Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832
Lời Đầu Sách
Tam Tạng Kinh điển gồm trọn vẹn giáo lý của Đức Phật (bằng 11 lần quyển Thánh Kinh), được viết bằng tiếng Pali trong trường phái Nguyên Thủy và tiếng Phạn trong trường phái Đại Thừa. Kinh Tạng đại để gồm những bài pháp có tính cách khuyên dạy mà Đức Phật giảng cho cả hai, bậc xuất gia và hàng cư sĩ, trong nhiều cơ hội khác nhau. Một vài bài giảng của các vị đại đệ tử như các ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên và A Na Đà cũng được ghép vào Tạng Kinh và cũng được tôn trọng như chính lời Đức Phật vì đã được Đức Phật chấp nhận. Phần lớn các bài pháp nầy nhắm vào lợi ích của chư Tỳ Kheo và đề cập đến đời sống cao thượng của bậc xuất gia. Nhiều bài khác liên quan đến sự tiến bộ vật chất và tinh thần đạo đức của người cư sĩ. Kinh Thi Ca La Việt chẳng hạn, dạy về bổn phận của người tại gia. Ngoài ra, còn có những bài giảng lý thú dành cho trẻ em. Tạng Kinh giống như một bộ sách ghi lại nhiều quy tắc để theo đó mà thực hành, vì đó là các bài pháp do Đức Phật giảng ở nhiều trường hợp khác nhau cho nhiều người có căn cơ, trình độ và hoàn cảnh khác nhau. Ở mỗi trường hợp Đức Phật có một lối giải thích để người thính pháp được lãnh hội dễ dàng. Thoáng nghe qua hình như mâu thuẫn, nhưng chúng ta phải nhận định đúng Phật ngôn theo mỗi trường hợp riêng biệt mà Đức Phật dạy điều ấy. Tỷ như trả lời câu hỏi về cái “Ta,” có khi Đức Phật giữ im lặng, có khi Ngài giải thích dông dài. Nếu người vấn đạo chỉ muốn biết để thỏa mãn tánh tọc mạch thì Ngài chỉ lặng thinh không trả lời. Nhưng với người cố tâm tìm hiểu chơn lý thì Ngài giảng dạy rành mạch và đầy đủ. Luật Tạng được xem là nền móng đạo đức vững chắc để bảo tồn Giáo Hội Thiêng Liêng trong những cơn phong ba bão táp của lịch sử. Phần lớn Luật Tạng đề cập đến giới luật và nghi lễ trong đời sống xuất gia của các vị Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni. Ngót hai mươi năm sau khi thành đạo, Đức Phật không có ban hành giới luật nhứt định để kiểm soát và khép chư Tăng vào kỷ cương. Về sau, mỗi khi có trường hợp xảy đến, Đức Phật đặt ra những điều răn thích hợp. Luật Tạng nêu rõ đầy đủ lý do tại sao và trường hợp nào mà Đức Phật đặc ra một giới, và mô tả rành mạch các nghi thức hành lễ sám hối của chư Tăng. Ngoài ra, lịch trình phát triển đạo giáo từ thuở ban sơ, sơ lược đời sống và chức nhiệm của Đức Phật, và những chi tiết về ba lần kết tập Tam Tạng Kinh Điển cũng được đề cập trong Luật Tạng. Luận Tạng thâm diệu và quan trọng nhất trong toàn thể giáo pháp, vì đây là phần triết lý cao siêu, so với Kinh tạng giản dị hơn. Đây là tinh hoa của Phật giáo. Đối với một vài học giả, Luận Tạng không phải do Đức Phật mà do các nhà sư uyên bác khởi thảo về sau nầy. Tuy nhiên, đúng theo truyền thống thì chính Đức Phật đã dạy phần chánh yếu của Luận Tạng. Những đoạn gọi là Matika hay Nồng Cốt Nguyên Thủy của giáo lý cao thượng nầy như thiện pháp, bất thiện pháp, và bất định pháp, trong sáu tập của Luận Tạng (trừ tập nói về những điểm tranh luận) đều do Đức Phật dạy. Ngài Xá Lợi Phất được danh dự lãnh trọng trách giảng rộng và giải thích sâu vào chi tiết. Dầu tác giả, hay các tác giả là ai, chắc chắn Luận Tạng là công trình sáng tác của một bộ óc kỳ tài chỉ có thể so sánh với một vị Phật. Và điểm nầy càng nổi bậc hiển nhiên trong tập Patthana Pakarana, vừa phức tạp vừa tế nhị, diễn tả mối tương quan của luật nhân quả với đầy đủ chi tiết. Đối với bậc thiện tri thức muốn tìm chân lý, Luận Tạng là bộ sách chỉ đạo khẩn yếu, vừa là một bộ khải luận vô giá. Ở đây có đủ thức ăn tinh thần cho học giả muốn mở mang trí tuệ và sống đời lý tưởng của người Phật tử. Luận Tạng không phải là loại sách để đọc qua cầu vui hay giải trí. Bộ Luận tạng Hoa Ngữ gồm ba phần: Đại Thừa Luận, Tiểu Thừa Luận, và Tống Nguyên Tục Nhập Tạng Chư Luận (960-1368 sau Tây Lịch). Luận Tạng Phật giáo hay là cái giỏ của học thuyết cao thượng mà trong đó những vấn đề không liên quan đến giải thoát đều bị gác hẳn qua một bên. Luận Tạng Phật giáo không nhằm tạo lập một hệ thống tư tưởng về tâm và vật chất, mà chỉ quan sát hai yếu tố cấu tạo nên cái được gọi là chúng sanh để giúp hiểu biết sự vật đúng theo thực tướng. Bà Rhys Davids, một học giả nổi tiếng của Phật giáo đã viết: “Vi Diệu Pháp đề cập đến cái gì ở bên trong ta, cái gì ở chung quanh ta, và cái gì ta khao khát thành đạt.” Nói tóm lại, hầu hết các học giả Phật giáo đều cho rằng muốn thông hiểu Giáo lý của Đức Phật phải có kiến thức về Luận Tạng vì đó là chìa khóa để mở cửa vào “thực tế.”
Tập sách nhỏ có tựa đề là “Sơ Lược Kinh-Luật-Luận Phật Giáo” chỉ nhằm trình bày sơ lược về ba thứ cốt lõi trong giáo pháp nhà Phật, chứ không phải là một bộ sách nghiên cứu thâm sâu về giáo lý Phật giáo. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng đạo Phật là con đường tìm trở về với chính mình (hướng nội) nên giáo dục trong nhà Phật cũng là nên giáo dục hướng nội chứ không phải là hướng ngoại cầu hình cầu tướng. Điều quan trọng nhất ở đây là hành giả phải bước vào thực tập những bài tập được liên kết để thiết lập những mẫu mực sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình hơn. Đức Như Lai đã giải thích rõ về con đường diệt khổ mà Ngài đã tìm ra và trên con đường đó Ngài đã tiến tới quả vị Phật. Đường tu tập còn đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Sơ Lược Kinh-Luật-Luận Phật Giáo” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thức, và hạnh phúc.
Thiện Phúc
Preface
The three baskets (tripitaka) of Buddhist Teachings which contains the essence of the Buddha’s teaching (is estimated to be about eleven times the size of the Bible). The Theravada canon written in Pali and the Mahayana canon written in Sanskrit. The Sutra Pitaka consists chiefly of instructive discourses delivered by the Buddha to both the Sangha and the laity on various occasions. A few discourses expounded by great disciples such as the Venerable Sariputra, Moggallana, and Ananda, are incorporated and are accorded as much veneration as the word of the Buddha himself, since they were approved by him. Most of the sermons were intended mainly for the benefit of Bhikkhus, and they deal with the holy life and with the exposition of the doctrine. There are several other discourses which deal with both the material and the moral progress of his lay-followers. The Sigalaka Sutra, for example, deals mainly with the duties of a layman. There are also a few interesting talks given to children. The Sutra Pitaka may be compared to books of prescriptions, since the discourses were expounded on diverse occasions to suit the temperaments of various persons. There may be seemingly contradictory statements, but they should not be misconstrued, as they were uttered by the Buddha to suit a particular purpose; for instance, to the self-same question he would maintain silence, when the inquirer was merely foolishly inquisitive, or give a detailed reply when he knew the inquirer to be an earnest seeker after the truth. The Vinaya Pitaka, which is regarded as a strong virtuous foundation of the Holy Order, deals mainly with the rules and regulations of the Order of Bhikkhus and Bhikkhunis. For nearly twenty years after the enlightenment of the Buddha, no definite rules were laid down for the control and discipline of the Sangha. Subsequently as occasion arose, the Buddha promulgated rules for the future discipline of the Sangha. Vinaya Pitaka mentions in details (fully describes) reasons for the promulgation of rules, their various implications, and specific Vinaya ceremonies of the Sangha. Besides the history of the gradual development of the Sasana from its very inception, a brief account of the life and ministry of the Buddha, and details of the thee councils are some other additional relevant contents of the Vinaya Pitaka. The Abhidhamma Pitaka is the most important and most interesting of the three, containing as it does the profound philosophy of the Buddha’s teaching in contrast to the simpler discourses in the Sutta Pitaka. Abhidhamma, the higher doctrine of the Buddha, expounds the quintessence of his profound teachings. According to some scholars, Abhidhamma is not a teaching of the Buddha, but is later elaboration of scholastic monks. Tradition, however, attributes the nucleus of the Abhidhamma to the Buddha himself. The Matika or Matrices of the Abhidhamma such as wholesome states (kusala dhamma), unwholesome states (akusala dhamma), and indeterminate states (abhyakata dhamma), etc., which have been elaborated in the six books, except the Kathavatthu, were expounded by the Buddha. Venerable Sariputta was assigned the honour of having explained all these topics in detail. Whoever the great author or authors may have been, it has to be admitted that the Abhidhamma must be the product of an intellectual genius comparable only to the Buddha. This is evident from the intricate and subtle Patthana Pakarana which describes in detail the various causal relations. To the wise truth-seekers, Abhidhamma is an indispensable gide and an intellectual treat. Here is found food for thought for original thinkers and for earnest students who wish to develop wisdom and lead an ideal Buddhist life. Abhidhamma is not a subject of fleeting interest designed for the superficial reader. The Chinese version is in three sections: The Mahayana Philosophy, the Hinayana Philosophy, and the Sung and Yuan Addenda (960-1368 AD). Higher Dharma or the analytic doctrine of Buddhist Canon or Basket of the Supreme Teaching which irrelevent problems that interest students and scholars, but have no relation to one’s deliverance, are deliberately set aside. The Buddhist Abhidhamma Pitaka does not attempt to give a systematized knowledge of mind and matter. It investigates these two composite factors of the so-called being, to help the understanding of things as they truly are. Mrs. Rhys Davids, a famous Buddhist scholar wrote about Abhidhamma as follows: “Abhidhamma deals with what we find within us, around us, and of what we aspire to find.” In short, it is generally admitted by most exponents of the Dhamma that a knowledge of the Abhidhamma is essential to comprehend fully the teachings of the Buddha, as it represents the key that opens the door of reality.
This little book titled “A Summary of Sutras-Vinayas-Sastras in Buddhism” is only showing three core matters in Buddhist teachings; it is not a profound study of Buddhist Teachings. Devout Buddhists should always remember that Buddhist religion is the path of returning to self (looking inward), the goal of its education must be inward and not outward for appearances and matters. The most important thing here is to enter into practicing well-being exercises that are linked to established daily life patterns, makes our lives more peaceful. The Buddha already explained clearly about the path of elimination of sufferings which He found out and He advanced to the Buddhahood on that path. The path of cultivation still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “A Summary of Sutras-Vinayas-Sastras in Buddhism” in Vietnamese and English to introduce basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace and happiness.
Thiện Phúc
Sơ Lược Kinh-Luật-Luận Phật Giáo - Thiện Phúc
- Từ khóa :
- Sơ lược
- ,
- Kinh-luật-luận
- ,
- Phật Giáo