Giới thiệu sách: Pháp hành đưa đến bình an

16/07/20173:47 SA(Xem: 7082)
Giới thiệu sách: Pháp hành đưa đến bình an

GIỚI THIỆU SÁCH:
PHÁP HÀNH ĐƯA ĐẾN BÌNH AN.
Tác giả: Thiền sư U Pandita, tỳ khưu Pháp Luân dịch.

 

sayadaw-u-panditaĐầu tiên, chúng tôi xin được điểm qua vài nét về tác giả. Thiền sư U Pandita sinh năm 1921 tại Myanmar (Miến Điện). Năm 1941, Ngài thọ giới tỳ khưu khi vừa đến tuổi 20; đến năm 1949, ngài đậu kỳ thi Pháp sư (Dhammacariya) và năm 1952 là kỳ thi Cetiyanganaparigiyatti do chính phủ Myanmar tổ chức. Nhận thức rằng Phật pháp sẽ trường tồn nếu pháp học được đi đôi với pháp hành, Ngài đến học thiền Minh Sát tại Thiền viện Yangon Sasama Yeiktha do ngài Mahasi sáng lập. Từ năm 1955, Ngài rời công việc giảng dạy Giáo phápchú tâm vào việc hành thiền… Năm 1991, Ngài sáng lập Trung tâm Thiền Paṇḍitārāma tại Yangon và các trung tâm chi nhánh Paṇḍitārāma ở Myanmar, Korea, Nepal, Australia, Singapore, Vương quốc Anh và Mỹ. Thiền sư U Pandita được đánh giá là một học giả Pali Phật giáo xuất sắc, một Thiền sư nổi tiếng thế giới… Thuận thế vô thường, ngày 16/04/2016 (10/03/Bính Thân), Thiền sư an nhiên thị tịch tại Bangkok, Thái Lan, hưởng thọ 95 tuổi (theo tiểu sử Thiền sư U Pandita).

Phap hanh dua den binh an 2Quyển sách mà tôi chuẩn bị giới thiệu đến các bạn, “Pháp hành đưa đến bình an”, là tuyển tập 18 bài pháp thoại do Thiền sư diễn giảng vào năm 2004 tại Như Lai thiền viện, Mỹ quốc. Tác phẩmthông điệpThiền sư muốn gởi gắm đến người học Phật: “Điều quan trọng cho chư Tăngcư sĩ là phải tu tập để sống cuộc đời có giá trị”.

Và bạn đã sống một cuộc đờigiá trị chưa?

Để bắt đầu hướng dẫn thiền tập, Thiền sư đã giải thích cặn kẽ “Bốn pháp thiền bảo vệ gồm: 1. Quán tưởng phẩm tính của Đức Phật; 2. Thiền tâm từ; 3. Quán tưởng sự ô trược của thân và 4. Quán tưởng sự chết”. Mỗi pháp thiền bảo vệ khi thực tập sẽ cho hành giả những lợi ích thiết thực. Cũng theo Thiền sư, “bạn chỉ cần thực hành bốn pháp thiền bảo vệ này trong vòng bốn phút, mỗi pháp một phút cũng đủ tốt”.

Giới thiệu một cuốn sách nói về “pháp hành” nên chúng tôi sẽ tập trung vào nội dung này. Hành thiền Tứ niệm xứ theo Thiền sư là sự thực hành chánh niệm. Để đạt được chánh niệm, Thiền sư giới thiệu phương pháp “phồng – xẹp”. Theo đó, Thiền sinh “chú tâm vào chuyển động của bụng, bạn nhận thấy khi thở vào, bụng phồng, bạn ghi nhận hay niệm “phồng”; khi thở ra, bụng xẹp, bạn ghi nhận hay niệm “xẹp””. Tiếp đến “Khi ngồi, niệm ngồi; khi đứng, niệm đứng. Khi kinh hành, giở chân, ghi nhận giở; khi đưa chân tới, ghi nhận đưa…, hay lúc nhắm mắt, ghi nhận nhắm, lúc mở mắt, ghi nhận mở”. Kinh nghiệm của cá nhân chúng tôi khi từng tham dự một khóa tu thiền Vipassana (Minh Sát Tuệ) tại chùa Tường Quang, đường Phan Văn Hớn, quận 12, Tp.HCM, phương pháp “phồng – xẹp” tưởng chừng như đơn giản nhưng thật sự giúp hành giả chú tâm, duy trì chánh niệm. Và lúc đó chúng tôi cũng được hướng dẫn, nếu có phóng tâm thì thiền sinh cần ghi nhận “phóng tâm, phóng tâm”, sau đó lại tiếp tục chú tâm vào “phồng – xẹp”.

Viết đến đây, chúng tôi bất chợt nhớ lại lời dạy của Hòa thượng Thích Quang Đạo – một bậc thầy đáng kính: “Phật giáo Việt Nam chúng ta đang khủng hoảng nội chứng” (trích Lời đúc kết nhân một buổi họp mặt Tăng Ni). Nhắc lại lời dạy của một Bậc tôn trưởng để nhắc nhở chúng ta, mỗi người hãy chọn cho mình một pháp hành. Vì chỉ có pháp hành mới giúp cho hành giả chúng ta an trú tâm, cũng là lấy đó làm chất liệu trên bước đường “nhập thế”.

Hướng dẫn phương pháp thiền Tứ niệm xứ
Hướng dẫn phương pháp thiền Tứ niệm xứ

Hành thiền Tứ niệm xứ, theo Thiền sư U Pandita, sẽ giúp “Bạn có sự tỉnh giác hoàn toàn, đúng đắn, và cao tột. Bạn thành đạt trí tuệ trên đường tu tập mà không cần phải mong ước. Và đây là sự thật không thể chối cãi”. Điều quan trọng nhất là những lợi ích thiết thực vừa nêu chỉ có thể đạt được khi bạn quyết tâmthực tập. Vì đây là thực hành chứ không phải là lý thuyết. Tuy nhiên, để thực tập thiền đúng phương pháp, bạn cần nắm rõ lý thuyết. Và đó là lý dochúng tôi giới thiệu tác phẩm “Pháp hành đưa đến bình an” đến tất cả các bạn. Dĩ nhiên, nếu sắp xếp được thời gian, bạn vẫn nên tham dự một khóa thiền Vipassana 3 ngày hay 10 ngày dưới sự hướng dẫn của một vị thầy có kinh nghiệm về Thiền.

Hãy đến, cùng thực tập để cảm nhận nguồn pháp lạcthiền tập mang lại.

Một lần nữa, xin được giới thiệu đến tất cả. “PHÁP HÀNH ĐƯA ĐẾN BÌNH AN”, tác giả: Thiền sư U Pandita, tỳ khưu Pháp Luân dịch. Nhà xuất bản Tôn giáo, đối tác liên kết: Nguyễn Thị Kim Loan, Tp.HCM. Hiện chúng tôi không rõ sách có phát hành bên ngoài hay không? Riêng bạn đọc tại Tp.HCM thì có thể liên hệ chùa Kỳ Viên, quận 3 để được thỉnh sách.

Bình Chánh, ngày 15-07-2017

Thích Nhật Đạo

Quý độc giảhành giả có thể đọc online tại đây:
Pháp Hành Đưa Đến Bình An
Download về nhà đọc sau:
Pháp hành đưa đến bình an PDF



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.