31 Tu Pháp Xa-ma-tha Tức Là Tu Chỉ Hoặc Gọi Là Tu Định / 32 Tu Pháp Tam-ma-bát-đề Tức Là Tu Quán Hay Là Tu Trí Tuệ. / 33 Tu Pháp Thiền Na

27/03/201112:00 SA(Xem: 38136)
31 Tu Pháp Xa-ma-tha Tức Là Tu Chỉ Hoặc Gọi Là Tu Định / 32 Tu Pháp Tam-ma-bát-đề Tức Là Tu Quán Hay Là Tu Trí Tuệ. / 33 Tu Pháp Thiền Na

BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI
VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN
Lê Sỹ Minh Tùng

31 Tu pháp Xa-Ma-Tha Tức là tu Chỉ hoặc gọi là tu Định.


Cuộc sống của con người hằng ngày cũng giống như một bải chiến trường. Họ phải đương đầu, chiến đấu từ nội tâm cho tới ngoại cảnh. Từng giây từng phút vọng tưởng khởi dậy, niệm nầy lặng xuống niệm khác dấy lên quây cuồng không ngừng nghĩ trong tâm của chúng ta. Thiền Xa-Ma-Tha giúp chúng ta có đủ năng lực làm lắng xuống tất cả những vọng niệm để cho tâm được an định. Vì thế phương pháp nầy còn gọi là Chỉ tức là làm dừng mọi vọng thức trong tâm. Như thế thì niệm Phật A Di Đà cũng chính là thực hành Thiền Chỉ vậy vì khi niệm hồng danh Phật A Di Đà là dùng một chánh niệm để dừng tất cả những vọng niệm khác. Khi tâm không còn các vọng niệm tức là khi niệm mà không còn niệm thì lúc ấy họ đạt được nhất tâm bất loạn tức là kiến tánh. Ngày xưa các vị đại đệ tử của Phật cũng dùng Thiền Chỉ để đoạn trừ tất cả phiền não khổ đau thì tâm sẽ định và họ chứng được quả vị A-La-Hán tức là kiến tánh.

32 Tu pháp Tam-Ma-Bát-Đề tức là tu Quán hay là tu Trí Tuệ.

Khi tâm đã định thì giai đoạn kế tiếptiếp tục thiền định để thấy được chân lý của nhân sinhvũ trụ. Khi ngồi thiền dùng trí tuệ để thấy thân nầy là giả Có không thật vì Thân là do tứ đại hợp thành thì đây chính là Quán. Sự liên quan của con ngườivũ trụ trong thế giới Tục đếChân đế cũng như giữa thế giới hữu vithế giới vô vi. Trí tuệ nầy giúp con người sáng tỏ được sự hiện sinh của mình và của vạn vật trong vũ trụ nầy.

33 Tu pháp Thiền-Na

Tức là Chỉ-Quán đồng tu hay gọi là Định Tuệ song tu. Thiền Na tức là Tịnh lự. Tịnh là Chỉ tức là Định. Còn Lự là Quán tức là Trí tuệ.

Như vậy trong Thiền bao gồm cả Chỉ và Quán, tuy ba mà một. Đây là con đường duy nhất để trở về với tánh giác của mình. Do đó Thiền có thể được xác định là:

Ø Nếu buông bỏ hết vọng tưởng là tu theo “Chỉ”.

Ø Nếu tu để thấy rõ thân, tâm và cảnh giới là giả, là huyễn hóa là tu theo “Quán”.

Ø Nếu người tu mà bên trong buông xả tất cả vọng tưởng và bên ngoài không dính mắc ở cảnh đó là “Thiền” tức là trở về sống với Tánh giác của mình.

Thật ra trong Chỉ có Quán và trong Quán đã có Chỉ và đây chính là phương pháp tu mà Lục Tổ gọi là “Định Huệ Bình Đẳng”.

Sau khi Đức Phật thành đạo dưới cội Bồ-đề thì Ngài đến vườn Lộc Uyển của xứ Ba La Nại để chuyển pháp cho nhóm ông Kiều Trần Như. Bài pháp đầu tiên Đức Phật thuyết giảngTứ Diệu Đế và nhóm người nầy đã trở thành năm người đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Như thế vào thời Đức Phật còn tại thế thì có Phật hằng ngày thuyết pháp, đại chúng được nghe Phật thuyết giảng và chư tăng thì đại diện Phật đi hoằng dương Phật pháp. Do đó Tam bảo lúc bấy giờ là Tối sơ tam bảo.

Sau 49 năm hoằng pháp thì Đức Phật nhập Đại Niết Bàn và Phật bây giờ chỉ còn là hình tượng mà thôi. Sau khi Phật nhập diệt thì các vị đại đệ tử của Phật đã kết tập kinh điển thành ra Tam Tạng Kinh gồm có Kinh tạng, Luật tạngLuận tạng. Do đó Pháp bây giờ không phải là nghe được trực tiếp lời dạy của Phật mà qua trung gian kinh điển. Còn Tăng thì vẫn tiếp tục truyền thống hoằng dương chánh pháp khắp mọi nơi. Vì thế Tam bảo nầy gọi là thế gian trụ trì Tam bảo.


Còn thuyết Đại thừa thì thế nào là Tam bảo?

Dựa vào thuyết Đại thừa thì trong mỗi con người chúng ta, không phân biệt là người Việt, người Tàu, người Tây hay người Ấn đều có khả năng tự phát huy cái tam bảo của chính mình.

1) Phật tánh: là tính thanh tịnh bản nhiên của loài hữu tình và đây cũng chính là tự tánh thanh tịnh của chúng ta. Phật tánh nầy không đòi hỏi phải có Đức Phật hiện tiền hay hình ảnh cũng như tượng Phật. Bởi vì tất cả chúng sinh ai ai cũng có thể phát huy đức tính thanh tịnh của mình để trở thành Phật. Kinh Hoa Nghiêm đã xác định là:”Phật là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Trong khi kinh Pháp Hoa lại nhấn mạnh:”Phật là Phật đã thành, chúng sinh là Phật đã thành”. Cho nên trong tất cả mọi người đều có sẵn cái Phật tánh tức là có tri kiến Phật.



2) Pháp tánh: là thanh tịnh bản nhiên của tất cả loài vô tình như cây, cỏ, sắc đá…Pháp ở đây không phải là kinh điển theo tiếng Phạn, tiếng Pali, tiếng Hán hay tiếng Việt mà Pháp ở đây chính là cái trí của chúng ta. Ngoại cảnh thì có muôn hình vạn tướng như núi cao, rừng thẳm, cây cỏ, nhà cửa, chim bay, cá lặn…Tất cả những cái gì mà chúng ta có thể nhận biết được từ bên ngoài thì cái đó là do cái trí của chúng ta tiếp nhận được. Như thế thì bên ngoài có cái gì thì trong trí của chúng ta nhận biết cái đó.

Nếu con người nhận biết sai lầm về vật thể chung quanh thì cái nhận biết đó là vô minhdĩ nhiên phiền não khổ đau sẽ mang đến cho chúng ta.

Nếu cái nhận biết của con người phù hợp với chân lý, đúng với chân lý thì cái nhận biết đó trở thành thanh tịnh của Pháp-tánh để đưa con người đến chỗ an lạc, giải thoát và chứng được Niết bàn.

3) Tăng tánh: là tánh hòa hợp của Phật tánhPháp tánh. Như trên đã nói Phật tánh là của ta và Pháp tánh cũng là từ trong trí tuệ của ta. Vì là của ta và ở trong ta nên Phật tánhPháp tánh. Do đó Phật tánhPháp tánhbất nhị có nghĩa là không hai tức là một. Sự hòa hợp nầy chính là Tăng tánh. Nói một cách khác Phật tánh là một, Pháp tánh là hai và Tăng tánh là ba. Khi ba cái nầy cộng lại thì gọi là “Nhất Thể Tam Bảo” tức ba mà là một.

Vậy trong chúng ta đã có đủ Phật bảo, Pháp bảoTăng bảo. Đây chính là Nhất Thể Tam Bảo của chúng ta vậy. Nhất Thể Tam Bảo còn được gọi là Đồng Thể Tam Bảo vì trong tâm của mỗi con người của chúng ta đã có đầy đủ tam bảo mà không cần phải đi tìm cầu ở ngoài. 

Vì thế khi đã biết được tánh thanh tịnh bản nhiên của mình thì chúng ta tự quy y lấy để quay về sống với cái tánh giác thường sáng thanh tịnh và đầy đủ của chúng ta. Đó là:

Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm.
Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải.
Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 47477)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.