Thư Viện Hoa Sen

Chương 3: Nương Tựa Hải Đảo Tâm Linh

29/10/201012:00 SA(Xem: 29362)
Chương 3: Nương Tựa Hải Đảo Tâm Linh

BỪNG SÁNG CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ
Illuminating the Path to Enlightenment - His Holiness the Dalai Lama
Hồng Nhu dịch kệ - Tuệ Uyển chuyển ngữ

Chương 3
NƯƠNG TỰA HẢI ĐẢO TÂM LINH

TIN TƯỞNG NƯƠNG TỰA NƠI VỊ THẦY TINH THẦN

Những Dòng Kệ Chứng Nghiệm: Đoạn thứ Tám

Có rất nhiều công đức gặt hái được từ việc đọc tụng hay nghe thậm chí dù chỉ một lần luận giải này (được viết bởi Tổ sư A Để Sa) bao gồm những điểm chủ yếu của tất cả những kinh điển được tuyên dương, các con chắc chắn tích lũy ngay cả hàng làn sóng của những sự tích tập lợi ích từ những sự truyền trao và học tập một cách thật sự từ thánh Pháp (chứa đựng trong ấy) vì thế các con nên quan tâm những điểm trọng tâm(cho việc làm này một cách thích hợp).

8. Diệu pháp này do 
Ngài A-ti-sa 
Thu tóm tinh túy 
Của lời Phật dạy 
Mà soạn thành luận. 
Vì vậy dù chỉ 
Đọc nghe một lần 
Cũng sẽ có được 
Vô vàn công đức
Huống chi gắng công 
Chuyên cần học hỏi
Giảng giải phong phú 
Cho người cùng nghe, 
Chắc chắn công đức 
Sẽ như sóng cả. 
Vì vậy các con 
Hãy gắng chú tâm 
(Tu học pháp này 
Cho thật đúng đắn.) 

Thi kệ chứng nghiệm của Đạo sư Tsong Khapa (Tông Khách Ba) là chìa khóa đến những mối liên kết và những mối quan hệ giữa tất cả những kinh luận khác nhau. Đoạn thứ tám trình bày vấn đề một vị thầy nên giảng dạy thế nào, và những người đệ tử nên lắng nghe thế nào, vì thế cả trao truyền và lắng nghe là thành công và có kết quả.

Điều rất quan trọng là vị thầy có một động cơ và một thái độ đúng đắn. Nếu vị thầy bị thúc đẩy bởi cảm hứng khát vọng phàm tục, như là muốn được biết đến như một học giả vĩ đại, bị tiền bạc lôi cuốn hay những thứ cúng dường vật chất khác hay để đưa những người khác dưới sự ảnh hưởng của ông hay bà ấy, thế thì động cơ của vị thầy bị ô nhiễm một cách chắc chắn. Điều rất quan trọng là động cơ của một vị thầy để trao truyền phải là trong sạch, nguyện vọng vị tha để phụng sự cho lợi ích của những người khác. Theo truyền thống của những sự giảng dạy ở Tây Tạng, không chỉ một vị thầy nên được bảo đảmtrong sạch về động cơ mà tài liệu cho sự giảng dạy cũng không nên có tì vết. Giảng dạy trong một phương cách không hoàn thiện thì giống như là một sự ăn uống của người già; người ấy chỉ nhai những thức ăn mềm và bỏ qua một bên những thứ cứng. Tương tự như thế, những vị thầy không nên chỉ tập trung trên những điểm đơn giản và bỏ qua những điểm khó khăn phức tạp. Điều cũng được nói là những vị thầy không nên giảng dạy giống như những con chim sẻ làm tổ. Khi những con chim sẻ làm tổ, không có một hệ thống trật tự, nó lộn xộn một cách hoàn toànTương tự như vậy, những vị Pháp sư không nên giảng dạy một cách hổn độn mà nên trình bày một cách có hệ thống đúng đắn và nó sẽ lợi lạc cho những người đệ tử của thầy.

Một phẩm chất khác một cách lý tưởng, một vị thầy nên có là kiến thức kinh nghiệm từng trải của chủ đề được giảng dạy trao truyền. Nếu điều này không có, thế thì vị thầy nên có một vài sự hiểu biết quen thuộc với sự thực hành của chủ đề ấy, nhầm mục đích có thể trình bày trên kinh nghiệm cá nhân. Nếu điều này cũng không thể có, thế thì tối thiểu vị thầy nên có một sự hiểu biết rộng rãi hoàn bị về chủ đề. Như Ngài Pháp Xứng (Dharmakirti) nói, không có cách nào mà chúng ta có thể khai mở cho người khác những điều tự mình bị che khuất (không thông hiểu).

Chúng tôi có một người bạn, người ấy là một vị thầy lớn và là một vị đạo sư Ấn giáo uyên bác. Một ngày nọ chúng tôi nói chuyện về vấn đề hòa hiệp liên tôn giáo và sự cần thiết cho một sự cảm thông hơn giữa các nền tín ngưỡng khác nhau. Chúng tôi lưu ý rằng chúng tôi hoàn toàn mù tịt về những vấn đề của Hồi giáo và không có nhiều sự tiếp xúc với thế giới Hồi giáo. Ông ấy trả lởi, “Ô, không khó như thế đâu. Chỉ cần học vài đoạn trích dẫn trong kinh Koran và liên hệ với một số luận bàn đây kia. Như thế cũng tạm đủ. Ngài thật sự không cần phải biết nhiều hơn.

Một thí dụ nữa nghiêm trọng hơn liên hệ đến một học giả Đức, người đã tham dự một khóa thuyết giảng của một vị thầy Tây Tạng. Trong khóa thuyết giảng ông ta nghe những điều mâu thuẫn với một số lời dạy căn bản của Phật, thế là sau thời pháp, ông lên gặp vị thầy một cách cá nhân và nói rằng dường như pháp sư đã có một vài sai lầm. Thay vì thừa nhận những sai lầm này, vị thầy Tây Tạng nói, “Ô, chẳng hề gì. Ông có thể nói những điều ấy như vậy.” Điều đó là sai lầm; những vị thầy phải cẩn thận là điều rất quan trọng.

Khi thuyết giảng từ pháp tòa, sự điều khiển thân thể của những vị pháp sư cũng rất quan trọng. Trước khi ngồi xuống, pháp sư phải phủ phục xuống pháp tòa ba lần. Điều này để nhắc nhở họ rằng thuyết giảng từ pháp tòa không có nghĩa rằng họ đang được thừa nhận như những nhân vật vĩ đại hay thánh thiện nhưng đúng hơn là phản ánh sự tôn trọng giáo Pháp đang được giảng dạy. Theo truyền thống Đại thừa, khi Đức Phật ban bố những lời dạy từ tuệ trí toàn thiện, Ngài tự làm một sư tử tòa để ngồi lên nhầm mục đích biểu lội sự tôn trọng đến những kinh điển này, những điều được xem như bà mẹ, hay cội nguồn, của tất cả các vị thánh giả, họ là những người nghe, những thức giả tịch tĩnh, hay những Đức Phật toàn giác.

Khi kinh Phật được kết tập bởi những vị A la hớn buổi đầu và sau này do những Phật tử khác, có một thời khi mà tất cả những thành viên của giáo đoàn cởi hết y vàng đắp bên ngoài của họ. Người chủ trì tiến trình kết tập sẽ xếp và đặt tất cả những chiếc y thành pháp tọa và ngồi trên pháp tòa bằng những chiếc y và kết tập kinh điển. Tất cả những điều này biểu lộ sự đồng thuận tôn trọng vô hạn đối với giáo Pháp.

Một khi vị pháp sư đã ngồi xuống pháp tọa, theo truyền thống Tây Tạng là vì vị pháp sư tụng đọc kinh điển phản ánh về vô thường để giữ gìn động cơ thanh tịnhngăn ngừa tính tự cao tự đại khởi lên trong tâm vị pháp sư. Những thực hành như thế là rất quan trọng trong việc bảo đảm sự tinh khiết của pháp sư, bởi vì khi ngồi trên một pháp tọa cao và thính chúng bắt đầu ca tụng, có một sự nguy hiểm thật sự về tự phụ và cao ngạo sinh khởi.

Vì thế, chúng ta nên tiếp nhận trọng tâm những lời hướng của đạo sư Dromtönpa, người nói rằng, “Thậm chí nếu cả thế giới tôn kính, đưa mình lên mũ mão trên đầu họ, hãy luôn luôn an tọa nơi thấp nhất có thể, và duy trì sự khiêm cung.” Trong Tràng Hoa Quý Báu, Tổ sư Long Thọ sáng tác những lời thệ nguyện ước ao được giống như đất, nước, lửa, và gió mà tất cả chúng sinh có thể vui sướng xử dụng. Nếu chúng ta tiếp nhận những ý niệm này một cách nghiêm chỉnh, chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ rằng chúng ta trội hơn những người khác hay cố gắng để đưa họ dưới sự kiểm soát của chúng ta.

Cũng rất quan trọng để có một động cơ trong sạch khi chúng ta tiếp nhận giáo pháp; để bảo đảm rằng chúng ta có ba phẩm chất của người đệ tử lý tưởng – một tâm khách quan, sự thông tuệ và sự hấp dẫn sâu sắc trong giáo pháp – và chúng ta trau dồi một thái độ thích đáng. Trong cách này, chúng ta sẽ trở thành một người tiếp nhận thích hợp của giáo phápChúng ta nên xem Pháp bào như một tấm gương và những hành động của chúng ta về thân thể, lời nói, và tâm ý như những gì mà tấm gương phản chiếuLiên tục thể nghiệm những gì chúng ta thấy trong tầm gương giáo pháp và không ngừng cố gắng điều chỉnh thái độ của chúng ta.

Một đặc điểm của những lời giáo huấn của Đức Phật là những nguồn tài liệu càng rộng lớn hơn và những con đường tư duy của chúng ta càng đa dạng hơn, sẽ càng tác động hơn cho sự thông hiểukinh nghiệm của chúng ta, và nhận thứcchúng ta thu thập được càng sâu sắc hơn. Vì thế, chúng ta phải bảo đảm rằng lối vào sự thực tập của chúng ta là lĩnh hội cùng học hỏi và việc thông hiểu của chúng ta là rộng lớn. Cùng lúc, chúng ta cũng phải bảo đảm rằng những gì chúng ta học không chỉ tồn tạitrình độ tri thức thuộc trí óc. Ngay lúc bắt đầu, sự học tập của chúng ta nên được hướng trực tiếp đến với mục tiêu của việc thực tập. Nếu chúng ta học tập mà không với khát vọng liên hệ những gì chúng ta đang học hỏi đến đời sống của chính mình thông qua thực tập, chúng ta liều lĩnh trước nguy cơ trở thành chai cứng nhẫn tâm hay lãnh đạm thờ ơ.

Những bậc đạo sư Kadampa vĩ đại thường nói rằng nếu khe hở giữa giáo pháp và tâm chúng ta quá lớn mà một người có thể bước qua sự thực tập của chúng ta đã không thành công. Phải bảo đảm rằng không có khe hở dù mỏng manh nhất giữa những lời giáo huấn và tâm chúng taChúng ta cần hòa nhập và thống nhất giáo pháp với tâm chúng ta. Một thành ngữ Tây Tạng nói rằng chúng ta có thể làm mềm da bằng sự nhào lộn nó với bơ, nhưng nếu tấm da ấy bị cứng bởi vì nó được dùng để chứa bơ, chúng ta không bao giờ có thể làm nó mềm được, nhưng chúng ta hiểu được vấn đề.

Những bậc thầy Kadampa cũng thường nói rằng nước của Pháp bảo có thể tưới tẩm những tâm thức tha thiết, tươi mát của những người mới bắt đầu (sơ tâm), bất chấp họ vô nguyên tắc như thế nào đi nữa, nhưng có thể không bao giờ xuyên thủng qua những tâm thức cúa những người đã chai cứng vì kiến thức.

Vì thế, điều đúng đắn phải là, sự học hỏitri thức không bao giờ làm kiệt quệ nhiệt tình chúng ta cho thực tập, nhưng sự năng nổ thực tập của chúng ta cũng không làm trở ngại sự hăng hái học tập. Hơn thế nữa, cả kiến thức và sự tận tâm thực hành phải được đặt căn bản trên một trái tim nồng ầm và từ bi. Ba phẩm chất này – sự uyên bác, tận tâm để thực tậptừ bi – phải được phối hợp với nhau.

Nếu những vị thầy và những người đệ tử chuẩn bị tinh thần như những điều kể trên, những người đệ tử có thể trải qua sự chuyển hóa, thậm chí ngay trong khi nghe giảng dạy.

Cuối cùng, kết thúc phần này, cả đệ tử và thầy nên thành tâm dâng hiến công đức đến sự giác ngộ của toàn thể chúng sinh.

Trong truyền thống Tây Tạng, có hai cách chính trong một phần giảng dạy có thể được hướng dẫn. Ở phần một, mục tiêu chính là để giúp những đệ tử tiếp nhận một sự thông hiểu rõ ràng hơn về những điểm triết lý khác nhau của giáo pháp. Trong phần kia, sự nhấn mạnh chính là những khía cạnh đặc thù của sự thực hành cá nhân, ở những luận đề đặc biệt thâm nhập trong thiền quán được tuyên thuyết.

Nói rộng ra, khi những luận thuyết lớn như năm hành động chủ yếu mà những đạo sư Ấn Độ đối diện với triết lý Trung Đạo được giảng dạy, chủ đề chính là để giúp những đệ tử đạt được sự thông hiểu sâu hơn và rõ ràng trong sáng hơn. Tuy thế, khi những luận giải như con đường tiệm tiến (lam-rim) được giảng dạy, sự nhấn mạnh hơn được đặt trong sự ứng dụng thực tiễn những thực hành thiền quán đặc thù, và những sự giới thiệu được diễn ra trên căn bản từng bước một.

Cũng có một loại hình đặc trưng của giảng dạy được biết như “luận bàn kinh nghiệm,” là chỗ vị thầy dạy một chủ đề đặc biệt tại một thời điểm nào đấy. Rồi thì đệ tử thực tập chủ đề này trong một thời gian kéo dài, và chỉ khi mà người đệ tử đã có một số kinh nghiệm nào đấy vị thầy sẽ đưa đệ tử bước sang giai đoạn kế tiếp. Trong cách này, vị thầy hướng dẫn đệ tử xuyên suốt một sự thông hiểu kinh nghiệm tùy theo chủ đề.

Đạo sư Dromtönpa tóm lược những phẩm chất lý tưởng của một vị thầy theo Đại thừa – những nguồn cội vững vàng của kiến thức trong tất cả những khía cạnh của Pháp bảo, có thể tìm thấy ở cả kinh điển hiển giáo lẫn mật điển tantra và giải thích mối quan hệ giữa những ý tưởng đa dạng từ những quan điểm triết lý khác nhau; khả năng để nhận thấy là những gì tác động nhất cho một cá nhân đệ tử tại bất cứ một thời điểm cá biệt nào; và khả năng để nhận ra một lối vào thích hợp nhất đến một cá nhân nào đấy.

SỰ THỤC TẬP ĐÁNG TIN CẬY

Thi Kệ Chứng Nghiệm: Đoạn Thứ Chín

(Đã tiếp nhận sự nương tựa), Các con thấy rằng nguyên nhân gốc rể thuận lợi tuyệt vời vì có thể cho một sự cát tường lớn vô số cho điều này là một sự dâng hiến trong tư tưởng và hành động đến vị thầy cao cả của các con, người chỉ cho các con con đường (đến giác ngộ). Vì thế các con nên làm vui lòng vị thầy của các con bằng việc cung hiến sự thực tập của các con một cách chính xác những gì thầy đã nói, những điều các con sẽ không từ bỏ ngay cả phải trả giá bằng mạng sống của con. Ta, hành giả du già (A Để Sa), đã chỉ thực hành như thế đấy. Các con cũng tìm sự giải thoát, hãy vui thích tự trau dồi cùng cách ấy.

Dịch kệ:

9. (Sau khi phát tâm 
Qui y Tam Bảo
Các con phải thấy 
Gốc rễ điều lành 
Của kiếp hiện tiền 
Và mọi kiếp sau 
Đều nằm ở tâm 
Nương dựa đúng cách 
Nơi đấng đạo sư
Trong từng ý tưởng 
Trong từng hành động. 
Đạo sư là người 
Đưa các con vào 
Đường tu giác ngộ
Vì vậy các con 
Phải gắng làm cho 
Đạo sư hoan hỉ 
Bằng cách chăm chỉ 
Tinh tấn tu hành 
Theo đúng như lời 
Của đạo sư dạy; 
mất mạng sống 
Cũng không từ bỏ 
Lời dạy của thầy
Lấy sự tu hành 
Dâng thành cúng phẩm. 
Thầy là hành giả 
Đã tu như vậy. 
Các con ai người 
Đang cầu giải thoát 
Hãy tự thuần dưỡng 
Đúng theo lối này.

Từ đoạn thứ chín trở đi, chủ đề chính là phương cách thực sự trong điều mà những đệ tử được hướng dẫn qua những tầng bậc của con đường. Điều này được phân chia rộng rãi thành hai mục. 

- Một là nương tựa như thế nào với vị thầy tâm linh, người là nền tảng của con dường.

- Và điều kia là, đã thực hiện việc ấy, xúc tiến thế nào việc thực hành thực tế những tầng bậc của con đường.

Trong sự liên hệ với điều trước, Đoạn thứ chín giải thích sự thực hành tin cậy chính đáng trên một vị thầy tâm linh (Skt: kalyanamitra; Tib: ge-wai she-nyen). Giống như có thể có những người bạn tiêu cực và những người bạn tâm linh, cũng có cả hai loại những vị thầy tiêu cực và những vị thầy tâm linh.

Với sự lưu tâm bình thường, kiến thức trên thế gian, mặc dù trong sự phân tích sau cùng là những gì chúng ta học thấy qua qua sự học hỏi và sự hiểu biết trưởng thành của chính chúng tatuy thế, lúc ban đầu, chúng ta cần ai đấy giới thiệu cho chúng ta nội dung chủ đề và hướng dẫn chúng ta xuyên suốt qua những điều ấy. Tương tự thế, khi thấy qua sự chuyển hóa tâm linh, mặc dù kinh nghiệm chân thật xảy đến qua sự phát triển kiến thức và sực thực hành của chính chúng ta, một lần nữa chúng ta cần một vị thầy kinh nghiệm chỉ cho chúng ta con đường.

vị thầy tâm linh rất quan trọng thiết yếu cho sự thực hành của chúng ta, đạo sư Tông Khách Ba đi vào những diễn giải chi tiết rộng rãi trong Đại diễn giải về những Tầng bậc của Con đường, trình bày chủ đề trong ba đề mục lớn: Những phẩm chất của vị thầy tâm linh, những phẩm chất đòi hỏi cho người đệ tử, và mối quan hệ chính giữa vị thầy và đệ tử

NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA VỊ THẦY TÂM LINH

Trình độ chuyên môn của một vị thầy thích hợp có thể tim thấy trong những văn bản luật tạng của tất cả mọi truyền thống cho đến Kim Cương thừa. Vì ở đây chúng ta thảo luận về giáo huấn Đại thừa một cách tổng quát, chúng ta sẽ quant tâm đến mười khả năng của vị thầy như được trình bày trong Di Lặc Trang Nghiêm của kinh điển Đại thừa (Maitreya’s Ornament of the Mahayana Sutras): 

1- Một tâm nguyên tắc (liên hệ đến phẩm chất của việc làm chủ sự huấn luyện cao cấp trong nguyên tắc đạo đức).

2- Một tâm tĩnh lặng (liên hệ đến phẩm chất làm chủ việc huấn luyện cao cấp trong thiền quán và tập trung).

3- Một tâm tĩnh lặng thấu đáo triệt để (liên hệ đến phẩm chất làm chủ việc huấn luyện cao cấp trong tuệ trí, một cách đặc biệt về tuệ trí vô ngã [Skt: anatman; Tib: dag-med]).

4- Một kiến thức vượt trội đệ tử trong bất cứ chủ đề gì được giảng dạy.

5- Năng lượng và nhiệt tình giảng dạy đệ tử.

6- Học rộng để có những tiềm năng từ đấy vạch ra những thí dụ và trích dẫn.

7- Thực chứng tính khôngnếu có thể, một sự thực chứng chân thật về tính không, nhưng tối thiểu là một chí nguyện thực tập tính không trên căn bản của sự ngưỡng mộ sâu xa cho sự giảng dạy về điều này.

8- Biện tàithiện nghệ trong việc trình bày giáo phápthế sự giảng dạy có kết quả.

9- Từ bi thâm thẩm và quan tâm sâu xa cho sự cát tường của đệ tử, người tiếp nhận giáo huấn (có lẻ phẩm chất quan trọng nhất trong tất cả).

10- Kiên cường để duy trì nhiệt tình và sự cống hiến đến đệ tử, không trở nên thối chí không kể lời giảng được lập đi lập lại nhiều lần.

Ba phẩm chất đầu liên hệ đến sự thực tậpkinh nghiệm của Ba sự Rèn luyện Cao cấp về đạo đức, tập trung, và tuệ trí (tam vô lậu học: giới, định, tuệ). Những phẩm chất quan trọng khác là có sự thực chứng về tính không như căn bản tự nhiên của thực tạitừ bi yêu thương cho đệ tử. Những ai đảm đương vai trò của vị thầy phải bảo đảm những phẩm chất này được hiện diện trong chính mình.

Khi luận giải về mười phẩm chất này trong Đại Diễn giải về những Tầng bậc của Con đường, đạo sư Tông Khách Ba (Tsong Khapa) đã trình bày một điểm rất quan trọng. Ngài nói rằng nếu tâm chúng ta không nguyên tắc, không đào luyện, thì không có cách nào chúng ta có thể huấn luyện tâm thức của kẻ khác. _19 Vì thế, nếu muốn là một vị thầy, trước hết chúng ta phải tìm cách rèn luyện tâm thức chính mình. Ngài tiếp tục nói rằng cung cách của những vị thầy tương lai phải nên rèn luyện tâm thức họ qua sự thực tập về Ba sự Rèn luyện Cao cấp (tam vô lậu học: giới, định, tuệ). 

Xa hơn nữa, những vị thầy không nên giới hạn sự giảng dạy chỉ một hay hai điểm của giáo Pháp mà nên trình bày những sự thực tập đặc thù với kiến thức tròn vẹn cùng vị trí của chúng trong khuôn khổ toàn bộ những lời dạy của Đức Phật.

Nếu khác đi, chúng ta có thể dùng những tiêu chuẩn sai để đánh giá sự thích hợp của một vị thầy. Điều này thường xảy ra ở Tây Tạng. Người Tây Tạng có một niềm tin vô hạn đối với giáo Pháp, nhưng trình độ kiến thức của họ không luôn luôn tương xứng với sự cung hiến của họ. Thay vì đánh giá những vị thầy tâm linh bằng những phẩm chất nội tại của họ, người ta lại căn cứ sự ước định của họ trên những sự biểu hiện bên ngoài, như số lượng ngựa trong đoàn tùy tùng của một lạt ma. Nếu một lạt ma đang du hành trong một đoàn hộ vệ to lớn đông đảo, người ta sẽ nói rằng, “Ô, ông ấy phải là một vị lạt ma rất cao cấp!” Người ta cũng thích hướng đến để xem vị lạt ma đang ăn mặc áo quần gì – một cái nón đặc trưng, áo dài thêu kim tuyến, v.v… - như một biểu hiện cho tâm linh cao quý của ông ta.

Chuyện kể rằng khi đạo sư A Để Sa (Atisha) lần đầu tiên đến Tây Tạng, người thông dịch của Ngài, Nagtso Lotsawa, và vua Ngari, Jangchub Ö, gởi một lá thư mời tất cả những lạt ma cao cấp Tây Tạng đến và tiếp đón vị đại sư Ấn Độ này. Một đoàn đông đảo những lạt ma đến để gặp A Để Sa, và khi họ cởi ngựa đến, họ có thể được thấy từ một khoảng cách thật xa. Tất cả họ đều ăn mặc rất nổi bật – áo quần tơm tất lộng lẫy với những chiếc nón chế tạo công phu, như những cái đầu của những con quạ. Khi A Để Sa thấy họ, Ngài trùm chiếc khăn choàng cổ lên đầu trong một sự sợ hải chế nhạo và la lớn lên, “Ối trời ơi! Những con yêu ma Tây Tạng đang tới kia kìa!” Khi các vị lạt ma xuống ngựa, họ cới những chiếc áo choàng và trang phục lộng lẩy cho đến khi họ chỉ còn mặc những y áo của tu viện, và bước tới A Để Sa, lúc ấy Ngài mới hài lòng.

Trên chủ đề này, chúng ta cũng có thể nhìn vào đời sống của Milarepa, người chói lọi như đỉnh cao trân bảo trong các thiền giả Tây Tạng. Một ngày nọ lạt ma Noro Bönchung từng nghe tiếng tăm vang dội của Milarepa, đến thăm ông. Tuy thế, khi ông gặp Milarepa mặt đối mặt, ông ta hoàn toàn ngạc nhiên, và sau này bình luận với người khác rằng, “Milarepa này rất là nổi tiếng, nhưng khi chúng ta thật sự gặp ông ấy, ông ta chỉ giống như một kẻ hành khất.”

Điều này nhắc chúng tôi về tính khiêm hạ của một đại lạt ma khác, đạo sư dòng Kadampa, Dromtönpa. Câu chuyện kể rằng, một lần khi Dromtönpa đang du hành từ nơi này đến nơi khác, ông gặp một tu sĩ Tây Tạng người đang đi bộ trong một thời gian nào đấy. Vị tu sĩ này rất mệt mỏi và đôi ủng của ông bắt đầu làm tổn thương đôi chân ông ta, vì thế ông cởi đôi ủng ra và vì Dromtönpa trông giống như một người cư sĩ tầm thường, nên vị tu sĩ yêu cầu ông mang giùm đôi ủng. Dromtönpa vác lấy đôi ủng nặng trên lưng mà không hỏi gì cả. Sau này, khi họ đến gần một tu viện, vị tu sĩ nhận thấy tất cả những tăng sĩ đang xếp hàng hai bên đường, rõ ràng đang chờ đợi đón tiếp ai đấy. Vị tu sĩ tự nghĩ, “Họ không biết mình đang đến, và cách nào đi nữa, sự đón tiếp này không thể là dành cho mình,” vì thể ông quay sang Dromtönpa và nói, “Sự chào đón này rõ ràng dành cho ai đấy quan trọng. Ông có ý kiến nó dành cho ai không?” Dromtönpa trả lời, “Có thể sự tiếp rước dành cho tôi.” Vị tu sĩ nhìn Dromtönpa hết sức ngạc nhiênnhận ra điều gì ông ta đã làm, vị tu sĩ chạy đi, bỏ lại đôi ủng của ông ta phía sau.

Cũng có một thí dụ rất gần đây. Khoảng thời gian giao thời của thế kỷ, có một vị đại thiền sư và giáo tho tên là Dza Patrul Rinpoche, người đúng thực là một vị đại bồ táthiện thân những lời dạy của tôn giả Tịch Thiên trong tác phẩm, Hướng Dẫn Con Đường Bồ Tát Đạo trong Cuộc Sống. Dza Patrul Rinpoche có rất nhiều đệ tử nhưng thường hướng đời sống như một hành giả du phương. Bất cứ khi nào ông trụ tại một nơi, ông bắt đầu lôi cuốn những người đệ tử và những người bảo trợ đặc biệt. Sau một thời gian, ông thấy đã quá nhiều và đi nơi khác để tìm sự tĩnh lặng.

Một trong những thời gian ấy, Dza Patrul Rinpoche tìm một nơi trú ngụ trong nhà một bà lão, và bắt đầu làm những việc nhà trong khi theo đuổi sự thực hành tâm linh của mình. Một ngày nọ, khi ông đi ra ngoài để đổ cái bô trong phòng bà lão, một số lạt ma dừng lại bên căn nhà. Họ nói với bà lão rằng họ nghe thầy của họ có thể đang trú ngụ đâu đấy trong vùng này và hỏi bà lão có thấy ông không. Bà hỏi ông trông ra sao, và khi họ bắt đầu diễn tả hình dáng thông thường của ông, ông mặc áo quần như thế nào và v.v…bà lão chợt nhận ra người đang đổ bô bên ngoài là một đại lạt ma, Dza Patrul Rinpoche. Bà ta quá lúng túng về việc ấy, giống như vị tu sĩ kể trên, bà ta cũng chạy biến đi. Chúng tôi đã nghe câu chuyện ấy từ Khunu Lama Tenzin Gyaltsen.

Điểm trọng tâm của tất cả những điều này là một vị thầy chân chính Đại thừa nên là người vui thích với sự đơn giản, ao ước sống cuộc đời ẩn dật và như người Tây Tạng thường nói, lẫn tránh trong sự tĩnh mịch như một con vật bị thươngTruyền thống Tây Tạng nói rằng những vị thầy Đại thừa nên có ít nhất hai phẩm chất căn bản

- Thứ nhất, từ trong sâu thẩm của trái tim, chúng ta nên xem đời sống tương lai là quan trọng hơn đời sống này. Không có điều này, không một điều gì người ta làm trở thành Pháp bảo.

- Thứ hai, những vị thầy nên xem lợi ích của những người khác là quan trọng hơn lợi ích của chính mình. Không có điều này, không điều gì người ta làm trở thành Đại thừa.

NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ

Trong Đại Diễn Giải, đạo sư Tông Khách Ba đi vào luận giải ba khả năng chính của một người đệ tử lý tưởng:

1- Một tâm khách quan và cởi mở.
2- Thông tuệ để phán đoán giữa đúng và sai, thích đáng và không thích đáng.
3- Nhiệt tình và thích thú trong chủ đề.

Khách quan và cởi mở là chủ yếu, quan tâm đến những gì chúng ta muốn học. Định kiến là một chướng ngại đến nhận thức. Khách quan bảo đảm rằng chúng ta đang thâm nhập vào giáo Pháp trong một cung cách nghiêm túc và với một động cơ đúng đắnKinh điểnTràng Hoa Quí Báu của Long Thọ, cả hai đều nhấn mạnh điều này, và diễn tả bốn cách sai lạc để tiếp cận và thâm nhập trong giáo Pháp:

1- Nương tựa nơi giáo Pháp bởi sự ràng buộc vào một truyền thống hay một phong tục đặc thù nào đấy.

2- Nương tựa nơi giáo Pháp bởi sự thù hận hay thù địch.

3- Nương tựa nơi giáo Pháp để tìm một sự thoải mái tạm thời khỏi sự đe dọa thực sự hay một nhận thức đe dọa.

4- Nương tựa nơi giáo Pháp bởi vô minh hay mù quáng.

Với sự liên hệ đến điểm thứ hai, đôi khi người ta có quá nhiều sự ác cảm đối với điều gì đấy thế là họ đi theo bất cứ điều gì đối kháng lại nó. Thí dụ, có những người ở Ấn Độ có động cơ tham gia vào giáo Pháp trong sự chống lại vị thế truyền thống giai cấp của họ như những cùng đinh. Họ theo Phật giáo do bởi cảm giác tiêu cực đối với di sản tôn giáo truyền thống.

Phẩm chất thứ hai của một đệ tử lý tưởngthông tuệ cũng rất quan trọng, vì sự thông tuệ cho phép chúng ta phân biệt giữa đúng và sai, v.v…

Khi bình luận về phẩm chất này và những thái độ khác nhau mà những hành giả phải có đối với vị thầy của họ, đạo sư Tông Khách Ba viết rằng những người đệ tử phải liên hệ đến vị thầy của họ như những đứa trẻ trung thành và kính cẩn. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải đưa dây xích cho bất cứ ai muốn nắm lấy nó, nhưng chỉ cho những ai sở hữu những phẩm hạnh chân thật cao thượng. Để minh chứng cho điểm này, Ngài trích dẫn Luật tạng nói rằng nếu một vị thầy nói điều gì mâu thuẫn với giáo Pháp, chúng ta không nên đi theo lời dạy ấy. Một đoạn khác tuyên bố rằng nếu vị thầy nói điều gì ấy một cách mâu thuẫn toàn bộ khuôn khổ của con đường Đức Phật, người đệ tử phải chỉ thiếu sót này đến vị thầy.

Điều này nhắc chúng tôi một câu chuyện. Một bậc thầy học vấn uyên bác, Geshe Sherab Gyatso, thường tham dự những khóa giảng dạy của một trong vị thầy của ông, Muchog Rinpoche. Bất cứ khi nào Muchog Rinpoche trình bày một điểm ấn tượng hấp dẫn, Geshe Sherab sẽ lập tức ca ngợi và nói, “Vâng, đây là những lời dạy đầy năng lựcHấp dẫn sâu xa.” Tuy nhiên, nếu Muchog Rinpoche nói điều gì mâu thuẫn với những lời dạy của Đức Phật, Geshe Sherab sẽ lập tức cự tuyệt một cách dứt khoát những gì thầy ông vừa nói, nói rằng, “Không, không, không. Không ai nói những lời như vậy.”

Liên hệ với phẩm chất thứ ba của người đệ tử, nhiệt tình và thích thú trong những lời giáo huấn, ngay từ lúc bắt đầu của Đại Diễn Giải về Những Tầng Bậc của Con Đường, khi tổ sư Tông Khách Ba tuyên bố mục tiêu của Ngài để trước tác luận giải, chúng ta tìm thấy một đòi hỏi cho sự chú ý của những độc giả có phẩm chất khách quan được ban cho khả năng thông tuệ và nguyện ước làm cho sự tồn tại nhân bản của họ có ý nghĩa. Để làm cho đời sống của chúng taý nghĩa trọn vẹn, chúng ta cần sự nhiệt tình và thích thú trong những lời giáo huấn, nếu khác đi, bất cứ điều gì chúng ta học giống như một cây đèn vẽ trên giấy – nó không thể chiếu sáng bất cứ điều gì – và nhận thức chúng ta vẫn ở trình độ kiến thức đơn thuần.

Chúng ta tìm thấy những lời cổ vũ tương tự trong những bậc thầy Ấn Độ. Trong những dòng mở đầu của những lời bình luận về Di Lặc Trang Nghiêm Thực Chứng Minh Bạch, Sư Tử Hiền (Haribhadra) nói rằng thầy của ông, Giải Thoát Quân (Vimuktisena), viết một luận giải về Kinh Tuệ Trí Toàn Thiện (Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật). Thiên Thân (Vasubandhu), thầy của Giải Thoát Quân cũng viết một luận giải về những kinh điển này, nhưng sự giải thích của các ngài ý nghĩa căn bản theo triết lý Duy Thức (Cittamatra). Nhận thấy rằng thầy của ông là Thiên Thân, đã không hoàn toàn hiểu những ý nghĩa của những kinh điển này. Giải Thoát Quân đã tự viết một luận giải như một sự điều chỉnh. Điều này cho thấy rằng ngay cả những học trò với một sự tận tâmtôn kính vị thầy của họ cũng nên có sự thông tuệ để chỉ ra những sai sót mà vị thầy của họ đã vấp phải.

Một thí dụ khác liên quan đến bậc thầy Ấn ĐộPháp Xứng (Dharmakirti), thầy của ông là một học trò của một học giả uyên bác vào thế kỷ thứ bảy là Trần Na (Dignaga). Pháp Xứng dùng những tác phẩm của Trần Na trong sự nghiên cứu của ông về “triết lý của tự nhiêngiới hạn của kiến thức” (epistemology). Khi đọc những tác phẩm với thầy của ông, Pháp Xứng nhận tháy rằng ngay cả thầy của ông cũng không hoàn toàn hiểu những ý nghĩa của Trần Na. Khi Pháp Xứng đề cập điều này đến thầy của ông, thầy ông mời ông viết một luận giải lấy những lời giải thích của chính ông như một đối tượng của bài phê bình.

Những thí dụ này cho thấy rõ ràng rằng những bậc thầy lớn thật sự mang trái tim lời dạy của Đức Phật rằng những đệ tử của Ngài không nên chấp nhận những lời của Ngài một cách đơn giản bằng sự tôn kính mà nên nghiên cứu cẩn thận chúng trong cách của thợ kim vàng thử vàng qua việc chà xát, cắt gọt, và đốt cháy rồi mới chấp nhận giá trị những lời dạy của Ngài chỉ trên căn bản sự phân tích của chính họ.

Đại thừa có một truyền thống lâu dài đưa những lời dạy của Đức Phật để phân tích tỉ mĩ và thể nghiệm, theo đấy với một sự dẫn giải ra tiếp cận để phân biệt giữa những lời dạy có thể được thấy những giá trị ở bề mặt và những lời dạy đòi hỏi sự giải thích sâu hơn. 21 Điều này là cần thiết bởi vi có những lời dạy trong kinh điển, nếu theo từng chữ, thật sự mâu thuẫn với lý tríkinh nghiệm. Những lời diễn giải này đã được tạo nên bởi những hành giảđạo sư Đại thừa, những người có niềm tin duy nhất và không lay chuyển ở Đức Phật, một số vị thật sự muốn hy sinh cả tính mạng để phụng sự Đạo Pháp. Ngay cả những đạo sư tận tâm như thế cũng mang lời của Đức Phật để phân tích phê bình.

THIẾT LẬP SỰ TIN CẬY CHÍNH ĐÁNG

Trong Đại Luận Thuyết, đạo sư Tông Khách Ba đi vào diễn tả một phong cách thật sự của sự nương tựa tin cậy chính đáng ở một vị thầy tâm linh nên được phát triển và thiết lập. Ngài viết, “Nương tựa tin cậy một vị thầy tâm linh là nền tảng của con đường, bởi vì vị thầy tâm linh là cội nguồn của tất cả những lợi ích tạm thời và (đặc thù) chủ yếu.” Điểm chỉ ra ở đây là nếu chúng ta gặp một vị thầy tâm linh chân thật, vị này có thể giúp chúng ta mở con mắt của tỉnh thức và hướng dẫn chúng ta trên con đường.

Sự thực hành nương tựa tín cẩn một vị thầy tâm linh được biểu hiện thông qua cả tư tưởng và hành động, nhưng tín cẩn qua tư tưởng là chìa khóa then chốt. Điều này bao hàm sự phát triển hai phẩm chất chính, tin tưởngtôn kính. Trong con đường tiệm tiến (lam-rim), chúng ta thường thấy những sự trích dẫn từ kinh điển Kim Cương thừa nói rằng chúng ta phải nhận thức vị thầy của chúng ta như một vị giác ngộ chân thực. Đấy là điều quan trọng nổi bật của sự thực hành này.

Bằng sự khuyến khích chúng ta trau dồi một nhận thức về vị thầy của mình như một vị giác ngộ, luận giải con đường tiệm tiến không có nghĩa rằng sự tin cậy như thế ở vị thầy tâm linh là không thể thiếu. Nếu chúng ta nhìn vào cấu trúc của giáo huấn con đường tiêm tiến, mặc dù tất cả những sự thực tập được tổ chức trong khuôn khổ của ba giai đoạn, những sự thực hành của giai đoạn đầu và giữa được xem như những sự thực hành thông thường, thuật ngữ “thông thường” ngụ ý rằng trong chúng và tự chúng không phải là những sự thực tập đầy đủ hay hoàn toàn.

Giai đoạn đầu của giáo huấn thảo luận về việc cần thiết trau dồi sự khao khát cho một sự tái sinh tốt đẹp hơn và chứa đựng những sự thực tập liên hệ đến nguyện vọng ấy. Giai đoạn giữa của giáo huấn đối diện với những sự thực tập của Ba Sự Rèn Luyện Cao Cấp về đạo đức, thiền định, và tuệ trí (giới, định, tuệ), nhưng ngay cả ở đây chúng không được trình bày một cách đầy đủ bời vì chúng vẫn còn ở trong phạm vi của con đường Đại Thưà. Vấn đề là những luận giải của con đường tiệm tiến (lam-rim) được viết cho rằng khuynh hướng căn bản của hành giả là để tiến vào con đường Kim Cương Thừa nhằm mục tiêu đạt đến giác ngộ (giai đoạn lớn). Vì thế, mặc dù giáo huấn con đường tiệm tiến (lam-rim) trình bày ý tưởng của nhận thức vị thầy của mình như một vị giác ngộ chân thật, nó không có nghĩa là mỗi sự thực tập tâm linh đơn lẻ tùy thuộc trên loại tín cẩn ấy. Trau dồi nhận thức vị thầy của mình như một vị giác ngộ hoàn toàn, chỉ là sự liên hệ trong phạm vi của Kim Cương Thừa mà không phải trong những sự thực tập thông thường.

Sự tín cẩn nương tựa thực sự ở vị thầy tâm linh được thực hành thông qua sự trau dồi những tư tưởng nào đấy, tin tưởng, khâm phục và tôn kính một cách đặc thù, căn cứ trên việc nhận thức lòng ân cần thân ái to lớn của vị thầy của mình. Tuy thế, nó không chấm dứt ở đấy, thực tế, mục tiêu chính của việc trau dồi những thái độ như thế là để đánh thức lòng nhiệt tình và tận tâm cho sự thực tập của chúng ta. Bằng sự trau dồi những tư tưởng như ngưỡng mộ và tôn kính, chúng ta phát triển một sự cảm kích (và đánh giá) sâu hơn với những gì vị thầy tâm linh đã biểu hiện, và sự thệ nguyện cùng dâng hiến của chúng ta để sự thực tập tăng tiến một cách tự nhiênPhương cách tốt nhất của việc làm một sự cúng dường đến vị thầy của mình là thực tập những gì mà chúng ta đã được dạy. Như Milarepa đã viết, “tôi chẳng có bất cứ món vật chất nào để cúng dường thầy tôi, nhưng tôi vẫn có sự cúng dường tốt nhất – sự thực tậpkinh nghiệm của tôi.”

Trong những tác phẩm của những vị thầy lớn chúng ta tìm thấy một dòng tuyên bố rằng trong khi có thể có một câu hỏi như duy chỉ sự thiền quán có thể đưa chúng ta đến giải thoát hay không, không có một sự nghi ngờ nào về lòng tin sâu xa, sự cung hiến tận tâm và sự tôn kính vị thầy mình có thể có. Điều này khuyến nghị rằng, trong luận giải của Kim Cương Thừa, nếu chúng ta cảm thấy một cách sâu sắc, trong một niềm tin duy nhất và sự tôn kính đối với vị thầy tâm linh của mình, chúng ta sẽ kinh nghiệm một nhiệt tình vô hạn và có một sự tiến bộ nhanh chóng trong việc thực tập của chúng ta.

Đạo sư Luân Giới (Chakrasamvara), Gandapa, đã viết rằng một mình vị thầy tâm linh có thể hướng dẫn chúng ta đến giải thoátTuy nhiên, bình luận về điểm này, đạo sư Tông Khách Ba nói rằng thuật ngữ “một mình” ở đây không phải là độc nhất nhưng đúng hơn là nhấn mạnh đặt trên sự quan trọng của việc tín cẩn nương tựa với vị thầy tâm linh trong phạm vi Kim Cương Thừa. Sự dâng hiến đến vị thầy của mình không độc chiếm sự cần thiết của tất cả những sự thực tập khác, bởi vì chỉ sự dâng hiến không thôi thì không thể đưa đến giải thoátChúng ta cần hiểu những phạm vi khác nhau trong những nhận thức nào đấy liên hệ. Nếu chúng ta có một sự thông hiểu rộng rãi toàn bộ ý tưởng về tín cẩn nương tựa ở một vị đạo sư, nó sẽ giúp chung ta đối phó với một số những vấn đề rắc rối và khủng hoảng mà chúng ta thấy ngày nay trong việc liên hệ với sự thực hành này.

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

HỎI: Nếu tôi không hiểu sai những gì Ngài nói trước, phần thực tập tín cẩn nương tựa đạo sư là chỉ ra chỗ mà chúng ta nghĩ vị thầy của chúng ta đã sai lầm. Thứ nhất, chúng ta làm gì khi gần như không thể nói lên sự bất đồng quan điểm hay ý kiến đến vị thầy của mình bời vì những người ở chung quanh vị đạo sư có khuynh hướng ngăn trở để bày tỏ những lời phê bình? Thứ hai, làm thế nào chúng ta hòa thuận khi nắm lấy những quan điểm khác biệt một cách căn bản trên những vấn đề nào đấy từ những lời giảng dạy bởi vị đạo sư của mình?

ĐÁP: Nếu một vị đạo sư hay một vị thầy tâm linh đã làm điều gì đấy sai lầmcần thiết được chỉ ra, có thể có hai loại động cơ cho những ai đấy ở chung quanh vị thầy – thí như những thị giả hay những vị đệ tử thân cận – cố gắng để che dấu nó hay phòng ngừa việc vạch trần nỏ ra hay chỉ nó ra đến vị thầy. Mặt khác, động cơ của họ có thể hoàn toàn vô tội, họ có thể chỉ đang cố gắng bảo vệ và hổ trợ vị thầy của họ. Những động cơ như thế là kết quả của mù quáng hơn là một sự vận động chủ tâm của hoàn cảnhTuy thế, ngay cả nếu trường hợp ấy, vẫn có sự nguy hiểm có thể tổn hại vị thầy, thực tế, thành ngữ Tây Tạng nói rằng những đệ tử sốt sắng sùng kính có thể biến một vị thầy đúng đắn thành một người sai lầm.

Mặt khác, động cơ của những người thị giả và những người đệ tử thân cận có thể là thế gian hơn – họ có thể không muốn làm cho những việc làm sai trái của thầy họ công cộng hóa vì sợ tổn hại đến danh dự của vị ấy. Điều này hoàn toàn sai, và chúng ta phải tìm một cách biểu lộ sự quan tâm của chúng ta đến vị thầy của mình. Tuy thế, cũng rất quan trọng để bảo đảm rằng động cơ của chính chúng tatrong sạchChúng ta không nên hành động vì thù địch đến vị thầy mình hay đơn giản chỉ vì mong muốn biểu lộ sự không hài lòng của chúng ta. Như tuyên bố của những lời giáo huấn Đại Thừa, chúng ta phải bảo đảm rằng mọi thứ mà vị thầy của mình giảng dạy phù hợp với những lời giáo huấn của Đức PhậtChúng ta cũng phải thực hành phương châm của sự nương tựa trên lời giáo huấn mà không phải là cá nhân vị ấy (y pháp bất y nhân). ­­22

Để trả lời cho câu hỏi thứ hai, không chắc rằng ông (hay bà) không đồng ý với thầy của mình trên mỗi vấn đề đơn lẻ. Điều đó hầu như không có thể xảy ra. Về cơ bản, chúng ta nên tiếp nhậnthực hành những lời dạy phù hợp với căn bản giáo huấn của Đức Phật và đừng để ý đến những điều không phù hợp.

HỎI: Chúng tôi có cần một vị đạo sư để đạt đến giác ngộ hay chi học hỏi giáo Pháp , sống một cuộc đời đạo đức, tham dự các khóa thuyết giảngthực hành thiền quán là đủ?

ĐÁPDĩ nhiên có thể thực hành, học hỏi, và hướng một đời sống đạo đứckhông thật sự cần một vị đạo sư. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu rằng khi chúng ta nói về giác ngộ, chúng ta không phải nói về điều gì ấy mà có thể được đạt đến trong vài năm mà là về một nguyện vọng tâm linh, và điều ấy trong một số trường hợp có thể cần đến nhiều kiếp sống và khoảng thời gian vô tận. Nếu chúng ta không thể tìm ra một vị thầy đủ khả năng, người mà chúng ta có thể giao phó sự cát tường tâm linh của mình, thế thì dĩ nhiên, để giao phó tự thân đến những lời dạy về giáo Pháp thật sự và sự thực hành trên căn bản ấy là có hiệu quả hơn.

Chúng tôi có thể kể một câu chuyện liên quan về điều này. Dromtönpa là một vị đạotâm linh lớn người thật sự là hiện thân của những lời giáo huấn vị tha của sự trao đổi lợi ích bản thân và những người khác. Thực tế, cuộc đời sau này của ngài, ngài tự dâng hiến mình để phục vụ những người khổ đau vì bệnh phong hủi. Ngài sống với họ và cuối cùng đánh mất đời sống chính ngài với chứng bệnh ấy.

Khi Dromtönpa nằm chờ chết, đầu ngài nằm trên đầu gối một trong những người đệ tử lớn của ngài, Potowa, và thấy Potowa đang khóc. Rồi thì Potowa nói rằng, “Sau khi thầy viên tịch, chúng con có thể giao phó sự cát tường tâm linh của chúng con cho ai? Chúng con có thể xem ai như thầy của chúng con?” 

Dromtönpa trả lời, “Đừng lo lắng. Các con vẫn còn có một vị thầy sau khi ta ra đi

Tam tạng kinh điển, là những lời dạy của Đức Phật. Hãy giao phó chính mình cho Tam tạng kinh điển, và lấy Tam tạng như thầy của các con.”

Tuy vậy, khi chúng ta tiến hành theo con đường tâm linh, tại mỗi thời điểm chúng ta chắc chắn sẽ gặp một vị thầy thích hợpđúng lúc.

HỎI: Nhiều kinh luận diễn tả mục tiêu của hành giả như chính là Phật quả, tuy thế trong những pháp sư phương tây ở đấy dường như làcó khuynh hướng đối với việc chấp nhận những kết quả từng phấn, giống như Phật quả là điều không thể đạt đến. Thái độ mới này là chấp nhận tâm luân hồi ngắt quảng bằng những giai đoạn tâm linh và dường như được đặt căn cứ trên sự bất lực để đạt đến sự giải thoát hoàn toàn cho chính họ của những vị thầy mẫn cán. Có phải tìm kiếm Phật quả trong đời sống này vẫn có thể làm được trong điều mà Đức Phật tuyên bốthời kỳ đen tối (mạt pháp) của Phật giáo?

ĐÁP:  Nếu chúng ta hiểu tiến trình để đạt đến Phật quả từ nhận thức Đại Thừa phổ quát, sự đạt đến Phật quả trong thời gian ba vô số kiếp (ba a tăng kỳ kiếp) được nói là một quan điểm nhanh chóng. Một số kinh luận nói đến bốn mươi a tăng kỳ kiếpTuy nhiên, theo những giáo huấn Kim Cương Thừa phổ thông, những hành giả với những trình độ nhận thức cao (chứng pháp) có thể kéo dài tuổi thọ tối đa của họ và đạt đến Phật quả chỉ trong một kiếp sống. Giáo huấn Tantra Yoga Tối Thượng nhận định rằng thậm chí trong đời sống ngắn ngủi của con người, có thể có những sự giác ngộ hoàn toàn hiện hữu.

Cũng có ý kiến của một số chúng sinhthể đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn sau một khóa tu tập ba năm, điều này quá khác với sự tuyên truyền của cộng sản Hoa Lục. Chúng tôi bình phẩm điều này một phần như đùa, nhưng một phần hoàn toàn nghiêm chỉnh –thời gian chúng ta dự đoán càng ngắn, hiểm họa đánh mất can đảm và nhiệt tình càng gia tăng. Bỏ qua một bên câu hỏi sẽ mất ba hay bốn mươi a tăng kỳ kiếp để đạt đến giác ngộ, khi chúng ta trau dồi một cách sâu xa những quan điểm (tình cảm) đầy năng lực như thế những điều ấy trùng hợp với lời nguyện cầu của tôn giả Tịch Thiên (Shantideva),

Cho đến khi nào không gian còn tồn tại
Cho đến khi nào vẫn còn chúng sinh 
Cho đến lúc ấy, nguyện cho tôi vẫn hiện hữu
Để xua tan khổ đau cho trần thế.

Thời gian hoàn toàn không liên quan, chúng đang nghĩ trong những hình thức của vô tận (không bờ bến). Cũng thế, khi chúng ta đọc kinh điển Đại Thừa đường đi qua gắn liền với sự thực hành Bồ Tát Đạo của điều gọi là áo giáp nhẫn nhục, một lần nữa thời gian chẳng có ý nghĩa. Đây là những quan điểm can trườngcảm hứng vô cùng tận.

Illuminating the Path to Enlightenment
Chapter Three: Relying on a Spiritual Teacher
http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=398&chid=1009
Hồng Nhu dịch kệ
Tuệ Uyển chuyển ngữ
18-06-2009

Tạo bài viết
25/07/2011(Xem: 111700)
10/10/2010(Xem: 107854)
10/10/2010(Xem: 110144)
10/08/2010(Xem: 112917)
08/08/2010(Xem: 118670)
21/03/2015(Xem: 23641)
27/10/2012(Xem: 66641)
09/09/2017(Xem: 12221)
02/09/2019(Xem: 8998)
09/04/2016(Xem: 15621)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: