Diệu Pháp Yếu Lược

07/02/20174:35 CH(Xem: 13916)
Diệu Pháp Yếu Lược

Sách Song Ngữ Pali - Việt
SADDHAMMASANGAHA
Tác giả nguyên tác Pali: Dhammakitti Mahasami

&
DIỆU PHÁP YẾU LƯỢC
Bản dịch tiếng Việt
Tỳ Khưu Indacanda (Trương Đình Dũng)

Nhà xuất bản : Đà Nẵng
SRJ JAYAWARDHANNARAMAYA
COLOMBO- 2003

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM

dieu-phap-yeu-luocTác phẩm Saddhammasangaha - Diệu Pháp Yếu Lược gồm 11 chương được viết bằng văn xuôi xen lẫn 332 câu kệ (được đánh số và trình bày ở dạng chữ nghiêng ở phần tiếng Việt); đa số các câu kệ này được trích dẫn từ các tài liệu xưa (Porana) như Tipitaka (Tam Tạng), Dipavamsa, Mahaamsa, Samantapasadika, v.v...

Ba chương đầu của tác phẩm Saddhammasangaha - Diệu Pháp Yếu Lược đề cập đến ba lần kết tập Tam TạngẤn Độ. Chương thứ tư là sự phái các sứ giả đi truyền giáo ở các xứ ngoài biên giới Ấn Độ dưới thời đức vua Asoka (A Dục). Đặc biệt chương thứ năm ghi lại lần kết tập Tam TạngTích Lan do Ngài Mahinda thực hiện dưới triều vua Devanampiyatissa và sự thiết lập hội chúng tỳ khưu ni ở xứ này. Kế đến là chương thứ sáu nói về việc ghi chép Tam Tạng thành sách. Chương thứ bảy đề cập đến nhà chú giải Tam Tạng nổi tiếng Buddhaghosa cùng với các bản chú giải của người. Đồng thời, chương thứ tám và chín nói về việc soạn thảo Sở Giải (Tika) dưới thời vua Parakrama Bahu I, và tên của một số tác phẩm thuộc nền văn học Phật Giáo Theravada. Hai chương cuối cùng có lẽ là chủ đề của tác giả nói về lợi ích của việc sao chép lời dạy của đức Phậtlợi ích của việc chăm chú lắng nghe Giáo Pháp với nhiều câu chuyện trích dẫn thú vị. Xét về phần nội dung, tài liệu này có giá trị như một sử liệu ghi lại quá trình truyền thừa Giáo Pháp tính từ thời điểm đức Thế Tôn vô dư Niết Bàn.

Chúng tôi xin chân thành ghi nhận công đức của quý Phật tử hữu ân; Phật tử Diệu Đài, gia đình Chú Lương Xuân Lộc, gia đình Cô Nguyễn Ngọc Vivian đã thường xuyên thăm hỏi, khích lệ, ủng hộ tài chánh, cũng như đã bỏ công đọc lại bản thảo và có nhiều góp ý thiết thực. Chúc quý vị thành tựu phước báu theo như ý nguyện.

Công đức này cũng xin dâng đế Hòa Thượng trụ trìchư Tăng chùa Sri Jayawardhanaramaya, Colombo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong công việc học tập và nghiên cứu Phật Pháp tại Tích Lan.

Mong sao hết thảy chúng sanh đều được tấn hóa trong ánh hào quang của Chánh Pháp.

Colombo, ngày 23 tháng 07 năm 2003

Bhikkhu Indacanda

(Trương Đình Dũng)

MỤC LỤC

Phần Giới Thiệu 
Tài Liệu Tham Khảo

Diệu Pháp Yếu Lược

Cuộc Đại Kết Tập Lần Thứ Nhất 
Cuộc Kết Tập Lần Thứ Nhì .
Cuộc Kết Tập Lần Thứ Ba .
Thọ Lãnh Tu Viện Cetiyapabbata 
Cuộc Kết Tập Lần Thứ Tư .
Tam Tạng được Ghi Chép thành Sách 
Phiên Dịch Chú Giải Tam Tạng 
Sớ Giải của Tam Tạng 
Tác Phẩm của các vị Trưởng Lão .
Lợi Ích của việc Sao Chép Tam Tạng 
Lợi Ích của việc Lắng Nghe Chánh Pháp

Giới Thiệu Tác Giả .
Lời Phát Nguyện


Saddhammasaṅgaho

Paṭhama-mahā-saṅgīti-vaṇṇanā 
Dutiya-saṅgīti-vaṇṇanā .
Tatiya-saṅgīti-vaṇṇanā 
Cetiyapabbatavihāra-pariggahaṇa-vaṇṇanā .
Catuttha-saṅgīti-vaṇṇanā .
Potthakesu Piṭakattaya-likhita-van-ṇanā 
Tepiṭakaṭṭhakathā-parivattana-vaṇṇanā 
Piṭakattaya-ṭīkā vaṇṇanā 
Sabbappakaraṇa-kata-thera-vaṇṇanā .
Piṭakattaya-lekhanānisaṃsa-vaṇṇanā 
Dhamma-savanānisaṃsa-vaṇṇanā 
Kattusaṃdassanaṃ .
Patthanā .



pdf_download_2
Diệu Pháp Yếu Lươc


 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/03/2015(Xem: 12797)
23/11/2010(Xem: 75977)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.