Phật Pháp Vấn Đáp

27/05/20223:27 SA(Xem: 13159)
Phật Pháp Vấn Đáp

Tác giả: Tỳ-khưu Shravasti Dhammika
Dịch giả: Phạm Kim Khánh & Bình Anson
PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2019

 

Lời tựa

phat-phap-van-dap-1Khoảng 18 năm trước, một nhóm sinh viên Phật tử của Đại học Singapore đến gặp tôi và than phiền rằng họ cảm thấy rất khó trả lời các câu hỏi về Đạo Phật mỗi khi có ai hỏi đến. Tôi bảo họ cho tôi xem các câu hỏi đó và tôi rất sửng sốt, không ngờ các em sinh viên trẻ thông minh, học giỏi như thế mà lại không biết rõ về tôn giáo của mình và lại ngần ngại giải thích cho người khác biết. Tôi ghi nhận các câu hỏi đó và thêm vào các câu hỏi khác mà tôi thường gặp; từ đó, tập sách “Good Question, Good Answer” (Khéo Vấn, Khéo Đáp) được thành hình. Đầu tiên, tôi chỉ có ý định dùng tập sách này cho các Phật tử Singapore, nhưng tôi rất hoan hỷ khi biết tập sách này cũng đã được nhiều nơi trên thế giới biết đến.

Ngày nay, đã có hơn 150.000 bản Anh ngữ được in ra và tái bản nhiều lần tại Singapore, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Sri Lanka, Đài Loan, và Hoa Kỳ. Tập sách đã được dịch ra 14 thứ tiếng, gần đây nhất là tiếng Bahasa của Indonesia và tiếng Tây Ban Nha.

Trong phiên bản lần thứ tư này, tôi đã hiệu đính, cập nhật, ghi thêm các câu hỏi mới, và hy vọng rằng tôi đã viết ra các câu trả lời thỏa đáng. Tôi cũng thêm vào một chương trích các lời dạy quý báu của Đức Phật. Mong rằng tập sách nhỏ này sẽ giúp các bạn Phật tử có thêm cảm hứng, chú tâm tìm hiểuthực hành Phật Pháp.

Tỳ-khưu Shravasti Dhammika Singapore, 2005

 

Lời giới thiệu

(I)Tỳ-khưu Shravasti Dhammika là một nhà sư người Úc. Ngài là giảng sư lỗi lạc về môn Phật giáo và các Tôn giáo Á châu tại các trường đại học, trên các đài truyền hình và truyền thanh tại Úc và khắp nơi trong vùng Đông Nam Á. Trong quyển sách này, ngài Dhammika giải đáp những thắc mắc về giáo huấn của Đức Phật mà người ta thường nêu lên để hỏi ngài. Lối trả lời của ngài thật là chính xác, rõ ràngminh bạch. Quý vị nào chưa từng quen thuộc với Phật giáo sẽ thấy nơi đây những tia sáng bao trùm toàn diện vấn đề. Quý vị nào đã đi sâu vào Đạo sẽ hoan hỷ tiếp nhận thêm những bổ túc thích thú cho sự hiểu biết của mình. Phạm Kim Khánh Hoa Kỳ, 1994

(II) Với sự đồng ý của bác Phạm Kim Khánh, chúng tôi đã hiệu đính lại bản dịch cũ. Ngoài ra, bản dịch 2006 này có bổ sung thêm các chương mới, dựa theo bản điện tử Anh ngữ 2003 phổ biến trên trang web Phật giáo BuddhaNet (http://www.buddhanet.net). Bình Anson Australia, 2006

(III) Bản dịch 2006 của chúng tôi đã được ấn tống cúng dường đến chư tôn đức Tăng Ni và cộng đồng cư sĩ Phật tử, trong nước và hải ngoại, trong hai năm 2006 và 2007. Sau đó, chúng tôi được thông tin cho biết ngài Dhammika cũng vừa hoàn tất một phiên bản Anh ngữ mới. Một lần nữa, qua đề nghị và khuyến khích của các thân hữu, chúng tôi hiệu đính, sửa chữa và bổ sung bản dịch Việt ngữ này, dựa theo ấn bản Anh ngữ của ngài Dhammika, in tại Malaysia vào năm 2005. Bình Anson Australia, 2008

Mục lục

KHÉO VẤN, KHÉO ĐÁP

Lời tựa
Lời giới thiệu
1. Phật giáo là gì?
2. Khái niệm căn bản
3. Phật giáoý niệm về thần linh
4. Ngũ giới
5. Tái sinh
6. Thiền
7. Trí tuệTừ bi
8. Ăn chay
9. May mắnthời vận
10. Kinh điển
11. Tu sĩ Phật giáo
12. Trở thành Phật tử
13. Căn bản Phật giáo: Giới thiệu Phật giáo trong 5 phút

PHỤ ĐÍNH

1. Cuộc đời Đức Phật
2. Tam tạng kinh điển
3. Bắc tôngNam tông: Cùng một cỗ xe
4. Đời sống cư sĩ
5. Bố thí
6. Trì giới
7. Hành thiền


pdf_download_2
Phật Pháp Vấn Đáp-Shravasti-dhammika-Phạm Kim Khánh và Bình Anson




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/09/2021(Xem: 20870)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.