Nguyệt Xứng CHÂN LÍ TRONG THẾ GIỚI CỦA NGUYÊN NHÂN VÀ HIỆU QUẢ Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Bản dịch Anh: Candrakirti. Lucid Exposition of the Middle Way. The Essential Chapters from the Prasannapada of Candrakirti. Translated from the Sanskrit by Mervyn Sprung in collaboration with T.R.V. Murti and U.S. Vyas. Routledge, 1979. ( pp184 - 185)
*
Quy chiếu về sự tướng trạng hoá của thật tướng của các sự vật trong thế giới hàng ngày ngài Long Thọ nói:
XVIII.10 Cái gì bắt đầu hiện hữu do tùy thuộc vào một sự vật khác thì nó không thể là chính sự vật đó; cũng không thể là một sự vật hoàn toàn khác với sự vật đó; thế nên các sự vật không thể đoạn diệt một cách hoàn toàn, chúng cũng không thể thường hằng.
Bất kì một sự vật gì tùy thuộc vào một nguyên nhân thì duyên hội thành một hiệu quả. Một mầm lúa, tỉ dụ, bắt đầu hiện hữu trong sự tùy thuộc vào một hạt giống và một phức hợp các duyên tỉ dụ đất, v.v... Nhưng không thể nói mầm thì rõ ràngchính xác đồng nhất với hạt giống, cũng không thể nói hạt giống thì rõ ràngchính xác đồng nhất với mầm vì tạo hệ quả vô lí rằng cái được sinh ra (sở sinh) và cái tạo ra sinh (năng sinh) sẽ là một và đồng nhất: rằng người bố và người con sẽ là đồng nhất. Nếu không có sự khác biệt thì một kẻ sẽ xem hạt giốnghiện hữu trong giai đoạn mầm, chính là mầm, và một kẻ sẽ xem mầm là hạt giống. Hạt giống như vậy sẽ là thường hằng bởi vì không thể đoạn diệt. Bởi vì điều này sẽ đưa đến một học thuyết về thường hằng nó sẽ tạo kết quả quy mô với các lỗi lầmtrầm trọng; nó sẽ đưa đến kết luận có tính luận lí rằng tác hành và các hệ quả của nó là không thật. Do thế, nói rằng hạt giống thì đồng nhất với mầm là không hợp lí. Cũng không hợp lí khi nói hạt giống này thì hoàn toàn khác với mầm; mầm không thể hoàn toàn là một cái khác và hệ quả (or) tiếp theo là mầm có thể nảy mầm cho dù không có hạt giống. Như ngài Long Thọ nói: ‘Nếu cái là ‘cái khác’ là hoàn toàn khác biệt với ‘cái khác’ nó sẽ là một cái khác nếu nó không có bất kì một sự khác biệt’. Nó sẽ đưa đến kết quả nếu một hạt giốngtiếp tụctồn tại trong mầm rằng hạt giống sẽ không thể hoại diệt. Nó sẽ đưa đến lỗi lầm luận lí do chủ trương rằng hiệu quả đã hiện hữu từ trước trong nguyên nhân. Và do thế, khi nói ‘Bất kì một sự vật gì tùy thuộc vào một nguyên nhân sẽ bắt đầu là một hiệu quả’ thì không có nghĩa là ‘nguyên nhân trở thành hiệu quả’. Nó lại cũng không có nghĩa là hiệu quả thì hoàn toàn khác hẳn nguyên nhân. Thế nên, có thể kết luận ‘nguyên nhân thì không thể đoạn diệt cũng không thường hằng’.
Như ngài Thánh Thiên (Aryadeva) nói: ‘Từ sự kiện rằng các sự vật sinh khởivận hành chúng không là sự vật bị đoạn diệt; từ sự kiện rằng các sự vật chấm dứtvận hành chúng không là thường hằng’ (Catuhsataka , X, 25). Kinh Phổ Diệu (Lalitavistara) có nói: ‘Nếu có một hạt giống thì có một mầm, mặc dù hạt giống không là mầm, mà hạt giống cũng không hoàn toàn là một cái khác với mầm. Đây là lí do tại sao bản chất của các sự vật là không thể đoạn diệt cũng không là thường hằng’.
__________________
Candrakirti. Prasannapada. Self and the way things really are The truth in the world of cause and effect
Concerning the characterization of the way things are in the world of everyday Nagarjuna says:
XVIII.10 What comes into existence dependent on something else cannot be that very thing; nor can it be wholly other either; therefore things neither perish completely nor are they everlasting.
Anything dependent on a cause comes to be as an effect. A rice sprout, for example, comes into existence in dependence on a rice seed and a complex of conditions like the soil, etc. But it cannot be said that the sprout is precisely the same thing as the seed, nor that the seed is precisely the same thing as the sprout because of the absurd consequence that what is born and what gives birth would be one and the same: that father and son would be identical. If there is no difference one would take the seed to exist in the sprout phase, i.e. as sprout, and one would take the sprout as the seed. The seed would thus be eternal because imperishable. Because this entails the doctrine of eternalism it would result in a mass of grievous faults; it would follow that action and its consequences were not real. Therefore it does not make sense to say that the seed is identical with the sprout. Nor is the one entirely other than the other; the sprout cannot be entirely other than the seed or it would follow that the sprout could sprout even apart from the seed. As Nagarjuna says: ‘If what is ‘other’ is entirely other than ‘the other’ it would be other without anything other’. It would follow if the seed persists in the sprout that the seed would be imperishable. This would entail the logical fault of holding that the effect pre-exists in the cause. And so, to say ‘Anything dependent on a cause comes to be an effect’ does not mean ‘the cause becomes the effect’. Nor again is the effect wholly other than the cause. Therefore, it is possible to conclude ‘the cause is neither perishable nor eternal’.
As Aryadeva says ‘From the fact that things function they are not nothing; from the fact that things cease functioning they are not eternal’. It is said in the Lalitavistara ‘If there is a seed there is a sprout, though the seed is not the sprout, nor is it wholly other. This is why the nature of things is neither perishable nor eternal’.
______________
Phụ bản - Kinh Phổ Diệu (Lalitavistata Sutra)
*
Tất cả các pháp hữu vihiện hữu thành lập từ các nguyên nhân và các duyên ; các nguyên nhân tạo thành các duyên, các duyên tạo thành các nguyên nhân: chúng tương trợ lẫn nhau. Những kẻ ngu không hiểu điều này.
* "All composites exist proceeding from causes and conditions; causes make conditions , and conditions, causes: they support each other. The ignorant do not understand this. " (The Lalitavistara. The Voice of the Buddha. The Beauty of Compassion .Kinh Phổ Diệu . Vol 1, p. 263)
________________ Khi có một hạt giống, có một mầm nhưng hạt giống không là mầm. Nó không phải là một cái khác, tuy nó cũng không là cái đồng nhất. Và do thế không có thường hằng hoặc đoạn diệt .
*
When there is a seed, there is a sprout, but the seed is not the sprout. It is not something else, though it is not the same thing either. And so there is no permanence or ending. (Lalitavistara. The Voice of the Buddha . The Beauty of Compassion- p.264 Kinh Phổ Diệu) __________________ Nguyệt Xứng. Minh Cú Luận (p.185)
Kinh Phổ Diệu (Lalitavistara) có nói: ‘Nếu có một hạt giống thì có một mầm, mặc dù hạt giống không là mầm, mà hạt giống cũng không hoàn toàn là một cái khác với mầm. Đây là lí do tại sao bản chất của các sự vật là không thể đoạn diệt cũng không là thường hằng’.
*
Candrakirti. Prasannapada. Lucid Expostion of the Middle Way. p.185 . Nguyệt Xứng . Minh Cú Luận .
It is said in the Lalitavistara: 'If there is a seed, there is a sprout, though the seed is not the sprout, nor is it wholly other. This is why the nature of things is neither perishable nor eternal’ .
________________
Phụ Bản - Giữa lòng cuộc đời và Chân lí trong thế giới của nguyên nhân và hiệu quả
Chúng ta có thể quán chiếuhạt giống và mầm trong thế giới của nguyên nhân và hiệu quả trong 4 hình ảnh Lễ Tưởng Niệm Hai Bà Trưng để líhội thông hiểu về giáo pháp của Phật trình bày trong Kinh Phổ Diệu , và Trung luận của ngài Long Thọ và Minh cú luận của ngài Nguyệt Xứng.
“Do thế, nói rằng hạt giống thì đồng nhất với mầm là không hợp lí. Cũng không hợp lí khi nói hạt giống này thì hoàn toàn khác với mầm; mầm không thể hoàn toàn là một cái khác và hệ quả (or) tiếp theo là mầm có thể nảy mầm cho dù không có hạt giống”. (Nguyệt Xứng. Minh cú luận)
Therefore it does not make sense to say that the seed is identical with the sprout. Nor is the one entirely other than the other; the sprout cannot be entirely other than the seed or it would follow that the sprout could sprout even apart from the seed.
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.