn vui, thương ghét, phải quấy, tốt xấu … tức là biết Thọ. Khi đến tuổi trưởng thành, tình yêu nam nữ phát triển, biết thương, biết yêu, biết thích món này, chạy theo vật nọ, mở tung cánh cửa cho tham đắm dục tình tức là Ái. Khi biết thương yêu thì phải đến lúc dựng vợ gã chồng, xây nhà mua xe, tạo dựng tài sản, sinh con đẻ cháu và bảo vệ những cái này thì gọi là Thủ. Một khi có tài sản, có gia đình, có sự nghiệp, có danh vọng thì con người luôn bám vúi vào đó, không muốn buông ra bởi vì nó là của “Ta” nên chết sống vì nó thì gọi là Hữu. Con người cũng vì mù quáng mà tin rằng thân họ là chắc thật, tài sản vật chất họ có cũng là chắc thật, tiền tài danh vọng chung quanh họ cũng là chắc thật nên càng bám chặt, ôm giữ vào lòng. Nhưng xét cho cùng thì trên thế gian đâu có cái gì là chắc thật, bền vững muôn đời? Phật dạy vạn pháp giai không nghĩa là thế gian vũ trụ là giả huyễn vì không có cái gì có tự tánh nên nay có mai không, không bền không chắc. Ngày nào mình còn là thanh niên tuấn tú mà bây giờ lưng mỏi gối mềm, da nhăn má hóp, nhớ trước quên sau, ăn không ngon ngủ không yên giấc. Vì vậy trong đời hiện tại chính Ái, Thủ, Hữu là những động lực (nhân) khiến con người tác tạo thêm tội nhiệp để phải chịu tái Sinh cho đời sau để thọ nhận cái vui cái buồn chính mình đã tạo dựng. Cuộc đời là vô thường, sinh trụ dị diệt cho nên có sinh thì phải chịu già (Lão), chịu bệnh và sau cùng là chết (Tử).
Tóm lại, từ vô minh dẫn đến hành (nghiệp) rồi thức đẩy thức đi thọ sanh …và cứ như vậy tạo nghiệp rồi trở lại sanh, không cùng không tận. Do đó muốn dứt luân hồi thì phải diệt vô minh. Mà muốn tiêu diệt vô minh thì phải phát triển trí tuệ cho tâm bừng sáng để thấy biết rốt ráo tận cùng thì hết tạo nghiệp. Nghiệp dừng thì sinh tử cũng theo đó mà dừng lại tức là có giải thoát. Nhưng chúng ta đang sống trong hiện tại mà vô minh gốc thuộc về quá khứ nên không thể diệt được. Vì vậy chỉ có một con đường là diệt vô minh của hiện tại là Ai, Thủ, Hữu thì gốc vô minh cũng không còn.
Vậy làm thế nào để diệt Ái, Thủ, Hữu?
Trong bộ Trường bộ kinh (Dĩgha Nikàya) đức Phật dạy rằng:
-Ái dục bắt nguồn từ đâu và phát sanh ở đâu? Nơi nào có thỏa thích và dục lạc, nơi đó có ái dục bắt nguồn và phát sanh. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp có thỏa thích và dục lạc. Vậy ái dục bắt nguồn từ đó và phát sanh ở đó.
Vì thế dựa theo Phật giáo Nguyên thủy thì nguồn gốc phát sinh ra ái dục phát xuất từ lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) cho nên nếu bít kín lục trần thì ái dục biến mất. Đó là lý do tại sao các vị tu sĩ theo phái Nam tông tuyệt đối tránh xa những cảnh ồn áo náo nhiệt, nhà cao cửa rộng, ăn ngon mặt đẹp…mắt không muốn thấy sắc, tai không muốn nghe nhiều mà chỉ muốn tịnh tu, ai cho món ăn gì cũng trộn lẫn vào nhau trước khi ăn để không còn phân biệt chạy theo mùi vị…Ngày xưa các vị đại đệ tử Phật sống đời độc cư tại những nơi hẻo lánh, hang động, khất thực ăn mỗi ngày một bửa, nỗ lực tinh tấn tu hành, đi sâu vào thiền định, chứng tứ thiền, đắc tam minh mà trở thành A la hán.
Vào thời đức Phật còn tại thế, ngoài những phương pháp tu ở trên còn có những đệ tử thực hành pháp môn khổ hạnh, đặc biệt là Tôn giả Đại Ca Diếp, gọi là Thập Nhất Khổ Pháp gồm có:
1)Ở chốn A-lan-nhã tức là nơi vắng vẻ không có tiếng tranh cãi rất thích hợp cho sự thanh tu.
2)Khất thực.
3)Ngồi một nơi.
4)Ăn một bửa.
5)Ăn đúng giờ ngọ.
6)Khất thực không chọn nhà.
7)Chỉ giữ 3 y.
8)Ngồi nơi gốc cây.
9)Ngồi nơi trống vắng.
10)Mặc y bá nạp tức là vải rách lượm giặc sạch rồi may vá thành y.
11)Ở nơi gò mả.
Tuy ngày nay không có ai áp dụng hoàn toàn lối tu này, nhưng tùy theo hoàn cảnh hay sở ngộ, người tu Phật có thể chọn một vài món nào thích hợp nhất cho mình để làm căn bản cho sự buông xả thì dần dần con người có thể buông xả hết để thành tựu cứu cánh giải thoát cho mình. Như thế tu dựa theo Phật giáo Nguyên thủy là buông xả, đoạn diệt tận gốc tham sân si và các căn bản phiền não vô minh thì chắc chắn sẽ có giải thoát giác ngộ, chứng đắc Thánh quả A la hán.
Con người có khổ, có nhiều tham vọng, có sống chết bảo vệ những cái có của họ cũng vì họ chấp thế gian là thật, nhà cửa là thật, xe cộ là thật, thân này là thật ngay cả vọng tưởng cũng cho là thật. Bây giờ hãy quán rằng “vạn pháp giai không, duyên sanh như huyễn” nghĩa là thân này là do duyên giả hợp tạm có, thế gian vũ trụ cũng là tướng duyên hợp không thật ngay cả vọng tưởng cũng là tướng duyên hợp chợt hiện chợt mất. Có người nói rằng thế gian, nhà cửa, xe cộ, nam thanh nữ tú sờ sờ ở đó màcho là không thì làm sao nghe được? Thật racái không của nhà Phật là “không chẳng khác sắc” nghĩa là tất cả vật thể đều do duyên khởi tác tạo mà thành chớ không vật nào tự nó sinh khởi hay tồn tại được cho nên vật thể là vô ngã, không có tự thể nên tuy là có, là thấy sờ sờ ở đó nhưng một ngày nào đó nó sẽ bị biến hóa, tiêu hoại nên gọi là không.Do đó cái có bây giờ chỉ là tướng giả có. Vì vậy khi biết thân này không thật, cảnh vật không thật, vọng tưởng không thật, tiền tài danh vọng như giấc mộng, như huyễn hóa, như bọt nước, như bong bóng trời mưa, như làn sương buổi sáng, như ánh điện chóp nhanh, có đó rồi mất đó, rốt cuộc chẳng có gì thì Ái, Thủ, Hữu theo đó mà dứt. Như vậy cái gốc của vô minh trong đời hiện tại bị diệt thì tất cả những Hành (nghiệp) cũng theo đó mà dứt ngay trong đời này tức là có giải thoát.
Pháp Thập Nhị Nhân Duyên có thể tóm gọn lại như sau:
1)Nhân đời quá khứ là Vô Minh duyên Hành để tạo ra quả của đời hiện tại là Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Lục Nhập, Lục Nhập duyên Xúc và Xúc duyên Thọ.
2)Nhân đời hiện tại là Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu dẫn đến quả cho kiếp tương lai là Sanh và sau cùng đến Lão, Tử.
Chu kỳ này cứ tiếp diễn mãi vô cùng vô tận, không có lối thoát cho nên con người cứ đắm chìm trong sinh tử trầm luân, cứ lấy khổ làm vui mà không biết.
Hành giả dùng trí tuệ phá vô minh để thoát khỏi sinh tử luân hồi, nhưng con đường giải thoát duy nhất trong Phật giáo là Giới, Định, Tuệ. Đó là giữ giới nghiêm minh, vào định tu thiền quán thì trí tuệ sẽ phát sinh mà nghiệm chứng chân lý.
Tóm lại, đức Phật khai mở một tôn giáo không thờ hình tượng mê tín mà là một tôn giáo lấy lý trí làm nền tảng, một tôn giáo khoa học, một tôn giáo dựa trên tinh thầnvô ngã vị tha. Đạo Phật là một tôn giáo vô tín ngưỡng cho nên trước khi nhập diệt, đức Phật dạy rằng:
“Các con là những hải đảo, những ngọn đuốc cho chính mình. Hãy nương tựa vào chính mình, không nương tựa vào nơi nào khác”.
Trong kinh Pháp Cú, Phật lại dạy thêm:
“Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi! Các con hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tu giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các con”.
Và sau cùng đức Phật dạy rằng:
“Các con hãy tự cố gắng, Như Lai chỉ là kẻ dẫn đường”.
Thế nào là không thọ các pháp?
Không thọ phát xuất từ chữ “Tam muội” nghĩa là bất thọ, nhất thiết thọ và thị danh chánh thọ. Hằng ngày con người thọ quá nhiều, không thể đếm hết được. Nào là thọ vui, thọ buồn, thọ mừng, thọ giận, thọ thương, thọ ghét, thọ thân, thọ sơ, thọ phải, thọ quấy…Những cảm thọ này được tiếp thu qua sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Nhưng càng thọ th́ tâm càng vọng đọng và nó là động lực chính làm cho con người đau khổ, phiền não, ưu bi. Hằng ngày chúng ta mở tung sáu cảnh cửa để đón nhận gió từ bên ngoài thì chắc chắn gió từ hướng này hay hướng nọ sẽ thổi bay những vật dụng trong nhà. Do đó nếu chúng ta mở tung sáu cửa: cửa thấy, cửa nghe, cửa nếm, cửa ngữi, cửa xúc và cửa biết thì cái nhà tâm linh của chúng ta không bao giờ được yên ổn. Vì thế muốn được thanh thoát thì con người phải giảm bớt sự thọ dụng hay cảm thọ cho đến khi có thể dừng hẳn thì sẽ được an vui tự tại. Cho nên đức Phật cũng dạy rằng:”Hãy học các hạnh của đất. Dù con người có dẫm đạp, đổ lên đất những thứ nhơ bẩn hôi tanh hay rưới xuống đất hương hoa thơm tho tinh khiết, đất cũng an nhiên không giận, chẳng mừng. Biết được như thế sẽ không còn bị mọi cảm thọ bám vào. Biết nhìn cảm thọ như đối tượng bị nhìn thay vì đồng hóa mình với cảm thọ thì sẽ luôn thanh thản an nhiên trước mọi sự”.
Lúc Phật nói lần thứ hai, lần thứ ba, có muôn ức hằng hà sa chúng sanh, cũng vì không thọ tất cả pháp mà vô minh phiền não hết, tâm được giải thoát. Từ đấy, các chúng Thanh Văn ngày càng nhiều vô lượng vô số không thể tính kể hết.
Khi hành giả chứng tứ thiền liền vào Diệt Thọ Tận Định tức là đi vào đại định mà nơi đó không còn cảm thọ và không còn tri giác tức là không còn có sự hiện diện của thọ và tưởng thì họ chứng được Niết bàn trở thành A la hán. Ở trong Diệt Tận Định, hành giả bắt đầu tịnh khẩu, tịnh thân, tịnh ý và sau cùng là tịnh hơi thở. Người vào trong định này thì hơi thở không còn, nhưng sức nóng trong người vẫn còn và dĩ nhiên tất cả các căn vẫn trong sáng. Khi xuất Diệt Tận Định thì ý hành phát khởi trước nhất, rồi đến thân hành và sau cùng khẩu hành mới tác động. Cái khác nhau giữa người đi vào Diệt Tận Định và người chết là người đi vào định này cũng chấm dứt hơi thở, thân thể bất động, miệng không còn nói, nhưng hơi ấm vẫn còn nên không chết.
Bấy giờ 16 vị vương tử đều là đồng tử, xin xuất gia làm Sa-di. Các Sa-di nầy đều thông minh, bén nhạy. Trí tuệ sáng suốt, từng cúng dường trăm ngàn muôn ức Phật, siêng tu hạnh thanh tịnh, cầu đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đồng bạch Phật rằng:
-Bạch Thế Tôn! Chúng Thanh Văn vô lượng đây, việc làm đã thành tựu, Thế Tôn nên vì chúng con nói pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chúng con nghe rồi đồng tu học. Chí nguyện của chúng con thường mong được Tri Kiến Phật. Đó là chỗ nghĩ tưởng trong thâm tâm của chúng con, mong Phật biết cho.
Lúc bấy giờ, tám muôn ức người trong số tùy tùng Chuyển Luân Thánh Vương, thấy 16 vị vương tử xuất gia cũng xin xuất gia. Vua thuận cho.
Phật tánh thì lúc nào cũng ở trong ta cho nên cúng dường trăm ngàn muôn ức Phật không có nghĩa là phải đi tìm Phật từ hành tinh này đến hành tinh nọ, cúng dường từng vị Phật để tỏ lòng thành kính. Mà cúng dường là bồi dưỡng, phát huy trí tuệ, vun bồi công đức phước đức tức là đã cúng dường cho Phật rồi đấy. Nên làm tất cả những việc lành, những việc mà lợi mình, lợi người, lợi cho tất cả chúng sinh. Thân, khẩu, ý nên tránh xa những việc ác, những việc hại mình, hại người, hại cho tất cả chúng sinh. Vì thế lúc nào cũng nhớ đến tĩnh thức chánh niệm để kiểm soát thân khẩu ý, làm chủ thân tâm. Làm một việc thiện là cúng dường cho một vị Phật, tránh một việc ác là cúng dường một vị Phật. Nghĩ việc lành là cúng dường một vị Phật, không nghĩ điều bất thiện là cúng dường thêm một vị Phật. Do đó nghĩ thiện, nói tốt và làm lành là chúng ta đã bồi dưỡng đức tánh giác ngộ đã có sẵn trong ta. Vì thế nếu có thể nghĩ, nói và làm vô lượng việc lành, việc thiện tránh xa vô lượng vô biên việc ác thì tâm sẽ nhẹ nhàng thanh thoát tức là đã cúng dường cho hằng sa số chư Phật rồi. Khi tâm không còn ác niệm nghĩa là chúng ta đã nghiêm túc giữ gìn giới mà giới nghiêm minh thì tâm có định và nếu đi sâu vào thiền định thì chắc chắn trí tuệ sẽ phát sinh mà chứng đạo. Giới trong Phật giáo có nghĩa là biệt biệt giai thoát tức là giữ được một phần giới luật nên không tạo những ác nghiệp thì người đó có được một phần giải thoát, tự tại. Còn giữ giới vẹn toàn nghĩa là không còn nghiệp chướng níu kéo khiến cho tâm được khinh an thơi thới nhẹ nhàng. Mà tâm trong sáng thì trí tuệ sẽ phát sinh thấy được chân lý.
Tóm lại, học Phật trước tiên là học làm người nghĩa là phải vun bồi đời sống đạo đức nhân bản thì thân tâm mới được tự tại cho nên Lục Tổ nói rằng:”Phật Pháp tại thế gian, không lìa thế gian giác” là như vậy. Còn lìa thế gian mà tìm Bồ Đề, Niết bàn chẳng khác nào đi tìm lông rùa sừng thỏ.
Khi nói về thiện ác, Lục Tổ dạy rằng:
Ngột ngột bất tu thiệnnghĩa là đừng đặt vấn đề thiện vì bất cứ việc gì không trái với chơn tánh thì con người gán cho nó cái tên là thiện, chớ chẳng có gì thật là thiện ác cả.
Đằng đằng bất tạo ácnghĩa là chuyện ác thì ở đâu cũng có chỉ có điều là mình không làm vì thế nếu không làm ác thì tự nó thành thiện chớ chẳng có cái gì là thiện.
Tịch tịch bất kiến vănnghĩa là không còn chấp nơi thấy, nghe, hay, biết thì có thanh tịnh nhẹ nhàng tức là thấy thì thấy tất cả mà như không thấy gì hết. Nghe, ngữi, nếm, xúc, biết cũng thế. Nói thế thì người chứng đạo cũng biết vui, biết đẹp, biết xấu, biết dở, biết tất cả đấy chứ, nhưng họ không đưa cái biết ấy vào tâm để rồi mới sanh ra tham luyến cho nên đối với họ cái gì cũng biết nhưng coi như không biết gì hết.
Đản đản tâm vô trướcnghĩa là tâm thênh thang mở rộng như trời cao đất rộng, không còn dính mắc, chấp trước. Trời thì che chở bao dung cho tất cả mà không có ý niệm che chở riêng cho bất cứ một chủng loại nào.Đất thì bao dung tất cả cho dù con nguời có đổ lên đất những thứ hôi tanh nhơ bẩn hay hương hoa thơm ngát thì đất cũng an nhiên, không giận, chẳng mừng.
Vì thế Phật giáo nhập thế là phải từ cái thế gian đầy ô nhiễm này mà tự mình thanh lọc thân tâm, quán biết đời là giả tạm, cố gắng buông bỏ mỗi ngày một chút thì hoa sen nơi chính mình sẽ vươn lên và nở rộ. Cho dù đóa sen còn nằm trong bùn, sắp vọt ra khỏi bùn, vươn lên khỏi mặt nước hay đã nở rộ thì tất cả đều mang theo bên trong mình một tiềm năng để trở thành những đóa sen tươi đẹp, màu sắc rực rỡ và hương thắm dịu dàng.
Nói chung tuy Phật có thọ ký sẽ thành Phật hiệu gì, ở quốc độ nào, nhưng tất cả cũng đều có một điều kiện chung là phải cúng dường hằng hà sa chư Phật thì mới thành Phật được nghĩa là con người phải bồi dưỡng phát huy tối đa những phước đức công đức cho đến khi công tròn phước đủ thì trí tuệ mới phát sinh, chứng ngộ chân lý, trở thành Phật.
Câu“ siêng tu hạnh thanh tịnh“ chỉ là cách nói để nhắc nhở chúng sinh đừng giải đải chớ thật ra không có gì là tu hạnh thanh tịnh cả. Bởi vì hạnh thanh tịnh là cái vốn có sẵn vì chúng sinh đã có sẵn chất Phật rồi. Chúng sinh chỉ cần quan tâm cái bất thanh tịnh là những khách trần phiền não bên ngoài, là những trần cấu làm vẫn đục tâm thanh tịnh của ta. Vì thế siêng tu hạnh thanh tịnh là sống đúng với chơn tánh vốn sẵn có của mình.
Đức Phật Đại Thông Trí Thắng nhận lời thỉnh cầu của 16 vị Sa-di, qua hai muôn kiếp sau, ở trong hàng tứ chúng, nói kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ Tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm.
Phật nói kinh đó suốt tám ngàn kiếp không gián đọan. Nói xong, Phật vào tịnh thất, trụ trong thiền định tám muôn bốn ngàn kiếp.
Sau khi Phật Đại Thông Trí Thắng nhận lời cho 16 vị vương tử và đại chúng được xuất gia, trở thành những vị Sa di thì Phật bắt đầu nới kinh Pháp hoa. Nói xong thì Phật trụ trong thiền định trong thời gian rất lâu chuẩn bị nhập diệt vì sứ mạng thị hiện ở thế gian của Phật đã viên mãn và cũng chẳng còn kinh gì để nói. Đức Phật Thích Ca cũng vậy, nói xong kinh Pháp Hoa thì Ngài liền đến thành Câu Thi Na chuẩn bị nhập Niết bàn. Có thể nói học kinh Pháp Hoa là kinh tối thượng mà Phật để dành lại cho phần cuối nghĩa là kết thúc chương trình Phật học. Nghe kinh Pháp Hoa xong rồi, người đệ tử Phật có hai con đường: Thứ nhất nhờ nghe kinh Pháp Hoa mà phát triển những chủng tử Đại thừa nên dựa theo hột giống Pháp Hoa làm nền tảng tu hành khiến cho hoa sen trong lòng nở rộ. Ngược lại, nếu tiếp thu không được thì trở lại giáo lý Nguyên thủy cũng giống như 5000 vị A la hán định tánh và nam, nữ cư sĩ rời pháp hội ở phẩm trước.
Mười sáu vị Sa-di bèn thay Phật lên pháp tòa rộng nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa cũng tám muôn bốn ngàn kiếp. Mỗi vị độ hằng sa chúng sanh phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Qua tám muôn kiếp, đức Phật Đại Thông xuất định bảo rằng:
-16 vị Sa-di thật là ít có. Vì các căn thông lợi, trí tuệ sắc bén, các hàng Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát nếu biết gần gũi và kính tin thọ trì tu học Pháp của các vị ấy sẽ được đạo Vô Thượng.
Đức Phật Thích Ca bảo các Tỳ-kheo:
-Hằng sa chúng sanh đã được 16 vị Sa-di hóa độ, đời đời đều sanh ra cùng chung nghe pháp với các vị ấy và 16 vị ấy nay đã thành Phật với danh hiệu như:
-Phật A Súc và Phật Tu Di Đảnh thành Phật ở phương Đông.
-Phật Sư Tử Âm và Phật Sư Tử Tướng thành Phật ở phương Đông Nam.
-Phật Hư Không Trụ và Phật Thường Diệt thành Phật ở phương Nam.
-Phật Đế Tướng và Phật Phạm Tướng thành Phật ở phương Tây Nam.
-Phật A Di Đà và Phật Độ Nhất Thiết Thế Gian Khổ Não thành Phật ở phương Tây.
-Phật Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Thần Thông và Phật Tu Di Tướng thành Phật ở phương Tây Bắc.
-Phật Vân Tự Tại và Phật Vân Tự Tại Vương thành Phật ở phương Bắc.
-Phật Hoại Nhứt Thiết Thế Gian Bố Úy thành Phật ở phương Đông Bắc.
-Phật Thích Ca Mâu Ni thành Phật ở cõi Ta Bà.
Mười sáu vị Sa di tinh tấn tu hành, phát triển trí tuệ, tiếp tục con đường chư Phật nói kinh Pháp Hoa, hành trì lục độ viên mãn nên nay tất cả đều thành Phật. Sau khi thành Phật, mỗi vị giáo hóa một phương cho tới mười phương chư Phật và thế giới Ta Bà này có đức Phật Thích Ca. Thế thì đức Đại Thông Trí Thắng có 16 người con đều noi theo gương cha xuất gia thành Sa Di và trải qua vô lượng kiếp vun bồi trí tuệ, tất cả đều trở thành bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như vậy mười phương chư Phật được thành Phật là do đức Đại Thông Trí Thắng nói kinh Pháp Hoa cho các Ngài nghe và các Ngài nương theo diệu lý Pháp Hoa tu hành mà được thành Phật. Nói cách khác đức Đại Thông Trí Thắng là ngọn đèn tỏa sáng và ánh sáng huyền diệu phát ra từ ngọn đèn đó là Tri Kiến Phật. Do đó 16 người con thâu nhận ánh sáng nhiệm mầu từ ngọn đèn trí tuệ và bắt đầu khai tâm mở tánh để nhận ra Bổn tánh của chính mình. Do đó chư Phật mười phương đều từ Tri Kiến Phật mà ngộ nhập được Pháp thân Phật. Tuy mỗi vị tu trong vô lượng kiếp, nhưng khi thành Phật rồi thì mỗi vị đi về mỗi phương để hóa độ chúng sinh nghĩa là Pháp thân là trùm khắp nên không giới hạn bởi không gian và thời gian bởi vì ở đâu cũng đều có Phật (tánh) cả.
Đức Phật Thích Ca nói tiếp:
-Các Tỳ-kheo lúc chúng ta làm Sa-di, mỗi người giáo hóa vô lượng hằng sa chúng sanh, vì đạo vô thượng mà theo nghe pháp. Những chúng sanh đó, đến nay có người đã ở vào địa vị Thanh Văn, ta thường lấy pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mà giáo hóa. Hằng sa chúng sanh được giáo hóa thuở đó, nay là Tỳ-kheo các ông đó. Sau khi ta diệt độ, những Thanh Văn trong đời vị lai cũng là những chúng sanh đã kết duyên từ thuở ấy. Tuy vậy, cũng có hàng đệ tử không nghe kinh nầy, không hay không biết những hạnh của Bồ Tát, tưởng được một ít công đức tu tập là đã diệt độ chứng đắc Niết Bàn.
Nên biết, chỉ do Phật thừa mới được diệt độ, không có thừa nào khác. Nếu có khác thì đó chỉ là phương tiện của Như Lai vận dụng mà thôi.
Chính Đức Phật Thích Cavà 15 vị Phật kháccũng phải tu hành trải qua hằng sa kiếp nghĩa là chính các Ngài cũng phải thực hành Bồ-tát Vạn hạnh rốt ráo để cứu độ chúng sinh trải qua hằng hà vô số kiếp thì mới thành Phật. Vì thế Phật dạy rằng : ”Trong cõi tam thiên đại thiên thế giới này, không có nơi nào mà không có dấu chân ta và cũng không có chỗ nào mà không có xương ta để lại”. Đây mới chính thật là cuộc hành trình vô cùng vô tận với tâm nguyện cứu độ tất cả chúng sinh còn lặn hụp trong biển đời sinh tử trầm luân của chư Bồ-tát từ lúc mới phát tâm đến khi đạt được đạo quả viên tròn.Trong khi các Ngài còn là Sa Di đã từng giáo hóa cho biết bao chúng sinh trong vô vàn thế giới. Bây giờ các Ngài đã viên thành Phật đạo thì các chúng sinh đó trở thành các vị A la hán trong hàng Thanh Văn. Nhưng theo truyền thống từ hằng sa kiếp trong quá khứ cho đến nay, từ đức Đại Thông Trí Thắng cho đến đức Thích Ca, chư Phật dùng phương tiện trong lúc ban sơ mà nói pháp Thanh Văn, Duyên Giác, nhưng sau cùng tất cả cũng quy về Phật thừa thì mới thành Phật được. Do đó Niết bàn các vị A la hán chứng đắc chưa phải là Niết bàn mà chư Phật thực chứng vì thế muốn thành Phật, muốn thành tựu Vô thượng Niết bàn thì phải tu học kinh Pháp Hoa, phải dựa vào tinh thần Pháp Hoa mà tiến thẳng đến cứu cánh Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Đến đây đức Phật Thích Ca đưa ra một tỷ dụ:
-Có một chỗ chứa nhiều của báu. Muốn đến nơi đó phải trải qua đường dài những 500 do tuần nhiều nguy hiểm hoang vắng đáng ghê sợ. Một nhóm người muốn đến nơi ấy để lấy của báu. Có một người nhiều thông minh hiểu biết dẫn đường. Dù vậy, vì đường dài, nhóm người ấy mệt nhọc, sợ sệt tỏ ý chán nản muốn lui về. Thương xót bọn người ấy sao lại có ý bỏ của báu mà muốn lui về. Vị dẫn đường bèn ở nơi hai phần đường, dùng phép lạ hóa ra một tòa thành và bảo nhóm người kia vào ở sẽ được an ổn sung sướng. Rồi muốn đi nữa để đến chỗ châu báu thì cũng tiện.
Nhóm người kia nghe theo, vào thành ở được an ổn và rất bằng lòng.
Khi biết nhóm người kia hết mỏi mệt, vị dẫn đường mới nói: “Thành ấy là do ta hóa ra để chúng ngươi tạm nghĩ mệt, chớ chưa phải là chỗ các vị cần đi đến. Hãy cố gắng lên, chỗ chứa châu báu gần đây”.
Cũng vậy, biết chúng sanh sợ con đường dài thành Phật, phải tinh tấn và cần khổ lắm mới đi đến chỗ cuối cùng. Phật như vị dẫn đường, phương tiện nói có hai thứ Niết Bàn. Một cho Thanh Văn. Một cho Duyên Giác. Chúng sanh lại tưởng hai nơi đó là cứu cánh, Phật phải đưa sự thật ra mà dạy rõ:
Rằng sự tu hành đến quả vị Thanh Văn, Duyên Giác là chưa xong, cần phải tiến thêm lên nữa. Tuy vậy đừng sợ. Từ đây đến chỗ chứa châu báu gần và rất dễ đi.
Để cho các vị Thanh Văn có một ý niệm rõ ràng sự khác biệt giữa sự chứng đắc của họ và Phật, đức Phật Thích Ca bây giờ mới đưa ra một thí dụ. Có một đoàn người đi lấy trân bảo, nhưng đoạn đường đi chẳng những còn xa mà lại rất nguy hiểm nên một số người chán nản muốn thối lui. Vị dẫn đường là một người rất thông minh, thương xót những người thoái chí kia đã bỏ lở một cơ hội bằng vàng nên dùng phép lạ biến hóa ra một cái thành rất khang trang và tiện nghi để các vị đó tạm nghĩ. Sau khi mọi người được an ổn, bình yên thì vị dẫn đường bây giờ mới nói rằng thành ấy là do vị ấy biến hóa ra để cho họ tạm nghĩ, nhưng muốn đến được tòa báu chứa toàn trân bảo thì hãy tiếp tục lên đường. Khi thấu hiểu thâm ý của vị dẫn đường, đoàn người hoan hỉ tiếp tục cuộc hành trình. Vị dẫn đường kinh nói ở đây chính là đức Phật và đoàn người đi tìm trân bảo là những vị A la hán. Còn Niết bàn mà các vị A la hán chứng đắc chẳng qua chỉ là tiểu Niết bàn tức là Niết bàn tạm thời trong giai đoạn ban sơ chớ chưa được bảo sở tức là Vô thượng Niết bàn.
Vì thế bản hoài của chư Phật thị hiện ở bất cứ thế giới nào là hướng dẫn người tu viên thành Phật đạo tức là thành Phật chớ không phải thành A la hán hay Bích chi Phật. Tại sao? Bởi vì các vị Thanh Văn chỉ đoạn được Ngã Không cho nên thế gian vạn pháp dưới ánh mắt của họ không có gì đáng quý, không có gì đáng tham luyến, say mê, không có gì đáng giữ gìn, bảo thủ ngay cả tấm thân tứ đại của họ. Do đó cái “Không” của hàng Thanh văn là vạn pháp không tồn tại, trường cửu, không bền không chắc của sự vô thường nên họ chứng được ngã không. Nói cách khác đối với sự vật hiện tượng của thế giới hữu vi như trời trăng mây nước, chim bay cá lặn thì không có vật gì thoát khỏi luật vô thường nên tất cả vạn pháp trong thế gian dưới ánh mắt của họ thì tât cả đều là không. Vì vậy “ngã không” ở đây chính là nhất thiết pháp vô ngã. Vô ngã nghĩa là vạn pháp ngay cả tấm thân của họ không có tự thể cố định, trường tồn, vĩnh cửu bởi vì chữ “ngã” trong đạo Phật là tự tại, thường nhất, bất biến mà vạn pháp trong thế gian nầy không có cái gì là bất biến, thường nhất, cố định cả. Khi đạt được chân lý ngã không thì các vị trở thành bậc A la hán.
Các vị A la hán chỉ thấy sự hoại diệt, vô thường của thế gian mà các Ngài không thấy sự trường tồn vĩnh cửu tức là sự vô sanh vô diệt của vạn pháp. Thí dụ khi nhìn một nụ hoa thì làm sao biết được tánh vô sanh của nó? Khi nhìn đóa hoa mới nở thì chắc chắn là nụ hoa sanh và vài tuần sau, hoa tàn thì nói rằng nụ hoa diệt. Nhưng đây chỉ là cái nhìn thiển cận của phàm nhân, còn cái nhìn của chư Phậtngộ được vô sanh là ngay trong lúc nụ hoa mới nở thì cái sinh đã có diệt trong đó rồi. Ngược lại trong lúc nó tàn úa thì chư Phậtlại nhìn cái diệt là bắt nguồn cho cái sinh khác. Đó là hiện tượng quy về bản thể và bản thể duyên khởi thành ra hiện tượng cho nên có cái gì là thật sinh hay cái gì là thật diệt đâu. Nói cách khác sinh để rồi diệt, diệt rồi lại sinh, sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận nên sinh diệt, sống chết là chuyện thường, chẳng có gì quan trọng nên không còn lo sợ, khổ đau. Chúng sinh khi thấy mình già yếu, bệnh tật thì đau khổ buồn phiền. Ngược lại, đối với chư Phậtsống chết là chuyện bình thường, tử sanh là trò dâu biển nằm trong chu kỳ bất biến tùy duyên rồi tùy duyên bất biến thế thôi. Vì vậy vớiPhật nhãn của chư Phật thì nhìn vạn pháp sanh mà không thật sanh và diệt nhưng không phải là mất hẳn nghĩa là sinh để rồi diệt và diệt rồi để lại sanh, sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận. Các vị A la hán chỉ nhìn đời bằng một góc độ bằng thế giới hiện tượng nên chấp vào sự vô thường biến hoại của nó. Ngược lại, trí tuệ Phật là trí tuệ viên mãn nên các Ngài nhìn vạn pháp bằng hai mặt hiện tượng và bản thể. Vì thế, nếu đứng về phương diện “chơn đế” mà quan sát để có thể thấy biết bằng tri kiến rộng rãi hơn, xuyên suốt bản thể của mọi hiện tượng vạn hữu thì “hiện tượng nào cũng là hiện tượng của bản thể và không có bản thể nào ngoài hiện tượng cả”. Cũng như sóng biển nhấp nhô là nước và thể tánh yên lặng êm đềm ở dưới lòng đại dương cũng là nước, bất khả phân ly.
Tóm lại, nói về thí dụ thì có ba phẩm:
1)Tam xa dụ: đức Phật lấy ba thứ xe dê, xe hưu, xe trâu tượng trưng cho ba thừa là Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát. Nhưng ba cổ xe trên chỉ là phương tiện lúc ban sơ mà cứu cánh là Nhất thừa Phật đạo. Đó là mọi người tu thì ai cũng thành Phật bởi vì trong mỗi chúng sinh đã có chất Phật tức là Tri Kiến Phật rồi.
2)Dược thảo dụ: Bản hoài của chư Phật thị hiện trên thế gian này là muốn muốn khai mở, chỉ bày, làm tỏ ngộ và thâm nhập cái thấy biết của Phật và cũng chính là cái thấy biết của Pháp Hoa vốn đã có sẵn trong tất cả mọi chúng sinh.Đó là trong tất cả mọi chúng sinh, ai ai cũng có đầy đủ tri kiến Phật, là trí tuệ bổn lai đều giống như Phật.Vì thế mục đích của người tu Phật là thành Phật chớ không phải thành Thanh Văn, Duyên Giác hay Bồ Tát. Tuy Phật dùng phương tiện nói pháp Tiểu thừa, nhưng trong đó có hàm ẩn tư tưởng Đại thừa mà người tu theo Nhị thừa không biết nên cứ tưởng rằng cứu cánh là thành A la hán chớ không bao giờ thành Phật được. Vì thế Phật mới lấy cây cỏ làm thí dụ. Tuy trong thế gian có rất nhiều loại cây cỏ lớn nhỏ khác nhau, hấp thụ nước và chất dinh dưỡng khác nhau, nhưng tất cả cùng hấp thụ một dòng nước mưa. Dụ này để nói lên rằng lúc nào Phật cũng dạy tất cả chúng sinh hướng về quả vị Vô thượng Bồ Đề, trong khi đó mọi người tiếp thu giáo lý Phật khác nhau nên mới có hàng Thanh Văn, Duyên Giác hay Bồ Tát chớ giáo lý Phật không hề sai khác cũng giống như nước từ trận mưa đổ xuống tưới đều không bao giờ có phân biệt cây cao hay cây thấp.
3)Hóa thành dụ: Ở đây Phật xác định rằng giáo lý Phật Đà là dạy chúng sinh để thành Phật. Nhưng con đường đến quả vị Vô thượng Bồ Đề còn xa khiến chúng sinh ngán ngẫm, nhiều người không kham nổi. Để khuyến khích cho mọi người cùng tiến bước, người dẫn đường tức là đức Phật đã hóa ra một cái thành để mọi người tạm nghĩ. Đến khi mọi người an ổn, người dẫn đường mới chỉ rõ nơi mà trân bảo quý báu đang chờ đón khiến cho mọi người hoan hỉ tiếp tục cất bước để hoàn thành Phật đạo tức là thành Phật. Đạo Phật là đạo tùy duyên cho nên ai muốn cất bước thí cứ lên đường, ai muốn ở lại Phật cũng không cản. Tóm lại, Niết bàn của Thanh Văn, Duyên Giác là chỗ hóa hiện ra để nghĩ tạm, nhưng muốn đến cứu cánh tột đỉnh thì phải đến bảo sở Niết bàn của chư Phật.