Thư Viện Hoa Sen

Đứa con cùng khổ trở về nhà

07/09/201611:03 SA(Xem: 11389)
Đứa con cùng khổ trở về nhà

ĐỨA CON CÙNG KHỔ TRỞ VỀ NHÀ
Nguyễn Thế Đăng

 

hoa sen“Có người lúc tuổi còn bé, bỏ cha trốn đi ở lâu nơi xứ khác, hoặc mười, hai mươi năm cho đến năm mươi năm, tuổi đã lớn lại thêm nghèo khổ, rong ruổi khắp nơi để tìm cơm ăn áo mặc, lang thang tình cờ hướng về nước mình” (Kinh Pháp Hoa, phẩm Tín Giải, thứ 4).

Đây là thân phận con người của mỗi chúng ta, lưu lạc xa nhà, đói khát về tâm linh mà thậm chí chưa hề đặt ra câu hỏi: Ta là ai? Quê nhà ta ở đâu? Ta lang thang cùng khổ ở chốn này để làm gì? Rồi chết ta về đâu?

Tại sao chúng ta thế này mà cho là nghèo khổ? Nghèo khổ vì để có một chỗ ở, để có thức ăn, để có những nhu cầu hàng ngày, chúng ta phải làm việc mỗi ngày. Khi sinh ra, chúng ta không có gì, và dầu làm việc cả đời, tích trữ được một khối tài sản lớn, khi chết chúng ta cũng không mang theo được gì, dù chỉ một xu nhỏ.

Trong khi đó, người cha giàu cóquyền uy vô lượng, vẫn hằng nhớ con, cho đến một hôm, gã cùng khổ lần hồi đến lãnh địa cha ở.

“Bấy giờ, kẻ cùng khổ trong bước đường kiếm ăn lần hồi tình cờ đến nhà người cha, bèn đứng ngoài cổng; xa thấy người cha ngồi giường sư tử; chuỗi ngọc châu báu nghìn vạn để trang nghiêm; xung quanh là các hàng Bà-la-môn, Sát-đế-lợi, cư sĩ cung kính bao quanh, kẻ hầu người hạ… oai đức thế lực rất lớn, bèn sanh lòng lo sợ, hối hận đã đến nhà này”.

Chúng ta đã nghe nói từ kinh điển, từ các vị thầy, rằng “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, nghĩa là chúng ta cùng một Phật tánh với Phật, chúng ta là con ruột của Phật. Nhưng khi đứng trước ngôi nhà của chính mình, thấy từ xa người cha của mình, tất cả nằm ngoài trí tưởng tượng, cho nên lo sợ và hối hận đã đến trước nhà Như Lai.

thói quen, tức là nghiệp, lâu đời cùng khổ của mình, đứng từ xa thấy Phật tánh quá sức xán lạn, quá nhiều thứ quý báu và đầy thế lực, phần nhiều chúng ta đều lo sợ, hối hận. Lo sợ vì cái hạnh bao đời bao kiếp nay đi ngược với sự vinh quangthế lực của Phật tánh. Nhà mình, chỗ ngồi của mình chỉ cách trăm bước mà lo sợ vì đã quên nhà, quên mình quá lâu, cứ tưởng mình là người cùng khổ, không cha không nhà. Cái làm cho mình nghèo cũng chính là ý tưởng rằng ta là một cuộc đời hữu hạn, từ đó những gì là của ta đều ít ỏi và vô thường.

“Chàng cùng khổ vội bỏ chỗ ấy để đi đến xóm nghèo kiếm sống. ‘Nếu ta đứng đây lâu họ sẽ bức bách ta làm’, gã nghĩ như thế liền bỏ chạy. Trưởng giả sai người hầu đuổi theo bắt lại, gã cùng khổ lớn tiếng kêu oan, sợ quá ngất xỉu ngã xuống đất. Người cha bảo chớ cưỡng ép đem đến, lấy nước lạnh tưới trên mặt cho tỉnh lại, đừng nói gì với nó. Vì người cha biết con mình ý chí hạ liệt, biết sự giàu sang oai quyền làm con khiếp sợ”.

Sợ hãi đến ngất xỉu vì không thể từ bỏ niềm tin sai lầm đã được huân tập từ bao đời nay rằng mình chỉ là kẻ thấp hèn, hạ liệt. Vì đã lâu tin rằng bản chất của mình là bốn tướng ta, người, chúng sanh, thọ mạng hạn hẹp nên sợ hãi cái bản chất Phật tánh bao la vô hạn của mình. Ta, ta là người, ta là chúng sanh, ta có một thọ mạng giới hạn chính là sự nghèo nàn khốn khổ của kiếp người lang thang nổi trôi kiếm ăn qua ngày trong sanh tử.

“Sau đó ông trưởng giả bày ra phương tiện, thuê đứa con khốn cùng ấy hốt phân. Một ngày muốn đến gần con, ông phải cởi chuỗi ngọc, y phục tốt đẹp, giả dạng bần cùng mới gần con được. Lần lần, cung cấp thêm cho gã cùng khổ tiền, đồ ăn và nói với anh ta rằng ông xem anh như con. Nhưng gã cùng khổ vẫn còn tự cho mình là khách. Liên tục như vậy hai mươi năm làm nghề hốt phân, mới dần dần tin mà ra vào không ngại sợ, nhưng vẫn ở nguyên chỗ cũ”.

Cái ta và cái của ta càng được củng cố thì tự ti mặc cảm đối với Phật tánh của chính mình càng lớn, do đó mà có sự sợ hãi hối hận. Sự bám chấp vào cái ta và cái của ta hạn hẹp càng lớn thì sự nghèo khổ càng lớn; như bỏ khoảng không gian bao la mà nhận lấy khoảng không gian trong một tổ tò vò. Cái mặc cảm tự ti thấp kém này phải nhờ những phương tiện Phật giáo mới dần dần xóa bỏ được.

Những thành công vô thường lại còn tạo ra nghiệp mới của con người sanh tử chúng ta so với địa vịtài sản thật sự trong Phật tánh của chúng ta thì chỉ là nghề “hốt phân”.

“Rồi Trưởng giả có bệnh, tự biết không còn sống bao lâu nữa, bảo với đứa con cùng khổ rằng: ‘Ta có rất nhiều vàng bạc châu báu, kho chứa dầy dẫy, cần có người để giao cho, giữ gìn, ngươi phải biết tất cả. Lòng ta như vậy ngươi nên thể theo ý ta. Vì sao thế? Nay ta cùng ngươi bèn là không khác, nên gắng dụng tâm, chớ để mất mát’. Khi ấy gã cùng khổ nhận lời, nhưng không có ý mong lấy dù chỉ đáng bữa ăn. Gã vẫn ở tại chỗ cũ, tâm hạ liệt vẫn chưa bỏ được”.

Sự sợ sệt chính mình là do tâm hạ liệt bao đời. Đó là tự vọng tưởng ra một cái ta hữu hạn, một trung tâm giả tạo trong đời sống chân thật không có trung tâm. Cái ta trung tâm ấy vì là một phần tử giới hạn nên có sống có chết, có lên xuống, chuyển dời. Rồi để phục vụ cho cái ta giả tạo ấy lại sanh ra tham, sân, si, kiêu mạn, đố kỵ. Thế giới bao la được nhìn từ cái ta ấy trở thành phân mảnh, theo một chiều kích cái ta hạn hẹp để thành một thế giới của ta, xung đột với thế giới chân thật không có chiều kích.

Sự chấp ngã chấp pháp đã tạo ra một cái ta nhỏ hẹp và thế giới nhỏ hẹp của cái ta. Đây là điều kinh nói là sự nghèo khổ bần cùng của gã cùng khổ lang thang phiêu dạt. Sự chấp ngã chấp pháp tạo thành những thói quen kiên cố giới hạn lại đời sống bao la vô hạn mà kinh nói là Như Lai thọ lượngNhư Lai thần lực. Nghiệp chướng là những thói quen làm che chướng chúng ta với thực tại viên mãn toàn khắp mà kinh gọi là Như Lai.

Như một giọt nước trong đại dương tự vọng tưởng mình là một giọt nước riêng biệt, khác biệt với tất cả, mà lâu đời quên mình vốn là đại dương. Một giọt nước thì có trôi nổi, tan rã, có ta và cái của ta, có khổ đau vì ta và vì cái của ta. Những lời dạy thành kinh điển của Đức Phật là để chúng ta thôi vọng tưởng ấy, để nhìn ra sự thật muôn đời rằng chúng ta không phải là những giọt nước, mà chúng tađại dương. Giọt nước là một với đại dương.

Tóm tắt, chính chấp ngãchấp pháp là những che chướng do mỗi người tự xây tự tạo đã ngăn cản không cho chúng ta là một với thế giới Pháp Hoa giàu có vô lượngquyền lực vô lượng. Cho nên tất cả các pháp môn Phật giáo là để giúp chúng ta phá bỏ những che chướng này. Đạo Phậtvô ngãvô pháp. Chúng ta càng vô ngã vô pháp bao nhiêu, thế giới Pháp Hoa sẽ hiện ra cho chúng ta bấy nhiêu.

“Khi biết rằng tâm ý con đã dần dần thông thái, thành tựu chí lớn, tự chê tâm mình ngày trước. Đến giờ sắp chết, ông gọi tất cả mọi người đến để tuyên bố, các người nên rõ, đây là con ta, do ta sanh ra. Đã ở trong thành của ta lại bỏ ta trốn đi trôi nổi khổ sở hơn năm mươi năm. Nó vốn tên ấy, còn ta tên ấy. Xưa ta ở tại thành này lo lắng tìm kiếm bỗng giờ đây gặp được nó. Nó thật là con ta, ta thật là cha nó. Nay ta có tất cả bao nhiêu của cải đều là của con ta.

Khi ấy, gã cùng khổ nghe cha nói như thế liền rất hoan hỷ, được điều chưa từng có, nghĩ rằng: Ta vốn không có lòng mong cầu, nay kho tàng quý báu này tự nhiên mà đến”.

Chúng ta thấy quá trình nhận dạng lại chính mình quả rất khó khăn, dù luôn luôn có phương tiện của người cha trong mỗi giai đoạn. Chúng ta là những gã cùng khổ lang thang, và Đức Phật với đại tríđại bi, người cha không thể nào bỏ con, không thể nào bỏ chúng sanh, đã làm tất cả phương tiện để dìu dắt chúng ta về lại quê nhà, bước vào nhà của mình, chấp nhận mình thật sự là Phật tánh, không phải là một thân giới hạn trong khoảng trăm năm, không phải là một tâm bị trói buộc trong vũng lầy của phiền não khổ đau không dứt.

Trong phần người xưa gọi là Bổn môn giảng về bản tánh vốn có của chúng ta, chúng ta thấy rằng mình đang sống không chỉ trong thọ mạng một trăm năm của nghiệp riêng của mình, mà trong Như Lai thọ lượng, nghĩa là trong thọ lượng vô cùng vì không có bắt đầu và chấm dứt. Tâm chúng ta không phải chỉ kinh nghiệm môt khoảng rất nhỏ của đời sống, mà là tất cả vũ trụ, là Như Lai thần lực, sức năng động của tất cả vũ trụ.

Tin hiểu được như thế, đó là con đường trở về nhà cha.

Thế giới Pháp Hoa hay nhà cha vốn như vậy (Mười Như thị, phẩm Phương tiện, thứ 2), nghĩa là vốn có sẵn, cho nên sự trở về nhà nhanh hay chậm là tùy nơi chúng ta. Cái trì kéo, đeo nặng nơi thân tâm chúng tachấp ngãchấp pháp. Tin hiểu thế giới Pháp Hoa vốn có sẵn, đang bao bọc chúng ta và tin hiểu rằng ngã và pháp là không thật có, sự tin hiểu ấy khiến chúng ta thấy xưa nay mình vẫn ở quê nhà, vẫn là con của Trưởng giả Đức Phật, và chuyện lang thang cùng khổ suốt mấy chục năm chỉ là “giấc mộng hôm qua”. (Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 250)









Tạo bài viết
24/04/2012(Xem: 80046)
07/11/2010(Xem: 142254)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: