Thư Viện Hoa Sen

Niết Bàn Hay Địa Ngục

15/10/201012:00 SA(Xem: 37923)
Niết Bàn Hay Địa Ngục

NIẾT BÀN HAY ĐỊA NGỤC
Thích Phước Đạt

Sống giữa xã hội hiện đại của những năm đầu thế kỷ 21 mà nói chuyện Niết bàn hay Địa ngục, có người tưởng chừng như là chuyện phi thực, thế mà có thật đấy. Một trăm phần trăm!

Dẫu trong khối óc của ai đó lại chứa đầy ắp kiến thức khoa học công nghệ hiện đại, hay trong tay đầy đủ phương tiện công nghệ kỹ thuật, nếu họ không có quan điểm thái độ sống rõ ràng thì lại càng dễ chứng minh và xác thực điều đó.

Thế thì Niết bàn hay Địa ngục là gì? Nhân mùa Vu lan về, bạn tự hỏi lòng mình khắc biết?

Chắc bạn còn nhớ câu chuyện ngài Mục Kiền Liên năm xưa nhờ có đôi mắt Tuệ giác mà nhìn thấy mẹ mình đoạ vào Địa ngục làm thân quỷ đói. Thương mẹ vô cùng, Ngài liền dâng cơm cho mẹ mình. Do đói khác lâu ngày, mẹ Ngài liền lấy một tay che chắn bát cơm để không ai thấy để xin, một tay bốc ăn vội vã.

Than ôi, cơm chưa đến miệng đã hoá thành lửa cháy. Hỏi ra mới biết Phật dạy Thân mẫu Ngài do lúc sinh tiền vốn “giàu lòng” bỏn xẻn, sinh tâm tham đắm các thứ, suốt một đời tạo nghiệp xan tham nên khi lâm chung đoạ lạc vào cảnh giới Địa ngục, làm thân quỷ đói.

Đã thế khi nhận bát cơm của Tôn giả Mục Liên, bà vẫn khởi lòng tham, ích kỷ tột cùng nên lửa tham trong lòng mẹ Ngài đã thiêu huỷ bát cơm của sự hiếu thảo ngọt ngào!

Bên kia bờ Đại dương của nền văn minh Hy Lạp vẫn còn đó câu chuyện về anh chàng lãng tử, siêng ăn nhác làm, cộng thêm lòng tham vô đáy! Ngày ngày chàng ta cứ ra bờ sông, tự hát khúc nhạc lòng muôn thuở với nước đầy ngấn chấm chân, và trên đầu có những cành cây sai trái phủ xuống ngang mày.

Cứ mỗi lần định đưa tay lên hái quả nào ăn thì cành cây cứ cất cao lên dần, vì thế chẳng bao giờ chàng hái được quả nào. Còn khi chàng định cúi xuống để vốc nước uống thì nước cứ cạn dần. Khổ đau thay cho thân phận một kiếp người.

Xem ra, phương Đông cũng như phương Tây, con người cũng cùng chung cảnh ngộ, tuỳ theo nghiệp nhân nghiệp quảthọ hưởng cảnh giới Niết bàn hạnh phúc hay đoạ lạc vào Địa ngục trần gian.

Điều đầy khiến mọi người như chúng ta phải suy nghĩ: Hễ tâm chứa chất đầy các hạt giống tham lam, sân hận, si mê thì hoá ma, còn tâm dung chứa chất các chất liệu từ bi hỷ xả thì hoá Phật. Phật từ tâm hoá hiện, ác ma cũng từ tâm mà hiện khởi.

Thế thì, trong trong thế giới đầy sinh độngảo giác này, ai biết hướng tâm theo con đường thiện, tạo việc thiện thì thụ hưởng cảnh giới an lành, ai hướng tâm theo con đường ác, tạo việc ác thì chắc chắn sẽ đoạ lạc vào trong cảnh giới ác khổ đau. Chính đức Phật dạy: “Một số sinh bào thai, Kẻ ác sinh địa ngục, Người thiện lên cõi trời, Vô lậu chứng Niết bàn.” (Pháp cú 126).

Đến đây, chắc bạn đã ít nhiều nhận ra cảnh giới Địa ngục hay Niết bàn là có thật rồi. Hẳn nhiên, bạn sẽ đồng ý với tôi, mỗi khi tâm ác, việc làm ác có thật thì ắt cảnh giới ác đầy khổ đau cũng có thật. Đó là Địa ngục trần gian. Khi tâm thiện, việc làm thiện có thật thì cảnh giới thiện cũng có thật. Ấy là Niết bàn hạnh phúc ngay giữa cuộc đời này.

Dẫu bạn có tin hay không, cánh cửa Niết bàn hay Địa ngục vẫn mở. Vấn đề tối hậu là bạn phải chọn cho mình một hướng đi và thái độ sống để đến cảnh giới an lạc, vô sinh bất tử, giải thoát khổ đau đang vây bủa chính mình hàng ngày.

Thế nên, trong thế giới hiện hữu đầy biến động của sự chuyển hoá không ngừng của cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ và thông tin toàn cầu, khi mà mọi giá trị cuộc sống hầu như được con người chuẩn hoá bằng thước đo đồng tiền thì biên giới giữa cái thiện và ác hầu như khó phân biệt, do chúng được nối kết bởi lòng tham vô đáy, lòng sân vô tận, lòng si vô cùng của con người.

Trong khi đó, đức Phật lại xác định cảnh giới của thiện tâmác tâm, giữa pháp thiện và pháp ác rất là sai khác và rất xa vời lẫn nhau bằng một hình ảnh tuyệt đẹp đầy sống động dễ nhớ:

Thật xa là xa, là xa khoảng cách giữa mặt đất và bầu trời. Thật là xa, thật xa, khoảng cách giữa bờ biển bên này và bờ biển bên kia. Thật là xa, thật là xa, khoảng cách chỗ mặt trời mọc và chỗ mặt trời lặn. Nhưng còn cách xa, cách xa hơn nữa là khoảng cách giữa pháp của bậc thiện và pháp của kẻ ác". (Tăng chi kinh).

Thế nên, bạn phải biết phân biệt trong sự vàng thau lẫn lộn của cuộc sống đời thường thế nào là pháp thiện, thế nào là pháp ác để chọn cho mình một hướng đi một sự bình an nội tại trong tâm hồn. Chính du sĩ Vachhagota đã thỉnh cầu đức Phật giảng vắn tắt các pháp thiện và pháp bất thiện một cách rõ ràngđể tấn tu cầu giải thoát an lạc:

“Tham là bất thiện, sân là bất thiện, si là bất thiện; ngược lại vô tham là thiện, vô sân là thiện; vô si là thiện. Như vậy ba pháp là bất thiện, ba pháp là thiện. Sát sinh la bất thiện, từ bỏ sát sinh là thiện. Lấy của không cho là bất thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện. Tà hạnhbất thiện, từ bỏ tà hạnh là thiện. Nói láo là bất thiện, từ bỏ nói láo là thiện. Nói hai lưỡi là bất thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là thiện. Nói ác khẩubất thiện, từ bỏ nói ác khẩu là thiện. Nói phù phiếmbất thiện, từ bỏ nói phù phiếm là thiện. Xan thambất thiện, từ bỏ xan thambất thiện. Tà kiếnbất thiện, từ bỏ tà kiến là thiện. Như vậy là Vachhagota, mười pháp là bất thiện, nmười pháp là thiện”. (Trung bộ kinh).

Trên bước đường trở về đời sống thực nghiệm hướng nội, bạn sẽ thấy đầy hương thơm quả ngọt của miền đất lành được ươm trồng bằng các hạt giống Bồ đề của pháp thiện:

Hương các loài hoa thơm, Không ngược bay chiều gió, Nhưng hương người đức hạnh. Ngược gió tung bay. Chỉ có bậc chân nhân. Toả khắp mọi phương trời.” (Pháp cú 54).

Tại đây, bạn tự giải thoát được mọi ràng buộc, mọi bức bách, áp chế do cuộc sống vây bủa thành ngục tù nô lệ. Mọi cám dỗ “ma đưa lối, quỷ dẫn đường” của tiền tài danh vọng hầu như tan rã, thậm chí ngay cả những ham muốn sâu kín nhất trong tâm hồn cũng biến mất.

Đầu tiên là bạn liễu đạt rõ về sự nguy hại, sự hạ liệt, sự uế nhiễm, của các pháp bất thiện và thấy rõ sự viễn ly, sự lợi ích, sự thanh tịnh của các pháp thiện để bắt đầu hội nhập đời sống hướng thượng để thăng chứng tâm giải thoáttuệ giải thoát ngay giữa cuộc đời này.

Trong kinh Tăng chi I, đức Phật đã tuyên bố rõ ràng về sự lợi ích của pháp thiện, sự nguy hại của pháp bất thiện đối với mỗi người nhằm quyết định sự thăng hoá thác sanh vào Thiên giới cõi trời với những lợi ích an lạc hay đoạ lạc vào Địa ngục cõi ác với những nguy hại khổ đau đang mong chờ:

“Ta tuyên bố dứt khoát rằng, này A Nan Đà, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều phải nên làm. Nếu làm những điều nên làm ấy thời có những lợi ích như sau được chờ đợi: Tự mình không chê trách mình, sau khi biết thời kẻ trí tán thán, tiếng lành đồn xa, không bị si ám khi mệnh chung, sau khi chết được tái sinh vào cõi trời, cõi đời này”.

Ngược lại Ta tuyên bố dứt khoát, này A Nan, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy thời có những nguy hại như sau chờ đọi: Tự mình chê trách mình sau khi biết thời kẻ trí chê trách, tiếng ác đồn xa, bị si ám khi mệnh chung, sau khi chết sinh vào cõi dữ, cõi ác, địa ngục”

Cuối cùng bạn là người phải tự nỗ lực tiến sâu vào suối nguồn Tuệ giác vô thượng bằng sự hành trì thực nghiệm tâm linh qua sự tu tập tâm sau khi xác định pháp thiện. Đức Phật đã xác thực tâmtu tập là tâm dễ sử dụng, dễ nhu nhuyến đem lại lợi ích lớn, có khả năng dẫn tâm đặt đúng hướng thượng, hướng giải thoát, giác ngộ Niết bàn. Ngược lại tâm không tu tập là tâm đem lại khổ đau, đưa đến hướng tà, hướng cõi ác, đoạ lạc địa ngục:

“Này các Tỷ kheo, Ta không thấy một pháp nào khác đem lại lợi ích lớn như tâm đươc điều phục, tâm được hộ trì, được phòng hộ, được bảo vệ, tâm được đặt đúng hướng… Này các Tỷ kheo, với tâm đặt đúng hướng là minh sinh khởi, có thể chứng ngộ Niết bàn. Sự tình này có thể xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ kheo, vì tâm đặt đúng hướng” (Tăng chi kinh).

Đến đây, chúng ta chẳng còn gì để nói, ít nhất là lúc này. Trong cõi đời ảo hoá đầy mộng mị này, Niết bàn hay Địa ngục chỉ là những cảnh giới đều do tâm của mỗi người biến hiện. Bạn đang sống hạnh phúc hạnh phúc hay khổ đau trong cảnh giới nào, chắc bạn là người tự cảm nhận, tự biết mình hơn ai hết.

Bất chợt, tôi nhớ đến Câu chuyện Thiền sư với anh chàng Ngự lâm mà bản thân đã được nghe hôm nào sẽ góp phần chia sẽ quan điểm, thái độ sống cùng bạn trước sự chọn lựa con đường phải đi, phải hướng đến và an trú trước cánh cửa Niết bàn hay Địa ngục như một lời kết:

Chàng Ngự lâm hỏi:
- “Thưa Thiền sư, xin Ngài cho biết có thực cõi Niết bànĐịa ngục không?
Vị Thiền sư hỏi lại:
- “ Người là ai?
- “Tôi là Ngự lâm quân của nhà vua”
- “Vô lý! Nhà vua nào mà nhận ngươi làm ngự lâm quân”
- “Ta trông người chẵng khác tên ăn mày”!
Nghe nói tới đó, chàng Ngự lâm vỗ lên thanh gươm đeo trên mình, đôi mắt giận dữ nhìn chòng chọc Thiền sư như muốn trút hết căm hờn.
Vị Thiền sư cười ngất:
- “Ha, ha, ngươi lại đeo chiếc gươm nữa à? Thanh gươm cùn nhụt đó mà cắt cổ được ai?”
Đến đây, chàng Ngự lâm không còn dằn lòng được nữa, chàng liền rút thanh gươm ra vung mạnh lên.
Vị Thiền sư an nhiên đáp:
- “Giờ thì ngươi hiểu được phân nửa câu giải đáp: Ngươi đang mở cửa Địa ngục
Người Ngự lâm rút vội tay về, trả gươm vào võ kiếm và kính cẩn cúi đầu.
Vị Thiền sư nói tiếp:
- “Giờ thì ngươi đã hiểu một nửa kia của câu giải đáp: Ngươi đã mở cửa Niết bàn”./.



Tạo bài viết
24/04/2012(Xem: 80045)
07/11/2010(Xem: 142253)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: