Giới Thiệu Sách: Biện Chính Phật Học

20/10/20184:05 SA(Xem: 5568)
Giới Thiệu Sách: Biện Chính Phật Học
GIỚI THIỆU SÁCH:
BIỆN CHÍNH PHẬT HỌC

Bien Chinh Phat Hoc tap 1Với mong muốn nỗ lực “góp một chút công sức như lời Phật dạy trong kinh Đại pháp cự Đà-la-ni, quyển thứ 19: Phân minh nghĩa lý, biện chính văn tự, nhằm làm sáng tỏ thêm những cách hiểu chưa đúng về Phật pháp, cũng như đề xuất những giải pháp mang tính tháo gỡ về những tồn nghi này”, ĐĐ.Thích Chúc Phú vừa cho ra mắt tập sách nghiên cứu, lý luận dày hơn 300 trang, đặt tên là Biện chính Phật học (tập 1). 

Công trình tập hợp nhiều bài viết của tác giả trong những năm gần đây, phần lớn đã được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ. Sách do Nhà Xuất bản Tôn Giáo cấp phép, ấn hành quý III, năm 2015.

Mặc dù chủ đích của tác giả là biện chính những vấn đề trong “nội hàm” giáo pháp của Đức Phật, tuy nhiên trên thực tế, biên độ khảo chứng, biện nghi của tác giả còn mở rộng ra các lĩnh vực như: tư tưởng-triết luận, văn hóa, lịch sử, xã hội, thậm chí những vấn đề liên quan đến khảo cổ học. Tác giả đã viện chứng rất nhiều tài liệu, kinh điển để làm vững chắc thêm cho lý luận của mình, trong đó có nhiều nguồn bằng tiếng Hán, tiếng Anh và tiếng Pali… 

Có thể nói, đây là công trình tâm huyết và “táo bạo” của tác giả, bởi nhiều bài viết đã chạm đến những vấn đề từng gây tranh cãi trong quá khứ cũng như những vấn đề được xem là khá nhạy cảm trong Phật giáo ngày nay. Công trình “biện chính” như thế này hiện khá hiếm trên các kệ sách Phật giáo trong cũng như ngoài nước.

Theo tác giả, “kể từ khi sự phân phái bắt đầu xuất hiện trong quá trình phát triển của Phật giáo, thì đó cũng là lúc định hình nên những quan điểm dị biệt trong cách hiểu và luận giải về lời dạy của Đức Phật…”. Và, “trên bước đường du nhập và phát triển ở một số quốc gia, Phật giáo đã chịu sự tác động của nhiều yếu tố (…). Tất cả những yếu tố đó đã góp thêm những điều kiện trực tiếp hoặc gián tiếp, làm thay đổi một số kiến giải về Phật pháp cũng như những nội dung kéo theo tương ứng. Từ đó, trong lịch sử nghiên cứu Phật học đôi khi hiện hữu những tồn nghi, cũng như xuất hiện những pháp hành, những sự kiện mang tính lễ hội văn hóa, mà cơ sở lý luận không được y cứ vào những bộ kinh, luật khả tín”.

Lật giở từng trang sách, độc giả có thể cùng chiêm nghiệm nhiều vấn đềtác giả ưu tư như: Nguồn gốc tín niệm cúng sao giải hạn; Khảo sát về bát cháo sữa của nàng Sujata và ngôi tháp gạch bên bờ sông Niranjana; Bàn về những luận điểm sai lầm của Schumann trong tác phẩm Đức Phật lịch sử; Khảo luận về bản kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng; Người xuất giavấn đề lễ lạy cha mẹ; Kinh điển phi Phật thuyết trong Kinh tạng Nikaya; Trầm tư về vấn đề phóng sanh; Khương Tăng Hội cầu xá-lợi - huyền thoại và sự thật; Từ quan điểm Nhất-xiển-đề thành Phật đến việc sám hối tội Ba-la-di: khả tính cứu độ và khai phóng của Phật giáo v.v…

Lẽ dĩ nhiên, dẫu tác phẩm hướng đến việc “làm sáng tỏ thêm những cách hiểu chưa đúng về Phật pháp, cũng như đề xuất những giải pháp mang tính tháo gỡ”, người đọc vẫn có thể “biện chính” lại sự “biện chính” của tác giả. Đó cũng chính là mong muốn tha thiết của ĐĐ.Thích Chúc Phú: “chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ chư tôn đức và bạn đọc gần xa, để tác phẩm được kiện toàn về phương diện lý luận, cũng như hoàn thiện những sơ suất về ngôn từ trong lần tái bản kế tiếp”.

Đăng Tâm

(Giác Ngộ)

Bài đọc thêm:
Đọc ‘Biện Chính Phật Học’ – Nghĩ Về Lời Đức Phật Rầy (Nguyên Giác)

Quý độc giả có thể xem cả bộ sách gồm 3 tập tại Thư Viện Hoa Sen:
Biện Chính Phật Học Tập 1
Biện Chính Phật Học Tập 2
Biện Chính Phật Học Tập 3





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :