Cốt Lõi Đạo Phật Tập 1 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

12/01/20212:51 CH(Xem: 21437)
Cốt Lõi Đạo Phật Tập 1 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

blank
THIỆN PHÚC

CỐT LÕI ĐẠO PHẬT
THE CORES OF BUDDHISM 
 TẬP 1 | VOLUME 1
Cốt Lõi Đạo Phật 1 - Thiện Phúc

 

Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 

MỤC LỤC

Table of Content

Mục Lục—Table of Content

Lời Đầu Sách—Preface

Chương Một—Chapter One: Thời Kỳ Trước Khi Có Phật Giáo—The Period of Pre-Buddhism             

Chương Hai—Chapter Two: Nguồn Gốc Phát Sinh Phật Giáo—The Origination of Buddhism

Chương Ba—Chapter Three: Sự Thành Hình Phật Giáo—The Formation of Buddhism

Chương Bốn—ChapterFour: Tổng Quan Về Đạo Phật—An Overview of Buddhism

Chương Năm—ChapterFive: Ý Nghĩa Của Đạo Phật—The Meanings of Buddhism

Chương Sáu—Chapter Six: Tóm Lược Về Những Phần Cốt Lõi Nhất Trong Đạo Phật—Summaries of the Very Cores of Buddhism

Chương Bảy—Chapter Seven: Vũ Trụ Quan Phật Giáo—Buddhist Cosmology

Chương Tám—Chapter Eight: Nhân Sinh Quan Của Đạo Phật—Buddhist Outlook on Life

Chương Chín—Chapter Nine: Có Phải Đạo PhậtTôn giáo Vô Thần Hay Không?—Is Buddhism Atheistic?

Chương Mười—Chapter Ten: Đạo Phật: Tôn Giáo Của Chân Lý và  Triết Lý Sống Động—Buddhism: A Religion of the Truth and A Living Philosophy

Chương Mười Một—Chapter Eleven: Những Chân Lý Cao Thượng Trong Phật Giáo—The Noble Truths in Buddhism

Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Niềm Tin Căn Bản Trong Đạo Phật—Basic Faiths in Buddhism

Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Lý Tưởng Phật Giáo—Ideal of Buddhism

Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Đạo PhậtÝ Niệm Về Hình Tượng Phật—Buddhism and Buddha’s Statues and Images

Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Khái niệm Nguyên Nhân Đầu Tiên Trong Đạo Phật—The concept of the First Cause in Buddhism

Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Khái Niệm Về Linh Hồn Trong Phật Giáo—The Concept of a Soul in Buddhism

Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Giáo Dục Trong Phật Giáo—Education in Buddhism

Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Đạo Phật và Việc Thờ Cúng Tổ Tiên—Buddhism and Ancestor Worship

Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Đạo Phật Và Cái Đẹp—Buddhism and Beauty

Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Đạo Phật Bi Quan hay Lạc Quan?—Is Buddhism Pessimism or Optimism?

Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Đạo Phật Là Một Tôn Giáo Hay Triết Học?—Is Buddhism A Religion or A Philosophy?

Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Phật Giáo và Khoa Học—Buddhism and Science

Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Thế Giới Hòa Bình Và Chiến Tranh Theo Quan Điểm Đạo Phật—World of Peace and War in Buddhist Point of View

Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Tánh Thực Tiễn Của Phật giáo—Pragmatism of Buddhism

Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Quan Niệm Của Phật Giáo về Tiền Định—Buddhist Concept on Fate

Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Phật Giáo Và Tri Thức—Buddhism and Epistemology

Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Phật Giáo và Mỹ Thuật—Buddhism and Art

Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Đạo Phật Chết—The Dead Buddhism

Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Vai Trò Của Con Người Trong Đạo Phật—Human Beings' Roles in Buddhism

Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo—Buddhist Festivals

Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Ba Trường Phái Lớn Trong Phật Giáo—Three Main Schools in Buddhism

Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Cộng Đồng Tăng Già—Buddhist Sangha

Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils

Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Tâm Bồ Đề—Bodhicitta

Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo—Thirty-Seven Conditions Leading to Bodhi

Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Nhân Quả Theo Quan Điểm Phật Giáo—Cause and Effect in Buddhist Point of View

Chương Ba Mươi Bảy—ChapterThirty-Seven: Thuyết Nghiệp Báo Trong Đạo Phật—The Theory of Karma Retribution in Buddhism

Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Mười Hai Nhân Duyên—Twelve Conditions of Cause-and-Effect

Chương Ba Mươi Chín—ChapterThirty-Nine: Lục Độ Ba La Mật—Six Paramitas

Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Sáu Cõi Phàm & Bốn Cõi Thánh—Six Realms of the Samsara and Four Realms of the Saints

Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Chúng Sanh Trong Sáu Nẻo Luân Hồi—Sentient Beings in the Six Paths of the Samsara 

Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Khái Niệm Về Sự Chết Trong Phật Giáo—The Concept of the Death In Buddhism

Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Sanh Tử Trong Sáu Nẻo Luân Hồi—Birth and Death in the Six Paths of the Samsara

Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Năm Căn & Sáu Căn Trong Giáo Thuyết Nhà Phật—Five Sense Organs & Six Sense Organs in Buddhist Teachings

Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: Cảnh & Mười Tám Cảnh Giới—Views & Eighteen Realms

Chương Bốn Mươi Sáu—Chapter Forty-Six: Thức & Tám Thức—Consciousnesses & Eight Consciousnesses

Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven: Phật Tánh Và Pháp Tánh—Buddha-Nature and Dharma Nature

Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Eight: Tam Bảo & Quy-Y Tam Bảo—The Triratna & Taking Refuge on the Three Gems

Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine: Tứ Niệm Xứ—Fourfold Stage of Mindfulness 

Tài Liệu Tham Khảo—References 

 

 

Lời Đầu Sách

 Bài pháp đầu tiên ngay sau khi Phật đạt được đại giác tại Bồ đề đạo tràng. Phật đã đi vào vườn Lộc uyển tại thành Ba La Nại, để giảng bài pháp đầu tiên về Trung Đạo, Tứ Diệu ĐếBát Chánh Đạo. Tại Vườn Lộc Uyển trong thành Ba La Nại, thoạt đầu Đức Phật bị năm anh em Kiều Trần Như lãng tránh, nhưng khi Đức Phật tiến lại gần họ, họ cảm nhận từ nơi Ngài có những tướng hảo rất đặc biệt, nên tất cả đều tự động đứng dậy nghênh tiếp Ngài. Sau đó năm vị đạothỉnh cầu Đức Thế Tôn chỉ giáo những điều Ngài đã giác ngộ. Đức Phật nhân đó đã thuyết Bài Pháp Đầu Tiên: Chuyển Bánh Xe Pháp. Ngài bắt đầu thuyết giảng: “Này các Sa Môn! Các ông nên biết rằng có bốn Chân Lý. Một là Chân Lý về Khổ. Cuộc sống đầy dẫy những khổ đau phiền não như già, bệnh, bất hạnh và chết chóc. Con người luôn chạy theo các dục lạc, nhưng cuối cùng chỉ tìm thấy khổ đau. Mà ngay khi có được thú vui thì họ cũng nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi vì những lạc thú nầy. Không có nơi nào mà con người tìm thấy được sự thỏa mãn thật sự hay an lạc hoàn toàn cả. Thứ hai là Chân Lý về Nguyên Nhân của Khổ. Khi tâm chúng ta chứa đầy lòng tham dụcvọng tưởng chúng ta sẽ gặp mọi điều đau khổ. Thứ ba là Chân Lý về sự Chấm dứt Khổ. Khi tâm chúng ta tháo gỡ hết tham dụcvọng tưởng thì sự khổ đau sẽ chấm dứt. Chúng ta sẽ cảm nghiệm được niềm hạnh phúc không diễn tả được bằng lời. Cuối cùngChân Lý về Đạo Diệt Khổ. Con đường giúp chúng ta đạt được trí tuệ tối thượng.” Đạo Thánh Đếchân lý thứ tư trong Tứ Thánh Đế, là chân lý diệt khổ, là Bát Thánh Đạo. Chân lý về con đường diệt khổ, ấy là thực hành Bát Thánh đạo. Đức Phật đã dạy rằng: “Bất cứ ai chấp nhận Tứ Diệu Đế và chịu hành trì Bát Chánh Đạo, người ấy sẽ hết khổ và chấm dứt luân hồi sanh tử.” Nói tóm lại, cuối cùng đức Phật đã tìm thấy những phẩm trợ đạo dẫn tới giác ngộquả vị Phật. Đạo Thánh Đế bao gồm những con đường Thánh sau đây: Bát Thánh ĐạoThất Bồ Đề PhầnTứ Chánh Cần, Tứ Như Ý TúcNgũ Căn, Ngũ LựcTứ Nhiếp Pháp, Tứ Vô Lượng Tâm, và Tứ Niệm Xứ. Có người cho rằng tất cả những gì mà đức Phật nói chỉ là đời sống của Đức Phật. Tuy nhiên, thật ra, tấm gương của Đức Phật và những đệ tử gần gủi nhất của Ngài đặt ra, đó là kỳ công quang vinh của một người, một người đứng trước công chúng tuyên bố con đường giải thoát. Với số người khác, Phật giáo có nghĩa là học thuyết quần chúng như đã ghi trong văn học Phật giáo gồm Tam Tạng kinh điển. Và trong đó miêu tả một triết lý cao quý, sâu sắc, phức tạpuyên bác về cuộc đời. Danh từ Phật giáo được lấy từ gốc Phạn ngữ  “Bodhi” có nghĩa là “Giác ngộ,” và do vậy Phật giáo là triết lý của sự giác ngộ. Chính vì thế mà định nghĩa thật sự của Phật giáo là “Diệu Đế.” Đức Phật không dạy từ lý thuyết, mà Ngài luôn dạy từ quan điểm thực tiễn qua sự hiểu biết, giác ngộthực chứng về chân lý của Ngài. Triết lý này xuất phát từ kinh nghiệm của một người tên là Sĩ Đạt Đa Cồ Đàm, được biết như là Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 36 tuổi. Tính đến nay thì Phật giáo đã tồn tại trên 2.500 năm và có trên 800 triệu tín đồ trên khắp thế giới (kể cả những tín đồ bên Trung Hoa Lục Địa).

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Cốt Lõi Đạo Phật” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về giáo lý nhà Phật, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra những cốt lõi nhất trong tất cả những lời Phật dạy. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phậtđạt được trí huệ giác ngộ giúp chúng ta đạt được cứu cánh thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, đó chính là Niết Bàn đạt được ngay trong kiếp này. Cuộc hành trình từ người lên Phật còn đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Cốt Lõi Đạo Phật” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bìnhhạnh phúc.

 Thiện Phúc

 

 

Preface

 

After the Buddha’s Enlightenment at Buddha Gaya, he moved slowly across India until he reached the Deer Park near Benares, where he preached to five ascetics his First Sermon. The Sermon preached about the Middle Way between all extremes, the Four Noble Truths and the Noble Eightfold Path. In the Deer Park, Benares, at first the Buddha was ignored by the five brothers of Kaundinya, but as the Buddha approached them, they felt that there was something very special about him, so they automatically stood up as He drew near. Then the five men, with great respect, invited the Buddha to teach them what He has enlightened. So, the Buddha delivered His First Teaching: Turning the Wheel of the Dharma. He began to preach: “O monk! You must know that there are Four Noble Truths. The first is the Noble Truth of Suffering. Life is filled with the miseries and afflictions of old age, sickness, unhappiness and death. People chase after pleasure but find only pain. Even when they do find something pleasant they soon grow tired of it. Nowhere is there any real satisfaction or perfect peace. The second is the Noble Truth of the Cause of Suffering. When our mind is filled with greed and desire and wandering thoughts, sufferings of all types follow. The third is the Noble Truth of the End of Suffering. When we remove all craving, desire, and wandering thoughts from our mind, sufferings will come to an end. We shall experience undescribable happiness. And finally, the Noble Truth of the Path. The Path that helps us reach the ultimate wisdom.” The path leading to the end (extinction) of suffering, the fourth of the four axioms, i.e. the eightfold noble path. The truth of the PATH that leads to the cessation of suffering (the way of cure). To practice the Eight-fold Noble Truths. The Buddha taught: “Whoever accepts the four dogmas, and practises the Eighfold Noble Path will put an end to births and deaths. In short, finally, the Buddha already discovered supportive conditions leading to bodhi or Buddhahood. The Noble Truth of the Right Way includes the following Noble Paths: The Eightfold Noble Truth, Seven Bodhi Shares, Four Right Efforts, Four Sufficiences, Five Faculties, Five Powers, Four Elements of Popularity, Four Immeasurable Minds, and Four Kinds of Mindfulness.            

To someone, all that the Buddha said can only be considered as life of the Buddha Himself. However, in fact, the example that the Buddha and his immediate disciples set, that glorious feat of a man, who stood before men as a man and declared a path of deliverance. To others, Buddhism would mean the massive doctrine as recorded in the Buddhist Tripitaka (literature), and it is described a very lofty, abstruse, complex and learned philosophy of life. The name Buddhism comes from the word “Bodhi” which means “waking up,” and thus Buddhism is the philosophy of Awakening. Therefore, the real definition of Buddhism is Noble Truth. The Buddha did not teach from theories. He always taught from a practical standpoint based on His understanding, His enlightenment, and His realization of the Truth. This philosophy has its origins in the experience of the man named Siddhartha Gotama, known as the Buddha, who was himself awakened at the age of 36. Buddhism is now older than 2,500 years old and has more than 800 million followers world wide, including Chinese followers in Mainland China.

This little book titled “The Cores of Buddhism” is not a profound philosiphical study of Buddhist teachings, but a book that simply points out the cores of Buddha's teachings. Devout Buddhists should always remember the goal of any Buddhist cultivator is to achieve the wisdom of liberation that helps us achieve the final accomplishment, to go beyond the cycle of births and deaths that is to reach the state of mind of a Nirvana right in this very life. The journey from man to Buddha still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “The Cores of Buddhism” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace and happiness.

Thiện Phúc

pdf_download_2
Cốt Lõi Đạo Phật 1 - Thiện Phúc



.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/05/2014(Xem: 14380)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.