Thư Viện Hoa Sen

1. Hoằng Dương Chánh Pháp trong Xã Hội

19/09/20162:29 SA(Xem: 14219)
1. Hoằng Dương Chánh Pháp trong Xã Hội

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

IV

HẠNH  PHÚC THẤY  RÕ  NGAY TRONG ĐỜI  SỐNG HIỆN TẠI

 

1. HOẰNG  DƯƠNG  CHÁNH  PHÁP  TRONG  Xà HỘI

 

  (1)Pháp Vương

        Thế Tôn dạy rằng : “Này các Tỷ kheo, ngay cả một vị Chuyển luân Thánh vương, một đấng pháp vương chơn chánh, cũng không cai trị vương quốc mình mà không có quốc sư phụ tá ”.

        Khi nghe Ngài nói như vậy, một tỷ kheo đã bạch Thế Tôn : “ Bạch Thế Tôn, nhưng ai là vị quốc sư phụ tá cho vị Chuyển luân Thánh vương, một đấng pháp vương chơn chánh?”.

        Thế Tôn đáp:

-        Này các Tỷ kheo, đó là Chánh pháp, là qui luật của mọi hành xử chân chính (1).

        Trong trường hợp này, vị Chuyển luân Thánh vương, một đấng pháp vương chơn chánh, y cứ vào Giáo pháp, vinh danh Chánh pháp, tôn kính Chánh pháp, xem Chánh pháptiêu chuẩn hành động, là biểu ngữ, là chủ quyền, cung cấp sự an toàn, sự che chở, sự bảo vệ hợp pháp cho những người nương tựa vào ngài. Ngài cung cấp sự an toàn, sự che chở, sự bảo vệ hợp pháp cho những người Sát-đế-lỵ nương tựa vào ngài; cho quân đội của ngài, cho các người Bà-la-môn gia chủ, cho dân chúng trong thành phố và vùng quê, cho các sa môn và Bà-la-môn, cho cầm thú và chim muông.

         Một vị Chuyển luân Thánh vương , một vị pháp vương  chơn chánh như vậy là người cung cấp sự an toàn, sự che chở và sự bảo vệ hợp pháp cho tất cả mọi người, là vị vua chỉ cai trị bằng Chánh pháp mà thôi. Và sự cai trị đó không thể bị lật đổ bởi bất cứ kẻ thù nghịch nào.

        -  Này các Tỷ kheo, như vậy, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, vị pháp vương chơn chánh đúng Chánh pháp, căn cứ vào Chánh pháp, vinh danh Chánh pháp, tôn kính Chánh pháp xem Chánh pháptiêu chuẩn hành động, là biểu ngữ, là chủ quyền, cung cấp sự an toàn, sự che chở, sự bảo vệ hợp pháp đối với các hành động về thân, khẩu, ý. ( Ngài dạy như thế này):   “Những thân nghiệp như thế này cần phải thực hành và những thân nghiệp như thế này không nên thực hành. Những khẩu nghiệp như thế này cần phải thực hành và những khẩu nghiệp như thế này không nên thực hành. Những ý nghiệp như thế này cần phải thực hành và những ý nghiệp như thế này  không nên thực hành”.

        Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, vị pháp vương chơn chánh, như vậy là vị cung cấp sự an toàn, sự che chở, sự bảo vệ hợp pháp đối với các hành động về thân, khẩu, ý, là vị đã chuyển bánh xe Chánh pháp vô thượng theo đúng Chánh pháp. Và bánh xe Chánh Pháp này không thể bị quay ngược lại bởi bất cứ sa môn hay Bà-la-môn nào, bất cứ vị thiên, Ác Ma, hay Phạm thiên nào,  hay bất cứ ai trong thế gian này”.(2)

        Tăng Chi Bộ Kinh 2, Ch XIII, Ph. Bệnh (133) Chuyển Luân Vương, tr 551-555.

(1)  Đảnh lễ sáu phương

        1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ngụ tại thành Vương Xá (Rājagaha), trong vườn Trúc Lâm (Veluvana), thuộc Khu Vực Bảo Tồn Loài Sóc (Kalandakanivaāpa). Lúc ấy, Sigālaka ( Thi-ca-la-việt), con của người gia chủ, đã thức dậy sớm và đi ra khỏi thành Vương Xá,  áo quần và tóc thấm nước, chắp tay đảnh lễ các phương hướng khác nhau: hướng đông, hướng nam, hướng tây, hướng bắc, hướng Hạhướng Thượng.

        2. Và Thế Tôn, lúc ấy thức dậy sớm, đắp y và ôm bình bát đi vào thành Vương Xá để khất thực. Sau khi thấy Sigālaka đảnh lễ các phương hướng khác nhau, ngài nói:  “Này con trai của gia chủ, tại sao ngươi dậy sớm và đảnh lễ nhiều phương hướng khác nhau?

         - Bạch Thế Tôn, cha của con khi sắp chết đã bảo con làm như vậy. Vì thế, do kính  trọng lời dạy của cha con, những lời dạy con rất tôn vinh,  rất thiêng liêng đối với con, nên con đã thức dậy sớm để đảnh lễ sáu phương hướng như thế này .

        - Nhưng này con trai của gia chủ, đó không phải là cách thức đúng đắn để đảnh lễ sáu phương theo luật pháp của các bậc Thánh .

        - Bạch Thế Tôn, như vậy làm thế nào để đảnh lễ sáu phương theo đúng luật pháp của các bậc Thánh ? Thật lành thay nếu Thế Tôn có thể giảng dạy cho con phương cách đúng đắn để đảnh lễ sáu phương theo đúng luật pháp của các bậc Thánh.

        - Vậy thì, này con trai của gia chủ, hãy lắng nghe kỹ, ta sẽ giảng.

        -  Thưa vâng, bạch Thế Tôn.  Sigālaka vâng đáp Thế Tôn.

        Thế Tôn giảng như sau:

        27. - Này con trai của gia chủ, các bậc thánh đệ tử hộ trì sáu phương như thế nào ? Sáu điểm  này được xem như là sáu phương. Phương đông chỉ cha mẹ. Phương nam chỉ các bậc thầy. Phương tây chỉ vợ con. Phương bắc chỉ bạn bè. Phương dưới chỉ gia nhân, thợ thuyền, người giúp việc. Phương trên chỉ Sa môn, Bà-la-môn.

        28. - Có năm cách người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương đông. ( Người con phải suy nghĩ rằng): ‘ Tôi đã được cha mẹ nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ.Tôi sẽ làm tròn bổn phận đối với cha mẹ. Tôi sẽ gìn giữ truyền thống gia đình. Tôi sẽ sống xứng đáng là người thừa kế. Sau khi cha mẹ tôi qua đời, tôi sẽ cúng dường phẩm vật để hồi hướng công đức cho cha mẹ .’ Và  cha mẹ được con  phụng dưỡng như phương đông, sẽ có năm cách để đáp trả lại: cha mẹ sẽ ngăn cản con làm điều ác, ủng hộ con làm điều thiện, dạy con có tay nghề, cưới vợ thích hợp cho con, và vào đúng thời điểm sẽ trao quyền thừa kế cho con. Bằng cách này, phương đông được che chở, trở nên an bìnhthoát khỏi sự sợ hãi.

        29. - Có năm cách người đệ tử phải  phụng dưỡng các bậc thầy như phương nam: bằng cách đứng lên  chào thầy, hầu hạ thầy, lắng nghe thầy, phục vụ thầy, nắm vững các kỹ năng thầy đã dạy. Và các bậc thầy được đệ tử phụng dưỡng như phương nam, sẽ có năm cách đáp trả lại : các thầy sẽ huấn luyện tận tình, bảo đảm các đệ tử nắm vững được những gì họ cần phải  nắm vững, dạy cho đệ tử thông suốt vững vàng các nghề nghiệp, giới thiệu đệ tử với các bạn bè đồng nghiệp, cung cấp sự an toàn cho đệ tử về mọi mặt. Bằng các này, phương nam được che chở, trở nên an bìnhthoát khỏi sợ hãi.

        30.  Có năm cách người chồng phải đối xử với vợ như phương tây: tôn trọng vợ bằng cách không xem thường vợ,  chung thủy với vợ, trao quyền hành cho vợ, tặng vợ những món đồ trang sức. Và người vợ được chồng đối xử như vậy sẽ có năm cách để đáp lại : bằng cách tổ chức tốt đẹp công việc nội trợ,  đối xử tử tế với gia nhântrung thành với chồng,  giữ gìn tài sản của chồng, khéo léo và cần mẫn trong mọi việc cần phải làm. Bằng cách này, phương tây được che chở, trở nên an bìnhthoát khỏi sự sợ hãi.

        31.  Có năm cách một người nam phải đối xử với bạn bè và người đồng sự như phương bắc: bằng cách tặng quà cho bạn, nói lời ái ngữ, quan tâm đến an sinh của bạn, đối xử với bạn như với chính mình, và giữ lời hứa.  Người bạn và người đồng sự được đối xử như vậy sẽ có năm cách đáp trả lại : chăm sóc bạn khi bạn lơ đãng, là nơi nương tựa cho bạn khi bạn sợ hãi, không bỏ rơi bạn khi bạn gặp khó khăn,  quan tâm đến con cái của bạn. Bằng cách này, phương bắc được che chở, trở nên an bìnhthoát khỏi sự sợ hãi.

        32.  Có năm cách một chủ nhân phải đối xử với nô bộc và công nhân của mình như phương Hạ : bằng cách sắp xếp công việc theo khả năng của họ, lo cung cấp thực phẩm và lương tiền cho họ, chăm sóc khi họ ốm đau, chia sẻ thức ăn ngon với họ, và cho họ nghỉ phép đúng lúc. Những nô bộc và công nhân được chủ nhân đối xử như vậy, sẽ có năm cách đáp trả lại : họ phải thức dậy sớm hơn chủ, đi ngủ muộn hơn chủ, chỉ nhận những gì chủ cho, làm thật tốt công việc của mình, là những người mang lại danh thơm tiếng tốt cho chủ nhân.  Bằng cách này, phương Hạ được che chở, trở nên an bìnhthoát khỏi sự sợ hãi.

        33. Có năm cách một gia chủ phải đối xử với Sa môn và Bà-la-môn như phương Thượng: bằng cách bày tỏ lòng hòa ái về thân, khẩu, ý; mở rộng cửa đón các vị ấy, cúng dường các vị ấy những phẩm vật cần thiết. Các Sa môn, Bà-la-môn được gia chủ đối xử như phương Thượng sẽ có năm cách để đáp trả lại : ngăn cản không để gia chủ làm điều ác, khuyến khích gia chủ làm điều thiện, có lòng từ bi đối với gia chủ, giảng dạy cho gia chủ những gì người ấy chưa được nghe, và chỉ bày cho gia chủ con đường đưa đến cõi thiên.  Bằng cách này, phương Thượng được che chở, trở nên an bìnhthoát khỏi sự sợ hãi.

                Trường Bộ Kinh II, Kinh số31: Kinh giáo thọ Thi-Ca-La-Việt, tr 529-545 







Tạo bài viết
24/04/2012(Xem: 80045)
07/11/2010(Xem: 142253)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: