B- HỆ THỐNG CÁC PHÉP THIỀN ĐỊNH

30/11/20193:44 CH(Xem: 6183)
B- HỆ THỐNG CÁC PHÉP THIỀN ĐỊNH

THIỀN ĐỊNH
MỘT PHƯƠNG PHÁP BIẾN CẢI TÂM LINH
Đức Đạt-lai Lạt-ma
và Urgyen Sangharakshita
Hoang Phong chuyển ngữ

***

A- HỆ THỒNG CÁC PHÉP THIỀN ĐỊNH
(A system of Meditation)
Urgyen Sangharakshita

 

 Vài lời giới thiệu của người chuyển ngữ

 

            Thiền định qua những lời giải thích trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma thật dễ hiểu, thiết thựccụ thể. Các lời giải thích này được dựa vào Giáo huấn của Đức Phật, thế nhưng trên dòng phát triển của Phật giáo nhiều phương pháp thiền định đã được khai triển thêm, mang lại cho thiền định nhiều khía cạnh mở rộng và do đó cũng đã trở nên phức tạp, phong phú và đa dạng hơn.

            Trong loạt bài thứ nhất dưới đây nhà sư Sangharakshita lựa chọn các phương pháp luyện tập trung thực và quan trọng nhất để thiết lập một hệ thống mạch lạc, chính xác và sâu sắc về phép luyện tập cốt lõi này của Phật giáo. Hệ thống thiền định này gồm chung trong mười bài giảng, trích ra từ một chương mang tựa "Hệ thống các phép thiền định" (A system of meditation) trong quyển sách "Hướng dẫn trên đường tu tập Phật giáo" (A Guide to the Buddhist Path, 1990) đã được nói đến trong phần giới thiệu trên đây. Bản chuyển ngữ tiếng Việt này chủ yếu được dựa vào bản dịch tiếng Pháp của Christian Richard 2004.

            Loạt bài thứ hai mang tựa "Thiền định thật sự là gì" (What Meditation Really Is) được trích ra từ quyển "Sự Giác ngộ của con người" (Human Enlightenment, 1980) gồm bốn bài giảng. Loạt bài này sở dĩ được trích dẫn thêm là nhằm giúp người đọc so sánh với loạt bài thứ nhất trên đây và cũng là dịp để tìm hiểu thêm về thiền định qua sự uyên bác và các kinh nghiệm thực tiễn của nhà sư Urgyen Sanghoarakshita. Bản chuyển ngữ tiếng Việt của loạt bài thứ hai này được dựa vào bản gốc tiếng Anh và cả bản dịch tiếng Pháp của Christian Richard, 2003). Sách và các bài giảng trên đây bằng tiếng Anh hoặc đã được dịch sang tiếng Pháp có thể tìm thấy trên mạng. Ngoài ra nhiều sách và nhiều bài giảng khác của nhà sư này cũng đã được diễn đọc và đưa lên một số các trang mạng Phật giáo và cả YouTube. 



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 48413)
11/08/2013(Xem: 43808)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.