BÁT NHÃ BA LA MẬT KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT là một trong những hệ tư tưởng của Đaị thừa Phật giáo Bắc tông. Bát Nhã Ba La Mật, Trung Hoa dịch: TRÍ TUỆ ĐÁO BỈ NGẠN. Thành ngữ đáo bỉ ngạn, chỉ cho sự viên vãn cứu kính, sự hoàn thành trọn vẹn về một lãnh vực tri thức, một công hạnh lợi tha, một sự giải thoát giác ngộ hoàn toàn.. Bát Nhã Ba La Mật, với nhà Phật học được xem là thứ trí tuệ cứu kính, so với các trí tuệ. Xử dụng trí tuệ đáo bỉ ngạn, con người có khả năng nhận thức thế giới, thông qua ngũ nhãn của mình. Khi đề cập thứ trí tuệ cứu kính, nhà Phật ít dùng từ trí tuệ theo nghĩa thông thường. Để chỉ thứ trí tuệ độc đáo cứu kính ấy, nhà Phật thường xử dụng nguyên âm bằng cái từ Bát Nhã. Nói đến Bát Nhã, người Phật học hiểu ngay là thứ trí tuệ độc đáo cứu kính, có khả năng nhận thức vũ trụ nhân sinh. Các thiền đường, nói nôm na là chỗ các tu sĩ Phật giáo ăn cơm, ngồi thiền, tham cứu kinh điển, tiếp khách thập phương, thường có tấm biển chữ to. Biển đẹp hay tầm thường tùy khả năng tài chánh của nhà chùa, nhưng tuyệt đại đa số chùa đều có tấm biển với ba chữ: "BÁT NHÃ ĐƯỜNG" Ba chữ đó, vừa có ý nghĩa cảnh tỉnh, vừa có ý nghĩa biểu trưng: Rằng người tu sĩ Phật giáo phải sống bằng Bát Nhã, nên sống trong Bát Nhã, vì đây là ngôi nhà BÁT NHÃ của chốn tòng lâm. Theo Thiên thai phái giáo, hệ tư tưỏng Bát Nhã chiếm khoảng 22 trên 49 năm trong đời giáo hóa của Đức Phật. Cho nên nhìn vào công trình phiên dịch, sớ giải, trước thuật của các tiền bối Phật học mà kinh khiếp1 Chỉ đọc đề mục, tên kinh, niên đại, dịch giả, thuật giả, sớ giải giả, trong hệ tư tưởng Bát Nhã Ba La Mật thôi, tôi cảm thấy đã mệt. Dưới đây tôi xin nêu một số nhỏ danh mục kinh, thuộc hệ tư tưởng Bát Nhã để giới thiệu đại khái, cùng chư thiện hữu tri thức tường lãm, và cũng thưa là xin miễn nêu tôn danh các dịch giả tiền bối để khỏi rườm rà, vì đây không cần thiết: 1. Phỏng quang Bát Nhã Ba La Mật Kinh 20 quyển, 90 phẩm. |