A-tì-đạt-ma Tập dị môn túc luận, ISBN: 978-604-89-6649-2

27/01/20196:51 CH(Xem: 6406)
A-tì-đạt-ma Tập dị môn túc luận, ISBN: 978-604-89-6649-2
A-TÌ-ĐẠT-MA TẬP DỊ MÔN TÚC LUẬN
 ABHIDHARMA SANGĪTIPARYĀYA PĀDAŚĀSTRA
ISBN:  978-604-89-6649-2
CHÍNH THỨC PHÁT HÀNH: 31/01/2019 

“A-tì-đạt-ma Tập dị môn túc luận”, do Tôn giả Xá-lợi Tử tạo, Tam tạng Pháp sư Huyền Tráng dịch, là văn bản xuất hiện sớm nhất trong bảy bộ A-tì-đạt-ma truyền thống Thuyết nhất thiết hữu bộ, Việt dịch Thích Phước Nguyên; sách dày trên 700 trang, có phần dẫn luận, phụ lục được soạn tập riêng bổ sung cho tác phẩm.
 

MUA TẠI: Nhà sách Hà Nội, 958/13 Lạc Long Quân, P. 8, Q.
Tân Bình, Saigon, Vietnam
Online: https://www.sachhanoi.vn – https://www.tiki.vn

Điện thoại liên hệ: 0938999427 (Thầy Chúc Thịnh)

Facebook: A-tì-đạt-ma Bắc Truyền

Email đặt sách: tangkinhcacthienthe@gmail.com

  
A Ty Dat Ma
 
  
DẪN NHẬP TẬP DỊ MÔN TÚC LUẬN
 
Theo sắp xếp của Takakusu, Tập dị môn đứng ở vị trí đầu tiên trong sáu túc luận, như đã khái thuyết trong phần Tổng mục lục của bản Việt dịch Pháp uẩn, vị trí này không thống nhất trong các truyền thống Phạn, Tạng và Hán.
 
Về hình thức tổ chức của luận này có mối quan hệ với luận Puggalapaññattipāḷi (Nhân thi thiết luận) của Theravada, hoặc chung nguồn gốc, hoặc quan hệ láng giềng tương tác. Tập dị môn luận có cách sắp đặt các hạng mục theo dạng tăng dần các chi, điều này cũng được Takakusu nhận địnhliên hệ với cấu trúc sắp xếp của kinh Aṅguttaranikāya (Tăng chi bộ), nói rõ hơn tức là các hạng mục giáo nghĩa được tập thành từ ít đến nhiều theo số lượng pháp môn, mà Takakusu đề nghị phục nguyên Phạn văn là “Ekottara-dharmaparyāya” (= Pāli. Aṅguttara-dhammapariyāya) mà Huyền Tráng dịch là “Tăng nhất Pháp môn”, như được thấy trong phẩm Tán khuyến. Đồng thời, hình thức bản luận này mô phỏng hình thức kinh Chúng tập[1] của Trường A-hàm, tức tương đương với Saṅgīti-sutta (kinh Đẳng tụng) thuộc Dīghanikāya. Từ đây Takakusu đưa đến kết luận lý do tại sao luận này có tên là Sangītiparyāya. Kết luận này có thể được xác minh, khi bản Phạn của kinh Chúng tập, tức Saṅgītisūtra hoàn thiện nhất được phát hiện và công bố bởi học giả Ernst Waldschmidt năm 1955, in trong Die Einleitung des Saṅgītisūtra[2].
 
Hiện nay, chỉ còn một số đoạn phiến thủ bản Sanskrit của luận này tồn tại. Hán dịch, Tập dị môn túc luận, Huyền Tráng thực hiện từ năm Hiển Khánh thứ năm, đến năm Long Sóc thứ ba thì hoàn thành (660-663 Tl.), gồm có 12 phẩm, 20 quyển, về đại thể bản luận giải thích kinh Tập dị môn của Trường A-hàm, mà Phật-đà-da-xá dịch thành kinh Chúng tập[3], tương đương với kinh 33 “Đẳng tụng” của Trường bộ[4]; đơn hành bản được thực hiện bởi Tống Thi Hộ, nhan đề: “Phật thuyết Đại tập pháp môn kinh”[5], mà Lương dịch Tì-bà-sa luận dẫn văn kinh này, gọi là Nhiếp pháp kinh[6] hay Tập pháp kinh[7]. Hình thức kết tập của Kinh này trở thành cơ sở thành lập giáo nghĩa Luận tạng. Kinh này cũng có thể xem là Pháp hội kết tập pháp tạng khi Thế Tôn còn trụ thế, một toàn thư Pháp số đầu tiên của Phật giáo.
 
Kinh văn kết thành Pháp số theo hình thức “tăng nhất”, từ pháp số 1 đến pháp số 10, liệt kê mỗi số lượng Pháp như vậy tập thành một pháp, đầu tiên có phẩm Duyên khởi, mở đầu mỗi phẩm cũng có khái thuật duyên khởi kết tập, cuối cùng bản kinh là phần Tán khuyến: khen ngợi và khích lệ, vì vậy luận được bố trí thành 12 phẩm. Bản luận là thể loại giải thích kinh, luận thể là tiêu mục và thích nghĩa, được gọi là ma-đắc-lặc-già. Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Tì-nại-da tạp sự, kết tập Ma-đắc-lặc-già (mātṛkā), nói đến “pháp tập”, có thể chỉ cho luận này[8]. Tập dị môn túc luận phản ánh hình thái thích nghĩa cổ điểngiản yếu, được các luận sư Tì-bà-sa rất xem trọng. Về sau, trong Văn sở thành địa của Du-già-sư địa luận, bộ phận nội minh đã lấy kinh này để giải thuyết.
 
Trong Tập dị môn túc luận, có những đoạn ghi: “Như Pháp uẩn luận thuyết” mà các học giả liệt kê có 33 lần như vậy[9], như “ác ngôn”, “ác hữu” v.v… hoặc có những chỗ không nói nhưng được cho là thuộc về Pháp uẩn, vì nội dung hoàn toàn nhất trí với Pháp uẩn, như đoạn thuyết minh ba thiện tầm.
 
Tập dị môn túc luận xuất hiện những khái niệm như “hữu thuyết”, “hoặc tác thị thuyết”, có thể thấy luận nghĩa A-tì-đạt-ma đang tiến dần vào giai đoạn bộ phái dị thuyết.
 
Cộng thêm việc có những điểm tương đồng với Pháp uẩn trong việc viện dẫn 62 giới của kinh Đa giới thuộc Trung A-hàm[10].
 
Từ ba luận điểm này, Đại sư Ấn Thuận kết luận Tập dị môn túc luận thành lập sau Pháp uẩn túc luận. Nhưng Bhikkhu KL. Dhammajoti[11] thì cho rằng, rất có thể những phần này được biên nhập vào Tập dị môn trong một thời gian sau đó, tức nói rằng bản luận này đã trải qua một quá trình hình thành và chỉnh lý, Dhammajoti còn trích dẫn thứ tự được sắp xếp bởi Tăng-già-bạt-đà-la về thứ tự cổ điển của ba văn bản: Tập dị môn, Pháp uẩn, thứ ba là Thi thiết luận[12].
 
Theo khảo sát sơ bộ, đánh giá của Dhammajoti có sức thuyết phục cao hơn, bởi vì hình thức tổ chức của Tập dị môn không hoàn toàn thống nhất, ví dụ ở phẩm Một pháp và Hai pháp, tất cả các pháp môn được liệt kê toàn bộ ở phần đầu tức tách biệt trong phần duyên khởi, sau đó mới đến phần luận giải. Nhưng từ phẩm ba pháp - phẩm sáu pháp, tất cả kinh văn không được dẫn chung một lần, sau mỗi tụng tóm tắt chỉ nêu tên đề mục, phần kinh văn được tách biệt đi theo từng pháp, tức trước khi giải thích pháp nào thì phần kinh văn của pháp đó sẽ được trích dẫn ngay trước nó. Hơn nữa các giải thíchgiới hạn ngắn, điều này thường thấy trong Xá-lợi-phất A-tì-đàm luận, cho thấy Tập dị môn được tổ chức theo hình thức A-tì-đạt-ma cổ điển, mà niên đại của nó khó mà thua kém Pháp uẩn.
 
(Trích phần Dẫn nhập Tập dị môn túc luận, Nxb. Hồng đức 2019, tr. 21-24)

Xem bản điện tử tại đây:
Tỳ Đàm Luận trọn bộ (Thích Tịnh Hạnh)
A-tì-đạt-ma Tập Dị Môn Túc Luận (Phước Nguyên)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?