3. Một Thế Giới Biến Động

18/07/20164:09 CH(Xem: 12405)
3. Một Thế Giới Biến Động

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

I.   THÂN  PHẬN  CON  NGƯỜI

 

3. MỘT THẾ GIỚI BIẾN ĐỘNG

          ( 1) Nguồn Gốc Của Xung Đột

          Người Bà-la-môn Ārāmadaṇda đi đến Tôn giả Mahākacchāna (Đại Ca-Chiên-Diên)(12), chào hỏi thân thiện với tôn giả rồi hỏi rằng:” Thưa Tôn giả, tại sao các người Sát-đế lợi tranh chấp với  Sát-đế-lợi, Bà-la-môn tranh chấp với Bà-la-môn, gia chủ tranh chấp với gia chủ ?”

          “ - Thưa Bà-la-môn, chính vì chấp thủ dục lạc, dính mắc với dục lạc, trói buộc với dục lạc, tham đắm dục lạc, bị xâm chiếm bởi dục lạc, giữ chặc các dục lạc khiến cho Sát-đế-lợi tranh chấp với  Sát-đế-lợi, Bà-la-môn tranh chấp với Bà-la-môn, gia chủ tranh chấp với gia chủ ”.

          “ - Thưa Tôn giả, tại sao Sa môn tranh chấp với Sa môn ?”

          “ - Thưa Bà-la-môn, vì chấp thủ  kiến tham, bị dính mắc với kiến tham, bị trói buộc với kiến tham, mê đắm kiến tham, bị xâm chiếm bởi kiến tham, giữ chặc kiến tham khiến cho Sa môn tranh chấp với Sa môn”.

           (Tăng Chi BK I, tr 126- 127 : ( Giản lược ) 6. Như vầy tôi nghe … )

 

          (2) Vì Sao Con Người Sống Trong Thù Hận ?

          2.1 . Sakka (Trời Đế Thích), là vị Thiên chủ của chư thiên (13) hỏi Thế Tôn :“ - Chúng sinh mong ước sống không oán ghét, không làm hại , không chống đối nhau hay hận thù nhau, họ mong ước sống trong an bình. Tuy vậy, họ lại sống trong oán ghét, làm hại nhau, chống đối nhau, và coi nhau như kẻ thù . Bạch Thế Tôn, do  bị trói buộc bởi những kiết sử nào khiến họ sống như vậy ?”.

          Thế Tôn trả lời : “ - Này Sakka thiên chủ, chính là do đố kỵkeo kiệt đã trói buộc chúng sinh như vậy, mặc dù họ muốn sống không oán ghét, không chống đối  hay thù hận nhau, và muốn sống trong hòa bình; tuy nhiên họ lại sống trong oán ghét, làm hại nhau, chống đối nhau và coi nhau như kẻ thù,”

          Đây là câu trả lời của Thế Tôn, và Sakka Thiên chủ vui mừng thốt lên rằng: “ Đúng vậy, bạch Thế Tôn! Đúng vậy, bạch đấng Thiện Thệ !  Qua câu trả lời của Thế Tôn, con đã hết nghi ngờ và giải tỏa hết sự hoang mang .”

          2.2 . Sau khi bày tỏ lòng hoan hỷ Thiên chủ Sakka hỏi câu thứ hai : “ - Bạch Thế Tôn, do nhân duyên gì phát sinh đố kỵkeo kiệt, nguồn gốc chúng  từ đâu, chúng tập khởi như thế nào, làm thế nào chúng phát sinh ? Khi cái gì có mặt thì chúng sinh khởi, khi cái gì không có mặt thì chúng không sinh khởi ?”

          “ - Này Thiên chủ, đố kỵkeo kiệt phát sinh từ yêu ghét , đây là nguồn gốc, đây là cách chúng tập khởi, là cách chúng phát sinh. Khi yêu ghét có mặt thì chúng sinh khởi, khi yêu ghét không có mặt thì chúng không sinh khởi.”

          “ - Bạch Thế Tôn, nhưng yêu ghét do nhân duyên gì phát sinh…?”

          “ - Này Thiên chủ, chúng phát sinh từ tham dục”

          “ - Và nhân duyên gì phát sinh tham dục…? “

          “ - Này Thiên chủ, chúng phát sinh từ suy nghĩ . Khi tâm suy nghĩ về một đối tượng thì tham dục sinh  khởi , khi tâm không suy nghĩ gì thì tham dục không sinh khởi.”

           “ - Bạch Thế Tôn, nhưng do nhân duyênsuy nghĩ  sinh khởi ?’’.

          “ -Này Thiên chủ, suy nghĩ sinh khởi từ những vọng tưởnghý luận (14) . Khi những vọng tưởnghý luận có mặt thì suy nghĩ có mặt. Khi những vọng tưởnghý luận không có mặt thì suy nghĩ không có mặt.”

                             ( Trường BK II,  Kinh 21 : Đế Thích Sở Vấn, tr  276-77 )

 

          (3) Chuổi Nhân Duyên Đen Tối

          9. “ - Này Ānanda, do nhân duyên cảm thọ sinh ra khát ái, do nhân duyên khát ái sinh ra tìm cầu, do nhân duyên tìm cầu sinh ra thắng lợi, do nhân duyên thắng lợi sinh ra quyết định, do nhân duyên quyết định sinh ra tham dục, do nhân duyên tham dục sinh ra chấp thủ, do nhân duyên chấp thủ sinh ra chiếm hữu, do nhân duyên chiếm hữu sinh ra keo kiệt, do nhân duyên keo kiệt sinh ra phòng thủ, và do phòng thủ  phát sinh nhiều bất thiện pháp – như cầm lấy cây trượng và vũ khí, xung đột, gây gỗ, tranh chấp, lăng mạ, vu khống và vọng ngữ ”.(15)

                                      ( Trường BK II, tr 516 -517, 14- Kinh Đại Duyên : 9)

          (4) Gốc Rễ của Bạo Lực và Đàn Áp

          “ Tham, sân, si thuộc bất cứ loại nào đều là bất thiện.” (16). Bất cứ một hành động nào mà một người tham lam, sân hậnsi mê tạo nên – bằng thân, lời  hay  ý  – cũng là bất thiện., Bất cứ khổ đau nào mà người này gây ra cho người khác do tham, sân, si thúc đẩy, ý nghĩ bị tham sân si điều khiển, dù viện bất cứ lý do sai trái nào – bằng cách sát hại, bỏ tù, tịch thu tài sản, cáo buộc sai lầm, hay trục xuất – do được tư tưởng này gợi ý :’’ Ta có quyền lực  và ta muốn có quyền lực,” tất cả điều này cũng đều là bất thiện”.

                             (Tăng Chi BK I, tr 363- 69. Các Căn Bản Bất Thiện )




 




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/04/2012(Xem: 79562)
07/11/2010(Xem: 141638)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.