2. Vị Ngọt, Sự Nguy Hiểm, sự Vượt Thoát

22/11/20162:37 SA(Xem: 9596)
2. Vị Ngọt, Sự Nguy Hiểm, sự Vượt Thoát

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

VI

TẦM NHÌN  THÂM SÂU VỀ THẾ  GIỚI


 

2. VỊ NGỌT , SỰ NGUY HIỂM, SỰ VƯỢT THOÁT

       

          (1) Trước Khi Ta Giác Ngộ

            -  Này các Tỷ-kheo, trước khi ta giác ngộ, khi ta còn là một Bồ tát, ta suy nghĩ như sau : ‘Cái gì là vị ngọt của thế gian, cái gì là sự nguy hại, và cái gì là sự vượt thoát thế gian? ’. Rồi ý tưởng này khởi lên trong ta: ‘ Bất cứ những gì mang lại vui thích khoái lạc ở thế gian là vị ngọt của thế gianthế gianvô thường, bị ràng buộc với khổ đau, và phải chịu biến hoại, đó là sự nguy hại của thế gian; và đọan trừ, từ bỏ mọi ham muốn dục vọng của thế gian chính là sự vượt thoát thế gian.’

             Này các Tỷ-kheo, bao lâu ta chưa trực tiếp biết được như thật vị ngọt của thế gian là vị ngọt, sự nguy hại của thế gian là nguy hại, và sự vượt thoát thế gian là vượt thoát, cho đến lúc ấy, ta chưa tuyên bố là đã giác tri được vô thượng Chánh Đẳng Giác trong thế giới với chư thiên, Ác-ma, và Phạm thiên, trong quần chúng này với Sa môn và Bà-la-môn, chư thiênloài người.

             Nhưng  khi ta đã trực tiếp biết được như thật  tất cả các pháp này, ta mới tuyên bố là là đã giác tri được vô thượng Chánh Đẳng Giác trong thế giới với chư thiên, Ác-ma, và Phạm thiên, trong quần chúng này với Sa môn và Bà-la-môn, chư thiênloài người. Tri kiến này đã khởi lên trong ta:” Tâm giải thoát của ta là bất động; đây là đời sống cuối cùng; nay sẽ không còn tái sinh nữa.

                                    ( Tăng Chi BK I, tr. 468-469- XI. Phẩm Chánh Giác )

 

          (2) Ta Lên Đường Tìm Cầu

             Này các Tỷ-kheo, ta lên đường tìm cầu vị ngọt của thế gian. Ta đã tìm thấy bất cứ vị ngọt nào có mặt ở thế gian. Ta đã thấy rõ ràng với trí tuệ  vị ngọt trải rộng đến mức độ nào trong thế gian này.

             Ta lên đường tìm cầu sự nguy hại của thế gian. Ta đã tìm thấy bất cứ sự nguy hiểm  nào có mặt ở thế gian. Ta đã thấy rõ ràng với trí tuệ  sự nguy hại trải rộng đến mức độ nào trong thế gian này.

            Ta lên đường tìm cầu sự vượt thoát thế gian. Ta đã tìm thấy bất cứ sự vượt thoát nào có mặt ở thế gian. Ta đã thấy rõ ràng với trí tuệ  sự vượt thoát trải rộng đến mức độ nào trong thế gian này.

                                    ( Tăng Chi BK I, tr. 469- XI. Phẩm Chánh Giác )

 

          (3) Nếu Không Có Vị Ngọt

            - Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt ở thế gian, thì chúng sinh đã không tham đắm thế gian này. Nhưng bởi vì có vị ngọt ở thế gian, nên chúng sinh tham đắm thế gian này.

             Nếu không có sự nguy hại ở thế gian, thì chúng sinh đã không nhàm chán thế gian này. Nhưng bởi vì có sự nguy hại  ở thế gian, nên chúng sinh nhàm chán thế gian này.

             Nếu không có sự vượt thoát thế gian, thì chúng sinh đã không thể vượt thoát thế gian này. Nhưng bởi vì có sự vượt thoát thế gian, nên chúng sinh có thể vượt thoát thế gian này.

                                                (  Tăng Chi BK I, tr. 470-71 - XI. Phẩm Chánh Giác )

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/07/2011(Xem: 107647)
10/10/2010(Xem: 104266)
10/10/2010(Xem: 106911)
10/08/2010(Xem: 110055)
08/08/2010(Xem: 115355)
21/03/2015(Xem: 19965)
27/10/2012(Xem: 63525)
09/09/2017(Xem: 9206)
02/09/2019(Xem: 6531)
09/04/2016(Xem: 12428)
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Theo Biên niên sử Urangkhathat (Phrathat Phanom), bảo tháp cất giữ 9 xá lợi xương bàn chân của Đức Phật. Khách du lịch đã tụ tập trên lối đi dạo ven sông ở Nong Khai để xem bảo tháp trong khi những người khác đi thuyền để quan sát cận cảnh. Mực nước sông rút dần cho thấy cấu trúc cổ xưa đang bị xói mòn do dòng chảy của sông Mekong, đang bào mòn lớp đá bên ngoài của tháp.
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai. Không phải đức Phật bằng xương bằng thịt đã đến hai lục địa đó lúc Ngài còn tại thế. Nhưng đó là một câu chuyện vô cùng thú vị về một hiện tượng lịch sử đã được sử sách nói đến cách nay cả ngàn năm.