Phần 3

07/03/20212:58 CH(Xem: 3381)
Phần 3
DƯỚI CỘI BỒ ĐỀ
THÍCH NHƯ ĐIỂN
VIÊN GIÁC TÙNG THƯ

PHẦN BA

Sau khi đến bồ-đề Đạo Tràng nơi Đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nơi có cây bồ-đề lịch sử ấy. Bây giờ cành lá đã vươn cao lên và cả Hoàng Tử Mahinda lẫn Công Chúa Sanghamita rất mừng và cả hai cùng với các cận thần quỳ xuống trước Kim Cương Tòa lâm râm khấn nguyện:

- Kính bạch Đức Thế Tôn! Con là tỳ-kheo Mahinda, con trưởng của Vua Phật Tử A-dục và đây là tỳ-kheo ni Sanghamita, Công Chúa con Vua A-dục. Nay chúng con vâng lệnh phụ Vương đi đến xứ Tích Lan, xa xôi cách đây hàng nghìn dặm, để mang ánh sáng giác ngộ giải thoát của Đạo Phật đến cho muôn dân tại đó cậy nhờ. Nhưng để làm tin. Con xin thỉnh mang theo một cành cây bồ-đề để giới thiệu cho nhân dânPhật Tử nơi ấy biết về cuộc đời của Đấng Giác Ngộ là thế đấy...

Mahinda cúi đầu xuống sát đất rồi ngước mặt lên như đợi chờ sự đồng ý của Đức Phật, mặc dầu Ngài đã viên tịch lâu rồi. Từ trên cây, cành lá khua động, như thầm gật đầu biểu lộ đồng ý cho việc làm của Thái TửCông Chúa.

Sau đó cả hai và các cận thần đảnh lễ ba lạy. Đoạn cho hộ vệ vào sát thân cây để đốn một cành tương đối bụ bẫm và không lớn lắm để dễ bề di chuyển sang Tích Lan.

Ngày lên đường đã đến nên Đức Vua A-dục, Hoàng Hậu và triều đình bá quan văn võ cũng như các vị tỳ-kheo, tỳ-kheo ni và Phật Tử đã đứng chờ chật cả một bến cảng ở miền nam xứ Ấn và khi Đức Vua đến bên Mahinda, trao cho một tấm lụa màu vàng, trong đó có gói một phong thơ nhỏ để giới thiệu với Vua Tích Lan và Hoàng Hậu đã trao cho Công Chúa một vài vật kỷ niệm quý giá để tặng cho Hoàng Hậu của xứ ấy. Đoạn Vua nói:

- Các con lên đường bình an và đây là quốc thư, ta trao cho các con. Khi đến bờ biển bên kia của đảo Tích Lan. Sau khi lên bờ các con hãy nhớ trao bức thư này và những lễ vật kia. Các con chớ quên.

- Xin đa tạ Phụ Hoàng. Phụ Hoàng thật chu đáo. Con không ngờ có được những điều kiện thuận lợi như vậy để Phật Pháp được xiển dương.

Thế rồi thuyền nhổ neo mang theo cả đoàn tùy tùng và cây bồ-đề cao quý được chiết ra từ cây gốc ở Bồ-đề Đạo Tràng nơi Đức Phật thành đạo và quan trọng hơn cả là hai vị lãnh đạo tinh thần bằng xương bằng thịt của họ cũng đã đồng hành.

Tất cả những tay chèo thuyền chiến được huy động đi trong chuyến này và được chia ra làm hai toán. Thỉnh thoảng giữa trời nước mênh mông cũng có nhiều người hầu làm thơ dâng lên cho Thái TửCông Chúa. Riêng hai vị thì lúc nào cũng thiền định và ôn lại nhưng gì đã học được trong các tu viện để khi đến đó có cơ hội thuật lại cho mọi người nghe. Nhất là về cuộc đời Đức Phật. Nghĩ thế Hoàng Tử xoay mặt về phía Công Chúa và nói:

- Hai ta là anh em ruột thịt. Thật là có rất nhiều nhân duyên nên mới sinh ra trong nhà hoàng tộc này và cũng có nhiều nhân duyên tốt đẹp đã gây ra trong những đời trước, nên mới xuất gia học đạo. Riêng em thì quá thông minh mẫn tiệp, nên ta giao cho em tiếp xúc với phái nữ để truyền bá đạo mầu. Còn ta sẽ cùng với các Đại Thần và Vua chúa tìm cách phát huy đạo Phật, mà em thì chuyên nói về cuộc đờitiền thân của Đức Phật, như có lần em đã kể cho Phụ Vương và Mẫu hậu nghe câu chuyện nguyên nhân tại sao mà Đức Phật đã chế ra phép lục hòa cho chư Tăng, Ni tại xứ Kosabi đó.

Công Chúa như ngượng ngập đáp rằng:

- Sư huynh nói quá lời, muội này đâu có làm được chuyện gì. Chỉ là kẻ tay yếu chân mềm. Tất cả đều phải nương tựa vào sư huynh cả đấy.

- Muội nói vậy không phải. Đầu óc mới là quan trọng, chứ còn tay chân thì ai lại làm không được. Vả lại khi đi hoằng pháp như thế này, đầu óc mới dùng đến, chứ tay chân đã có những người lao động giúp mình rồi.

- Sư huynh nói cũng phải, nhưng ý muội nói là khả năng của muội không bằng của sư huynh đâu. Tất cả đều cậy nhờ nơi sư huynh đấy.

Bên ngoài nước vẫn bềnh bồng. Thỉnh thoảng những đàn cá voi to tướng bơi dọc bên cạnh thuyền, như có ý hỗ trợ một bậc thiên tử xuất trần làm việc đại sự cho nhân gian. Có nhiều người cũng nghĩ thế, nhưng Mahinda thì không. Xét ra ngai vàng đâu có an lạc hạnh phúc. Nếu ngai vàng có hạnh phúc thật sự thì phụ vương ta đã là một người hạnh phúc nhất nhì ở trần gian rồi, nhưng ở đây không phải vậy. Phụ hoàng ta ngày nay vẫn say mê làm phước, bố thí, xây chùa, dựng tháp, tế độ tăng ni thì phải biết rằng việc sau này quan trọng hơn việc trước.

Khi chưa có quyền thế trong tay, ai cũng muốn có được nhiều quyền hành để tung hoành ngang dọc. Nhưng khi đã có quyền hành trong tay rồi và xung quanh là những lời siểm nịnh, ít ai dám nói thật với lòng mình thì thử hỏi đâu là sự thật? Vậy cái gì là chơn giá trị của cuộc đời? Nếu không phải là một cuộc sống nội tâm phong phú, một sự an lạc miên viễn nơi tâm hồn. Điều này Đức Phật đã mất 6 năm trường khổ hạnh và sau 7 tuần lễ tư duy, sau đó Ngài mới dấn thân vào con đường cứu khổ chúng sanh. Mỗi một sự việc xảy ra, mỗi một hoàn cảnh xảy đến, mỗi một con người có mỗi sự kiện khác nhau và Đức Phật từ đó có một cái nhìn rất hiểu biết, rộng lượngtừ bi. Cho nên Ngài đã độ được không biết bao nhiêu là người trên trần thế.

Có khi Ngài chỉ còn da bọc xương, nhất là lúc tu khổ hạnh. Đôi khi đói quá Ngài phải ăn đến phân của bò con. Gặp năm mất mùa, Ngài đã cùng với chư Tăng phải ăn cám của ngựa. Còn ta lâu nay xuất thân từ chốn vương giả, chưa khổ hạnh ngày nào. Việc gì cũng có Phụ Hoàng và Mẫu Hậu ta cung cấp, không biết rằng những khổ nhọc như thế ta có chịu được nổi không? ...

Những dòng suy tư như thế cứ tiếp tục mãi trong đầu óc của Thái Tử Mahinda và cuối cùng rôi một ngày đẹp trời cũng đã đến. Trời trong gió lặng, thuyền cập bến vào bờ biển phía bắc của đảo Tích Lan. Miền này vẫn còn thưa dân, nhưng vẫn là một vùng lý tưởng, vì dân nơi đây có ngôn ngữ và phong tục gần giống như dân miền Nam xứ Ấn. Đó là đặc điểm quan trọng khi lần đầu tiên đến xứ này.

Những con chim hải âu đã đậu trên cột thuyền buồm. Có con thì liệng quanh nhiều vòng như để đón mừng một bậc cứu tinh về tinh thần đã có mặt nơi quê hương mới này. Có con thì bay vào trong bờ như để báo tin cho triều đình và nhân dân biết rằng có những người khách lạ từ phương xa đến. Có con thì ngụp lặn sâu dưới biển để tìm mồi. Công Chúa Sanghamita nhìn cảnh tượng này mà sanh ra cảm khái và liên tưởng đến Mẫu Hậu của mình.

Thế là trên bờ túa ra không biết bao nhiêu là người để nghinh đón. Mặc dầu trước đó họ đã được báo tin là có một nàng công chúa tuyệt sắc giai nhân con gái của Vua A-dục đã chẳng màng danh lợi ở đời và đã cắt tóc đi tu. Còn Thái Tử thì ngai vàng đang chờ đợi để được phong vương nhưng cũng đã từ chối. Người đó hôm nay đã ở trước mặt mọi người và ai cũng nghĩ rằng đó là chiêm bao, chứ không phải là sự thật.

Đoàn người được mời lên xe ngựa rước về hoàng cung và dân chúng thì theo hai bên xa mã tung hô vạn tuế. Tiếng tù và, tiếng voi đi, tiếng ngựa hí, tiếng người, tiếng giậm chân của hàng vạn người làm cho khung cảnh càng thêm náo nhiệt hẳn lên như một ngày hội.

Sau khi xuống xe ngựa thì thái tửcông chúa trong vóc dáng của người tu y vàng quấn quanh người, đầu cạo nhẵn, vào thẳng nơi cung vua để trình thư giới thiệu của phụ vương lên cho đức vua và công chúa cũng không quên mang quà của mẫu hậu đem tặng cho hoàng hậu nơi đây. Ngoài ra các cận vệ đã khiêng cây bồ-đề một cách cung kính vào chỗ vua lâm triều để tiến dâng biểu tượng của sự giác ngộ.

Nhà vua tỏ vẻ hoan hỷ khi tiếp nhận văn thư cũng như những vật biếu mà quan trọng nhất là cây bồ-đề. Đồng thời lại có công chúathái tử đi theo, là những người tăng sĩ đầu tiên đặt chân đến đất nước này. Hoàng hậu mời trà công chúathái tử cũng như đoàn tùy tùng. Đoạn vua phán rằng:

- Này các khanh trong triều nội! Hôm nay là ngày lành tháng tốt, công chúa Sanghamita và thái tử Mahinda con Đại Đế A-dục đã đến nước chúng ta. Các ngươi từ đây phải lo phụng dưỡng và tạo mọi cơ hội tốt để hai vị này giảng kinh thuyết pháp tại quê hương của chúng ta. Đồng thời hãy đem trồng cây bồ-đề này vào bên trong vườn thượng uyển của ta. Ta sẽ cho lập chùa nơi đó để ta và hoàng hậu ngày trăng tròn và trăng khuyết sẽ đến đấy lễ bái nguyện cầu. Còn những ngày khác thì cứ cho dân chúng vào đảnh lễ.

- Muôn tâu Thánh Thượng! Chúng hạ thần xin tuân chỉ!

Cây bồ-đề đã được trồng một nơi rất thích hợp trong vườn ngự uyển của vua, chẳng mấy chốc cành lá sum sê vươn vai thẳng đứng như thi gan cùng tuế nguyệt nơi mảnh đất mới này.

Thái Tử mặc dầu đầu tiên mang luật tạng vào đây để truyền nhưng nhiều người chưa hiểu đạo. Do đó Công Chúa thay cho Thái Tử đã kể lại cuộc đời Đức Phật cho họ nghe cũng như Tăng Đoàn của Ngài và nhất là kể từ khi Đức Phật còn tại thế đã cho phép người nữ xuất gia như thế nào. Rồi chánh pháp 500 năm hưng thịnh ra sao. Những kỳ kiết tập kinh điển trong hơn 300 năm qua và vua cha đã phát huy Phật Pháp như thế nào cho họ nghe.

Ban ngày thì Công Chúa Sanghamita kể chuyện cho Hoàng Hậu và cung nữ cũng như những cận thần nghe. Đêm về Công Chúa kể chuyện cho dân chúng nghe. Khi nghe xong một mẩu chuyện về cuộc đời của Đức Phật, ai cũng hoan hỷ. Có người trố mắt nhìn Công Chúa vì không tin đó là sự thật. Có người thì quá cảm động đến rơi lệ.

Một hôm, thái tử Mahinda đã giảng về tam quy ngũ giới cho vua, hoàng hậu và bá quan nghe. Sau khi nghe xong trên từ vua, hoàng hậu, dưới cho đến các cận thần bề tôi đều xin quy y Tam Bảothọ trì năm giới cấm của Phật chế. Bắt đầu từ hôm ấy trở đi đã có nhiều người có tín tâm đối với đạo Phậthằng ngày vẫn có nhiều người đến trong cung điện của Vua để đi nhiễu quanh cây bồ-đề, để đảnh lễ, hoặc cúng hương, hoặc đốt đèn để tỏ lòng thành kính.

Trong nhiều kinh điển khác nhau, Đức Phật dạy rằng: “Sau khi ta tịch diệt, nếu có người dùng một cành hoa, một nén nhang, hay nhang bột đem đến cúng dường nơi tháp miếu của Phật, thì phước đức của người ấy hưởng được rất lâu đời. Lại có kẻ quét dọn tháp Phật cũng như lo tu bổ tháp, công đức cũng lại dường ấy. Nhưng nếu có người đọc tụng 4 câu kệ của một đoạn kinh, rồi đem giảng nói hay biên chép rồi bảo người khác làm theo, thì công đức của người sau này nhiều hơn gấp trăm ngàn lần so với người trước.” Như vậy đủ thấy rằng việc bố thí phápvấn đề quan trọng hơn tất cả những nhu cầu vật chất khác.

Rồi một hôm người ta thấy Ngài Mahinda làm lễ xuất gia cho những người thanh niên. Còn Công Chúa Sanghamita thì cạo tóc cho những người nữ. Hạt giống bồ-đề càng ngày càng phát triển mạnh hơn.

Nếu ngày hôm nay, sau hơn 2200 năm lịch sử, có ai đó là khách hành hương có dịp sang Tích Lan, đến miền Bắc xứ này sẽ gặp cây bồ-đề này vẫn còn tồn tại. Cây này và cây bồ-đề A-nan tại tinh xá Kỳ Viên ở nước Xá-vệ là những cây nguyên thủy được chiếc ra từ gốc mẹ ở Bồ-đề Đạo Tràng nơi Đức Phật thành đạo.

Một hôm, Ngài Mahinda viết một bức thư nội dung như thế này để gởi về cho Phụ Vương và Mẫu Hậu:

“Kính gởi Phụ Vương và Mẫu Hậu.

Ngày tháng thoi đưa, trăng tròn rồi lại khuyết. Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần. Cái gì của ngày hôm qua, qua rồi thì hôm nay không còn trở lại nữa và cái gì của ngày mai thì vẫn chưa đến. Cho nên Đức Phật đã dạy cho mọi người trong kinh Kim Cang là: Tâm quá khứ chẳng thể được, tâm hiện tại cũng không được và tâm vị lai cũng chẳng được. Vì sao vậy? Vì quá khứ là những gì đã trôi qua. Vị lai là những gì chưa đến. Còn hiện tại vẫn luôn thay đổi trong từng sát na sanh diệt...

Thời gian chúng con ở đây nhờ vào sự giới thiệu của Phụ Vương, quà biếu của Mẫu Hậu và nhất là hình ảnh của cây bồ-đề, chúng con đã cảm hóa từ Vua chúa đến thần dân không biết bao nhiêu mà kể. Đã có nhiều người phát tâm quy y Tam Bảoxuất gia học đạo với con và em con. Nhưng để tỏ rõ niềm tin nơi các Phật Tử mới phát tâm, con xin Phụ Vương cúng dường sang xứ đảo quốc này một chiếc răng trong 40 chiếc răng của Đức Phật, để cho Phật Tử nơi đây chiêm ngưỡng và sẽ tạo cho họ một niềm tin vững chắc hơn. Theo con nghĩ chắc rằng Phụ Vương không từ chối.

Ngoài ra con cũng xin Phụ Vương cho gởi thêm chư tăng ni đến xứ này, vì hạt giống giác ngộ đang nảy mầm tốt tại đây nhưng đang thiếu người chăm bón. Ngày phụ vương tặng chiếc răng quý ấy thì nên trao cho chư tăng để cung thỉnh qua xứ này thì chúng con mãn nguyện lắm rồi.”

Sau khi đọc thư xong, vua giao cho Hoàng Hậu rồi trầm ngâm suy nghĩ rằng: “Ngày xưa khi Đức Thế Tôn sắp thị tịch Niết-bàn, Ngài đã giao lại xá-lợi của Ngài cho 8 vị vua. Điều ấy chứng tỏ rằng Đức Phật đã tin cẩn nơi giới cư sĩ. Vì biết rằng chúng ta mới có đầy đủ điều kiện vật chất để xây tháp phụng thờ. Nay thì ta đã tóm thâu tất cả giang sơn về một mối và tháp miếu cũng đã dựng xong để thờ Xá-lợi. Nay cũng chẳng hẹp hòi gì để chia cho xứ ấy một chiếc răng phóng quang xá-lợi của Đức Phật để tạo niềm tin cho vua quan và Phật Tử tại đó, như thư của con ta đã đề nghị.”

Lại một chiếc tàu nữa sắp ra đi từ cảng miền Nam Ấn Độ để trực chỉ sang Tích Lan và trên chuyến tàu này sắm đủ các vật dụng cho hàng trăm chư tăng như ba y, bình bát, đãy lọc nước, tọa cụ, thức ăn uống, thuốc men v.v..., chất đầy cả chiếc thuyền và vị sư cả đi trong lần này đặc biệtnhiệm vụ phải giữ gìn chiếc răng xá-lợi của Đức Phật trong một hộp nạm vàng.

Khi đến bờ biển bên kia, Ngài Mahinda và Đức Vua cùng Hoàng Hậu thân hành ra để cung nghinh xá-lợi răng của Đức Phật. Cả những thớt voi hùng dũng có trang trí cờ lọng rực rỡ nhiều màu và trên ấy có để một bàn gỗ trầm hương. Sau khi Đức Vua để xá-lợi lên đầu, chính Vua đã cung thỉnh xá-lợi ấy lên để trên bàn gỗ trầm hương trên lưng con voi oai vệ nhất. Rồi cả đoàn người, nào kèn, nào trống, nào thanh la, nào sáo, nào nhạc địa phương đã trổi lên một điệu nhạc oai hùng để cung nghinh chiếc răng lịch sử ấy.

Từ đó về sau Phật Giáo tại Tích Lan đã trở thành quốc giáo. Có điều đặc biệt là chùa ở Tích Lan rất nhỏ, còn trường học thì rất lớn. Còn chư Tăng chuyên về giáo dục, nghiên cứu kinh điển bằng tiếng Pali là một ngôn ngữ truyền thống từ đó đến nay. Tích Lan được xem như là một nước Phật Giáo Nam Truyền chuyên về kinh tạng. Họ lấy cây bồ-đề làm gốc, chứ không lấy chùa làm gốc.

Cùng thời ấy Đức Vua A-dục đã gởi Ngài Somaka và Uttara đến đất Kim (Suvana-bhumi) thuộc Miến Điện để truyền giáo và Miến Điện cho đến ngày nay Phật Giáo vẫn là quốc giáo, nhưng họ lấy chùa viện làm gốc. Chư Tăng ở đây thì chuyên về chú giải luận tạng. Họ đắp y màu vàng sẫm, gần như là màu nâu của Việt Nam.

Còn Thái Lan thì Phật Giáo Nam Truyền được truyền vào sau Miến Điện. Họ cũng đọc tụng tiếng Pali và Phật Giáo ở đây vẫn là quốc giáo. Đặc biệt ở Thái Lan chuyên về luật tạng và những ngôi chùa cũng như những tượng Phật được tạc rất lớn ở xứ này để cho Phật tử lễ bái nguyện cầu.

Như vậy chúng ta có thể thấy được sự liên quan mật thiết về Phật Giáo tại xứ này. Kinh, Luật và Luận thời Phật còn tại thế đã được các vua chúa và tăng, ni tại các quốc gia này nối truyền rất thịnh hành không gián đoạn.

Như chúng ta biết là đạo Phật được truyền đến Tích Lan do Công Chúa Ni Cô Sanghamita và Hoàng Tử Đại Đức Mahinda, nhưng ngày nay ở đảo quốc này dấu tích của Ni không còn nữa. Những Phật Tử ở đây đang khôi phục lại. Ngay cả ở Thái Lan và Miến Điện ngày nay họ chỉ còn những người nữ tu thọ 8 giới, cạo đầu mặc áo trắng chứ chưa chính thức từ Hội Đồng Tăng Già cho họ quấn y vải và thọ tỳ-kheo ni giới. Đây là một sự khác biệt lớn với những xứ Phật Giáo theo Đại Thừa như Việt Nam, Trung Hoa, Đại HànNhật Bản.

Người Tích Lan cũng tin rằng Đức Phật đã đến xứ họ, nên đã để lại dấu vết của một bàn chân trên núi, nằm ở miền Trung Tích Lan ngày nay. Dĩ nhiên đây là việc tương truyền nên họ có quyền tin. Còn thật có đến hay không lại là chuyện khác. Khi người Anh đến đô hộ xứ Tích Lan vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 thì họ đã dẹp sạch Phật Giáo. Cho đến hình ảnh linh thiêng nhất là chiếc răng của Đức Phật họ cũng đem về Anh Quốc. Những trường học, những tờ báo của Phật giáo cũng bị đóng cửa. Họ chỉ tuyên truyền vào đó tinh thần của Thiên Chúa Giáo và Anh Giáo mà thôi.

May thay, cuối thế kỷ 19 có một Đại tá người Mỹ tên là Henry Olscott là người đọc sách Phật học nhiều và lưu tâm đến tình trạng ấy nên vào năm 1940 ông chính thức đề nghị Phật Giáo Tích Lan lấy năm màu xanh, vàng, đỏ, trắng, cam trong hào quang của Đức Phật làm lá cờ Phật Giáo thế giới và mãi đến năm 1951, sau Đại hội Phật Giáo thế giới tại Colombo thủ đô Tích Lan thì lá cờ này mới trở thành biểu tượng của Phật Giáo khắp năm châu. Công lao ấy là nhờ ông Đại tá Henry Olscott vậy.

Sau khi người Anh trao trả lại nền độc lập tự chủ cho Ấn ĐộTích Lan vào năm 1948 thì họ cũng đã trao lại chiếc răng của Đức Phật cho Hội Phật Giáo Tích Lan. Ngày nay chiếc răng ấy được thờ rất cung kính tại một cung điện của nhà vua nơi cố cung thuộc xứ Kandy. Từ thủ đô Colombo đi xe hơi về đây mất độ 2 giờ đồng hồ và ở giữa cánh đồng mênh mông bát ngát ấy là một cung điện. Trong cung điện ấy giờ này chỉ thờ một chiếc răng của Đức Phật.

Muốn đi vào đảnh lễ chiếc răng của Đức Phật phải đi từ sáng sớm tinh sương. Từ ngoài vào trong ít nhất phải có 7 hay 8 hàng rào kiểm soát. Vì lẽ Phật Giáo Tích Lan rất quý và cung kính chiếc răng này. Đây là quốc bảo của quê hương đảo quốc này. Đồng thời cũng sợ có những phần tử không thân thiện với Phật Giáo phá hoại, nên đã được lính của chính quyền canh gác rất cẩn mật.

Nơi thờ răng của Đức Phật là tầng lầu cao nhất của tòa nhà 5 tầng. Chung quanh và bên trong của tầng lầu này đã được Phật Giáo Nhật Bản cúng vàng để dát lên cho đến trên trần nhà. Còn tháp đựng răng của Phật toàn bằng vàng và chung quanh để toàn là những kim cương, ngọc ngà châu báu của các vị vua Thái Lan, các vị Thủ Tướng, Ngoại Trưởng v.v... cúng dường. Không phải lúc nào cũng được đảnh lễ thấy tận mắt chiếc răng này được, mà đa phần chỉ được nhìn thấy chiếc tháp bằng vàng ở bên ngoài mà thôi. Tương truyền rằng mỗi năm chiếc răng này chỉ được thấy một lần. Đó là lúc 4 vị quan trọng bên chính quyền như Tổng Thống, Thủ Tướngbên Giáo Hội có vị Tăng Trưởng và vị Sư Trụ Trì có mặt cùng lúc mới mở 4 chìa khóa khác nhau chung quanh hộp vàng này, thì mới có thể trông thấy được.

Mỗi năm chính phủ cũng cho rước chiếc răng này ra ngoài hoàng thành để cho dân chúng đảnh lễ. Vì lý do khu vực Hoàng Cung trở nên quá chật, so với lượng người quá lớn hằng ngày đến đảnh lễ, nên những cuộc lễ rước như vậy là cơ hội để dân chúng được đón xem, tạo niềm tinnếp sống lành mạnh cho người Phật Tử tại gia.

Mỗi ngày có cả mấy đội lính trực thay phiên nhau dàn chào trước răng thiêng. Họ mặc quân phục, mang găng tay màu trắng, đầu đội mũ, nét mặt nghiêm nghị và những động tác lễ nghi là của quân nhân để gác chiếc răng của Phật. Mỗi khi họ thay phiên nhau lại có một nghi thức rất đặc biệt.

Người ta cúng hoa rất nhiều ở nơi thờ chiếc răng ấy. Nhiều đến nỗi mà hằng phút, hằng giờ đều phải có người túc trực nơi ấy để thay hoa liên tục, dời đổi đi nơi khác. Nếu không, chỉ trong chốc lát đã ngập tràn những hoa tươi cúng dường dâng lên nơi chiếc răng của Đức Phật.

Đạo PhậtTích Lan, Thái Lan, Miến Điện là đạo Phật sống. Trong khi đó Đạo Phật tại Trung Hoa và Đạo Phật tại Ấn Độ ngày nay là một Đạo Phật chết. Người Trung Hoa cũng có một chiếc răng của Đức Phật đang thờ tại chùa Linh Quang ở Bắc Kinh, nhưng sự thờ tự nơi đây cũng giống như là một viện bảo tàng đang trưng bày đồ cổ, chứ không phải thờ báo thânpháp thân xá-lợi của Đức Phật.

Mặc dầu Đạo Phật truyền đến Tích Lan là từ Ấn Độ, nhưng ngày nay Phật Giáo tại Tích Lan phát triển rất tốt. Trải qua hơn 2.200 năm rồi vẫn ngày một thăng hoa. Còn Ấn Độ tuy là xứ Đạo Phật ra đời, nhưng ngày nay không còn thịnh vượng nữa. Vả chăng, cây Bồ-đề nơi ấy đã bị ngoại đạo phá phách đi nhiều lần vào thế kỷ 11, 18 và nhất là Ấn Độ Giáo cũng như Hồi Giáo chẳng thích gì Đạo Phật, nên ở tại quê hương nơi Đức Phật thành đạo vẫn bị giậm chân tại chỗ.

Người ta bảo rằng: Đạo Phật cũng giống như một cây đại thọ. Càng lớn bao nhiêu thì gốc rễ tuy to lớn, nhưng nó khô cằn. Chỉ có cành lá là có thể đâm chồi nảy lộc ở bên trên thân cây chứ ở gốc thì không thể phát triển được nữa. Điều ấy cũng hữu lý thôi. Nếu Đức Phật ngày ấy chỉ muốn phát triển giáo lý của Ngài tại Ấn Độ thì ngày nay thế giới đâu có ai biết được một tôn giáo vốn có mặt lâu dài trên quả đất này đâu. Mà ngày nay đi đến châu lục nào cũng thấy, cũng nghe và cũng biết đến sự hiện hữu của Đạo Phật.

Ngày nay trên quả địa cầu này có rất nhiều tôn giáo, nhưng chỉ có 5 tôn giáo được xếp vào loại đông tín đồlâu đời nhất thứ tự theo thời gian như sau:

- Một là Ấn Độ Giáolịch sử 3000 năm với gần 1 tỷ tín đồ chỉ phát triển riêng tại Ấn Độ. Có số tín đồ nhiều thứ hai trên quả địa cầu này.

- Hai là Phật Giáo, hiện hữu trên quả đất này chừng 2600 năm. Số tín đồ không kể Trung Hoa lục địa là 700 triệu, đứng hạng thứ tư trên thế giới.

- Thứ ba là Do Thái Giáo hơn 2000 năm lịch sử và số tín đồ chừng 100 triệu đứng hàng thứ 5 trên thế giới.

- Thứ tư là Thiên Chúa Giáo, có lịch sử gần 2000 năm truyền thừa và có hơn 1 tỷ tín đồ trên thế giới. Đứng hàng số một về số lượng.

- Thứ năm là Hồi Giáo, phát xuất từ Trung Đông độ hơn 1700 năm nay và có số tín đồ đứng hàng thứ ba trên thế giới với 800 triệu người.

Đây là 5 tôn giáo có mặt trong 6 tỷ người trên trái đất hiện nay và năm tôn giáo này đã đóng vai trò quan trọng, hướng dẫn cho Phật tử, giáo dân, con chiên của mình lấy từ bi xóa đi thù hận, lấy đạo đức để trang trải cho cuộc đời và lấy khó nhọc để thể hiện lòng nhẫn nhục để cứu người qua những cảnh khổ lầm than đang xảy ra khắp nơi trên mặt đất này.

Ngày xưa khi Phật còn tại thế, có người bà-la-môn đến hỏi Phật rằng: Tại sao ông ta đi đến đâu cũng nghe nói rằng giáo phái của bà-la-môn này tốt hơn giáo phái của bà-la-môn kia, ông ta chẳng biết tin ai là đúng và ông quay sang hỏi Đức Phậtgiáo lý của Phật có hay hơn giáo lý của những đạo khác chăng?

Đức Phật từ tốn thong thả trả lời rằng: Thật ra chẳng có giáo lý nào tốt hơn hoặc thua kém cả. Điều quan trọng là đối với giáo lý ấy mình đã qua 3 giai đoạn văn, tư và tu chưa? Nếu đã nghe qua, đã suy nghĩ chín chắn thì việc chấp nhận để tu theo giáo lý ấy là hợp với trình độ, căn cơ của mình thì giáo lý ấy không dở. Chỉ sợ mình không đủ khả năng để nhận ra giáo lý ấy mà thôi.

Vị bà-la-môn ấy khen hay và cuối cùng ông ta đã gia nhập vào Tăng Đoàn của Phật để sống một đời tỉnh thức. Đức Phật ngày xưa thường hay độ người như thế và hầu như từ việc nhỏ đến việc lớn gì Ngài cũng đều thể hiện qua thân giáo, khẩu giáo và ý giáo cả.

Cố Hòa Thượng Tuyên Hóa là một vị Đại Sư người Trung Hoa đã sang Hồng Kông và đặc biệt là Mỹ quốc hoạt động vào cuối thế kỷ thứ 20, đã độ được cho vô số người Mỹ tu theo Đạo Phật và có lần có người hỏi Ngài rằng:

- Bạch Ngài! Tại sao Ngài xuất gia?

- Ngài hỏi lại. Tại sao anh không xuất gia? Nếu anh trả lời được câu hỏi của tôi, tức anh đã hiểu thế nào là xuất gia rồi.

Quả thật rất khó cho người trả lời, nhưng để trả lời cho một sự trả lời, ngày xưa chư Phật và chư Tổ hay đánh thức con người trong lối lập luận như vậy. Để người hỏi cũng là họ mà trả lời cũng chính là họ.

Có nhiều người hỏi chơi, hỏi để mà hỏi, hỏi để chọc tức, hỏi cho bỏ ghét, hỏi để chứng tỏ mình là người hiểu biết hơn người kia, hỏi để khoe danh lợibản ngã của mình... Thật sự ra một người học Phật như thế chẳng có lợi ích gì.

Bởi vậy có một câu chuyện thiền của Nhật Bản kể rằng: Khi một người trí thức đến muốn học thiền với thiền sư thì điều đầu tiên là thiền sư ấy mời người trí thức ấy uống trà. Khi rót trà, không phải thiền sư lơ đễnh, mà cố ý rót cho tràn ra bên ngoài ly. Đoạn người trí thức ấy hỏi thiền sư:

- Thưa Ngài nước đã tràn ra ngoài rồi?

Thiền Sư từ tốn đáp:

- Chính việc Ngài đến với tôi hôm nay cũng thế. Những gì mà Ngài cầu học khó lắm. Vì ly nước tâm của Ngài đã chứa đầy ắp rồi, còn chỗ đâu để học Phật học nữa?

Thật ra khi Đạo Phật đi đến đâu nó phải hòa nhập vào nơi ấy và trở thành Đạo Phật của xứ ấy, chứ không thể giữ khư khưĐạo Phật của xứ Ấn Độ hay Đạo Phật của Đạo Phật được. Khi người ta đến với Đạo Phật là người ta muốn học cái hay của Đạo Phật tại xứ đó, chứ không phải người ta muốn học cái văn hóa của xứ đó. Mặc dầu văn hóa cũng là điều cần thiết, để người ta dễ đi vào sự học Phật của xứ kia, nhưng nó không là tất cả.

Tinh thần hội nhập của các xứ Phật Giáo Nam Tông cũng thế. Tuy tất cả đều tụng tiếng Pali, nhưng cách giải thích về kinh, luật, luận của Phật Giáo Tích Lan không giống Phật Giáo Thái Lan hay Miến Điện. Trong khi đó tinh thần của Phật Giáo Đại Thừa còn cởi mở hơn nữa. Nghĩa là khi Đạo Phật được truyền vào Trung Hoa là Đạo Phật xứ Trung Hoa. Khi Phật Giáo có mặt tại Tây Tạng, Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Đại Hàn v.v... là của những xứ đó, chứ không thể là của Phật Giáo thời Đức Phật. Do vậy người ta ví Đạo Phật như là biển cả, đại dương. Mục đích của giáo lý ấy là làm cho con người bớt khổ, thoát ly kiếp sống luân hồi. Còn những con sông con chảy từ trên núi cao hay chảy ngầm dưới đất, chảy vào ruộng đồng hay chảy vào sa mạc v.v... tất cả rồi cũng sẽ chảy ra biển cả mà thôi. Nơi ấy có thể dung chứa tất cả mọi dị biệt của tư tưởng, tông pháiquốc độ, ngôn ngữ.

Ngày nay người ta đến Tích Lan để nhớ đến những đoàn truyền giáo khác của Vua A-dục đã gởi đi đến tận Hy Lạp. Thuở ấy các xứ Alexandria, các xứ Trung Đông ngày nay hầu như đều có bước chân của những Đại Sư của Phật Giáo đi qua và mang món ăn tinh thần ấy cho các xứ Trung Đông này. Ngày nay người ta khai quật những tu viện cổ tại xứ Hy Lạp và Alexandria đã thấy được những dấu vết huy hoàng của một thời đại xa xưa kể từ thời Vua A-dục còn sót lại, nhưng tiếc thay những xứ này ngày nay hầu như không còn một bóng hoàng y nào hiện hữu.

Vả chăng thức ăn của Phật Giáo, thức ăn giải thoát sanh tử luân hồi ấy nó chỉ thích hợp với một số cơ thể thôi chứ không phải cơ thể nào cũng thích hợp hết được. Đó là do nhân duyên vậy.

Nhân duyên sẽ trói buộc ta vào con đường tình ái, con đường sanh tử luân hồi. Nhân duyên đồng thời cũng mở trói cho ta nếu ta biết dừng lại. Vì vậy cho nên Đức Phật đã nói tất cả pháp đều là Phật pháp. Vậy thì Phật pháp dầu cho có hiện thân dưới một hình thức nào đó cũng đâu có sao, khi mà người ta đã hiểu rõduyên sanhtánh không trong Đạo Phật.

“Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng huyễn bào ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.”
Tạo bài viết
22/09/2010(Xem: 128709)
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.