Truy Nguyên Quan Điểm Về Đức Phật Của Đại Chúng Bộ

27/07/20183:59 SA(Xem: 7914)
Truy Nguyên Quan Điểm Về Đức Phật Của Đại Chúng Bộ

TRUY NGUYÊN QUAN ĐIỂM VỀ ĐỨC PHẬT CỦA ĐẠI CHÚNG BỘ
Quảng Hưng – Nguyên Hiệp

 

buddha_gandhara_2nd_3rd_century)
Tôn tượng Đức Phật có niên đại từ thế kỷ thứ II được
tìm thấy ở A Phú Hãn

Nhiều học giả phân vân là làm thế nào và tại sao những nhà Đại chúng bộ (Mahāsāṅghika) đã hình thành nên khái niệm về một Đức Phật siêu việt hai hoặc ba trăm năm sau Đức Phật Niết-bàn, trong khi những nhà Thượng tọa bộ (Sthaviravādin) vẫn giữ khái niệm về một Đức Phật con người, mặc dù họ quy cho Ngài nhiều đặc tính siêu nhiên. Vậy những gì là cơ sở mà những nhà Đại chúng bộ đã căn cứ cho việc hình thành nên khái niệm về một Đức Phật như vậy? Đây là chủ đề nghiên cứu của bài viết này.

Theo Thế Hữu (Vasumitra),1 triết học của Đại chúng bộ đặt cơ sở nhiều nơi niềm tin hơn là nơi lý tríchấp nhận bất kỳ những gì Đức Phật nói, hay cụ thể hơn, bất kỳ những gì được dạy trong các Nikāya và A-hàm. Do đó, họ đã phát triển khái niệm Đức Phật siêu việt/thế (lokottara) được dựa trên những đặc điểm siêu nhiên của Đức Phật được ghi lại trong những kinh điển Phật giáo sơ kỳ.2 

Nơi trường hợp của Đại chúng bộ, không giống trường hợp của Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin), không có nhiều tài liệu còn lại để trên cơ sở đó ta có thể thực hiện một nghiên cứu bao quát quan niệm của họ về Đức Phật. Chỉ có ba bản văn hiện còn, đó là Đại sự (Mahāvastu), Nội tạng bách bảo kinh (Lokānuvartanasutra) và bộ luận của Thế Hữu mà nó bàn về những học thuyết của những tông phái Phật giáo Ấn Độ sơ kỳ (Samayabhedavyūhacakra/ Dị bộ tông luân luận, T 2031). Các học giả xác định hai tác phẩm đầu thuộc về Đại chúng bộ, hoặc chi phái phát sinh từ nó, Lokottaravāda/Thuyết xuất thế bộ (Harrison, 1982: 213). Khái niệm Đức Phật của Đại chúng bộ như được trình bày trong những tác phẩm này có ý nghĩa đáng kể. Đức Phật được lý tưởng hóa hoàn toàn đến độ Đức Phật lịch sử chỉ được xem như một sự biểu hiện, và khía cạnh toàn năngtoàn trí của Đức Phật được nhấn mạnh

Vì những nhà Đại chúng bộ là những Phật tử sùng đạo, nên họ tin vào mọi lời nói của Đức Phậtgiải thích những đoạn văn liên quan đến những điều vi diệu ở trong những bản kinh sơ kỳ theo một cách thức lý tưởng hóa. Có một trường hợp thú vị ở trong A-tỳ-đạt-ma Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharmamahāvibhāṣā) mà nó cho thấy rõ cách những nhà Đại chúng bộ đã giải thích những đoạn văn như vậy ở trong những kinh sơ kỳ. Trong cả Tạp A-hàm (Saṃyuktāgama) và Tăng chi bộ (Aṅguttaranikāya), có một đoạn khẳng định rằng mặc dù Như Lai (Tathagata) sinh ở trong đời và sống ở trong đời, Ngài không bị những pháp thế gian làm ô nhiễm (T 99, tr. 28b12; Aṅguttaranikāya, II, 37, và Saṃyuttanikāya, III, 140). Những nhà Đại chúng bộ hiểu và giải thích đoạn văn này theo nghĩa đen, cho rằng Đức Phật thanh tịnh và không có bất kỳ sự ô nhiễm nào (āsrava dharma), và rằng điều này bao gồm rūpakāya, thân thể vật lý của Ngài (T1545, tr. 229a, 39lc-392a, 871c). Tuy nhiên, những nhà Nhất thiết hữu bộ đã giải thích đoạn văn này theo cách khác. Theo họ, câu “Như Lai sinh trong đời và sống ở trong đời” có nghĩa rằng sắc thân (rūpakāya) xuất hiện trong đờibất tịnh, trong khi “Ngài không bị cuộc đời làm cho ô nhiễm” đề cập đến pháp thân (dharmakāya) thanh tịnh (T 1545, tr.229a, 39lc-392a, 871c). Đọc đoạn văn này đúng theo ngữ cảnh, chúng ta có thể hiểu rằng Đức Phật tuyên bố điều này bởi vì Ngài đã đoạn trừ các āsrava, nguyên nhân của tái sanh ở nơi cuộc đời này (T 99, tr. 28b12). Do đó, Ngài tuyên bố rằng Như Lai thanh tịnh với ngụ ý đạo đức, không phải mang nghĩa vật lý. Trong Vibhāṣā, ta thấy chính đoạn văn này xuất hiện ba lần, và quan điểm kết nối với luận cứ của Đại chúng bộ. Đây là một mẫu lý luận điển hình của Đại chúng bộ về các kinh sơ kỳ.3 Có nhiều chứng cứ được tìm thấy trong những kinh sơ kỳ ủng hộ sự khẳng định rằng những nhà Đại chúng bộ đã giải thích những đoạn kinh theo một cách thức lý tưởng hóa. 

Bằng chứng nổi bật nhất về Đức Phật theo quan điểm của Đại chúng bộkinh Hy hữu vị tằng hữu pháp (Acchariyābbhūtasutra) thuộc Trung bộ (Majjhimanikāya), mà nó cũng được tìm thấy trong Trung A-hàm Hán ngữ (Madhyamāgama) với một tiêu đề tương tự, nhưng với những miêu tả thêm về các điều vi diệu hy hữu. Bản kinh Pāli miêu tả về 20 điều hy hữu mà chúng xảy ra giữa việc giáng hạ của Bồ-tát từ cõi trời Đâu Suất (Tuṣita) và thời điểm Đản sanh của Ngài nơi trần thế, trong khi bản Hán ngữ đề cập 23 điều hy hữu, và chỉ mười trong chúng xảy ra sau việc Đản sanh của Đức Phật (Majjhimanikāya, III,118-124; T 26, tr. 469c-471c). Những thuật ngữ được sử dụng để miêu tả Đức Phật trong hai phiên bản cũng khác nhau. Kinh Pāli sử dụng thuật ngữ Bồ-tát (Bodhisattva), ngụ ý rằng Ngài chưa giác ngộ, trong khi phiên bản Hán ngữ sử dụng thuật ngữ “Thế Tôn” (Bhagavat), có lẽ ngụ ý rằng sự xuất hiện của Ngài nơi quả đất chỉ là một sự thị hiện. Những miêu tả liên quan đến sự Đản sanh của Đức Phật thì giống nhau trong cả hai phiên bản mặc dù bản kinh được truyền thừa ở nơi hai truyền thống khác nhau, đó là Theravāda và Đại thừa. Sự việc này chính nó cho thấy sự cổ xưa của việc miêu tả này. 

Câu chuyền về sự Đản sanh của Đức Phật trong những bản kinh trên là như sau: Từ cung trời Đâu Suất, Bồ-tát giáng nhập vào thai mẹ và ở đó đúng 10 tháng mà không bị những thứ bất tịnh làm ô nhiễm. Ngay sau khi sinh, Ngài bước đi bảy bước và tuyên bố rằng Ngài là bậc cao quý nhất ở trong cõi đời và rằng đây là lần sinh cuối cùng của Ngài. Một ánh sáng vô lượng soi chiếu thế giới, chiếu sáng đến chỗ tối tăm nhất, nơi ánh sáng mặt trờimặt trăng không thể xuyên qua. Mười ngàn thế giới rung động. Nơi toàn bộ tiến trình, Đức Phật được miêu tảnhận biết rõ những gì đang xảy ra. Việc miêu tả câu chuyện này cho thấy rõ rằng Đức Phật được xem như một Đấng siêu việt

Nửa phần đầu của kinh Nālaka (Nālakasutta) thuộc Kinh Tập (Suttanipāta) có lẽ là một tiền thân của câu chuyện này và đáp ứng như một cơ sở cho những quan điểm được phát triển trong Hy hữu vị tằng hữu pháp, vì hầu hết các học giả cho rằng Kinh Tập chứa đựng một số những bản kinh sớm nhất.4 Nơi phần mở đầu, kinh Nālaka đề cập rằng vào lúc Đản sanh của Đức Phật, chư thiên hoan hỷ và nhảy múa vui mừngcõi trời (Kinh Tập, các kệ 679-698). Khi biết điều này, tiên nhân Asita (A-tư-đà) đã hỏi chư thiên về lý do họ hoan hỷ và họ đáp rằng có một bậc vô song, đấng cao quý nhất, đã hạ sinh ở vương quốc của những người Thích Ca (Śākya), tại vườn Lâm-tỳ-ni (Lumibi). Ngài sẽ chuyển bánh xe Pháp vì lợi íchhạnh phúc của chúng sinh

Trong kinh Nālaka, có một đoạn quan trọng nói rằng sự Đản sanh của Đức Phật ở cõi đời là vì mục đích giải thoát chúng sanh. Nếu truy nguyên thêm các nguồn của đoạn kinh ở trên, chúng ta có thể thấy nó ở trong cả bản dịch Hán ngữ Tạp A-hàm (T 99, tr. 95c, 199c) và Tăng chi bộ Pāli (V, 144). Ở một đoạn, Đức Phật đã dạy thế này: “Này các Tỷ-kheo, nếu không có ba điều này có mặt nơi cõi đời, Như Lai, bậc A-la-hán Chánh đẳng giác, sẽ không xuất hiện nơi cõi đời; cũng không có pháp và luật được thuyết bởi Như Lai soi sáng nơi cõi đời. Ba điều gì? Sinh, suy yếu và chết… Nhưng bởi vì ba điều này có mặt, do đó, Như Lai, bậc A-la-hán Chánh đẳng giác, xuất hiện nơi cõi đời, và pháp-luật được tuyên thuyết bởi Như Lai được soi sáng nơi cõi đời.”5 Đoạn kinh này cho thấy rằng sự giáng sanh của Đức Phật ở nơi cõi đời không phải ngẫu nhiên như sự hạ sinh của những chúng sanh bình thường do nghiệp dẫn dắt, mà có một mục đích rõ ràng là làm lợi ích những chúng sanh đang khổ đau. Điều này có ý nghĩa bởi vì lời khẳng định được cho là do Đức Phật nói; trong khi cả nơi kinh Nālaka và Hy hữu vị tằng hữu pháp, lời tuyên bố được cho là do chư thiên và Ananda nói. Kinh Nālaka có lẽ đã lấy quan niệm về sự Đản sanh của Đức Phật từ đoạn kinh này trong Tăng chi bộ hoặc Tạp A-hàm. 

Việc miêu tả đơn giản này về sự Đản sanh của Đức Phật ở trong kinh Nālaka chứa đựng những quan điểm cơ bản mà chúng là nguồn cho việc biên soạn kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp, ở đó sự Đản sanh của Đức Phật ở cõi đời là một sự kiện vi diệu với mục đích cụ thểgiải thoát chúng sanh. Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp trình bày một hình thức phát triển cao trong việc miêu tả sự Đản sinh của Đức Phật, với những miêu tả chi tiết về điều đó như một sự kiện vi diệu. Sự mô tả này được áp dụng thêm cho tất cả sáu vị Phật quá khứ khác ở trong kinh Đại thành tựu (Mahāpadānasutta) thuộc Trường bộ (Dīghanikāya, II.12), vì tất cả những điều vi diệu về việc Đản sanh của Đức Phật Gautama ở trong kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp được tìm thấy trong bản kinh trước đó theo đúng dạng thức và thể loại. Câu chuyện về Bồ-tát từ cõi trời Đâu Suất giáng hạ vào thai mẹ đã trở thành một thể thức ở trong kinh Đại thành tựu. Bản kinh này giải thích rằng chính thuận theo bản chất của các pháp (dhammata) mà tất cả chư Phật nơi sự sanh sau cùng của họ đã từ cõi trời Đâu Suất giáng hạ vào thai mẹ. Tất cả những điều hy hữu khác đi cùng với sự Đản sanh của Phật cũng được nói là thuận theo bản chất của các pháp. 

Việc phân tích này về sự Đản sanh của Đức Phật cho thấy rằng vấn đề này được phát triển ít nhất qua bốn giai đoạn. Đoạn văn được trích ở trên từ Tạp A-hàm và Tăng chi bộ không đưa ra bất kỳ điều gì huyền bí về sự xuất hiện của Như Lai ở nơi cõi đời, nhưng nó cung cấp nguồn tư tưởng cho những phát triển về sau. Đây là giai đoạn đầu của việc mô tả về Đản sanh. Kinh Nālaka có lẽ trình bày giai đoạn thứ hai của việc miêu tả về Đản sanh. Ở đây sự Đản sanh của Đức Phật đã được xem như một sự kiện vi diệu hy hữu. Hình thức mô tả này được phát triển đầy đủ ở trong Hy hữu vị tằng hữu pháp, mà nó chứa đựng toàn bộ tình tiết về sự Đản sanh của Đức Phật Gautama, với đầy đủ các điều vi diệu hy hữu. Điều này tôi xem là giai đoạn thứ ba. Ở giai đoạn thứ tư, câu chuyện Đản sanh của Đức Phật cuối cùng trở thành một thuyết ở trong kinh Đại thành tựu, rồi sau đó được áp dụng cho tất cả các vị Phật khác. Tất cả các truyền thống Phật giáo đều đưa thuyết này vào trong nguồn văn học của họ, và cho đến hiện tại, cả Đại thừa và Theravāda đều chấp nhận nó. Như vậy, những phát triển này về thuyết Đản sanh của Đức Phật hẳn xảy ra trước khi Phật giáo phân thành nhiều tông phái khác nhau. Như vậy rõ ràng rằng, ở Phật giáo sơ kỳ, những tín đồ đã lý tưởng hóa Đức Phật và xem sự Đản sanh của Ngài ở nơi cõi đời không như một sự kiện bình thường, mà như một sự kiện hy hữu (adbhuta). Mục đích Đản sanh của Ngài thì rõ ràng, đó là “vì lợi íchhạnh phúc của tất cả chúng sanh”. Tuy nhiên, trước khi giác ngộ, theo Phật giáo Theravāda, Ngài là một vị Bồ-tát. 

Như vậy, từ những quan điểmlý thuyết như vậy được tìm thấy trong những kinh điển sơ kỳ mà những nhà Đại chúng bộ khẳng định rằng tất cả chư Phật là những Đấng siêu thế (lokottara) (Masuda, [tr.] 1922: 18). Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp đưa ra một vài phát biểu quan trọng mà chúng đáp ứng như những cơ sở cho quan điểm về một Đức Phật siêu thế của những nhà Đại chúng bộ. Chúng ta so sánh thêm những phát biểu này với những đoạn được tìm thấy trong Nội tạng bách bảo kinh (Lokānuvartanāsūtra), Đại sự (Mahāvastu) và bộ luận của Thế Hữu (Vasumutra). 

Theo kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp, thứ nhất, Bồ-tát biết rõ tất cả những sự kiện xảy ra vào lúc Ngài đản sanh. Thứ hai, Bồ-tát không bị những thứ bất tịnh làm nhiễm ô khi Ngài sinh ra. Thứ ba, mẹ của Ngài có thể nhìn thấy Ngài ở trong bào thai giống như nhìn thấy một viên ngọc nơi tay của bà. Nội tạng bách bảo kinh nói rằng Bồ-tát không sinh từ sự ân ái của cha và mẹ; thân của Ngài được sinh ra một cách kỳ diệu (T 807, tr.75lc). Thứ tư, mẹ của Bồ-tát hạ sanh trong khi đang đứng. Theo Thế Hữu, những nhà Đại chúng bộ khẳng định rằng tất cả chư Bồ-tát được sinh ra từ hông bên phải. Thứ năm, chư Bồ-tát bước đi bảy bước và nói ngay sau khi sinh. Nội tạng bách bảo kinh nói một cách rõ ràng rằng chính vì thuận theo cõi đời mà Đức Phật đã thể hiện như vậy khi Đản sinh và thốt lên những lời: “Nơi thế giới này không ai vượt thắng Ta! Ta sẽ giáo hóa nhân loài khắp mười phương!” (T 807, tr.75lc). Điều này cho thấy rằng những tín đồ cho rằng những sự kiện này không thể xảy ra đối với một người bình thường, mà chỉ xảy ra với một người đã giác ngộthể hiện chúng có mục đích

Có thể rằng từ những quan điểm này mà những người biên soạn cả Đại sự (I, 167-70) và Nội tạng bách bảo kinh (T 807, tr. 75lc-752a) giảng giải rằng “Mỗi hành động của Đức Phật nơi cõi đời là một sự thị hiện vì lợi íchhạnh phúc của con người”. Đức Phật thuận theo những thể thức của cuộc đời cũng như theo nhưng thể thức siêu thế. Ngài thể hiện việc đi, đứng, nằm, ngồi nhưng Ngài không bao giờ mệt mỏi. Ngài lau chùi chân và thân thể mặc dù không có dơ bẩn; Ngài súc miệng mặc dù miệng Ngài có mùi thơm như hương sen. Ngài ăn uống mặc dù Ngài không đói khát v.v… Những điều này, những người biên soạn giảng giải rằng, tất cả bởi do sự có mặt của Ngài là một sự hiện thân của những việc làm tốt. Như vậy, cơ sở của vấn đề đã được đặt ra trong Phật giáo sơ kỳ, và chính những người Đại chúng bộ đã lý tưởng hóa triệt để Đức Phật và khẳng định rằng Ngài đã giác ngộ từ nhiều kiếp trước

Ngoài chứng cứ quan trọng ở trên, có sáu đoạn khác hỗ trợ thuyết của chúng tôi về nguồn gốc khái niệm Phật của những nhà Đại chúng bộ. Thứ nhất, Nội tạng bách bảo kinh (T 807, tr. 752b 24-26) nói rằng “Ngay cho dù sấm sét trong mười phương kết hợp lại tạo ra một âm thanh, âm thanh đó không thể làm rung một sợi tóc của Đức Phật bởi vì Ngài đã nhập vào định vô thanh”. Một câu chuyện tương tự được tìm thấy trong kinh Đại bát Niết-bàn (Mahāparinibbānasutta, Dīghanikāya, II, 130-133). Nơi kinh này Đức Phật nói với Pukkusa rằng, trong khi Ngài ở trong định, mưa lớn bắt đầu trút mạnh, sấm sét chớp lóe, nổ rền. Có hai anh em nông dân và bốn con bò bị sét đánh chết, nhưng Ngài không nghe một âm thanh nào.6 Có một vài điểm tương đồng đáng chú ý trong hai mô tả về định của Đức Phật: thứ nhất, Đức Phật ở trong định; thứ hai, sấm sét nổ rền; và thứ ba, Đức Phật không hề nghe âm thanh nào. Dường như rằng miêu tả trong Nội tạng bách bảo kinh được đặt cơ sở trên đoạn văn ở trong kinh Đại bát Niết-bàn. 

Thứ hai, những nhà Đại chúng bộ khẳng định rằng thọ mạng của Đức Phậtvô lượng (Masuda, 1992: 20). Sự thực, thọ mạng lâu dài của Đức Phật dường như đã được những người kiết tập các Nikāya và A-hàm xem xét. Trong tất cả những phiên bản của kinh Đại bát Niết-bàn, Đức Phật được nói là đã nhập diệt theo lời thỉnh cầu của Mara, nhưng nếu Ngài không muốn vậy, Ngài có thể sống đến một đại kiếp (kalpa).7 Bởi vì một đại kiếp là một thời gian cực kỳ dài, những nhà Đại chúng bộ đương nhiên cho rằng thọ mạng của Đức Phậtvô lượng.8 Điều này cũng ủng hộ khẳng định rằng khái niệm về một Đức Phật siêu thế có gốc rễ ở một niên đại rất sớm. 

Thứ ba, theo Thế Hữu, những nhà Đại chúng bộ khẳng định rằng tất cả những gì được Đức Thế Tôn giảng giải, không có điều gì không thuận hợp với chân lý (ayathārtha) (Masuda, 1922: 19). Trong Tăng chi bộ (IV, 163-4), Tỷ-kheo Uttara nói với Sakka, “Đúng như vậy, thưa vua trời Đế Thích, tất cả những gì chúng tôi và người khác nói hoàn toàn dựa trên những lời của Đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, đấng Giác ngộ viên mãn”. Như vậy, theo phát biểu này, mọi lời nói đúng đều là lời của Đức Phật, và bất kỳ những gì Đức Phật nói đều là lời nói đúng. Những Phật tử sơ kỳ đã nghĩ rằng tất cả những lời nói của Đức Phật đều là lời nói đúng. Những nhà Đại chúng bộ hẳn nhiên giải thích đoạn này với nghĩa rằng tất cả những lời của Đức Phật đều là lời thuyết pháp. Điều này rất quan trọng đối với những nhà Đại chúng bộ, bởi vì chính việc đặt cơ sở trên những phát biểu như vậy trong những bản kinh sơ kỳ mà họ cho rằng mỗi lời của Đức Phật đều là chân lý. Thái độ của những nhà Đại chúng bộ về lời dạy của Đức Phật như vậy là một trong những lý do chính cho khái niệm Đức Phật siêu thế của họ. 

Thứ tư, theo Nội tạng bách bảo kinh (T 807, tr. 752a b) “Thân của Phật giống như vàng không thể bị dơ bẩn, và giống như một viên kim cương vô cùng thanh tịnh. Chân của Ngài giống như hoa sen mà bùn dơ không bám vào được, và Đức Phật có hương thơm tối thượng.” Tất cả những điều như vậy nhắc chúng ta về ba trong số 32 hảo tướng của Đức Phật được miêu tả trong những kinh sơ kỳ. (1) Thân thể Đức Phật có màu sắc như sắc vàng, (2) da của Ngài nhẵn mịn đến độ không bụi bẩn nào có thể bám vào được, và (3) hương thơm của thân Phật vô cùng thanh khiết. Những nối kết giữa miêu tả của Nội tạng bách bảo kinh và ba trong số 32 hảo tưởng là rõ ràng: vàng, thanh tịnh và hương thơm. Những thuộc tính khác của Đức Phật được tìm thấy trong Nội tạng bách bảo kinh có lẽ được phát triển cùng tuyến với 32 hảo tướng

Thứ năm, Nội tạng bách bảo kinh (T 807 tr.752b) nói rằng Đức Phật biết các pháp của vô lượng chư Phật khác ở những Phật quốc khác (Buddhakṣhetra) trong mười phương. Trong Tương ưng bộ (V, 437), Đức Phật được cho là biết nhiều hơn những gì Ngài đã giảng dạy cho các đệ tử, và Ngài đã so sánh những gì Ngài thực sự đã dạy với lá Ngài nắm trong tay, trong khi những gì Ngài biết như lá trong rừng. Tương ưng bộ cho rằng hiểu biết của Đức Phậtvô lượng. Những nhà Đại chúng bộ, trên cơ sở này, đã giải thích hiểu biết của Phật như là sự toàn trí

Thứ sáu, theo Thế Hữu, những nhà Đại chúng bộ khẳng định rằng năng lực của Như Lai cũng vô lượng (Masuda, 1922: 19). Điều này có lẽ là một phát biểu chung mà nó được đặt cơ sở trên những điều vi diệu của Đức Phật được miêu tả trong những kinh sơ kỳ, chẳng hạn như những thần thông mà nhờ đó Ngài hóa độ ba anh em Ca Diếp (Kāśyapa) và tướng cướp Aṅgulimālya (Trung bộ, II, 99). 

Tất cả những chứng cứ này cho thấy rằng những nhà Đại chúng bộ là một nhóm tín đồniềm tin kiên định. Vì bộ luận của Thế Hữu quy cho những nhà Đại chúng bộ lời khẳng định rằng mỗi lời của Đức Phật đều là lời thuyết pháp, điều này dường như là một sự biểu thị rõ rằng những nhà Đại chúng bộ chấp nhận mọi lời trong các Nikāya và A-hàm đều là những lời nói chân thực của chính Đức Phật. Như vậy, với niềm tin ấy, họ đã phát triển một khái niệm Đức Phật siêu việt dựa trên cơ sở những đặc điểm siêu nhiên của Đức Phật được miêu tả trong những kinh sơ kỳ. Do đó, hai khía cạnh của khái niệm Phật của những nhà Đại chúng bộ có thể được nhận diện: Đức Phật là Đấng toàn trítoàn năng, và những hình thức được biểu hiện mà qua đó Ngài cứu độ chúng sanhphương tiện thiện xảo. Đức Phật Thích Ca được xem là không gì khác hơn một trong những hình thức này. Trong Phật giáo Đại thừa, phương diện đầu được phát triển thành khái niệm Pháp thân (dharmakāya), trong khi phương diện sau được phát triển và được phân thành khái niệm báo thân (sambhogakāya) và ứng thân (nirmāṇakāya). Như vậy, những nhà Đại chúng bộ cũng là những người sáng tạo nên tư tưởng ứng thân
Thư Viện Hoa Sen
_____________
Nguồn: The Indian International Journal of Buddhist Studies, (2004) No.5, tr. 41-51) 
(1) Những người Đại chúng bộ khẳng định rằng tất cả lời của Đức Phật đều là lời thuyết pháp và không có điều gì không thuận hợp với chân lý. Dị bộ tông luân luận (Samayabhedavyūhacakra, T 2031, 15b) của Thế Hữu
(2) Thuật ngữ “kinh điển sơ kỳ” chỉ cho các kinh Nikāya Pāli và A-hàm Hán ngữ. Tôi đã thảo luận về những khía cạnh con ngườisiêu nhiên của Đức Phật nơi chương đầu “The concept of the Buddha in early Buddhism” trong cuốn sách của tôi The Concept of the Buddha: Its Evolution from Early Buddhism to the Trikāya Theory. 
(3) Dutta (1978: 71) cũng nghĩ rằng khái niệm về Đức Phật của những người Đại chúng bộ có thể được đặt cơ sở trên những lời nói được tìm thấy trong các Nikāya, chẳng hạn như “Ta là bậc điều ngự, ta là bậc toàn trí, ta không bị những đối trượng trần tục chạm vào, ta viên mãn ở nơi cõi đời này, ta là bậc đạo sư vô song, ta là đấng giác ngộ duy nhất, đã làm vắng lặngchấm dứt mọi thứ (Trung bộ I, tr. 171). 
(4) Những học giả như V. Fausboll (1881: XI) nghĩ rằng Kinh Tập (Suttanipāta) thuộc về bộ kinh cổ nhất của văn học Phật giáo. Fausboll cho rằng phần lớn Đại phẩm (Mahāvagga) và hầu như toàn bộ Aṭṭhakavagga là rất cổ. Ông đi đến kết luận này từ hai lý do. Thứ nhất là từ ngôn ngữ, và thứ hai là từ nội dung. Như vậy, kinh Nālaka rơi vào giai đoạn phát triển về sau. 
(5) Bản dịch Anh ngữ của Woodward (Gradual Sayings, V, 99) có một ít thay đổi. Bản dịch Hán ngữ đề cập đến ba giai đoạn là lão, bệnh và tử, khác với bản Pāli là sinh, suy yếu và chết. 
(6) Trong bốn bản dịch Hán ngữ kinh Đại bát Niết-bàn, (T 01, tr. 19a-b; T 05, tr.168a-b; T 06, tr.183c-184a,và T 07, tr.198a-b], chứng cứ này được tìm thấy
(7) T 10, tr.15c; T 05, tr.165a; T 06, tr. 180b; T 1451, tr.387c; Divyāvadāna, 201; Dīghanikāya, II, 103; Saṃyuttanikāya, V, 259; Aṅguttaranikāya, IV, 309; Udāna, VI, 62. Theo Abhidharmamahāvibhāṣā (T 1545, tr. 657b) có hai giải thích về việc từ bỏ thọ mạng của Đức Phật. Thứ nhất là rằng Đức Phật bỏ một phần ba thọ mạng bởi vì thọ mạng của Ngài là 120 năm. Thứ hai là rằng Đức Phật bỏ một phần năm thọ mạng bởi vì thọ mạng của Đức Phật là 100 năm. Điều này hẳn nhiên là một giải thích hợp lý của những người Nhất thiết hữu bộ
(8) Thuật ngữ kalpa dùng chỉ cho một chu kỳ thời gian dài nhất ở trong vũ trụ học Ấn Độ.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/04/2012(Xem: 78191)
07/11/2010(Xem: 140142)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.