Biện Chính Phật Học Tập 2

20/10/20184:03 SA(Xem: 9619)
Biện Chính Phật Học Tập 2

THÍCH CHÚC PHÚ
BIỆN CHÍNH PHẬT HỌC
TẬP II
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

TẬP I TẬP II TẬP III


Bìa Biện Chính Phật Học Tập 2
LỜI GIỚI THIỆU

 

thichgiactoan_01Trong quá trình phát triển của Phật giáo, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên đã xuất hiện những tồn nghi trong giáo điển, trong việc quảng diễn pháp học, ngay cả trong nhận thức về Đức Phật và giáo pháp của Ngài.

Những tồn nghi đó nếu không được lý giải thỏa đáng thì sẽ tạo nên nhiều hệ lụy mà tác động tiêu cựccủa nó không chỉ dừng lại ở trong một đời. Với tinh thần gạn đục khơi trong, tác giả Thích Chúc Phú đã nỗ lực biện giải những tồn nghi Phật học, kể cả việc phản biện những cách hiểu chưa đúng về giáo pháp và những vấn đề liên quan.

Tính đến naytác giả đã tập hợp công trình nghiên cứu của mình thành ba tập, với tên gọi là Biện chính Phật học. Trên tinh thần kỉnh trọng và tùy hỷ pháp, tôi có lời tán trợ nỗ lực này của tác giả và trân trọnggiới thiệu đến chư tôn đức cùng bạn đọc gần xa.

Nhân mùa An cư Kiết hạ Phật lịch 2562 – Dương lịch 2018, môn nhân Pháp viện Minh Đăng QuangTịnh xá Trung Tâm, các tịnh xá Tăng Ni liên hệ và quần chúng Phật tử xa gần đã phát tâm in ấn tác phẩm này hỷ cúng các trường Hạ. Xin hồi hướng phước lành này đến các thí chủ hữu duyên và mười phương pháp giới luôn được trọn hưởng năm phần phước báu: “Sống lâu, sắc tốt, yên vui, sức mạnh và trí tuệ”.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam 
Trú trì Pháp viện Minh Đăng Quang 
Sa-môn Giác Toàn

 

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nhiều lần duyệt tạngchúng tôi đã ngập ngừng giữa những trang kinh khi nghĩ về công lao của tiền nhân trong việc giữ gìntruyền thừa và làm sáng tỏ những lời dạy của Đức Phật. Với điều kiệnkhông có sẵn bút, mực, giấy viết ở thời xưa, với quãng thời gian đủ để xóa tan bao đền dài, thành quách; nhưng những lời dạy của Đức Phật vẫn còn hiện hữu ở thế giới này đã nói lên sự đóng góp sâu dày của bao thế hệ người xưa.

Tuy nhiên, phát xuất từ những pháp thoại ban đầu của Đức Phật được giữ gìn bằng trí nhớ, nhưng đến khi được ghi lại bằng văn tự thì phải chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên và kể cả con người. Do vậy, đã có những bản kinh tuy mang danh Phật thuyết nhưng không tương ứng với Kinh, không phù hợpvới Luật và thậm chí đi ngược lại với những nguyên lý cơ bản mà Đức Phật đã xiển dương suốt cả cuộc đời.

Từ lời dạy của Đức Phật trong kinh Trung Bộ: Ta chủ trương phân tích; ở đây, Ta không chủ trương nói một chiều (kinh Subha); đã tiếp thêm nguồn sinh lực để chúng tôi vững tin trên con đường nghiên cứu, nhằm chỉ ra đâu là lời Phật nói, đâu là do người sau thêm vào, cũng như biện giải những hiều lầm không đúng về Đức Phậtgiáo pháp và những vấn đề liên quan. Với mong mỏi đó nên chúng tôi đã lấy tên tác phẩm là Biện chính Phật học.

Biện chính Phật học là thành quả kết tinh của một quá trình nghiên cứubiện giải kinh văn và những vấn đề khác nhau liên quan đến Phật giáo. Công việc này chúng tôi đã khởi sự từ năm 2010 và đến nay đã công bố 34 đề tài khác nhau, được in thành hai tập mang tên Biện chính Phật học tập 1 và tập 2.

Mùa Hạ năm 2018, chúng tôi tiếp tục công bố 16 đề tài nghiên cứu và dự kiến sẽ in thành Biện chính Phật học tập 3. Thế nhưng, trước nhu cầu thiết thực của chư tôn đức và độc giảchúng tôi tổng hợp cùng với hai tập đã in thành một bộ Biện chính Phật học gồm 3 tập.

Có thể nói, với tâm nguyện sẽ tận hiến đời mình nhằm mục tiêu biện giải kinh văn, nếu như các điều kiện khách quan cho phépchúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực và kiên định với hướng đi này. Do vậy, số lượng ba tập Biện chính Phật học không phải là điểm dừng cuối. Mặc dù cẩn trọng và cân nhắc nhưng sẽ khó tránh khỏi những sơ suất do chưa đủ chú tâm, trên tinh thần học hỏi và cầu thị, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của chư tôn đức và bạn đọc gần xa.

Trân trọng!

Thích Chúc Phú

MỤC LỤC BIỆN CHÍNH PHẬT HỌC - TẬP II

Lời giới thiệu 
 Lời nói đầu      

 Khảo về Tuyên ngôn đản sanh 7
Nghiên cứu về ngày, tháng thành đạo của Đức Phật  23
 Bàn về hai cuộc kết tập kinh điển khi Phật còn tại thế 45
Đức Phật đã chuẩn bị những gì trước khi Đại diệt độ?  61
Nghiên cứu về ngày, tháng nhập Niết-bàn của Đức Phật  75
 Vương nạn Tỳ-Lưu-Ly   diễn ra lúc Phật còn tại thế hay khi Ngài đã Niết-bàn? 101
 Từ sự sám hối của Đề-Bà-Đạt-Đa nghĩ về khả tính thành Phật của mỗi người  115
So sánh kinh Bệnh (S.v, 81) trong Tương Ưngbản kinh tương đương trong Hán tạng  125
 Tại sao tụng Thất giác chi để chữa bệnh, cầu an?  143
Độ người hấp hối theo kinh tạng Nikāya  167
 Khảo chứng về thân Trung ấm  191
 Tại sao Bồ-Đề-Đạt-Ma phủ định công đức của vua Lương Vũ Đế? 217
 Khảo về vấn đề An trạch  235
 Đối khảo về Thần chú sản nạn  251
 Những nhận định chưa đúng về Phật giáo trong tác phẩm Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1)  269
 Những nhận định chưa đúng về  Phật giáo trong tác phẩm Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (2)   291
 Luận về vấn đề Tăng quan  311
 Khảo về vấn đề Y tía (Tử y)  329
Nguồn Thư Viện Hoa Sen
Bìa Biện Chính Phật Học Tập 2
pdf_download_2
Biện Chính Phật Học Tập 2


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 48425)
11/08/2013(Xem: 43812)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.