Nhân Duyên Quả (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

20/10/20224:28 SA(Xem: 26603)
Nhân Duyên Quả (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚC
NHÂN-DUYÊN-QUẢ
CAUSES-CONDITIONS-EFFECTS

 Nhân Duyên Quả 2 - Thiện Phúc

 

Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 

MỤC LỤC

Table of Content

 

Mục Lục—Table of Content
Lời Đầu Sách—Preface
Phần Một—Part One: Nhân—Causes
Chương Một—Chapter One: Nhân Quả Theo Quan Điểm Phật Giáo—Cause and Effect in Buddhist Point of View
Chương Hai—Chapter Two: Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Nhân—Overview and Meanings of Cause
Chương Ba—Chapter Three: Những Loại Nhân Khác Nhau—Different Kinds of Causes
Chương Bốn—Chapter Four: Quan Điểm Phật Giáo Về Nhân Quả Và Chướng Nghiệp—Buddhist Point of View on Cause and Effect and Karmic Obstructions
Chương Năm—Chapter Five: Bốn Nguyên Nhân Khơi Dậy Nhãn Căn—Four Causes That Cause the Eye-Sense to Be Awakened
Chương Sáu—Chapter Six: Lục Căn Nhân—Six Chief Causes
Chương Bảy—Chapter Seven: Mười Một Huân Tập Nhân—Eleven Accumulated Habits
Chương Tám—Chapter Eight: Lý Nhân Duyên—The Theory of Causation
Chương Chín—Chapter Nine: Thập Nhị Nhân Duyên—The Twelve Conditions of Cause-and-Effect
Phần Hai—Part Two: Duyên—Conditions
Chương Mười—Chapter Ten: Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Duyên—An Overview and Meanings of Conditions
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Các Loại Duyên Khác Nhau—Different Kinds of Secondary Causes
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Bốn Loại Trợ Duyên—Four Kinds of Sub-Causes
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Tổng Quan Về Duyên Khởi—An Overview of Causation
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Thuyết Duyên Khởi—Theory of Dependent Arising
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Pháp Duyên Khởi—The Dependent Arising Dharma
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Tứ Duyên Khởi—Four Principal Uses of Conditional Causation
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Bốn Cách Nhìn Về Pháp Giới—Four Ideas of Looking At the Dharma Realms
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Thập Huyền Duyên Khởi—Ten Theories That Independently Cause the Manifestation of the Ideal World
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Trùng Trùng Duyên Khởi—Interbeing Endlessly Interwoven
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Mười Lý Do Vạn Hữu Hòa Điệu Trong Pháp Giới Duyên Khởi—Ten Reasons that All Things in the Real World Ought To Have Harmony among Themselves
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Ngoại Cảnh Đóng Vai Trò Quan Trọng Trong Tiến Trình Nhân-Duyên-Quả—External States or Objects Play an Important Role in the Process of Cause-Condition-Effect
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Nội Cảnh Đóng Vai Trò Đáng Kể Trong Tiến Trình Nhân-Duyên-Quả—Internal Realms Play a Considerable Role in the Process of Cause-Condition-Effect
Phần Ba—Part Three: Quả—Effects
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Tổng Quan Về Quả Báo—An Overview of Retribution
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Con Người Tự Tạo Nhân Và Tự Gặt Quả—Human Beings Create Causes and Reap the Results Themselves
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Dị Thục Đẳng Năm Quả—Five Differently Ripening Fruits
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Nhân Quả Ba Đời—The Law of Cause and Effect Permeates all Three Life Spans
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Bốn Quan Điểm Về Nhân Quả Trong Phật Giáo—Four Views of Causality In Buddhism
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Sáu Loại Quả Báo—Six Recompensations
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Mười Nhân Mười Quả—Ten Causes and Ten Effects
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Luật Nhân Quả: Nguyên Lý Cốt Lõi Của Đạo Phật—The Law of Cause and Effect: The Core Principle of Buddhism
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Nhân Quả Trong Đời Này Và Những Đời Tương Lai—Cause and Effect in the Present and Future Lives
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Biệt Báo—Differentiated Rewards           
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Nghiệp Bạn Đã Gây Tạo Sẽ Thành Quả Chứ Không Bao Giờ Mất—Karmas You Committed Will Become Effect and Never Get Lost
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four:  Bốn Tướng Của Quả Báo—Retributions of One's Previous Life in Four Forms of the Present Life
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Tầm Quan Trọng Của Nhân-Duyên-Quả Trong Việc Tu Hành Theo Đạo Phật—The Importance of Cause-Condition-Effect in Buddhist Cultivation
Phần Bốn—Part Four: Phụ Lục—Appendices
Phụ Lục A—Appendix A: Bồ Tát Sợ Nhân, Chúng Sanh Sợ Quả—Bodhisattva Fears of Causes, Ordinary People Fear of Results
Phụ Lục B—Appendix B: Bất Muội Nhân Quả--Bất Lạc Nhân Quả—Not Being Unclear about Cause and EffectNot Falling Subject to Cause and Effect
Phụ Lục C—Appendix C: Nhân Sinh Quan Của Đạo Phật—Buddhist Outlook on Life
Phụ Lục E—Appendix E: Thật Tướng Luận Trong Phật Giáo—Phenomenalism in Buddhism
Phụ Lục F—Appendix F: Quan Niệm Của Phật Giáo Về Tiền Định—Buddhist Concept on Fate
Phụ Lục G—Appendix G: Phật Giáo Và Số Phận—Buddhism and Destiny
Phụ Lục H—Appendix H: Tánh Thực Tiễn của Phật Giáo—Pragmatism of Buddhism
Phụ Lục I—Appendix I: Bức Thông Điệp Vô Giá của Đức Phật—The Priceless Message from the Buddha
Phụ Lục J—Appendix J: Vô Thủy-Vô Chung Theo Quan Điểm Phật Giáo—Beginninglessness-Endlessness According to the Buddhist Point of View
Phụ Lục K—Appendix K: Ý Nghĩa Tương Đối Trong Phật Giáo—The Meanings of Relativity in Buddhism
Phụ Lục L—Appendix L: Ý Nghĩa Tuyệt Đối Trong Phật Giáo—The Meanings of Absolute in Buddhism
Phụ Lục M—Appendix M: Kiếp Nhân Sinh—Human’s Life
Phụ Lục N—Appendix N: Thế Giới Ngày Nay—Modern World
Phụ Lục O—Appendix O: Lão Bệnh Tử—Old Age-Sickness-Death
Phụ Lục P—Appendix P: Tam Lý Tâm Duyên Quyết Định—Three Reasons of “Mind-Conditions-Determination”
Phụ Lục Q—Appendix Q: Nhân Quả-Họa Phúc—Cause and Effect-Curse and Blessing
Phụ Lục R—Appendix R: Tiến Trình Nhân Duyên Đang Xảy Ra Nơi Chính Tâm Bạn—The Process of the Law of Dependent Origination Is Happening in Your Own Mind
Phụ Lục S—Appendix S: Muôn Sự Theo Duyên Mà Tồn Tại—Myriad Things Exist in Accordance With Conditions; All of You!
Tài Liệu Tham Khảo—References

 

Lời Mở Đầu

 

Nhân (hetupratyaya) có nghĩa là nguyên nhân hay nguyên nhân tính hay tính nhân duyên. Phạn ngữ Hetu và Pratyaya thực ra đồng nghĩa với nhau. Tuy nhiên, hetu được xem là một nhân tố thâm sâuhiệu quả hơn Pratyaya. Nhân căn bản tạo ra nghiệp quả và sự tái sanh. Hễ gây nhân ắt gặt quả. Duyên có nghĩa là nhân phụ, hoàn cảnh hay điều kiện bên ngoài, đối lại với nhân chính hay chủng tử. Nhân (Hetu) là hạt, trong khi duyên (Pratyaya) là đất, mưa, nắng, vân vân. Tất cả các pháp hữu vi đều do duyên hay điều kiện mà sanh ra (lấy quả mà gọi tên). Duyên là những hoàn cảnh bên ngoài. Nếu đạo lực yếu thì chúng ta có thể bị hoàn cảnh bên ngoài lôi cuốn; tuy nhiên nếu đạo lực cao thì không có thứ gì có thể lôi cuốn mình được, như lời của Lục Tổ Huệ Năng: “không phải phướn động, cũng không phải gió động, mà chính tâm mình động.” Như vâng giữ đúng theo lời tổ dạy, thì không có duyên nào có thể làm phân bón cho kiếp luân hồi được. Trong vũ trụ này, nhân duyên sanh pháp hay pháp khởi lên từ những nhân trực tiếp hay gián tiếp. Đức Phật dạy: “Do sự nối kết của các chuỗi nhân duyên mà có sự sinh, có sự diệt.” Từ “Quả” đối lại với “Nhân”. Hết thảy các pháp hữu vi là trước sau nối tiếp, cho nên đối với nguyên nhân trước mà nói thì các pháp sinh ra về sau là quả. Những vui sướng hay đau khổ trong kiếp nầyảnh hưởng hay quả báo của tiền kiếp. Thế cho nên cổ đức có nói: “Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị. Dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị.” Có nghĩa là muốn biết nhân kiếp trước của ta như thế nào, thì hãy nhìn xem quả báochúng ta đang thọ lãnh trong kiếp nầy. Muốn biết quả báo kế tiếp của ta ra sao, thì hãy nhìn vào những nhân mà chúng ta đã và đang gây tạo ra trong kiếp hiện tại. Một khi hiểu rõ được nguyên lý nầy rồi, thì trong cuộc sống hằng ngày của người con Phật chơn thuần, chúng ta sẽ luôn có khả năng tránh các điều dữ, làm các điều lành.

Về mặt giáo lý mà nói, tất cả các tông phái Phật Giáo Đại Thừa đều tin vào Nguyên Lý Nhân-Duyên-Quả. Người ta nghĩ rằng điều kiện hay hoàn cảnh bên ngoài khiến cho người ta làm việc ác. Kỳ thật, tất cả những trở ngại và bất toàn không do những điều kiện bên ngoài, mà là do tâm tạo. Nếu chúng ta không có sự tỉnh lặng nội tâm, không có thứ gì bên ngoài có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta. Ngoại duyênhiện trạng năm thức duyên vào ngoại cảnhCăn tính của con ngườinhân duyên của hoàn cảnh nương tựa vào nhau, hay sự nương tựa giữa lục cănlục trần, mà sự tác động lớn là ở lục căn. Cảnh của lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) là những sở duyên làm nhơ bẩn tâm tính; hay sự phối hợp giữa lục cănlục trần, mà lục trầnyếu tố chính.

Cổ đức dạy: “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả.” Dù hãy còn là phàm phu, chúng ta nên biết sợ nhơn để không hái quả. Phật dạy tâm yên cảnh lặng. Như vậy, sự quyết định trong tâm cũng là sự quyết định Phật quả trong tương lai. Nếu đạo lực yếu thì chúng ta có thể bị hoàn cảnh bên ngoài lôi cuốn; tuy nhiên nếu đạo lực cao thì không có thứ gì có thể lôi cuốn mình được. Phật tử chơn thuần phải cố gắng dụng công tu hành sao cho không tạo thêm nhân mới. Phật giáo không tin rằng vạn hữu đến từ một nguyên nhân độc nhất, nhưng cho rằng mọi vật nhất định phải được tạo thành ít nhất là hai nguyên nhân. Những sáng hóa hay biến thành của các nguyên nhân đi trước nối tiếp trong liên tục thời gian, quá khứ, hiện tạivị lai, như một chuỗi dây xích. Chuỗi xích nầy được chia thành 12 bộ phận, gọi là 12 khoen nhân duyên vì mỗi bộ phận liên quan nhau với công thức như sau “Cái nầy có nên cái kia có; cái nầy sinh nên cái kia sinh. Cái nầy không nên cái kia không; cái nầy diệt nên cái kia diệt.”

Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng nguyên nhân căn bản gây ra khổ đau phiền não là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng... và mục đích tối hậu của đạo Phật là nhằm giúp chúng sanh, nhất là những chúng sanh con người loại trừ những thứ ấy để nếu chưa thành Phật thì ít nhất chúng ta cũng trở thành một chân Phật tử có một cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc. Như vậy, hiểu được nguyên lý Nhân-Duyên-Quả đối với người Phật tử còn giúp cho mình phát triển những thói quen mới trong việc biết dừng lại đúng lúc đúng thời, thói quen biết ngừng lại, không tiếp tục làm những hành động bất thiện nữa.

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Nhân-Duyên-Quả” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về Phật giáo, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra những lời dạy quí báu của đức Phật về “Nhân-Duyên-Quả”. Chúng ta hãy thử cố gắng tu tập những lời Phật dạy về “Nhân-Duyên-Quả” rồi chúng ta sẽ thấy rằng trải nghiệm được việc thoát ly khổ đau phiền não để có được sự yên bình, tỉnh thức, và hạnh phúc không có nghĩa là chúng ta phải đi vào một nơi thâm sâu cùng cốc, nơi không có sự hiện diện của rắc rối hay không có những công việc nặng nhọc. Kỳ thật, sự yên bình thật sự hiện diện giữa những thứ vừa kể trên mà chúng ta vẫn có sự yên tĩnh nơi nội tâm mình. Cuộc hành trình từ người lên Phật đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Nhân-Duyên-Quả” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bìnhhạnh phúc.

 

Thiện Phúc

 

Preface

 

     Hetupratyaya means causation or causality. Sanskrit terms Hetu and pratyaya are really synonymous; however, hetu is regarded as a more intimate and efficient agency of causation than a Pratyaya. The original or fundamental cause which produces phenomena, such as karma or reincarnation. Every cause has its fruit or consequences. The circumstantial, conditioning, or secondary cause, in contrast with the Hetu, the direct or fundamental cause. Hetu is the seed, while Pratyaya is the soil, rain, sunshine, etc. All things are produced by causal conditions (or conditional causation which are name by the effects, or following from anything as necessary result). In this universe, real entities that arise from direct or indirect causes. The Buddha taught: “Because of a concatenation of causal chains there is birth, there is disappearance.” The term “consequence” or “effect” contrasts with “cause,” or “Fruit” contrasts with “seed.” The effect by causing a further effect becomes also a cause. The pain or pleasure resulting in this life from the practices or causes and retributions of a previous life. Therefore, ancient virtues said: “If we wish to know what our lives were like in the past, just look at the retributions we are experiencing currently in this life. If we wish to know what retributions will happen to us in the future, just look and examine the actions we have created or are creating in this life.”  If we understand clearly this theory, then in our daily activities, sincere Buddhists are able to avoid unwholesome deeds and practice wholesome deeds.

     Speaking of teachings, all schools of Mahayana believe in the Principle of Cause-Conditions-Effects. People think that external conditions or circumstances which stir or tempt one to do evil. As a matter of fact, problems and dissatisfaction do not develop because of external conditions, but from our own mind. If we don’t have internal peace, nothing from outside can bring us happiness. The condition in which the five internal senses attach to the five external objects. Cause, nature and environment; natural powers and conditioning environment. The circumstances or conditions environing the mind created by the six gunas. Conditioning environment and natural powers in which environment plays a main role.

     Ancient sages always reminded that “Bodhisattvas fear causes, ordinary people fear results.” Even though we are still ordinary people, try to know to fear “causes” so that we don’t have to reap “results.” The Buddha taught: “When the mind is still, all realms are calm.” Therefore, the issue of certainty is a determination of our future Buddhahood. If our cultivation power is weak, we can be attracted by external conditions; however, if our cultivation power is strong, no external environments can attract us. Sincere Buddhists must try to zealously cultivate so that we establish no causes. Buddhism does not believe that all things came from one cause, but holds that everything is inevitably created out of more than two causes. The creations or becomings of the antecedent causes continue in time-series, past, present and future, like a chain. This chain is divided into twelve divisions and is called the Twelve Divisioned Cycle of Causation and Becomings. Since these divisions are interdependent, the process is called Dependent Production or Chain of causation. The formula of this theory is as follows: “From the existence of this, that becomes; from the happening of this, that happens. From the non-existence of this that does not become; from the non-happening of this, that does not happen.”

     Devout Buddhists should always remember that the main causes of sufferings and afflictions are greed, anger, hatred, ignorance, pride, doubt, wrong views, killing, stealing, sexual misconduct, lying, and so on... and the ultimate goal of Buddhism is to help sentient beings, especially, human beings to eliminate these troubles so that if we are not able to become a Buddha, at least we can become a real Buddhist who has a peaceful, mindful and happy life. So, understanding the theories of Causes-Conditions-Effects can help us to develop new habits of appropriate pausing, habits of knowing how to stop from continuing doing unwholesome activities. This little book titled “Causes-Conditions-Effects” is not a profound philosiphical study of Buddhism, but a book that simply points out the Buddha's precious teachings on “Causes-Conditions-Effects”. Let's try to practice these teachings of the Buddha, then we will see that to experience the escape of sufferings and afflictions in order to have peace, mindfulness and happiness does not mean that we have to go to remote forests or mountains, where there exists no trouble, or no hard work. As a matter of fact, peace is really to be in the midst of those things and still be calm in our heart. The journey from man to Buddha demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Causes-Conditions-Effects” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace and happiness.

Thiện Phúc


pdf_download_2
Nhân Duyên Quả -Thiện Phúc



.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/07/2011(Xem: 110007)
10/10/2010(Xem: 106205)
10/10/2010(Xem: 108615)
10/08/2010(Xem: 111496)
08/08/2010(Xem: 117093)
21/03/2015(Xem: 21900)
27/10/2012(Xem: 65158)
09/09/2017(Xem: 10899)
02/09/2019(Xem: 7769)
09/04/2016(Xem: 13895)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.