Không Thường Cũng Không Đoạn

09/03/20211:00 SA(Xem: 5940)
Không Thường Cũng Không Đoạn

KHÔNG THƯỜNG CŨNG KHÔNG ĐOẠN
(Bất Thường Diệc Bất Đoạn)
Tác giả: Cư sĩ Lý Nhất Quang
Việt dịch:Thích Thắng Hoan

 

khong thuongI.- THẬT NGHĨA CỦA KHÔNG THƯỜNG CŨNG KHÔNG ĐOẠN:

 

Cái gì là “Không thường cũng không đoạn”?Ý nghĩa “Không Thường” chính là tất cả sự vật không phải cố định vĩnh cữu bất biến, mà là thời khắc nào cũng bị biến đổi mãi mãi.Ý nghĩa “Không Đoạn” là chỉ trong chỗ biến đổi này chưa từng có dừng lại, cũng chính là chưa có phút giây nào “Gián Đoạn”.Giả sử như sự sự vật vật trong thế giới này đích thực có thật tại thì không cần phải phát sanh ra hiện tượng “Không”.Hôm qua có mà hôm nay không thì đây chính thuộc về “Đoạn”.Còn nếu như có vĩnh cữu thì đó chính thuộc về “Thường”.Thử hỏi thế giới hiện thật đây là “Đoạn” như thế nào và “Thường” như thế nào? Đúng ra sự sự vật vật trên thế giới đều là “Không, không phải thường cũng không phải đoạn”.Tại sao thấy được? Bồ Tát Thanh Mục ở trong “Trung Luận” trình bày: “....... Đáp rằng: không thường. Tại sao thế? Vì thế gian hiện thấy, con mắt thế gian thấy vạn vật không thường, giống như mầm lúa khi bị biến hoại, cho nên gọi là không thường. Hỏi rằng: Nếu không thường thì phải đoạn? Đáp rằng: không đoạn. Tại sao thế? Vì thế gian hiện thấy, con mắt thế gian thấy vạn vật không đoạn, giống như lúa có mầm, cho nên gọi là không đoạn.......”Câu “Thế gian hiện thấy”ở trong Trung Luận đề cập là chỉ cho con mắt của thế gian thấy vạn vật không thường và không đoạn. Đây đặc biệtnhấn mạnh về sự quán sát nơi vạn pháp. Muốn quán sát hữu hiệu thì phải nương theo đề mục dưới đây để thảo luận. Đề mục dưới đây là “Tứ độ không thời liên tục khu biệt”. (Tứ là bốn thứ, Độ là góc độ, Không là không gian, Thời là thời gian, Liên Tụcvận động, Khu biệt là riêng biệt. Nghĩa là bốn thứ riêng biệt là: góc độ, không gian, thời gianvận động). Bốn thứ quán chiếu của đề mục này cũng đều dựa trên sự tướng để nhận thức; nguyên vì vật chất chính là chỗ thảo luận không gian, thời gian, vận động của vật lý cận đại. Góc độ di động của vật chấtnguyên nhân sản sanh ra thời gian (không thường), phạm vi di động của vật chất chính là không gian (không đoạn). Chỗ không đoạn của vật chất vận động cũng là điều kiện sản sanh “bốn độ không thời liên tục khu biệt”, từ đó nhận biết không gianthời gian đều không có tự tánh và chúng có mặt đều do vật chất quan hệ lẫn nhau hiện ra hình tướng, cả đến vật chất xét ra cũng không thể có bản tánh, cho nên gọi chung là “Tánh Không”. Riêng vật chất thì rất dễ khảo sát và muốn tìm kiếm nguyên lý “Không thường cũng không đoạn”,đề mục chính ở đây là phải căn cứ nơi vật chất qua sự quan hệ của “Tứ độ không thời liên tục khu biệt” để quán sát.

 

II.- THƯỚC ĐO VÔ CÙNG VÀ THƯỚC ĐO THỜI GIAN:

 

hiểu rõ sự ngộ nhận vấn đề “Thường” và “Đoạn”, cho nên chúng ta cần phải tiếp tục thảo luận kỹ càng hơn. Nơi “Số Học” nói rằng: Một đường thẳng hai đầu hướng về hai phía có thể kéo dài ra vô hạn và cũng được gọi là đường thẳng vô thỉ vô chung. Trên quan điểm vô thỉ vô chung nầy chúng ta có thể đem ra đối chiếu trong sự diễn biến của sự sự vật vật để giải đáp vô thỉ và vô chung. (Vì đã hiểu rõ thật tánh vô thỉ vô chung của đường thẳng nầy, chúng ta trước hết tạo ra một bộ phận của đường thẳng ở nơi hai đầu, mỗi đầu một mũi tên biểu hiện vô thỉ vô chung. Như đồ hình 1 biểu thị)

 

Xem tiếp:
pdf_download_2
Không Thường Cũng Không Đoạn - Thích Thắng Hoan




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/10/2010(Xem: 29075)
20/12/2019(Xem: 10074)
18/02/2020(Xem: 7356)
27/06/2021(Xem: 13740)
12/01/2015(Xem: 17352)
28/09/2013(Xem: 53060)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.