Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Sớ

09/07/20201:00 SA(Xem: 6686)
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Sớ
BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH LƯỢC SỚ
般若波羅蜜多心經略疏
No. 1712
Đời Đường, Phiên kinh Sa-môn Pháp Tạng thuật1
Việt dịch: Quảng Minh 

Chân nguyên2 là phép tắc trong sạch, rỗng lặng nên tách rời chủ thể và đối tượng3 . Diệu giác4 là đạo lý mầu nhiệm, sâu kín nên vượt lên ngôn ngữ và ảnh tượng5 . Tuy chân tục đều mất, nhưng nhị đế vẫn thường còn; dẫu không hữu cùng diệt, mà nhất vị6 luôn hiển lộ. Bởi lẽ, Chân không thì chưa từng bất hữu, ngay nơi hữu mà sáng tỏ về Không; huyễn hữu thì chưa từng bất Không, ngay nơi Không mà hiểu rõ về hữu. Hữu, mà là hữu thường trống không, nên bất hữu; Không, mà là không thường hiện hữu, nên bất Không. Không chính là bất Không, nên Không mà chẳng phải đoạn diệt; hữu chính là bất hữu, nên hữu mà chẳng phải thường hằng. Bốn chấp đã diệt, trăm phi cũng trừ7 , yếu chỉ huyền diệu của Bát-nhã là đây vậy.
____________

1 Hiền Thủ Pháp Tạng 賢首法藏 (634-712) là cao tăng đời Đường, pháp danh Pháp Tạng, pháp Tự Hiền Thủ, hiệu là Quốc Nhất Pháp sư 國一法師. Ngài còn được gọi là Hương Tượng Đại sư 香象大師, hoặc Khang Tạng Quốc Sư 康藏國師. Ngài vốn là người xứ Khang Cư, đến đời ông nội, cả họ di dân vào Trung Thổ, sống ở Trường An. Sư thông minh, mẫn tiệp từ nhỏ. Sư y chỉ ngài Vân Hoa Trí Nghiễm 雲華智儼 (602-668), nghe giảng kinh Hoa Nghiêm bèn thâm nhập huyền chỉ. Sau khi ngài Trí Nghiễm thị tịch bèn y chỉ ngài Bạc Trần 薄塵. Do tinh thông các thứ tiếng Tây Vực, Sư vâng mạng tham gia dịch trường của ngài Nghĩa Tịnh 義淨, dịch các bộ Tân Hoa Nghiêm, Đại Thừa Nhập Lăng Già, v.v… Sở học uyên bác của Sư về kinh Hoa Nghiêm đã khiến các vị sư huynh cao túc của Sư tiến cử Sư giảng kinh cho hoàng đế trong khi Sư chỉ là một Sa-di. Khi giảng mười huyền môn của kinh Hoa Nghiêm cho Võ Tắc Thiên, Sư đã dùng con sư tử vàng trong điện làm tỷ dụ, Võ Tắc Thiên lãnh ngộ, sau đấy, Sư vâng mệnh soạn bài Sư Tử Chương để ghi lại bài giảng ấy. Về sau, Sư trụ tại chùa Vân Hoa, Võ Tắc Thiên truyền mười vị đại đức chốn kinh thành cùng truyền đại giới cho Sư, ban tặng kinh Hoa Nghiêm, trên đề chữ Hiền Thủ Bồ Tát (ngụ ý ca ngợi Sư giống như Hiền Thủ Bồ Tát trong kinh Hoa Nghiêm). Vì thế, Sư được gọi là Hiền Thủ quốc sư. Cả đờigiảng kinh Hoa Nghiêm hơn ba mươi lần, kiến lập giáo nghĩa tông Hoa Nghiêm. Ngoài chú giải kinh Hoa Nghiêm, Sư còn chú giải các kinh Lăng Già, Mật Nghiêm, Phạm VõngKhởi Tín Luận. Ngài cũng đưa ra cách phán giáo chia giáo nghĩa nhà Phật thành năm giáo mười tông. Sư trước tác vô cùng phong phú, các tác phẩm của Sư được hậu thế nghiên cứu, học tập nhiều nhất là Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký, Hoa Nghiêm Liệu Giản, Hoa Nghiêm Nhất Thừa Giáo Nghĩa Phân Tề Chương (Hoa Nghiêm Ngũ Giáo Chương), Hoa Nghiêm Kinh Chỉ Quy, Hoa Nghiêm Sách Lâm, Hoa Nghiêm Kinh Vấn Đáp, Đại Thừa Mật Giáo Kinh Sớ, Phạm Võng Kinh Sớ, Đại Thừa Khởi Tín Luận Sớ, Hoa Nghiêm Cương Mục, Hoa Nghiêm Huyền Nghĩa Chương, Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, Tâm Kinh Lược Sớ v.v…


pdf_download_2
Tâm Kinh Lược Sớ





.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57133)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.