Bài 3: Giai đoạn lắng sâu trong phép thiền định

30/11/20193:50 CH(Xem: 5757)
Bài 3: Giai đoạn lắng sâu trong phép thiền định

THIỀN ĐỊNH
MỘT PHƯƠNG PHÁP BIẾN CẢI TÂM LINH
Đức Đạt-lai Lạt-ma
và Urgyen Sangharakshita
Hoang Phong chuyển ngữ

***

Bài 3

Các giai đoạn lắng sâu trong thiền định

 

            Sự lắng sâu (absorption/sự hấp thụ hay hòa nhập sâu xa vào các thể dạng sâu kín của tâm thức) biểu trưng cho giai đoạn hay cấp bậc thứ hai trong phép thiền định sẽ gồm có bốn cấp bậc khác nhau, nói lên một sự diễn tiến và hợp nhất theo chiều thẳng đứng. khởi đầu bằng thể dạng [thấp nhất là sự] "Tập trung thăng bằng" (sự chú tâm vững chắcthường xuyên).  Dầu sao cũng nên lưu ý sự hợp nhất trong giai đoạn này không liên hệ gì đến "tri thức" [nhận biết] và "vô thức" (tiềm thức), bởi vì hai thứ này đã được hợp nhất từ trước (trong giai đoạn thứ nhất của phép luyện tập thiền định - tức là sự chú tâm - đã được nói đến trên đây). Trong trường hợp này - có nghĩa là trong giai đoạn thứ hai này - tâm-thức-nhận-biết đã được hợp nhất (tức là đã tạo được một cái tôi duy nhất)tinh khiết hóa từ trước (tạm thời không còn bị năm thứ chướng ngại/ngũ triền cái ngăn chận) sẽ tự nó hòa nhập với "Siêu-tri-thức" (Super-conscious/Supra-conscient/có thể hiểu như là tri thức mang khả năng nhận thức siêu việt và trực tiếp, vượt lên trên tri-thức-nhận-biết và cả tiềm thức đã được hội nhập với nhau trong giai đoạn thiền định thứ nhất).  Các nguồn năng lực của Siêu-tri-thức - hoàn toàn thuộc lãnh vực tâm linh - sẽ bắt đầu được tận dụng. Tóm lại sự lắng sâu [trong thiền định] là một sự hợp nhất giữa tâm thức và các cấp bậc tri thức dần dần trở nên cao hơn bên trong một cá thể. Trên dòng thăng tiến tuần tụ đó, các thể dạng và các chức năng tâm thần thô thiển cũng sẽ dần dần trở nên tinh tế hơn, các nguồn năng lực theo đó cũng sẽ hòa nhập vào các cấp bậc cao hơn và đảm trách các vai trò thượng thặng hơn.

            Bên trong thể dạng mà chúng ta gọi là cấp bậc thứ nhất của sự lắng sâu trên đây, cũng vẫn còn tồn tại một số sinh hoạt tâm thần, có nghĩa là chúng ta vẫn còn nghĩ đến thứ này hay thứ kia, hoặc suy nghĩ vài điều thật tế nhị nào đó về thế giới thế tục, và cũng có thể vẫn còn suy nghĩ [trong tâm trí] về việc đang hành thiền của mình. [Thế nhưng] sau khi chuyển sang cấp bậc thứ hai này của sự lắng sâu, thì các sinh hoạt tâm thần trên đây sẽ tan biến hết. Các thể loại tư duychúng ta có thể cảm nhận được (ý thức được) sẽ hoàn toàn biến mất. Chúng ta có thể nghĩ rằng vì mình không còn suy nghĩ được nữa nên mình sắp chết và đầu óc đang bị tê liệt. Dó là một sự sai lầm to lớn, thế nhưng mặt khác chúng ta cũng có thể nghĩ rằng vì không còn suy nghĩ nữa nên tri thức nhờ đó sẽ trở nên trong sáng, rạng ngời, cô đọng và tỏa sáng hơn bao giờ hết. Vì lý do tư duy hoàn toàn vắng bóng trong cấp bậc thứ hai này và cả các cấp bậc sau đó, nên thật hết sức quan trọng là không nên quá suy nghĩ về các cấp bậc lắng sâu đó, tốt hơn nữa là không suy nghĩ gì cả về các thứ ấy. Thay vì suy nghĩ về các thể dạng lắng sâu đó thì chúng ta nên tìm cách cảm nhận những gì tương tự với các thứ ấy (hình dung ra các hình ảnh tương đồng biểu trưng cho các thứ ấy), nhưng không nên tìm hiểu bằng cách phân tích hay suy luận mang tính cách trí thức, trái lại chỉ nên dựa vào các hình ảnh, các biểu tượng hay các hình thức biểu trưng [cho các thể dạng lắng sâu đó]. Dầu sao chúng ta cũng không thể làm gì khác hơn được ngoài cách dựa vào bốn hình ảnh biểu trưng bốn giai đoạn lắng sâu nêu lên trong Giáo Huấn của Đức Phật (dưới đây nhà sư Sangharakshita sẽ nêu lên các hình ảnh tương đồng do Đức Phật đưa ra giúp chúng ta dựa vào đó để "hình dung" trong tâm thức mình các thể dạng lắng sâu trong lúc hành thiền)

            Cấp bậc lắng sâu thứ nhất được so sánh với bột xà bông và nước. Đức Phật khuyên chúng ta hãy hình dung một người giúp việc tắm rửa, một tay vốc một ít bột xà bông (điều này cho thấy người Ấn vào thời bấy giờ đã biết sáng chế ra một thứ bột để pha nước tắm), tay kia vốc một ít nước. Người này hòa lẫn hai thứ trong một cái bát, khiến nước thấm hết vào bột xà bông, và bột xà bông hút hết nước, không còn một hạt xà bông nào không ngấm nước, và cũng không còn một giọt nước nào không thấm vào bột xà bông. Đức Phật dạy rằng giai đoạn lắng sâu thứ nhất cũng tương tự như vậy: trong cấp bậc đó toàn bộ cơ thể gồm tâm lývật lý (psychophysical, có nghĩa là tâm thần và thân xác) trở nên bảo hòa (saturated) bởi một thứ cảm tính chan hòa phúc hạnh, sảng khoái, một niềm phúc hạnh tối thương. Tuy nhiên các cảm tính đó vẫn còn ở thể dạng cất chứa (contained/contenu/tồn lưu, không tỏa rộng hay bùng lên được). Đồng thời tất cả con người của mình đều trở nên bảo hòa - không có một phần thân thể vật lý hay tâm thần nào không bảo hòa, cũng không có bất cứ gì rơi ra bên ngoài cả. Tóm lại là không có một sự chênh lệch hay bất quân bình nào [nơi con người của mình]. Tất cả đều phẳng lặng, thăng bằng và vững chắc. Tất cả đều ở thể dạng tập trung một cách tự nhiên.    

            Đối với cấp bậc lắng sâu thứ hai, Đức Phật khuyên chúng ta hãy hình dung [bên trong tâm thần mình] một cái hồ thật lớn, đầy nước thật trong và phẳng lặng. Nước trong hồ được cung cấp bởi một mạch nước ngầm thật tinh khiết, bắt nguồn từ một nơi thật sâu kín không thăm dò được. Cấp bậc lắng sâu thứ hai cũng tượng tự như vậy: phẳng lặng, rạng ngời, an bình, tinh khiếttrong suốt. Thế nhưng ở một nơi thật sâu kín (bên trong tâm thứccon người mình) vẫn còn có một cái gì khác, âm thầm, tinh khiết, rạng rỡtuyệt vời hơn thế rất nhiều (biểu trưng bởi mạch nước ngầm). "Cái gì đó" chính là thành phần tâm linh thượng thặng hay tri thức thượng thặng, ngấm vào bên trong chúng ta, gợi lên cho chúng ta những nguồn cảm ứng.   

            Cấp bậc thứ ba của sự lắng sâu theo Đức Phật giảng thì cũng vẫn là hồ nước đó, khối nước đó, thế nhưng từ trong nước mọc lên những đóa hoa sen. Các đóa hoa đó mọc lên trong nước, ngập trong nước và hòa mình với nước. Chúng ta có thể bảo rằng những đóa hoa đó tìm thấy sự thích thú trong nước. Cũng vậy, trong cấp bậc thứ ba của sự lắng sâu chúng ta hoàn toàn bị ngập tràn bởi thành phần tâm linh thượng thặng đó, ngấm vào bên trong tri thức tâm linh siêu việt đó - nếu có thể nói như vậy. Chúng ta tắm mát trong đó, ngâm mình trong đó, thấm nhuần và bao bọc bởi thành phần đó (tương tự như một đóa hoa sen ngập trong nước).

            Đối với cấp bậc thứ tư và cũng là cấp bậc sau cùng (tức là cao nhất) của sự lắng sâu thì Đức Phật khuyên chúng ta hãy tưởng tượng vào một ngày thật nóng bức, có một người tắm trong một bể nước mát. Sau khi tắm xong, người này trèo ra khỏi bể, choàng lên người một tấm khăn mới tinh, trắng toát, thật sạch (người Ấn gọi tấm khăn này là dhoti), bao phủ toàn thân thể mình không để hở một chổ nào. Đức Phật bảo rằng cấp bậc thứ tư của sự lắng sâu cũng tương tự như vậy: tri thức tâm linh siêu việt tách rời chúng ta ra khỏi mọi sự tiếp xúc và các ảnh hưởng tạo ra bởi các cấp bậc thấp hơn. Điều đó cũng tương tự như chúng ta được bao phủ bởi một vầng hào quang thật sáng (điều đó không có nghĩa là chúng ta bị tràn ngập bởi vầng hào quang mà chỉ tương tự như vầng hào quang phủ lên người mình, chan hòa con người mình). Hơn thế nữa thể dạng tỏa sáng đó cũng tượng tự như một vầng ánh sáng phát sinh từ phép thiền định tỏa ra từ bên trong con người mình và lan rộng ra khắp nơi. Khi nào làm được như vậy thì không những chúng ta sẽ không còn dễ dàng bị ảnh hưởng hay nhận chịu các tác động do kẻ khác gây ra, mà [ngược lại] còn có thể ảnh hưởngtác động đến kẻ khác dễ dàng hơn.

                Trên đây là bốn cấp bậc lắng sâu của thiền định. Nếu muốn ghi nhớ và cảm nhận được các cấp bậc ấy thí chúng ta chỉ cần ghi khắc trong tâm các hình ảnh biểu trưng tuyệt đẹp do Đức Phật nêu lên (hồ nước, hoa sen, một người tắm mát và phủ lên người một tấm khăn trắng mới tinh, v.v.). Sau khi hoàn tất được toàn bộ bốn cấp bậc lắng sâu đó - ít nhất cũng bằng cách tưởng tượng - thì chúng ta sẽ có thể chuyển sang giai đoạn thứ ba và cũng là giai đoạn sau cùng (và cao nhất) của thiền định.   


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/03/2015(Xem: 12935)
23/11/2010(Xem: 76112)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.