Giới Thiệu Kinh Pháp Cú Bắc Truyền

19/01/20194:03 SA(Xem: 6267)
Giới Thiệu Kinh Pháp Cú Bắc Truyền

 GIỚI THIỆU

KINH PHÁP CÚ BẮC TRUYỀN

 

cover-book-bia-sach_kinh-phap-cu-bac-truyen 2Kinh Pháp Cú (Dhammapada, Pa. – Dharmapada, Sa.) là một tập hợp những câu dạy ngắn gọn dưới dạng thi kệ, nhưng chứa đầy ý nghĩa của đức Phật Thích Ca nói ra trong nhiều dịp khác nhau, trong suốt 45 năm hoằng pháp của Ngài.

Kinh Pháp Cú được lưu hành rộng rãi tại Việt Nam cũng như trên thế giới bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau ngày nay thường là kinh Pháp Cú Nam truyền xuất xứ từ tạng Pali (Suttanta Pitaka), nằm trong Kinh Tiểu bộ (Khuddaka Nikaya).

Trong khi đó, Kinh Pháp cú Bắc truyền hay còn gọi là Kinh Pháp Cú Hán tạng xuất xứ từ bản Sanskrit (Phạn ngữ), được tuyển chọn bởi tôn giả Pháp Cứu (Dharmatràta), một trong những vị luận sư nổi tiếng của bộ phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ ở Kashmir, Ấn Độ và được Sa môn Duy Kỳ Nan dịch sang chữ Hán, hiện đang lưu giữ trong Đại tạng kinh Đại chánh tân tu, tập IV, số hiệu 0210.

Quyển kinh quý độc giả cầm trên tay là Kinh Pháp cú Bắc Truyền do thầy Thích Đồng Ngộ và thầy Thích Nguyên Hùng dịch từ bản chữ Hán sang chữ Việt, được nhà xuất bản Ananda Viet Foundation xuất bản lần đầu tiên vào đầu năm 2019. Nội dung kinh dưới hình thức thi kệ gồm 39 phẩm với 39 đề tài, tổng cộng có 759 bài kệ. So sánh với Kinh Pháp cú Nam truyền (gồm 26 phẩm, mang 26 đề tài với 423 bài kệ), tức nhiều hơn 13 phẩm, 336 bài kệ. Phẩm đầu tiên là phẩm Vô Thường, và dĩ nhiên là chủ đề chung của tất cả các bài kệ tụng trong ấy mang tính vô thường của vạn vật.

Như vậy, đây là công trình dịch thuật thứ tư. Ba bản trước, một bản văn xuôi của HT. Thích Nhất Hạnh, bản khác của HT. Thích Trí Quang và bản kệ tụng của HT. Thích Tịnh Hạnh trong Linh Sơn Pháp bảo Đại tạng kinh.

Theo thầy Thích Nhất Hạnh, “nội dung 26 phẩm của hai bản kinh gần giống nhau quá, kể cả tên các phẩm”, nên cho rằng “cả hai kinh đều có thể đã được phát xuất từ một nguyên bản Prakrit. Có thể là nguyên bản này thuộc về Hữu Bộ hay Ca Diếp Di Bộ, hoặc một bộ phái khác có mặt ở miền Bắc Ấn Độ”. Prakrit là ngôn ngữ của xứ Gandhara, còn gọi là tiếng Gandhari có khi kết hợp lại là Gandhari-Prakrit được dùng để truyền bá giáo lý đạo Phật thời cổ xưa (khoảng 300 năm trước Công Nguyên).

Kinh Pháp Cú Bắc Truyền với 39 phẩm là 39 đề tài khác nhau trong đó có tất cả 759 bài thi kệ mà mỗi bài kệ hàm chứa một nội dung tu tập rất phong phú và sâu sắc, không thể nào chỉ đọc một lần mà hiểu hết được. Cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, tra cứu các bản chú giải, cùng là đối chiếu kinh điển giữa hai truyền thống Nam truyền và Bắc truyền, ngõ hầu gặt hái được những đóa hoa sắc hương trong vườn hoa Tuệ giác, làm đẹp cho đời; như mong muốn của dịch giả.

Trân trọng kính giới thiệu.

Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation | Tâm Diệu

cover-book-bia-sach_kinh-phap-cu-bac-truyen__Thich-Nguyen-Hung

Sách đã được phổ biến đầy đủ cả hai dạng online HTML và PDF trên Thư Viện Hoa Sen tại địa chỉ truy cập:

https://thuvienhoasen.org/p16a30684/5/kinh-phap-cu-bac-truyen


Mong muốn sách được lưu truyền rộng rãi, dịch giả và nhà xuất bản không giữ bản quyền sách. Giá bán khi độc giả đặt mua là giá thành tối thiểu của Amazon và Lulu.com nhằm trang trải chi phí in ấn cho một quyển theo hình thức POD (Print on Demand).

Quý độc giả yêu sách in trên giấy có thể đặt mua sách online tại một trong hai mạng bán sách toàn cầu Amazon và Lulu.com.
https://www.amazon.com/gp/product/0359325491/ref=dbs_a_def_rwt_hsch_vapi_taft_p3_i4 
Hay:
https://www.amazon.com/kindle-dbs/entity/author/B07HVQN1JP?_encoding=UTF8&offset=0&pageSize=12&sort=author-pages-popularity-rank&page=2#formatSelectorHeader 
Hay:

http://www.lulu.com/spotlight/vietananda 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/01/2016(Xem: 9479)
27/08/2015(Xem: 7898)
30/07/2015(Xem: 14225)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.