Chánh Pháp số 50 (1-2016)

01/01/20169:24 SA(Xem: 9381)
Chánh Pháp số 50 (1-2016)

chanhphap50
THƯ TÒA SOẠN SỐ 50

(tháng 01.2016)

 

ĐIỀU LÀM NÊN SỰ VĨ ĐẠI 

 

Năm cũ của nhân loại được khép lại với nhiều xáo trộn, bất ổn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội… của mỗi quốc gia, và cộng đồng quốc tế, của mỗi dân tộc và từng cá thể. Nơi nầy nơi kia, chiến tranh, khủng bố, độc tài, kỳ thị, áp bức, bất công… vẫn tiếp tục gieo rắc sự chết chóc, tù đày, bất ansợ hãi. Khổ đau của con người có khi dâng cao cùng tận, đến độ có thể đẩy xô hàng trăm nghìn, cho đến hàng triệu người phải gạt lệ rời bỏ quê hương, hoặc chối bỏ quyền làm công dân bình thường trên chính đất nước của mình.

Thế nhưng người ta vẫn chưa chấm dứt niềm tự hào về sự chiến thắng, huênh hoang thỏa mãn về những thành tựu vật chất, mà không nhìn ra được sự thực rằng không có lý tưởng hay sự vĩ đại nào có thể bù đắp được nỗi thống khổ to lớn của số đông.

Một lâu đài hay dinh thự đồ sộ nguy nga, một công trình to lớn đòi hỏi nhiều thời gian và sức người, một cuộc cách mạng hay cuộc vận động nhằm đoạt quyền bính hay quyền lợi cho cá nhân và phe nhóm, một kỳ công hay chiến tích lập nên bằng sự hy sinh hàng triệu mạng sống… thường chỉ được ca tụng vinh danh bởi những kẻ cạn cợt, với những đầu óc mê sảng, vụ hình thức, với những trái tim sắt đá chỉ biết đập theo hiệu lệnh và nhịp điệu huyên náo của chiêng trống, bích chương.

Tất cả những thứ trên, chẳng có gì thực sự vĩ đại.

Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương. Nhưng tình thương chỉ vĩ đại khi được biểu lộ với mong ước mang lại lợi ích an vui cho kẻ khác, cho số đông. Những người lãnh đạo tập thể, hội đoàn, tổ chức tôn giáo, chính phủ, quốc gia và quốc tế, cũng nên bắt đầu cho mọi ý nghĩ, lời nóihành vi của mình bằng tình thương. Đơn giản như thế. Đơn giản như tình mẹ thương con: có thể chăm lo cho con từng điều nhỏ nhặt, và khi cần, sẵn sàng làm nên những điều phi thường để bảo vệ sinh mệnhhạnh phúc của con.

Điều vĩ đại không phải là cuồng nhiệt vẽ ra một mộng tưởng to lớn bắt mọi người phải nhìn nhận tin theo, mà chính là, từ tâm địa của mỗi cá thể bé nhỏ, vươn lên thành một khối tình bao la.

Dù rằng hầu hết mọi thứ tình trên đời đều có giới hạn của nó, nhưng ít ra, khi tình thương phát khởi nơi ai, kẻ ấy khởi sự bước một bước ra khỏi bản ngã vị kỷ của mình, chấp nhận sự hiện hữu của một hay nhiều đối tượng khác. Lòng hận thù cũng dẫn người ta ra khỏi bản ngã theo cách thế ấy. Nhưng hận thù thì dẫn đến hủy diệt, phá hoại; chỉ có tình thương mới xây dựng, làm tươi đẹp hơn cho con ngườicuộc đời.

Bốn mùa thay đổi là điều hiển nhiên. Con người cũng thế. Lòng hận thù có thể biến thành tình thương; sự xấu-ác có thể trở nên tốt-lành.

Khi cơn băng giá lướt qua làm run rẩy những cành nhánh khô gầy, thì một ngày đẹp trời nắng ấm, mở toang những cánh cửa thâm u khép kín lâu năm, khơi dậy niềm thương yêu trong từng khoảnh khắc đời sống, chúng ta có thể đón chào một mùa lộc mới tràn ánh triêu dương. 


NỘI DUNG SỐ NÀY:

¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2

¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3

¨ THÔNG BÁO KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN VI - 2016, trang 8

¨ TUỆ SỸ - THÁI ĐỘ CỦA NHÀ SƯ NHẬP THẾ (Nguyên Siêu), trang 9

¨ CÁNH RỪNG GIÀ (ĐNT Tín Nghĩa), trang 12

¨ NẮNG PHÁP HOA (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 13

¨ GIỚI THIỆU PHÁP TRỤ & PHÁP VỊ TRONG KINH PHÁP HOA (Phước Nguyên), trang 14

¨ VÌ SAO NI MIẾN ĐIỆN KHÔNG ĐƯỢC CUNG KÍNH NHƯ TĂNG? (Hạnh Từ dịch), trang 16

¨ TRẦN THÁI TÔNG - TUỔI TRẺCHÍ NGUYỆN HỌC ĐẠO (Nguyễn Lang), trang 18

¨ NGỘ (thơ Trần Đan Hà), trang 22

¨ PHẬT MÔN BÍ DƯỢC (Toại Khanh), trang 23

¨ PHÁI ĐOÀN GHPGVNTN LIÊN CHÂU CỨU TRỢ NEPAL (Thích Thông Hải), trang 24

¨ BA CÂU HỎI CỦA ĐỨC VUA (TN. Như Thủy), trang 29

¨ CUỐI NGÀY, ĐƯỜNG VỀ QUÊ CŨ (thơ Phi Vũ), trang 31

¨ TÌNH THƯƠNGĐIỀU KIỆNCâu chuyện dưới cờ (Nhóm Áo Lam), trang 32

¨ ĐỨC HẠNHTRÍ TUỆPhật Pháp thứ Năm (Nhóm Áo Lam), trang 33

¨ TÂM XUÂN VŨ TRỤ XUÂN – Lá thư đầu tuần (GĐPTVN Trên Thế Giới), trang 34

¨ LẠM BÀN VỀ ĐÔI DÉP (Huệ Trân), trang 35

¨ CHIỀU NGHE HOA BAY (thơ NT Khánh Minh), trang 36

¨ PHẬT ĐỘC GIÁC TRONG KINH THÔN TIÊN… (Thích Nguyên Hạnh dịch), trang 37

¨ KIM CANG CẢM ĐỀ (thơ Thích Minh Tuệ), trang 42

¨ TRUYỆN NGẮN TRĂM CHỮ (Steven N), trang 43

¨ NGỘ VỀ TỨ PHÁP ẤN (thơ Thích Viên Thành), trang 47

¨ HẠT GIỐNG NHƯ LAI (Hạnh Chi), trang 48

¨ TRẦM TỊCH (thơ Lê Phương Châu), trang 49

¨ KINH CETANA SUTTA: CHỚ DỤNG LẬP Ý NIỆM (Nguyên Giác), trang 50

¨ MAI ĐÂY KHÔNG NGHẼN LỐI VỀ (thơ Mặc Phương Tử), trang 53

¨ LUẬT TẠNG: MỘT NHÀ SƯ CÓ THỂ LÀM VIỆC NHƯ MỘT BÁC SĨ KHÔNG? (Nguyễn Văn Tiến dịch) trang 54

¨ ÁNH SÁNG CUỐI ĐƯỜNG (thơ Huỳnh Mai Hoa), trang 56

¨ NẤU CHAY: TRỨNG CHAY (Chân Thiện Mỹ), trang 57

¨ BỆNH VIÊM PHỔI (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 58

¨ ĐƯỜNG VỀ QUÁ KHỨ (Nguyễn Văn Sâm), trang 60

¨ HÒA THƯỢNG HẠNH TUẤN VỚI ƯỚC NGUYỆN PHẬT VIỆT DANG DỞ (Thích Nguyên Tạng), trang 63

¨ NGƯỜI HỌC TRÒ BỊ THẦY GẠT, ĐƯỢC PHẬT ĐỘ (Thích Trường Lạc), trang 66

¨ QUAN HOÀI, CUỐI THU, MÙA ĐÔNG (thơ Du Tâm Lãng Tử), trang 68

¨ GIÁNG SINH VUI VẺ (Tâm Minh Ngô Tằng Giao), trang 69

¨ MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ PHẬT TÁNH NHƯ LAI (Lâm Thanh Huyền), trang 70

¨ YÊN LÒNG BÀ NHÉ (thơ Đồng Thiện), trang 73

¨ PHƯƠNG TRỜI CAO RỘNG – chương 6 t.t. (Vĩnh Hảo), trang 74

¨ STORY OF VISAKHA (Daw Mya Tin), trang 77



pdf_download_2
ChanhPhap 50 (01.16)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/09/2021(Xem: 20997)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.