Phẩm 14 Chúc Lụy

09/06/201012:00 SA(Xem: 9152)
Phẩm 14 Chúc Lụy

LƯỢC GIẢI KINH DUY MA
Thượng Tọa Thích Trí Quảng
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành PL. 2535 – 1999

 

PHẨM 14. CHÚC LỤY

I. LƯỢC VĂN KINH 

Kết thúc, Phật phú chúc cho Bồ tát Di Lặc sau khi Phật diệt độ, Ngài phải dùng thần lực lưu bố kinh này trong Diêm Phù Đề, đừng cho mất.

 Bồ tát Di Lặc nhận lãnh ý Phật, phát nguyện nếu đời sau có người thọ trì, đọc tụng, diễn nói kinh này, Ngài sẽ dùng thần lực ủng hộ. Bấy giờ, các Bồ tát cũng xin truyền bá và dắt dẫn mọi người tu theo kinh này. Bốn vị Thiên vương cũng xin ủng hộ người giảng kinh, không để họ bị hại.

Sau cùng, Phật dạy A Nan hãy thọ trì kinh này và diễn nói cho người đời sau. Kinh này tên là Duy Ma Cật Sở Thuyết kinh cũng gọi là Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát kinh. 

Phật nói xong, Duy Ma Cật, Văn Thù Sư Lợi, Xá Lợi Phất, A Nan v.v... và hàng Trời, người, A tu la, tất cả đại chúng đều vui mừng kính vâng làm theo.

II. GIẢI THÍCH

Lộ trình tu tập kinh Duy Ma khởi nguồn từ bản tâm thanh tịnh. Và từ bản tâm thanh tịnh phát xuất ra đại bi tâm, dẫn hành giả bước vào đời, thể hiện tình thương dưới muôn màu sắc khác nhau. Đến khi tròn đầy hạnh nguyện, lại an nhiên trở về thế giới Phật Vô Động, không tiếc nuối gì trần gian.

 Kinh Duy Ma phải được thể hiện bằng mọi việc làm khác nhau dưới dạng tâm đại bi. Ít người thực hiện được, hiếm người thấy được. Vì vậy kết thúc bộ kinh, Phật chúc lụy cho Bồ tát Di Lặc là người kế tiếp sẽ thành Phật.

 Di Lặc đang ở Đâu Suất nội việnBồ tát Nhất Sanh Bổ Xứ kế nghiệp Phật Thích Ca. Chỉ có Ngài hội đủ tư cách thực hiện trọn vẹn kinh Duy Ma, mới xứng đáng được phú chúc.

Đức Phật dạy Di Lặc Bồ tát rằng nếu có người phát tâm bồ đề, thì nên đem pháp bất tư nghì giải thoát dạy cho họ làm nhân địa tu hành. Khi Di Lặc tái sanh trên đời, thành Phật, họ sẽ là Bồ tát cùng tái sanh, thể hiện trọn vẹn tinh thần bất tư nghì giải thoát này. Qua lời Phật dạy Di Lặc, chúng ta ý thực được rằng phải trải qua quá trình hành Bồ tát đạo. Nếu không dấn thân, xây dựng cho người, chắc chắn chúng ta không đạt Phật quả.

 Phật dạy Di Lặc Bồ tát thấy người phát tâm nên biết tại sao họ phát tâm bồ đề. Quan sát kỹ thấy họ phát tâm thật, thì nên phân ra hai hạng. Hạng thứ nhất thấy quả nên tu nhân, thấy Thích Ca thành Phật cũng phát tâm tu để thành Phật. Đó là Bồ tát nhỏ sơ phát tâm, chấp chặt vào Đức Phậtgiáo lý của Ngài. Nhìn thấy Phật có 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp, 18 tuổi xuất gia, 30 tuổi thành đạo, 49 năm thuyết pháp và 80 tuổi vào Niết bàn, nên họ thấy phải có đủ y hệt như vậy mới xem là Phật, mới theo. Và những gì ghi chép trong kinh điển được họ chấp nhận tuyệt đối. Đối với Bồ tát sơ phát tâm kẹt pháp nặng, việc giáo hóa họ rất khó khăn.

Với mẫu người thứ hai là Bồ tát lớn thương nhân gian sanh lại, Phật khuyên Di Lặc nên giáo hóakết thân. Các Ngài là Bồ tát mười phương sanh 

lại, mang thân người hữu hạn, kẹt tứ đại ngũ uẩn, Bồ tát tâm không hiện được. Bên ngoài có phiền não nhiễm ô do lục căn tiếp xúc lục trần giống y người thường; nhưng bên trong cốt lõi Bồ tát, chơn tâm hoàn toàn sáng suốt

Bồ tát thương nhân gian sanh lại, bị cách ấm, tưởng mình là người như mọi người khác, quên mất tư chất Bồ tát. Di Lặc nên đánh thức tâm họ, nên nhắm vào tâm Bồ tát này mà khai thác để dẫn họ đến quả vị Phật. Trong kinh ví Bồ tát tái sanh giống như sư tử con lạc vào sống chung với đàn cừu, lầm tưởng mình là cừu thật. Đến khi sư tử già dẫn nó đến dòng suối soi bóng, mới biết nó là sư tử.

Phật Thích Ca nhắc Di Lặc nên hành đạo dưới dạng này, bằng cách khơi dậy Bồ tát tâm. Vì Bồ tát lớn có đủ điều kiện, đủ trình độ tri thức đạt bất tư nghì giải thoát, nếu được khai thác đúng chỗ.

Di Lặc lãnh hội ý Phật. Nếu Phật Niết bàn, có chúng sanh nào bên ngoài giống chúng sanh khác, nhưng bên trong có hạt nhân Bồ tát, Ngài sẽ dùng thần lực ảnh hưởng cho hạt nhân Bồ tát phát lên. 

Bồ tát bất tư nghì giải thoát ở ngay trong nhân gian đóng vai trò như người thường, làm được tất cả việc mà người đời làm; nhưng trong tâm liên hệ với Di Lặc Bồ tátcung trời Đâu Suất. Nói cách khác, lực Bồ tát Di Lặc gia bị, khiến họ giải thoát, mà bên ngoài họ tùy thân tùy phận làm việc tương ưng.

Trong phẩm Bồ tát đạo, Duy Ma giới thiệu tư cách bất tư nghì giải thoát của Bồ tát. Ngài dạy rằng khi Bồ tát tâm sống dậy, biết ta là Bồ tát rồi, vẫn đứng yên vị trí cũ nhưng tâm đổi khác. Tất cả ham muốn vụt tan biến, tâm tánh hoàn toàn khác trước, không còn buồn bực tham giận như trước, nên nhìn sự vật tỉnh táo chính xác, ở vị trí nào cũng thành tựu lợi ích chúng sanh. Nếu là học trò được Bồ tát lực rọi tới, ta sẽ thông minh hơn học trò khác; nếu là chính khách nhận được Bồ tát lực sẽ thành chính khách có nhiều uy tín được kính trọng hơn trước; nếu là công nhân phải là công nhân có nhiều sáng kiến, đóng góp nhiều cho sự phát triển đời sống công nhân, mà không đòi hỏi gì cho bản thân.

Tu theo tinh thần kinh Duy Ma, người xuất gia hay tại gia phát triển Bồ tát tâm để nhận thức trở thành sáng suốt. Họ phục vụ chúng sanh để cúng dường Phật, thực hiện bất tư nghì giải thoát của Phật Thích Ca trong cuộc sống nhân sinh, làm cho Phật pháp sống dậy, chân lý được sáng tỏ

Sau Phật Niết bàn, ở thời mạt pháp, phần lớn các Bồ tát thể hiện chân lý trong cuộc sống của các Ngài hơn là ở hình thức tôn giáo bên ngoài. Phật giáo Việt Nam ảnh hưởng tinh thần Duy Ma nhiều nhất vào thời đại Lý Trần, tiêu biểu qua câu nói của Phù Vân Quốc sư : “Trong non không có Phật, Phật ở trong lòng người. Chỗ nào có người hướng về Phật, Đức Phật hiện hữu ngay ở đó”.

Như vậy Đại thừa hiểu về Đức Phật không còn là một con người, Phật là tuệ giác. Khi ta sáng suốt giác ngộ, ta là Phật. Do sáng suốt nhìn thấy sự vật đúng như thật là thấy chân lý. Pháp là chân lý. Sống đúng chân lý hay đúng quy luật, không có gì bức bách ràng buộc, ta sống trên cuộc đời dưới bất cứ dạng nào cũng giải thoát. Và người thể hiện sự thật, thể hiện tinh thần giải thoát trong cuộc sống gọi là Tăng. 

Ở dạng này, Tam Bảo được kinh Duy Ma quy về tâm giống như kinh Hoa Nghiêm gọi là tự tánh Tam Bảo.

Tóm lại, Phật Thích Ca phú chúc kinh Duy Ma và pháp bất khả tư nghì giải thoát cho Di Lặc Bồ tát. Di Lặc có khả năng làm cuộc sống nở hoa, giúp cho xã hội phát triển vật chất, thăng hoa tinh thần. Trong kinh ghi rõ Phật Di Lặc ra đời không phải lặn lội theo triền sông Hằng thuyết pháp giáo hóa chúng sanh như Phật Thích Ca. Ngài chỉ ngồi dưới cây nở đầy hoa, người nhìn thấy, hoa lòng của họ cũng nở theo.

 Ngày nay trên bước đường tu học, muốn tiếp nhận được sự gia bị của Bồ tát Di Lặc cùng với sự hộ niệm của tứ Thiên vương theo như bản nguyện của các Ngài, chúng ta phải chuẩn bị tâm thật thanh tịnh. Tâm thanh tịnh là môi trường cần thiết tất yếu giúp chúng ta tương thông, trực nhận lực của Bồ tát Di Lặc

Đối với Thanh văn, Phật phú chúc cho Ngài A Nan phải ghi lại toàn bộ kinh Duy Ma để đời sau đọc tụng, tu hành. A Nantu sĩ trẻ, thông minh nhất trong đệ tử Phật.

 Như vậy, chúng ta nhận chân rõ Phật giáo trong tương lai cần tồn tại dưới dạng giải thoát như Bồ tát Di Lặc tác động cho cuộc đời luôn thăng hoa an vui hạnh phúctồn tại dưới dạng Thanh văn xuất gia tu hành thông minh, trẻ, khỏe mạnh, đầy nhiệt tình như A Nan

Đó là hai mẫu người tiêu biểu được Đức Phật phú chúc. Chúng ta cần suy nghĩ, rút ra mô hình sinh hoạt phù hợp với thời đại, thể hiện trí tuệ minh mẫn, tâm hồn tự tại thanh thản. Từ đó, chúng ta mãi mãi cùng với Di Lặc Bồ tátTôn giả A Nan thắp sáng ngọn đèn bất tư nghì giải thoát cho mọi người trên thế gian cùng được an lành giải thoát.

Mùa An cư kiết hạ PL. 2543 – 1999

Hòa thượng THÍCH TRÍ QUẢNG
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 47609)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.