Sự Suy Tàn Của Phật Giáo Ấn Độ

01/12/20201:00 SA(Xem: 12620)
Sự Suy Tàn Của Phật Giáo Ấn Độ
SỰ SUY TÀN CỦA PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
(Decline of Buddhism in India)
Thích Trung Định

800px-Asoka̠_Buddhist_Missions
Asoka Buddhist Missions (Wikipedia)

Có rất nhiều tranh cãi liên quan đến thời giannguyên nhân về sự suy tàn của Phật giáoẤn Độ. Một số học giả cho rằng, đó chỉ là kết quả của quy luật tự nhiên, mọi sự vật đều vô thường, có sinh thì có diệt. Một số người khác suy nghĩ rằng, đó là sự đa dạng của các nguyên nhân khác nhau, phải hoạt động trong một thời gian khá dài. Một số học giả đã truy tìm sự suy tàn của Phật giáo bắt đầu kể từ thế kỷ thứ bảy sau Công nguyên, tức hơn một ngàn năm của thời kỳ chánh pháp. Tuy nhiên, tất cả đều đồng ý rằng sự suy tàn của Phật giáoẤn Độ diễn ra vào cuối năm 1200 sau Công nguyên, khi Hồi giáo xâm chiếm Ấn Độ. Theo Giáo sư K.T.S. Sarao, Trưởng phân khoa Phật học - Đại học Delhi, sự suy tàn của Phật giáo Ấn Độ gồm những nguyên nhân sau:

1. Suy thoái đạo đức trong Tăng đoàn (Moral degeneration of the Sangha)

Hầu hết các học giả thừa nhận rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy tàn của Phật giáoẤn Độ là sự suy đồi về nếp sống đạo đức trong Tăng đoàn tu sĩPhật tử tại gia. Số lượng lớn các nhà sư bỏ bê giới luật, không tuân giữ giới pháp mà mình đã lãnh thọ. Tu sĩđời sống buông lung, thậm chí giết động vật để ăn thịt, nuôi gia súcliên quan đến đời sống gia đình thế tục quá nhiều. Họ không còn có sự xấu hổ bản thân, không có đức hạnh, kiêu căng ngã mạn, say sưa nghiệp ngập với rượu chè cờ bạc. Thậm chí, họ còn đến các nới chứa gái mại dâm, trộm cắp, cướp tài sản; tích lũy của cải vật chất như người thế tục. Các tu viện bắt đầu sở hữu đất đai, làng mạc, phát triển đồng cỏ và nuôi gia súc, để thu hoa lợi. Dấu hiệu này biểu hiện sự suy đồi một cách nghiêm trọng của Phật giáo tại Ấn Độ lúc bấy giờ.

2. Thất bại xã hội của Phật giáo (Social failure of Buddhism)

Một yếu tố khác đóng vai trò quan trọng trong sự suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ là sự thất bại xã hội của Phật giáo. Phật giáo không còn thể nhập trong quần chúng và phát huy sức mạnh quần chúng. Vai trò nhập thế của Phật giáo không còn có đất đứng, hay nói cách khác tu sĩ Phật giáo không tích cực nhập thế hành đạo. Do đó, vai trò của Phật giáo đối với quần chúng không còn. Học giả Nutt nhận xét rằng, Phật giáo không bao giờ là một phong trào xã hội tại Ấn Độ. Thật vậy, có lý do để tin rằng trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ, không bao giờ hoàn toàn có được trạng thái của một cộng đồng Phật giáo. Phật giáo không có quần chúng số đông ủng hộ. Do đó, lần lượt những cộng đồng tu viện biến mất khỏi bề mặt của cuộc sống người dân Ấn. Mặt khác, những người ủng hộ Phật giáo cũng dần dần bị đồng hóa vào cộng đồng Hindu nói chung.

3. Đồng hóa Phật giáo vào Ấn Độ giáo (Assimilation of Buddhism into Hinduism)

Khả năng thích ứng của Phật giáo Đại thừa đã dẫn đến thành công và lan rộng ở các vùng trên khắp lục địa Ấn Độ và lan tỏa ra nước ngoài, nhưng đồng thời đã làm thay đổi sự mặc cảm của nó ngoài sự công nhậnẤn Độ. Phật giáo Đại thừa nhấn mạnh vào việc thờ cúng hình ảnh, cầu nguyện và bùa chú, nghi lễ và tế tụng, kết hợp nhiều tín ngưỡng dân gian, và khi làm như vậy, họ đã thực hiện một cách tiếp cận gần gũi và rõ ràng với Ấn Độ giáo. Có có nhiều vị Bồ tát được giới thiệu trong văn học Phật giáo Đại thừa, điều này rất tương đồng với tôn giáo bản địa Ấn Độ đó là Ấn giáo. Quá trình này cuối cùng đã dẫn đến sự phá hủy và sự phân biệt giữa hai đức tin: Phật giáo và Ấn giáo. Do đó, nhiều người thừa nhận  Đức Phật Thích Ca như một hóa thân của thần Visnu. Đây là một quan niệm sai lầm, đó là đồng hóa Phật Thích Ca với thần thánh trong truyền thống Ấn Độ giáo.

4. Sự thù địch của đạo Bà La Môn (Animosity of Brāhmanism)

Bà La Môn giáo có trước khi Đức Phật xuất hiện rất lâu. Tôn giáo này đã ăn sâu bám rể trong hệ tư tưởng của người Ấn. Các kinh điển Vệ Đà đã được giới thiệu quảng bá sâu rộng trong tư tưởng người Ấn. Họ tạm thời ẩn núp trong thời kỳ Phật giáo hưng thịnh. Nhưng đến khi Phật giáo bắt đầu suy yếu, họ khởi động và gây ảnh hưởng mạnh trở lại. Mặt khác, một số vị vua theo Bà La Môn Giáo đã không ủng hộ Phật giáo và dưới triều đại của họ, các nhà sư Phật giáo đã bị đàn áp, coi thường và thậm chí bị giết. Một số tu viện đã bị phá hủy. Sự ác cảm dường như chủ yếu nhắm vào phong trào tu viện. Tuy nhiên, một số học giả nói rằng, trường hợp đàn áp này không mạnh lắm. Sự tồn tại của đạo Jain cùng lúc với Phật giáo, cũng như Ấn Độ giáo đã trở nên hổn loạn trong niềm tin tôn giáo với người Ấn.

5. Cuộc xâm lược của người Hồi giáo (Muslim invasion)

Không ai có thể phủ nhận rằng cuộc xâm lăng của người Hồi giáo đến Ấn Độnguyên nhân trực tiếp và chủ yếu trong sự biến mất của Phật giáoẤn Độ. Nó như giáng một đòn cuối cùng cho Phật giáo vào khoảng năm 1200 sau Công nguyên. Chúng đã hủy hoại các trường đại học Phật giáo nổi tiếng như Nalanda, Vikramasila và giết chết không thương tiếc một số lượng lớn các tu sĩ Phật giáo. Tam tạng kinh điển Phật giáo bị đốt cháy. Tương truyền kinh điển tại Đại học Nalanda bị đốt cháy suốt trong ba tháng. Một số tu sĩ tự cứu mình bằng cách chạy trốn đến ẩn núp bên trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, Nepal và Tây Tạng. Các tổ chức Phật giáo đã bị cướp bóchành hạ bởi những kẻ xâm lược dẫn đến sự biến mất của Phật giáo. Một số học giả nghĩ rằng những cuộc tấn công này chỉ hoạt động như một ân sủng đảo chính. Trên thực tế, vào thời điểm cuộc tấn công Hồi giáo bắt đầu, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo có nguy cơ tuyệt chủngẤn Độ.

6. Đặc trưng tinh hoa của Phật giáo (Elite characteristic of Buddhism)

Thời Phật tại thế, ngài đã quy y 8 trên 16 vị vua của các nước thuộc liên bang Ấn Độphổ cập trong quần chúng. Khi Phật giáo đi vào triều đình quan lại và trong nhân dân tạo nên một thế đứng vững chắc. Do đó Phật giáo phát triển hưng thịnh trên 1500 năm tại Ấn Độ và lan tỏa ra khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, giai đoạn về sau, Phật giáo dường như chỉ phổ biến trong giới hoàng gia, doanh nhân và quan lại. Nó chủ yếu giới hạn ở các trung tâm đô thị, nơi chỉ có một tỷ lệ nhỏ dân số sinh sống. Bên cạnh đó, Phật giáo thường thất bại trong việc thành lập một nhóm tín đồ giáo dân có tổ chức khác biệt với xã hội so với phần còn lại của cộng đồng. Sự khác biệt chỉ có thể được thực hiện ở cấp độ tu viện và một khi các cộng đồng tu viện biến mất, những người ủng hộ giáo dân dần dần bị cuốn hút vào cộng đồng Bà la môn giáo. Việc phổ cập và có tầm ảnh hưởng của Phật giáo trong quần chúng nhân dân không còn, mà nó chỉ co cụm trong một vài vùng miền nhất định. Điều này dẫn đến khi Phật giáo bị thất thủ ở các trung tâm dẫn đến sự hủy hoại ở khắp mọi nơi. Phật giáo phải nằm trong lòng quần chúng nhân dân mới tồn tại và phát triển bền vững. Khi Phật giáo không còn ảnh hưởng trong quần chúng đồng nghĩa với sự mất gốc dẫn đến bại vong là điều tất yếu.

Trên đây là sáu nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự suy tàn của Phật giáo Ấn Độ. Có thể còn có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác, nhưng tựu trung những nguyên nhân kể trên có vai trò quyết định. Đây được xem là bài học xương máu cho Tăng Nitín đồ Phật giáo trên khắp thế giới.

Tóm lại, những nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn của Phật giáoẤn Độ là sự kết hợp của cả nguyên nhân bên trong và bên ngoài, trong đó các yếu tố bên trong có lẽ là yếu tố sâu sắc nhất và quan trọng nhất. Đức Phật từng dạy, sư tử trùng nhục sư tử nhục. Chỉ có côn trùng mới ăn thịt sư tử được mà thôi. Phật giáo cũng vậy, chỉ có những người trong tổ chức Phật giáo mới có thể phá hoại Phật giáo  được mà thôi. Khi những người con Phật không thực hành theo lời dạy của đức Phật đó mới là nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến sự suy tàn trong Phật giáo. Giới luậtthọ mạng của Phật giáo, giới luật còn thì Phật pháp còn, giới luật diệt thì Phật giáo diệt. Đúng vậy, khi những người con Phật không lấy giới luật làm thầy thì họ sống đời sống phóng túng làm cho uy tín Phật giáo mất, dần đến suy tàn là điều tất yếu.

Mặc dù bây giờ Phật giáo đã quay trở lạiphục hồi chính nơi đã khai sinh ra nó. Tuy nhiên để gầy dựng lại như thời hoàng kim trước đây là điều không thể. Hiện nay chỉ khoảng 5% dân số Ấn Độ theo Phật giáo, phần lớn vẫn là Hin Du giáo và các tôn giáo khác. Tuy nhiên, dưới sự bảo trợ của chính phủ Ấn Độ hệ thống Phật tích được bảo quản một cách nghiêm ngặt. Hằng năm, hàng triệu Tăng, Ni, Phật tửdu khách khắp nơi trên thế giới hành hương về đây chiêm báiđảnh lễ. Mặt khác, giáo lý Phật giáo được bảo tồn, lưu giữ cũng như giảng dạy trong các trường đại học khắp nơi trên đất Ấn. Nhiều phân khoa Phật học phát triển mạnh, các giáo sư có thẩm quyền về giáo lý, khảo cổ, sử học, ngôn ngữ cũng như triết học Phật giáo rất nhiều. Điều này đã thu hút hàng ngàn Tăng, Ni khắp nơi trên thế giới về theo học. Theo India Today, “Đất nước Ấn Độ tự hào là nơi Phật pháp được khơi nguồn. Và ở Ấn Độ, chúng tôi xem đạo Phật là sự biểu hiện thanh khiết của chân lý tối thượng.” Một dấu hiệu khả quan về sự phục hồi Phật giáo tại Ấn Độ được thắp sáng. Hiện tại, người dân Ấn Độ ăn chay chiếm hơn 70%, đây là kết quả của sự ảnh hưởng Phật giáo trong một thời gian dài. Điều này được xem là một kinh nghiệm lịch sử để Phật tử trên toàn thế giới nghĩ về sự duy trì và phát triển của Phật giáo trong hiện tại cũng như tương lai.

(Theo Professor. K.T.S. Sarao, decline of Buddhism in India)

Thích Trung Định

 

 Xem thêm:
Nguyên nhân và sự suy thoái của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trung Hữu)
Vì Sao Phật Giáo Suy Tàn Tại Ấn Độ (D.C. Ahir- Trần Đức Phi Bằng dịch)
Đạo Phật Biến Mất Khỏi Ấn Độ: Chuyện Nói Khôn Cùng (Hà Văn Thùy dịch)

.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/05/2014(Xem: 14376)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.