Thư Viện Hoa Sen

Liễu Ngộ

02/07/201212:00 SA(Xem: 49654)
Liễu Ngộ

LIỄU NGỘ
Thích nữ Tịnh Quang


Ni sư Ryonen sinh năm 1797. Cô là cháu nội của Shingen, một vị tướng Nhật nổi tiếng. Sắc đẹp quyến rũthiên tài về thi ca đã khiến cô trở thành một công nương trong triều đình, kề cận bên hoàng hậu khi mới 17 tuổi. Tuy còn quá trẻ như thế nhưng danh vọng đã chờ đón cô.

Rồi vị hoàng hậu kính yêu của cô đột ngột qua đời và những mơ ước tràn đầy hy vọng của cô cũng tan thành mây khói. Cô bỗng nhận thức được một cách sâu sắc về sự vô thường trong cuộc sống trên thế gian này. Ngay khi ấy, cô mong muốn được tu học thiền.

Tuy nhiên, gia đình cô không đồng ý và gần như ép buộc cô phải lập gia đình. Ryonen chỉ đồng ý nghe theo với điều kiện là sau khi sinh 3 đứa con cô sẽ được phép xuất gia làm ni cô.

Khi cô chưa được 25 tuổi thì điều kiện này đã đáp ứng, và chồng cô cũng như những người thân khác không còn ngăn cản ước nguyện của cô nữa. Cô cạo tóc, lấy tên mới là Ryonen, có nghĩa là “liễu ngộ” hay “giác ngộ hoàn toàn”. Rồi cô khởi sự cuộc hành trình cầu đạo.

Cô tìm đến thành phố Edo và cầu xin ngài Tetsugyu nhận làm đệ tử. Chỉ nhìn thoáng qua, vị thầy này đã từ chối ngay vì cô quá đẹp!

Ryonen lại tìm đến một bậc thầy khác, ngài Hakuo. Ngài cũng từ chối với cùng lý do, bảo rằng sắc đẹp của cô hẳn chỉ gây ra phiền toái mà thôi!

Ryonen liền lấy bàn ủi nóng áp lên mặt mình. Chỉ trong chốc lát, sắc đẹp của cô đã vĩnh viễn không còn nữa.

Ngài Hakuo liền nhận cô làm đệ tử.

Để ghi nhớ sự kiện này, Ryonen đã viết mấy câu thơ phía sau một tấm gương soi nhỏ:

Ta đốt hương khi theo hầu hoàng hậu,
Để làm thơm những y phục đẹp xinh.
Giờ đây làm kẻ hành khất không nhà,
Ta đốt khuôn mặt để bước vào cửa thiền.

Khi ni sư Ryonen sắp lìa bỏ thế giới này, bà để lại một bài thơ khác:

Sáu mươi sáu mùa thu,
Từng đổi thay trước mắt.
Ta đã nói đủ rồi,
Về ánh sáng vầng trăng.
Thôi đừng hỏi thêm nữa,
Chỉ lắng nghe thông ngàn,
Và những cây bách hương
Khi không có gió!

(Trích 101 câu chuyện thiền, Nguyên Minh dịch)

Bình:

đời người ta thường chạy theo danh và sắc, khi vào đạo để rũ bỏ danh sắc cũng cần đòi hỏi cả một quá trình tu luyện để mới giải trừ được nghiệp ái dục này.

Là một người sống trong giàu sang danh vọng, việc từ bỏ tất cả danh sắc của Ryonen không phải là hành động dễ dàng đối với nhiều người khi đang trên đỉnh cao của danh sắc.

Biết sắc vốn là giả, không muốn làm xao động cho những người cùng tu, và muốn chứng tỏ tâm tha thiết cầu đạo của mình, Ryonen đã đem bàn ủi nóng ủi vào mặt mình là hành động của một người thượng căn không thua gì ngài Huệ khả chặt tay mình để dâng lên Tổ Sư Đạt Ma để cầu mong khai tâm mà không phải ai cũng làm được.

Thói thường người ta hay bám theo danh và sắc, nhất là phái “đẹp”, để được đẹp hơn người ta càng trau chuốc hoa hương và làm đủ mọi cách để tôn vinh bản thân. Những người chưa đẹp thì phải đi thẩm mỹ để chỉnh sửa mắt môi…để thu hút người khác. Ở phương Tây nam giới bây giờ cũng không thua gì nữ giới, cũng nước hoa xông ướp vào mình, cũng đua nhau đi chỉnh hình để tìm được công việc dễ dàng như phái nữ và để được phái nữ yêu mến hơn. Xem ra nghiệp ái dục thật là mãnh liệt, cho nên trong kinh Tứ Thập Nhị chương đã thốt lên rằng: “…nếu trên đời này có hai thứ như thế chắc không ai có thể hành đạo được.”

Ngoại hình là một vấn đề quan trọng đối với đời sống con người, đàn ông hay đàn bà có ngoại hình đẹp dễ gặp may mắn và làm thay đổi tương lai của bản thân (dù không hoàn toàn tuyệt đối). Dù là hư danh nhưng sắc dục đã điều động và chi phối vũ trụ thế giới. Xưa nay, không ít các Đế vương, các Chính trị gia chỉ vì sắc đẹp của đàn bà mà khiến cho mình tan thân mất mạng, quốc gia nghiêng ngửa, lao đao… (bộ mặt của thế giới được điều động bởi nữ sắc - nếu mỹ nhân có tâm đức đó là cái phước cho nhân loại).

Trong Phật giáo để bước qua khỏi danh sắc phải có quá trình dụng công bằng phương pháp quán chiếu về các pháp vô thường (không bền), khổ và vô ngã (không có tự ngã). Nếu bất cứ pháp nào mà còn hữu ngã, còn đối đãi thì không phải là pháp Phật. Trước giờ thành đạo, Đức Thích Tôn cũng đã vượt qua cửa ải chấp thủ của những ma sắc nguy hiểm này.

Trong Thiền Tông để đạt được cảnh giới giải thoát, hành giả cũng theo trình tự qua ba giai đoạn như Thiền sư Duy Tín đã trải qua

“Trước khi gặp thiện tri thức, tôi thấy núi sông là núi sông.
Sau khi gặp thiện tri thức chỉ dạy, tôi thấy núi sông không phải là núi sông.
Sau ba mươi năm, tôi thấy núi sông là núi sông”
.

Quá trình này cũng có thể được phân chia cho ba căn cơ:

Hạ căn: khi mới tu còn chấp sắc là sắc, còn có tâm phân biệt sắc nam sắc nữ (còn tham ái).

Trung căn: Sau thời gian học Phật, thì thấy sắc vốn là bất tịnh, vô thườnggiả hợp.

Thượng căn: Nhiều năm tu luyện thì không còn thấy có và không nữa. Không còn tâm phân biệt chi phối, hoàn toàn làm chủ được ý niệm.

Trình độ xả ly thủ ái của hành giả như thế nào còn tùy thuộc về cái thấy danh và sắc của hành giả.

Người đệ tử Phật dù tăng hay tục, việc cơ bản và đầu tiên phải tu tập ngay nơi tự thân, phải quán chiếu thân, phải nhàm gớm thân thúi của mình mới có thể liễu ngộ được Phật pháp.

Trong kinh Thân Quán Đức Phật bảo các thầy Tỳ kheo phải quán thân mình là thân dơ ác: “… thân nầy bao gồm thịt da máu mủ tạo thành, chất chứa đầy phân dãi. Tự quán rằng thân nào có sạch sẽ, thường có chín lỗ ác bệnh không sạch chảy ra, nó thường cùng với oan gia cấu kết cho đến già chết, và gồm nhiều thứ bịnh tật, đâu không là ác? Thân đến lúc mất, bấy giờ không còn dùng đựợc, chỉ còn đem chôn tử thi dưới đất vì sợ chồn sói nhận ra, có đâu không thấy hổ thẹn lại thích tham dâm…”

Nếu người nam hay nữ còn đắm chấp thân tướng của mình, cho rằng thân mình tốt hơn thân kẻ khác, thân nam tốt hơn thân nữ hay thân nữ tốt hơn thân nam là đều còn u mê. Trong kinh Kim Cang đức Phật phủ nhận tất cả sắc tướng rằng “phàm sở hữu tướng giai thi hư vọng” (tất cả các tướng đều là dỏm), chấp tướng không những là tâm hư vọng mà là nguyên nhân dẫn đến những dục vọng làm nhân cho sinh tử luân hồi mà trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật đã dạy “dâm tâm bất trừ, trần lao bất khả xuất”.

Muốn bước ra khỏi trần lao, muốn liễu ngô Phật pháp bạn phải can đảm từ bỏ những gì mình yêu quí nhất, phải lột bỏ được danh sắc hư ngụy đang đeo bám trên tấm thân giả hợp sinh lão bệnh tử này.

Đó cũng là sự liễu ngộ, sự trở về đầy huyền bí và thi vị của thiền Ni Ryonen:

“…Về ánh sáng vầng trăng.
Thôi đừng hỏi thêm nữa,
Chỉ lắng nghe thông ngàn,
Và những cây bách hương
Khi không có gió!

 

BÀI ĐỌC THÊM:

MỸ NỮ TỰ HỦY SẮC ĐẸP ĐỂ XUẤT GIA - Thích Minh Trí biên dịch

 

 


n
Tạo bài viết
07/04/2017(Xem: 16893)
07/07/2013(Xem: 22133)
26/05/2013(Xem: 15312)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: