Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Kim cương thừa

06/05/20214:28 CH(Xem: 2760)
Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Kim cương thừa
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
PHẬT ĐIỂN THÔNG DỤNG:
LỐI VÀO TUỆ GIÁC PHẬT
Chủ biên bản dịch tiếng Việt
THÍCH NHẬT TỪ
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2021

GIỚI THIỆU VỀ CÁC ĐOẠN KINH
CỦA PHẬT GIÁO KIM CƯƠNG THỪA

 

1. KHÁI QUÁT

Các đoạn đánh dấuV. “trong quyển sách này đại diện cho truyền thống kinh văn của Phật giáo Kim Cương thừa (Vajrayāna). Kim Cương thừa (Vajrayāna) nổi lên như một trường phái đặc biệt về phương tiện (upaya) trong Đại thừa (Mahāyāna), giảng dạy các vị phương pháp thiền được cho là có tác dụng dẫn đến giác ngộ nhanh chóng hơn so với việc thực hành các hạnh hoàn thiện (ba-la-mật, pāramitās) được trình bày trong các kinh điển (Sūtra). Những phương pháp bí truyền này được giảng dạy trong một lớp kinh điển Phật riêng biệt được gọi là các Mật tông (tantra), bắt đầu xuất hiện với số lượng lớn từ thế kỷ V ở Ấn Độ.

Giống như các kinh điển Đại thừa, hầu hết các Mật tông Phật giáo cũng truy nguyên nguồn gốc đến từ đức Phật lịch sử. Nhưng hệ thống thực hành Mật tông được gọi là Kim Cương thừa dường như đã được phát triển bởi một nhóm quán hành giả (du-già sư, yogi) được biết đến với danh hiệuMahā-siddha (những người thành tựu vĩ đại), hầu hết trong số họ đều hoạt động dưới thời Đế chế Pala (750-1120).

2. SỰ TRUYỀN BÁ CỦA KIM CƯƠNG THỪA (VAJRAYĀNA)

Kim Cương thừa được du nhập vào Tây Tạng trong khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ XI và tại đây nó đã trở thành quốc giáo chính thức. Từ đó nó truyền sang Mông Cổ và các vùng của Trung Hoa. Ngày nay, mặc dù bị tổn thất nặng nề trong cuộc “cách mạng văn hóa” Trung Hoa, Phật giáo Kim Cương thừa vẫn hiện diện trong các khu vực lịch sử của người Tây Tạng ở Trung Hoa (không chỉ ở Khu tự trị Tây Tạng mà còn ở các tỉnh Thanh Hải [Quinghai], Cam Túc [Gansu], Tứ Xuyên [Sichuan] và Vân Nam [Yunan]) và ở khắp mọi nơi trong vùng Hy-mã-lạp sơn (Himalaya) nơi văn hóa Tây Tạng thịnh hành, bao gồm vương quốc Bhutan, một phần của Nepal và các bang thuộc dãy Hy-mã-lạp sơn (Himalaya) của Ấn Độ.

Sau bảy thập kỷ đàn áp của chính quyền Cộng sản do Nga hậu thuẫn, nó đã được hồi sinh vào cuối thế kỷ XX ở Mông Cổ, Buryatia và Kalmykia (phần đất thuộc nước Nga có dân tộc Mông Cổ). Một dòng riêng biệt của truyền thống Kim Cương thừa đã được bảo tồn bởi các Phật tử Newari thuộc Nepal và một phái Mật thừa được gọi là Chân ngôn tông (Shingon) đã phát triển mạnh mẽ thành một trong những tông phái Phật giáo Nhật Bản.

3. BA PHÁP LUÂN (BA BÁNH XE PHÁP)

Kim Cương thừa Tây Tạnghậu duệ thừa kế các hình thức văn hóa của Phật giáo Bắc Ấn thời kỳ cuối, vốn có đặc trưng là một chuỗi kết hợp giữa nghiên cứu triết họcthực hành mật tục. Trước đây chủ yếu phát triển mạnh mẽ ở các vị tăng sĩ viện lớn tổ chức thành các trường đại học, chẳng hạn như Nalanda, là nơi giảng dạy tổng hợp các hệ triết học Phật giáo khác nhau. Tất cả những giáo pháp của đức Phật được xem là thuộc ba lần chuyển “Bánh xe Pháp” (hay ba chu kỳ giảng dạy, Pháp luân, Dharma-cakra): lần chuyển Pháp luân đầu tiên về bốn “Chân lý thánh” (xem *L.27) và “Vô ngã (*Th.170-17l) đại diện cho cấp độ thực hànhHinayāna” (Tiểu thừa),1

1 Xem “Tiểu thừa” (“Hinayana”) trong Bảng chú giải thuật ngữ. và hai cấp độ kia thuộc về Đại thừa (Mahāyāna).

Lần chuyển pháp luân thứ hai nhấn mạnh việc giảng dạy về tánh không (sunyata) của mọi bản chất vốn có / sự tồn tại vốn có và con đường tu hạnh Bồ-tát như được trình bày chủ yếu trong Kinh Toàn thiện Trí tuệ (Prajñāpāramitā, Bát-nhã ba-la-mật-đa) và lần chuyển Pháp luân thứ ba được xem là chứa đựng sự hình thành của thực tại tối hậu theo nghĩa tích cực hơn “Tính không,” chẳng hạn như giáo lý về “duy tâm” (citta-matra) và “Phật tính” (Như Lai tạng, Tathāgatagarbha). Nói rộng ra, các Mật tông (tantra) sau cũng được xem là thuộc thời kỳ cuối này, mặc dù một số phái Tây Tạng đã phân loại các Mật tông (tantra) như là lần chuyển Pháp luân thứ tư.

Ý nghĩa của tất cả những giáo pháp khác nhau này được hàm chứa trong kinh điển và những mối quan hệ phức tạp giữa chúng đã được các triết gia lớn của Đại thừa làm sáng tỏ trong các Luận thư (luận thuyết, śāstra) của họ và triết học Phật giáo Ấn Độ thời kỳ cuối đã phát triển nhận thức dựa trên sự tổng hợp các tư tưởng của họ. Do đó, các nghiên cứu tại các trường đại học tự viện tập trung vào các luận thư đó, thay vì trực tiếp dựa vào các kinh điển, mặc dù các luận thư của Ấn ĐộTây Tạng thường trích dẫn các kinh điển (Sūtra).

4. KIM CƯƠNG THỪA (VAJRAYĀNA), CHÂN NGÔN THỪA (MANTRAYĀNA), MẬT THỪA (TANTRAYĀNA)

Kim Cương thừa (Vajrayāna) còn được gọi là Chân ngôn thừa (Mantra-yāna), hoặc Mật thừa (Tantra-yāna). Mặc dù ba thuật ngữ thường được sử dụng làm từ đồng nghĩa, nhưng mỗi thuật ngữ có một hàm ý hơi khác nhau.

Theo truyền thống Tây Tạng, “mantranghĩa đen là “hộ trì tâm trí” (man-tra), thông qua việc phá vỡ các mô hình tinh thần tiêu cực và tập trung vào những tính giác ngộ đang được trau dồi, tu tập. “Tantra” được hiểu có nghĩa là “tính liên tục” của tính giác ngộ của tâm trí hiện diện trong tất cả chúng sinh (không chỉ riêng loài người) được gọi là Phật tính hay Như Lai tạng (Tathāgatagarbha). Nó được khám phá hoặc đánh thức thông qua “sự liên tục” không gián đoạn của các dòng truyền thừa của sư phụđệ tử được hiểu là quay trở lại khởi nguyên từ chính đức Phật.

Trong khi trong Đại thừa nói chung, quá trình đạt được Phật quả trọn vẹn được cho là mất ba vô số kiếp, trong Kim Cương thừa, lại nói có thể mong cầu chứng đạt được Phật quả trong một đời thông qua các phương pháp được bởi các đạo sư Mật thừa vĩ đại (Mahā-siddha) của Ấn Độ giảng dạy trao truyền.

Các đạo sư này đã khởi xướng những hệ truyền thừa giáo pháp sau đó, đã truyền đến Tây Tạng, nơi nó truyền cảm hứng cho việc thành lập các trường phái, hệ phái hoặc các dòng truyền thừa khác nhau (Nyingmapa, Kagyupa, Sakyapa và Gelukpa là bốn nhánh chính) nhằm tận tâm bảo tồnlưu truyền các phương pháp tu nhằm thực hiện sự liên tục đó. Mật tông thừa hay Mật thừa (Tantra-yāna) là tên gọi chung cho cách thực hành được ghi trong mật điển Phật giáo, có đặc trưng là sự quán tưởng, trì tụng thần chútu luyện các trạng thái định thiền (samādhi) khác nhau.

Cuối cùng, thuật ngữVajra-yāna” (Kim Cương thừa) đề cập đến biểu tượng quan trọng nhất của tâm thức tỉnh thức, “vajra” thường được dịch là “kim cương” hoặc “lưỡi tầm sét.” Nó thực sự là tên của vũ khí thần thoại của Indra, thủ lĩnh của các thần trước Phật giáoẤn Độ, là biểu tượng của sự bất hoạiuy quyền.

5. CÁC HỆ PHÁI PHẬT GIÁO TÂY TẠNG2

2 Do Peter Harvey viết.

Phái Nyingmapa (Cổ Mật) là những vị (pa) là “Môn đồ của Cựu Mật điển (Tantra).” Phái này tôn ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambhava), là vị Tổ sư sáng lập, Ngài là vị thượng sư (guru) mật tông Ấn Độ thế kỷ VIII, đã có nhiều cống hiến cho việc thiết lập Phật giáoTây Tạng. Nyingmapa chủ trương một hệ thống gồm chín “thừa” (yāna): Thanh Văn, Độc giác Phật và Bồ-tát, ba thừa này gồm những pháp tu “chấm dứt” phiền não; ba thừa tiếp theo ngoài “ngoại mật,” gồm những pháp tu “thanh lọc;” và ba thừanội mật: Đại Du-già (Mahā-yoga), Vô tỉ Du-già (Anu-yoga) và Tối thượng Du-già (Ati-yoga), gồm những pháp tu nhằm chuyển hóa, là chuyển hóa phiền não thành các dạng trí tuệ, thay vì chỉ đơn giản tìm cách chấm dứt chúng.

Trong học thuyết Nyingmapa, xem những thừa này đều được xem là thích hợp cho những người ở các mức độ phát triển tâm linh (căn cơ tu tập) khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, mọi người đều được khuyến khích thực hành các thừa nội Mật, với điều kiện là cũng phải thọ trì quy y căn bảnduy trì các cam kết và nguyện Bồ-tát. Tối thượng Du-già (Ati-yoga), bao hàm các giáo lý cao nhất, liên quan đến các học thuyếtthực hành Dzogchen, hay là “Sự hoàn thiện vĩ đại / Đại viên mãn.” Pháp này tìm cách mang đến cho hành giả sự nhận thức về một tính khôngquang minh chưa được tạo ra được gọi là rig pa (S. vidya, tuệ giác, minh). Điều này được biểu trưng là Ngài Phổ Hiền (Samantabhadra) (xem *V.6), vị Phật nguyên thủy hiện thân của pháp thân (xem *M.9), nhưng nó cũng đã hiện diện sẵn trong tất cả chúng sinh, như trong một cách giải thích của Như Lai tạng (Tathāgata-garbha) / Phật tính.

Mục đích là để buông bỏ tất cả các hoạt động và nội dung của tâm, để ý thức về điều mà chúng xảy ra. Các Ninh-mã phái (Nyingmapa) tuân theo Cựu Mật điển được dịch trong quá trình hoằng pháp Phật giáo đầu tiên ở Tây Tạng (thế kỷ VII-X). Trong những thế kỷ tiếp theo, họ tuyên bố đã phát hiện ra nhiều kinh điển phục tạng hay “kho tạng” (terma), được cho là của Ngài Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) chôn giấu và được xem là do vị phục tạng (terton) hay “người tìm kho báu” phát hiện.

Kinh điển phục tạng (terma), có thể là văn bản thuộc vật thể hoặc các hiện vật tạo tác tôn giáo (thượng khắc/pháp khí). Trong trường hợp “các terma tâm trí,” chúng được xem là đã được đức Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) chôn kín trong tâm trí vô thức của một đệ tử, rồi sau này lại được hóa thân đời sau của đệ tử đó phát hiện ra. Việc truyền dạy giáo pháp bằng các phục tạng (terma), được xem là trao truyền trực tiếp từ vị đạoquá khứ sang người nhận hiện tại, được xem là bổ sung cho việc truyền dạy thông thường hơn là Kama (Khẩu truyền), qua đó các giáo thuyết khẩu truyền và bằng văn tự được truyền lại qua nhiều thế hệ.

Vào thế kỷ XI, sự phục hưng của Phật giáo dẫn đến sự thành lập vững chắc trên khắp Tây Tạng và sự phát triển của một số hệ phái Phật giáo mới dựa trên các bản dịch mới của các thư tịch Phật giáo, nên được gọi là phái “biên dịch mới” (sarma). Theo lời thỉnh cầu của vị vua trong vùng, lão sư-giáo sư Atīśa (A-đề-sa) từ Ấn Độ sang hoằng pháp vào năm 1042. Ngài đã giúp chấn chỉnh lại Tăng đoàn, nhấn mạnh sự độc thân hạnh thánh và nâng cao sự hiểu biết của người Tây Tạng về Phật pháp, dựa trên sự kết hợp giữa Trung luận (Madhyamaka) và Mật tông (Tantra).

Những cải cách của Ngài đã khiến Vị đệ tử chân truyền của Ngài thành lập Kadampa (Cam-đam Phái), hay “Trường phái bị ràng buộc bởi Mệnh lệnh (của kỷ luật tự viện)” và cũng ảnh hưởng đến hai trường phái mới khác trong thời kỳ đó. Đầu tiên là phái Kagyupa (Ca-nhĩ-cư), “Phái truyền thừa bằng mật ngôn” hay “Phật ngôn giáo giới.”

Người sáng lập ra phái này là Marpa (1012-97), một cư sĩ đã lập gia đình, người đã theo học với các đạo sư (guru) Mật thừa ở Ấn Độ và đã dịch rất nhiều bản kinh văn. Ngài nhấn mạnh một hệ thống du-già (yoga) phức tạp và những hướng dẫn bí mật (mật quyết) được truyền từ thầy sang đệ tử. Đại đệ tử của Ngài là nhà thơ ẩn sĩ vĩ đại Milarepa (Mật-lặc Nhật-ba), đồ đệ của Milarepa là Đạt-bảo Cáp-giả (Gampopa) người đã thành lập tự viện phái Kagyupa (Ca-nhĩ-cư) đầu tiên. Một phái mới khác là Sakyapa (Tát-ca phái), được thành lập vào năm 1073 tại tự viện Sakya. Phái này được chú ý vì sự uyên bác và gần gũi với Kagyupa trong hầu hết các vấn đề.

Một tư tưởng dường như bắt nguồn từ phái Kagyupa vào thế kỷ XII là tư tưởng về các hóa thân hay tulku được công nhận, trong đó hiện có khoảng 3.000 vị ở Tây Tạng. Vị hóa thân (tulku) thường được gọi là vị “Lạt-ma tái sinh” (yangsid). Mặc dù trong Phật giáo, tất cả mọi người đều được xem là sự tái sinh của chúng sinh nào đó trong quá khứ, nhưng các hóa thân khác ở chỗ là sự tái sinh của người đã được xác định trong quá khứ, người là một Lạt-ma quan trọng và cũng là một hóa thân của một thiên thể (bổn tôn). Các hóa thân được công nhận khi là đứa trẻ, dựa trên dự đoán của Các tiền nhiệm và khả năng của đứa trẻ để chọn các vật tùy thân của vị ấy từ những vật trông giống nhau.

Tông phái chính yếu cuối cùng của Phật giáo Tây Tạng được thành lập bởi nhà cải cách Tông-khách-ba (Tsongkhapa) (1357-1419), trên cơ sở của phái Kadampa và chỉnh lý giáo pháp của Atīśa căn cứ theo các cấp độ căn cơ, với chủ nghĩa Mật tông thanh tịnh thuộc hàng thượng căn. Ông đã thành lập phái Gelukpa (Cách-lỗ phái, Đức lý tông/Thiện quy tông), hay “Những người theo con đường đức hạnh,” mà các nhà sư của phái này được phân biệt với những người khác bằng chiếc mũ màu vàng (Hoàng mạo) của họ khi hành lễ.

Tsongkhapa nhấn mạnh đến việc học hành, nghiên cứu giáo nghĩa của Trung luận (Madhyamaka) và tuân theo giới luật tu đạo. Trong “Sự trình bày vĩ đại về các giai đoạn của con đường” (“Đạo thứ đệ quảng luận,” Lamrim Chenmo), Ngài lập luận rằng trong quá trình tiến tu trước hết ta nên mong cầu một sự tái sinh tốt đẹp (một phước báo thế gian), tìm kiếm sự giải thoát tự thân (động lực của Tiểu thừa (Mahāyāna)), tìm cầu Phật quả nhằm cứu giúp sự giải thoát mọi loài (động lực của Đại thừa), bằng cách pháp tu Kim Cương thừa (Vajrayāna) giúp đạt được các mục tiêu Đại thừa một cách nhanh chóng hơn. Các cấp hành đạo và chứng chân lý cao hơn được cho là xây dựng trên cấp độ thấp hơn, chứ không thể đảo ngược. Phân tích luận lý mở đường cho đốn ngộ không phân biệt theo quan niệmtruyền thừa bằng văn tự cũng quan trọng như truyền thừa qua khẩu ngữ.

Vào thế kỷ XVI, người đứng đầu phái Gelukpa đã phục hưng Phật giáo cho người Mông Cổ, vốn đã bị suy tàn. Do đó, một trong những nhà cai trị Mông Cổ, Altan Khan, đã phong danh hiệu Mông Cổ cho vị đứng đầu này là Đạt-lai Lạt-ma, có nghĩa là “Đại dương của Trí tuệ.” Ngài được xem là tái sinh thứ hai của vị cựu lãnh đạo phái Gelukpa, là cháu trai của Tông-khách-ba (Tsongkhapa). Do đó, vị này được tìm thấy, hồi tưởng, với tư cách là vị Đạt-lai Lạt-ma thứ nhất. Mỗi vị Đạt-lai Lạt-ma được xem như vị hóa thân (tulku), cũng là một hình thức thị hiện hóa của Bồ-tát đại từ đại bi, Quán Thế Âm, Avalokiteśvara. Vị hóa thân (tulku) phái Gelukpa quan trọng khác là Panchen Lama, được xem là một hóa thân liên tục của Phật A-di-đà.

Năm 1641, người Mông Cổ xâm lược Tây Tạng và lập Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ năm làm người lãnh đạo đất nước. Từ đó trở đi, phái Gelukpa trở thành “giáo hội được thành lập.” Vào thế kỷ XIX, một phong trào được phát triển được gọi là Ri-may, có nghĩa là “Vô tư, công chính,” “Không phân biệt” hoặc “Công chính.” Đây là loại phong trào chiết trung phổ quát phát sinh trong các nhóm Nyingmapa ở miền đông Tây Tạng và thu hút những tín đồ của các phái khác, thậm chí bao gồm cả một số người thuộc phái Gelukpa.

Tuy nhiên, phong trào Ri-may chủ yếu là một dung hợp giáo nghĩa, cạnh tranh với sự dung hợp của phái Gelukpa. Với một vài trường hợp ngoại lệ, các Lạt-ma của truyền thống Ri-may được đào tạo tại các trung tâm Ri-may và những vị Lạt-ma của truyền thống Ri-may được đào tạo tại các trung tâm Gelukpa, chỉ có sự tiếp xúc hạn chế giữa họ. Sự dung hợp của Ri-may đã tập hợp ba phái không phải Gelukpa (và một số phái Bon một nửa Phật giáo) lại với nhau. Những phái này có các điểm chung sự tồn tại của các hành giả du-già (yogin) tại gia, đều có sự quan tâm đến các các cựu Tantraterma và các giáo pháp / thực hành Dzogchen tương đối vô tường, đã đưa ra một quan điểm thống nhất.

6. KINH ĐIỂN TÂY TẠNG

Trong quyển sách này, từ “Kim Cương thừa” (Vajrayāna) được sử dụng theo nghĩa rộng hơn để chỉ toàn bộ hệ thống Phật giáo Tây Tạng (hoặc Bắc Đại thừa), vốn đã bảo tồn toàn bộ kiến trúc của Đại thừa Ấn Độ thời hậu kỳ. Điều này được phản ánh trong cấu trúc của Kinh điển Phật giáo Tây Tạng, phân chia các bản dịch tiếng Tây Tạng từ các kinh điển Phật giáo Ấn Độ thành hai phần chính: (i) Kangyur (bKa” gyur3

3 Quyển sách này sử dụng các dạng tiếng Tây Tạng để hướng dẫn cách phát âm gần đúng, nhưng ) hoặc “Lời Phật đã được dịch” (Phật ngữ) tiếng Tạng; hai phần ba trong số đó bao gồm các kinh điển Đại thừa và (ii) Tengyur (bsTan”gyur) hoặc “Các luận thư đã dịch.” Trong ấn bản Bắc Kinh của hai tập này, có 330 tập với 5. 092 bộ và 224. 241 trang.4

4 Tây Tạng.trong đó một dạng phiên ân khác được đặt trong ngoặc, đây là cách phiên âm chính xác hơn của tiếng  Bộ Kangyur chủ yếu chứa các kinh điển Đại thừa và các Mật tông căn bản (mula-tantra) được cho là do Phật thuyết. Trong ấn bản Bắc Kinh, bao gồm 106 tập với 66. 449 trang và 1.112 văn bản dịch, được nhóm theo thứ tự sau:

(i)    Mật tông (Tantra) (738 bộ, 25 tập)

(ii)  Kinh Sự toàn thiện Trí tuệ (Kinh bát-nhã) (17 bộ, cộng 13 bộ Kinh thừa tiền Đại ”Hộ trì,” 24 tập)

(iii) Kinh Hoa Nghiêm (Avatasaka Sūtra) (1 tập 45 phẩm, 6 tập)

(iv) Kinh Bảo tích (Ratnakuta Sūtra) (49 Kinh, 6 tập)

(v)  Các Kinh điển khác (268 bộ, 32 tập)

(vi) Giới luật bộ (Vinaya) (Giới luật tự viện) (8 bộ, 13 tập)

(vii) Tán tụng bộ (Pranidhana, Những lời cầu nguyện khát vọng) (18 bộ ngắn ở cuối tập cuối)

Bộ Tengyur bao gồm các Luận thư (śāstra) có thẩm quyền của các học giả Ấn Độ, với một số ít kinh văn của các đạo sư Tây Tạng thời đầu, những đã luận giải ý nghĩa của kinh (Sūtra) và mật điển (tantra). Trong ấn bản Bắc Kinh của bộ này, bao gồm 224 tập với 3. 980 bộ kinh văn và 157. 792 trang, được phân nhóm như sau:

(i)   Tán tụng bộ (Stotra) (các bài ngợi ca) (63 bộ, 1 tập)

(ii)  Các luận giải về Mật tông (tantra) (3. 136 bộ, 87 tập)

(iii) Các luận giải và luận thư về kinh điển (và các chủ đề thế tục hữu dụng khác): các luận giải về Kinh Toàn thiện trí tuệ (Kinh bát-nhã) Giới luật bộ (Vinaya): Các luận thư về Trung luận (Madhyamaka) và Du-già hành (Yogācāra), các tác phẩm A-tì-đạt-ma (abhidharma), truyện và kịch, luận về các chủ đề như luận lý học, y học, ngữ pháp, nghệ thuật và ngành thủ công ứng dụng (ví dụ: kiến trúc) và các tác phẩm khác (781 bộ, 136 tập).

Hầu hết các kinh điển, mật điển (tantra) và luận thư (śāstra) đều được dịch từ các bản gốc tiếng Phạn, dưới sự hướng dẫn của các học giả Ấn Độ (pandita), những vị đã giúp truyền bá Phật giáo vào Tây Tạng. Các bản dịch được thực hiện có “khoa học” với thuật ngữquy tắc cú pháp được tiêu chuẩn hóa để duy trì sự gần gũi tối đa với bản gốc.

Do đó, các bản dịch tiếng Tây Tạng nói chung được xem là rất đáng tin cậy. Tuy nhiên, không có văn bản nào được dùng để nghiên cứu nếu không được khẩu truyền và hướng dẫn thực hành chi tiết từ một bậc thầy uyên bác và giàu kinh nghiệm. Đặc biệt các mật điển, Mật tông (tantra) luôn được xem là bí truyền, hầu như không thể hiểu được nếu không được khẩu truyền về ý nghĩa thực sự của chúng và sự khởi đầu thích hợp để thực hành chúng.

Vào lúc trọng trách to lớn của việc phiên dịch di sản Phật giáo Ấn Độ đã hoàn thành, sự phát triển của nền học thuật bản địa Tây Tạng diễn ra tốt đẹp. Các tác giả Tây Tạng bắt đầu soạn các luận thuyết (luận thư) của riêng họ để làm sáng tỏ ý nghĩa của các Kinh (Sūtra) và Luận (śāstra), bao gồm cả kinh điển Mật thừa. Đối mặt với sự đa dạng của truyện tường thuật, các học thuyết và kỹ thuật giải thoát trong các văn bản kinh điển, họ chắc chắn sẽ nhận thấy rằng họ phải làm công việc sắp xếp và hệ thống hóa tài liệu.

Theo truyền thống của học thuật Phật giáo Bắc-Ấn, họ dựa trên các tổng hợp giáo nghĩa của họ dựa trên các luận thư (śāstra) của Long Thọ (Nāgārjuna, khoảng 150-250), Vô Trước (Asaga, khoảng 310-90, với Từ-thị-tôn (Maitreya-natha, là thầy của ngài), Thiên Thân hay Thế Thân (Vasubandhu, khoảng 310-400), Pháp Xứng (Dharmakirti, khoảng 530-600), Nguyệt Xứng (Candrakirti, thế kỷ VII) và Tịch Thiên (Śāntideva, khoảng 650-750) - chỉ đề cập đến những triết gia Đại thừa vĩ đại nhất.

Các mật điển, mật thừa hay Mật tông (tantra) cũng được nghiên cứu thông qua các chú giải, chỉ dẫn và sổ tay hướng dẫn thực hành được viết bởi đạo sư Mật thừa vĩ đại (Mahā-siddha) của Ấn Độ và các học giả mật tông, được chứa trong một phần đồ sộ của Tengyur. Các dòng truyền thừa khác nhau của Mật thừa - các hệ thống thực hành Mật thừa được truyền từ sư phụ sang đệ tử đến Tây Tạng từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII - đã được thể chế hóa trong bốn phái chính và các nhánh khác nhau.

Theo thời gian, mỗi phái đó đều phát triển truyền thống văn học của riêng mình, dẫn đến sự gia tăng đáng kinh ngạc của nền văn học Kim Cương thừa (Vajrayāna). Mặc dù việc làm theo cách thức của Ấn Độ là chuẩn mực ở khắp mọi nơi, nhưng vẫn có chỗ cho sự sáng tạo đổi mới. Chúng bao gồm các văn bản “kho tàng” thư tịch phục tịch được các bậc thầy Ấn Độ giấu tại Tây Tạng hoặc trong dòng tâm trí của các đệ tử Tây Tạng để được phát hiện lại sau này vào một thời điểm thích hợp được đưa vào các bộ kinh điển.5

5 Xem: http://84000.co/kangyur- tengyur-genres/ để hiểu biết tổng quan về một số ấn bản Tây Tạng của bộ Kangyur và Tengyur.

7. CÁC ĐOẠN VĂN ĐƯỢC CHỌN

Những đoạn được chọn dịch từ truyền thống Kim Cương thừa (Vajrayāna) cho quyển sách này thể hiện quan điểm của Phật giáo Kim Cương thừa (Vajrayāna) về các chủ đề được chọn trong sách. Theo theo các loại kinh văn được nhấn mạnh trong Phật giáo Tây Tạng, những kinh văn này được tóm tắt tốt nhất bởi các tác giả Tây Tạng nổi tiếng như Gampopa (1079-1153) hoặc đạo sư Nyingmapa là Patrul Rinpoche (1808-1887), là những vị có các tác phẩmchúng ta thường sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo cho các đoạn được chọn.

Từ trong số các nguồn kinh điển, chúng tôi đã bao gồm một số đoạn từ các luận thuyết của Long Thọ (Nāgārjuna, *V.12) và Tịch Thiên (Śāntideva, *V.34-5, 38), cũng như toàn bộ quyển “Bồ-đề đạo đăng luận” (Ngọn đèn dẫn đường đến giác ngộ) của A-đề-sa (Atīśa, 982-1054) (*V.10). Các nội dung quyển “Bồ-đề đạo thứ đệ lược luận” (“Những điểm viết tắt của con đường được phân loại”) của bậc đạo sư phái Gelukpa là Tsongkhapa (*V.40), “Tông-khách-ba mật sanh hạnh nguyện” (“Lời cầu nguyện về cuộc đời bí mật của Tsongkhapa” (Tông-khách-ba, *V.91), ở phần sau và “Tứ Niệm Ca” (“Bài ca bốn chánh niệm”) (*V.69) của đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VII (1708-1757). “Tu tâm: Viễn ly Tứ chấp Thế nghiệm ca” (“Bài ca về trải nghiệm sự chia tay khỏi bốn sự chấp dính”) (*V.16) là của vị đạo sư phái Sakyapa và Ri-may là Khyentse Wangpo (1829-1870).

Thiên tài Mật thừa về thơ ca được minh họa bằng một số câu thơ của Milarepa, nhà thơ vĩ đại nhất của Tây Tạng (*V.8, 11, 17, 23). Đặc biệt các văn bản Mật thừa được nêu rõ nhất trong Chương 2. (Các quan điểm khác nhau về đức Phật) nơi mà quan điểm của Mật thừa về Phật tính bản hữu được minh họa bằng các đoạn trích từ truyền thống kinh văn của Đại Hoàn thiện (Dzogchen; *V.2-6). Thông tin thêm về những văn bản này và các văn bản khác được đưa ra trong phần giới thiệu và chú thích.

Hầu hết các bản dịch tiếng Anh đều được bản thân tôi mới chuẩn bị từ bản tiếng Tây Tạng nhằm mục đích đưa vào tập này, mặc dù các bản dịch này được hỗ trợ từ các bản dịch hiện có và được chú thích đầy đủ.

TAMÁS AGÓCS

6 Chẳng hạn như Nyingma Gyubum (rNying mai rGyud bum) của phái Nyingma.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/11/2010(Xem: 74118)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.