Thư Viện Hoa Sen

Phương tiện tu tập xin đừng chấp

26/07/201811:22 CH(Xem: 7560)
Phương tiện tu tập xin đừng chấp
PHƯƠNG TIỆN TU TẬP XIN ĐỪNG CHẤP
Quang Minh
 
Xã hội ngày một phát triển về vật chấttrình độ khoa học kỹ thuật thì phương tiện sống càng ngày càng được nâng cao. Phương tiện giúp những chặng đường xa hóa lại gần hơn, kết nối mọi người hằng ngày hằng giờ cho dù cách địa điểm địa lý có bao xa đi nữa, phương tiện hỗ trợ cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn thông qua hành động sinh hoạt đời thường gắn với công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, máy móc phụ trợ...Sự kết nối internet toàn cầu là bước đột phá phát triển của con người về khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Công nghệ thông tin là thông tin được chuyển thành chuỗi mã số hóa và giải mã trở lại thành thông tin ban đầu. Nhờ đột phá công nghệ thông tin, kết nối internet mà thông tin dễ dàng truyền đi khắp mọi nơi không phân biệt quốc gia, lãnh thổ, địa điểm, khu vực. Báo chí điện tử ra đời thay cho báo giấy là xu thế của xã hội hóa toàn cầu.

Và trong vấn đề tu hành cũng vậy. Nhờ khoa học mà hành giả tu đạo được hỗ trợ trong vấn đề nhận thức, tu tậphành đạo được thuận lợi, tốt lành và phát triển thông qua điện thoại kết nối liên lạc, mạng internet...

Ngày xưa đọc được quyển kinh, nghe một bài pháp...là rất khó khăn và tốn bao công sức và phải có duyên lắm mới được. Nhưng ngày nay chỉ cần lên mạng gõ tìm kiếm tên kinh điển gì là ra kinh đó, bài pháp nào là ra bài pháp...Nói vậy để chúng ta hiểu là chúng ta tu tập có nhiều thuận duyên hơn rất nhiều so với thời xưa do công nghệ thông tin khoa học kỹ thuật hỗ trợ đem lại.

Vấn đề quan trọng là chúng ta có muốn tiếp thu, muốn tìm hiểu, có sử dụng đúng mục đích hay không mà thôi. Như có người nói "người tu hành lạm dụng vật chất quá nhiều, xây chùa to, đi xe hơi, sử dụng điện thoại đắt tiền...làm ảnh hưởng đến sự tu tập, gây thiện cảm không tốt đến người xung quanh nhìn vào..." Nói vậy là chưa đúng, phải coi người tu hành đó tâm tính và sự dụng công tu tập ra sao, sử dụng phương tiện tu tập thế nào?

Nếu tâm người tu bám chấp vào vật chất, lợi danh của thế gian thì họ đang tạo nghiệp vì sử dụng phương tiện cúng dường sai mục đích nhưng nếu tâm người tu không chấp, không phân biệt thì cho dù dùng đồ đắt tiền hay rẻ tiền đối với họ chỉ là phương tiện tu tập, không quan trọng chấp vào vật chất hư ảo. Vậy cho dù phương tiện đạm bạc hay tinh xảo quý giá đắt tiền mà vào tay ai thì không quan trọng bằng cái tâm sử dụng phương tiện đó. Nên người tu với nhau đừng nên nói xấu lỗi lầm của nhau, đừng đem cái tâm bản Ngã, cái trí suy nghĩ mang thành kiến mà gắn ghép cho người khác.

Con người không ai là hoàn hảo, nên có vậy mới có tu hành. Tùy tâm tác ý vào phương tiện vật chất mà có lỗi hay không. Nên những ai nói người tu hành tu tậpsử dụng đồ đắt tiền là chạy theo dục vọngcoi chừng mà nhầm lẫn trong nhận thứcđưa tới thành kiến không tốt, phá hòa hợp tăng, gây mất đoàn kết phật tử tại gia, làm mất uy tín giáo hội phật giáo. Đừng nên coi người ta tu ra sao mà hãy coi lại mình đã tu tập thế nào, tiến bộ ra sao, sự giải thoát nằm ở tâm hồn rộng mở, không phân biệt ta người, năng sở, phương tiện tu tập thế nào. Tranh cãi chỉ làm tăng cái tâm bản Ngã trong cái nhận thức hạn chế của sự nghĩ suy phân biệt chấp trước mà thôi.

Phương tiện thì ai dùng gì cũng được miễn phục vụ tốt cho vấn đề tu tậphành đạo, miễn sao đừng chấp trước vào đó mà đọa lạc vào sự tham đắm tạo nghiệp. Và như Lục Tổ Huệ Năng có nói :" đã là người tu tập thì đừng nên nhìn lỗi của thế gian. Vì nếu thấy thế gian sai, chính mình sai và tà". Vì sao thấy lỗi thế gian mà mình sai và tà? Vì mình còn phân biệt, còn chấp trước, còn bản Ngã của nhận thứctư duy vọng động. Như vậy là mình còn bị vướng mắc, bị ràng buộc, bị phiền não...cũng chính là ứng với câu "nếu thấy thế gian sai, chính mình sai và tà " là vậy. Hãy sử dụng phương tiện tu tập đúng nghĩa là phương tiệntu tậphành trì, hoằng hóa đạo pháp trong cái tâm trong sáng, giản dị, tốt lành, thanh tịnh.


Tạo bài viết
08/09/2011(Xem: 77917)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: